Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếp xúc với niềm vui và nỗi buồn của lịch sử

24 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 12501)
Tiếp xúc với niềm vui và nỗi buồn của lịch sử

TIẾP XÚC VỚI NIỀM VUI

NỖI BUỒN CỦA LỊCH SỬ

Thích Thái Hòa

 

Thưa đại chúng!

Chúng ta hãy ngồi yên lắng để tiếp xúc một cách sâu sắc với lịch sử của đất nước qua niềm vui và nỗi buồn của từng triều đại, nhất là triều đại nhà Nguyễn mà chúng ta đang có mặt tại lăng Gia Long, nơi Minh Thành điện hôm nay.

Thưa đại chúng! Nhìn vào tự thân của mình, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, mỗi chúng ta đều có lịch sử vui và buồn của chính mình. Một triều đại cũng thế. Trong một giai đoạn, trong một đất nước nào đó cũng có những khó khăn, rồi cũng có những thuận lợi. Ta tiếp xúc với triều đại nhà Nguyễn, với vị vua đầu tiên của triều Nguyễn để thấy được sự gian nan, thấy được công lao của Người trong việc xây dựng nên cơ đồ nhà Nguyễn và để lại một sự nghiệp to lớn cho chúng ta ngày hôm nay, từ kinh thành, lăng tẩm, đền đài, văn hóa, tín ngưỡng,… đã tạo nên lịch sử của đất nước Việt Nam nói chung và của cố đô Huế nói riêng.

Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 25 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (8/2/1762), con của cụ Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàng.

Đức vua mồ côi cha khi mới 4 tuổi. Nguyễn Phúc Luân đã bị Trương Phúc Loan thao túngám hại. Vì vậy, đức vua Gia Long ở với chúa Nguyễn Phúc Thuần tại nội cung. Sau chính biến chúa Trịnh tấn công Phú Xuân năm 1774, đức vua theo chú vào Quảng Nam. Sau đó, khi quân Tây Sơn từ Bình Định đánh chiếm Quảng Ngãi, Quảng Nam, rồi chiếm thành Phú Xuân, đức vua Gia Long (bấy giờ là Nguyễn Ánh) cùng với chú (Nguyễn Phúc Thuần) chạy vào Gia Định, sau đó về Long Xuyên.

Vào năm 17 tuổi, đức vua chiêu quân, trở thành nguyên soái, nhằm khôi phục lại những gì chúa Nguyễn đã mất.

Sau nhiều lần giao chiến với quân Tây Sơn, thành công có, thất bại có, trải qua 26 năm nằm gai nếm mật, có khi lánh nạn sang Xiêm La, tức là Thái Lan ngày nay, có khi bôn ba ra hải đảo, rồi cầu viện Pháp (thông qua giám mục Bá Đa Lộc). Đức vua đã phải giao hoàng tử Cảnh cho giám mục Bá Đa Lộc đem sang Pháp làm con tin (Hoàng tử Cảnh là con của bà Thừa Thiên Hoàng Thái Hậu, tên thật là Tống Thị Lan), sau khi Pháp hứa yểm trợ cho đức vua để khôi phục lại vương triều, nhưng sự hứa hẹn đó cũng chỉ được nửa vời.

Sau một thời gian chiến tranh với Tây Sơn, năm 1801 vua Gia Long chiếm lại được thành Phú Xuân- tức là thành phố Huế hiện nay. Đầu năm 1802 ngài lên ngôi Hoàng đế, định thưởng tướng sĩ có công, có tội, ưu đãi cho các vị trong triều Lê và các vị trong thời chúa Trịnh. Sau đó, đức vua kéo quân ra Bắc để dẹp các biến loạn còn lại và thống nhất sơn hà.

Năm 1804 đức vua sai đại thần Lê Quang Định sang cầu nhà Thanh phong vương và đổi tên nước là Nam Việt, nhưng vua Thanh sợ hai chữ ấy trùng với thời Triệu, nên không đồng ý mà sắc phong là Việt Nam. Sở dĩ vua dùng hai chữ "Nam Việt" là muốn ghép hai tên An Nam và Việt Thường. Như vậy, tên Việt Nam có từ thời vua Gia Long. Từ thời Hùng Vương, Việt Thường từ Thanh Hóa trở ra. Trong thời kỳ Việt Nam còn lệ thuộc Trung Hoa từ thế kỷ 7 đến cuối thế kỷ 10, nước ta có tên là An Nam Đô hộ Phủ, tức chỉ là một quận huyện của Trung Hoa mà thôi. Đến đời Lý mới có tên An Nam Quốc.

Trong sử ghi lại, vua Gia Long là vị canh tân đất nước đầu tiên. Nhà vua là người ham học, chịu khó, và rất thông minh. Đức vua Gia Long lên ngôi đầu tiên là ở tại phủ Dương Xuân, tức là vùng Lịch Đợi ngày nay, đến năm 1804 mới thiết định và xây dựng kinh thành.

Cuộc đời vua Gia Long có những điều cực kỳ khó khăn. Vì non sông đất nước, vì pháp tổ mà đã hy sinh người con đầu là Hoàng tử Cảnh, giao cho giám mục Bá Đa Lộc làm con tin. Đó là một sự hy sinh to lớn. Không những vậy, sau này, khi truyền ngôi cho vua Minh Mạng là con của bà Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu (thứ phi Trần Thị Đan) cũng là một sự hy sinh to lớn nữa. Lẽ ra hoàng tử Cảnh mất thì phải truyền ngôi cho con của hoàng tử Cảnh là dòng đích. Nhưng đức vua đã không làm. Tại sao như vậy? Vì đức vua biết rằng nếu đặt con hoàng tử Cảnh lên ngôi nhiếp chính thì đất nước này, triều đình này sẽ rơi vào tay Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáo đã đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp, muốn sau này sẽ thế vua Gia Long. Nhưng không may hoàng tử Cảnh mất trước, nên người ta tiếp tục nuôi dưỡngđào tạo con của hoàng tử để sau này thay vua Gia Long nắm triều chính, để thay đổi đất nước đi theo hướng của Thiên chúa giáo.

Như vậy, quý vị có thể thấy được đức vua đối với đất nước, với tổ tông như thế nào. Còn nếu mình đọc lịch sử một cách hời hợt, rồi một số người lên án khơi khơi nữa, thì đúng là chúng ta không thấy được sự thật của vấn đề

Năm 1817, vua Louis XVIII của Pháp sai hải quân đánh vào Đà Nẵng, buộc vua Gia Long thi hành hiệp ước nhường Đà Nẵng và Côn Lôn như đã ký với Bá Đa Lộc, nhưng nhà vua không chấp nhận, vì hiệp ước đó đã không được Pháp tôn trọng và thi hành một cách nghiêm túc. Như vậy quý vị có thể thấy được tinh thần ái quốc của đức vua.

Bây giờ đặt lại trường hợp của mình cũng vậy, giả như mình đảm nhận vai trò của vua Gia Long thời đó, trong tình trạng chiến tranh với Tây Sơn, lẽ đương nhiên mình yếu thì mình phải cầu viện nước ngoài. Nhưng sau khi được giang sơn rồi thì thái độ của mình phải như thế nào. Ngày trước, quý vị cũng học sử như tôi, người ta lên án đức vua Gia Long là "cõng rắn cắn gà nhà", lên án như thế là không chính xác, không có trí tuệ. Vậy nên sau này lịch sử được người ta xét lại rất nhiều.

Công đức của vua Gia Long đối với đất nước mình rất là lớn. Nhà vua là người thống nhất sơn hà đầu tiên, và đã khiến nhà Thanh, Xiêm La, Campuchia,…đều phải kính nể. Đức Vua đã mở mang bờ cõi ra tận đến các hải đảo Trường sa, Hoàng sa và đã cho gặm mốc giới tại các hải đảo nầy.

Nguyễn Huệ tuy là vị anh hùng dân tộc, đã chiến thắng 20 vạn quân Thanh, nhưng nội bộ anh em Tây Sơn bất hòa. Khi Nguyễn Nhạc xưng vương ở Bình Định, Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh, nhưng vì Nguyễn Nhạc nói lời thống thiết, nên Nguyễn Huệ đã kéo quân ra.

Khi vua Gia Long thống nhất đất nước đã sai Nguyễn Văn Thành đọc lại bộ luật Hồng Đức của đời Lê và bộ luật của nhà Thanh để thiết lập nên bộ luật Gia Long. Các người Pháp phụ giúp triều đình, đức Vua buộc họ phải đặt Họ và tên Việt. Họ và tên Việt phải để trước tên Pháp. Như Nguyễn văn Chấn – Philippe Vannier; Trí – Dpyot, Tín – Olivierde Puymanel,... Điều nầy cũng cho ta thấy lòng ái quốc và chủ quyền lãnh đạo đất nước của vua. Và vào thời vua Gia Long trị vì, có bốn điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, vua không bao giờ thiết lập chức tể tướng, bởi vì vua rút được kinh nghiệm rằng, tể tướng là người hay chuyên quyền và lấn lướt triều chính, như thời chúa Nguyễn Phúc Thuần và Trương Phúc Loan chẳng hạn.

Thứ hai là không lập hoàng hậu, bởi vì rút kinh nghiệm lịch sử từ thời Lý, Trần, hoàng hậu là người hay khuynh loát triều chính.

Thứ ba, vua dạy quan rất nghiêm, không hối lộ, tham nhũng, ức hiếp dân.

Thứ tư, vua dạy dân rất giỏi: dân không được lợi dụng thần thánh để bày ra yến tiệc, ăn uống linh đình, chè chén.

Bốn điểm này quý vị thấy có đáng quý không? Những điểm này trở thành ra phép tắc, nét đặc thù để trị vì đất nước, thiết định ra một triều Nguyễn suốt một trăm bốn mươi ba năm.

Nhưng có một điều đáng buồn là hai vị đại thần có công nhất với nhà vua là Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường là những người cùng nằm gai nếm mật với nhà vua, cùng nhà vua xây dựng và phát triển đất nước, nhưng đã bị giết vì những lời dèm pha, chẳng khác nào Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi dựng nên triều Lê, nhưng cuối cùng bị triều Lê tru di tam tộc. Đó là nỗi đau lớn nhất của một đời làm vua, đôi khi nghe các nịnh thần, và sợ các công thần ảnh hưởng đến uy quyền của mình, nên ra tay trước. Đọc những điều này trong lịch sử khiến mình thấy xót xa. Giá như không có những điều đó xảy ra thì mình vinh dự biết mấy.

Một nỗi đau nữa là sau khi thống nhất sơn hà, vua Gia Long xử lý những vị vua quan Tây Sơn hơi nặng tay. Cũng phải thôi, vì khi Nguyễn Huệ lên ngôi đã "xài xể" các chúa Nguyễn rất dữ, thậm chí đào mả Nguyễn Phúc Luân là thân phụ của vua Gia Long. Cho nên vua Gia Long khi lên ngôi cũng ra lệnh đào mả dòng dõi Tây Sơn. Ước chi mấy vị vua của mình đừng làm chuyện đó, thì hôm nay con cháu của mình có thể ngẩng mặt mà đi, vì thấy được đức vua của mình thật sáng chói. Nhưng chính những điều đó khiến cho lịch sử đất nước có những nỗi buồn.

Thêm một điểm nữa là đức vua Gia Long đã nạp Lê Thị Ngọc Bình, vợ của Nguyễn Quang Toản làm đức phi và có bốn người con với bà này, hai hoàng tử và hai công chúa. Giả như đức vua đừng có chuyện đó thì thật là hay. Mình đã chiến thắng cả sơn hà rồi thì không cần phải như thế.

Nhưng ở đời mà đòi hỏi sự hoàn hảo thì thật khó. Đó chỉ là ước muốn của mình, ước muốn cha ông mình khi nào cũng là hoàn hảo.

Tuy nhiên, quý vị phải biết vua Gia Long là vị có công rất lớn đối với triều Nguyễn nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Với chúng ta ngày hôm nay, nếu cha mình, mẹ mình, tổ tiên mình có những vinh dự nào thì đó là vinh dự cho trái tim của mình; nếu cha ông mình có những sơ suất nào thì mình phải chấp nhận, vì mình là con cháu. Mình chấp nhận những vinh dự của cha ông mình thì mình cũng phải chấp nhận những vụng về, sơ suất của cha ông mình. Chấp nhận để làm gì? Để thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai đừng mắc phải những sơ suất như các bậc tiền nhân đã sơ suất. Chúng ta học lịch sử, thì phải biết ứng dụng cái hay của lịch sử vào trong đời sống hiện tại của chúng ta.

Vào năm Kỷ Mão -1820, trước ngày băng hà khoảng một tháng, đức vua Gia Long truyền ngôi lại cho vua Minh Mạng. Vua Gia Long không thích người Tây Phương, vì họ lợi dụng các linh mục Thiên chúa giáo để truyền đạo và nhòm ngó đất nước. Điểm này sang đến thời Minh Mạng, Tự Đức, càng rõ nét hơn.

 Về văn minh khoa học, thời Gia Long đã chế ra thuyền đồng để đi tuần tra. Đức vua có tâm thương dân rất nhiều. Cứ khoảng 10km nhà vua cho dựng một ngôi nhà trạm, để người dân đi đường có thể dừng chân nghỉ ngơi. Nhà vua cũng ra lệnh giảm thuế. Ngoài ra, Vua còn yểm trợ cho hoàng thái hậu, các vương phi, công chúa trong việc tu học. Chính Hoàng thái hậu là người đã trùng tu lại chùa Báo Quốc, Huệ Lâm ở kinh đô.

Như chị Phước Ý đã nói, lăng Gia Long được khởi công xây dựng vào năm 1814. Nhà vua đã cho tập hợp tất cả các nhà phong thủy học của đất nước về đây để nghiên cứu vùng đất, tập hợp các nhà kiến trúc để nghiên cứu và thiết trí. Cho nên, chúng ta đến đây, tiếp xúc với đức vua là chúng ta cũng tiếp xúc được với nhiều mặt của một giai đoạn lịch sử đất nước.

Quý vị biết, đức vua Thiệu Trị đã nói rằng suốt đời làm vua, đức vua chỉ thực tập bốn điều mà còn làm không nổi nữa. Bốn điều đó là gì?

Thứ nhất là "kính thiên", nghĩa là muốn làm vua, phải biết kính trọng quy luật tự nhiên của trời đất, của tự nhiên. Hôm nay chúng ta học về môi trường học, chúng ta phải khai thác điểm này của vua Thiệu Trị. Vậy nên quý vị đừng nghĩ rằng bộ môn sinh thái học, môi trường học là ở bên Tây, chứ nước mình không có. Hiểu như vậy là sai lầm. Môn học ấy đã có từ thời vua Thiệu Trị, đó chính là tư tưởng "kính thiên", tức là kính trọng quy luật của thiên nhiên.

Thứ hai, làm vua là phải giữ gìn "pháp tổ". Pháp tổ nghĩa là luật pháp, nguyên tắc của tổ tiên. Tổ tiên mình đã đặt ra các quy tắc, quy ước nào cho dân tộc mình, đã tạo nên pháp quy thế nào cho đất nước thì hôm nay mình phải tôn trọngbảo vệ.

Điểm thứ ba là "cần chính", nghĩa là phải siêng năng, cần mẫn với chính sách an dân, với việc lãnh đạo quốc gia.

Thứ tư là "ái dân", tức là thương dân, mến dân.

Vua Thiệu Trị đã nói rằng, bốn điều này là vương đạo, tức là đạo đức của một người làm vua, mà một bậc thiên tử, bậc quốc chủ phải thực tập.

Do đó, chúng ta tới đây, tiếp xúc và xem thử bản thân mình có kính thiên không, có có pháp tổ không, cần chính không, ái dân không. Còn nếu chỉ tới đây để mà chơi, chỉ đến một cách hời hợt thì thật là uổng phí thời gian và tiền bạc. Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này. Bởi vì vua- có tiểu sử của vua; dân- có tiểu sử của dân; họ- có tiểu sử của họ; làng- có tiểu sử của làng; nước- có tiểu sử của nước; thế giới con người thì có tiểu sử của con người. Trong tiểu sử đó lúc nào cũng gắn liền hai chất vui, buồn lẫn lộn. Đó là kiếp sống con người.

Chúng ta có mặt ở đây, chính là xương là máu do tổ tiên để lại cho mình. Chúng ta không thể hời hợt được.

Trên đường đi từ thành phố Huế đến đây, giang sơn cẩm tú, quê hương rất đẹp. Dòng sông Hương phục vụ cho con người. Chiếc thuyền phục vụ con người. Ngay cát dưới sông cũng phục vụ con người. Vậy con người phục vụ ai? Hay chỉ biết gây nhau, ăn rồi xả rác. Vậy con người phải biết sống như thế nào để xứng đáng là con cháu của tiền nhân.

Đó là bài pháp thoại chúng tôi xin chia sẻ với đại chúng ngày hôm nay.

Sau thời pháp thoại, Thượng tọa dẫn mọi người đi tham quan các công trình kiến trúc còn lại. Đến trưa, cả đoàn trải chiếu trên bãi cỏ dùng cơm. Sau đó có chương trình văn nghệ, trước khi xuống thuyền rồng để trở lại bến Linh Mụ. Đến đây mọi người chia tay nhau sau một ngày tham quan lăng vua Gia Long ở trong chánh niệm thật đầy ý nghĩa.

 Uyên Như kính ghi

 

(Ngày 01/01/2010, Thượng tọa Thích Thái Hòa tổ chức cho hai lớp Chánh Niệm và Chánh Tâm chùa Phước Duyên đi tham quan và giảng pháp tại lăng Gia Long, ở Thừa Thiên – Huế).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16928)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 18069)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15674)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15424)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17088)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29431)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16336)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18066)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19452)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21516)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19898)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23117)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17392)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17855)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16395)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16127)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21978)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19980)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20348)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19582)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17195)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18549)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17261)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15926)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15994)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15066)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16805)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15038)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13696)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16158)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16041)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11120)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15591)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15699)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15617)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16850)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17598)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14175)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18119)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17202)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18079)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16865)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16824)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16643)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15077)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16378)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13991)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12678)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21320)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18307)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant