Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự tôn trọng

28 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 15404)
Sự tôn trọng

Mọi vấn nạn đưa đến khổ đau trong xã hội hầu như đều bắt nguồn từ thái độ không tôn trọng.

Lái xe ẩu gây tai nạn: không tôn trọng sinh mạng và sự an toàn của người khác. Xả rác ngoài đường, vất rác xuống sông: không tôn trọng cuộc sống sạch sẽ trật tự của người khác, không tôn trọng sự bình an sạch sẽ của thiên nhiên. Trộm cướp: không tôn trọng tài sảntính mạng của người khác.

Chúng ta thấy trong xã hội văn minh, những câu nói thông thường là: Cám ơn, xin lỗi, xin vui lòng, tôi có làm phiền, cho phép tôi…, tất cả đều phát xuất từ sự tôn trọng người khác. Thời nay cũng như ngày xưa, có một người nổi danh nào, dù ở bất cứ lĩnh vực gì, mà được trọng vọng vì sự coi thường khinh bỉ người khác? Và ngược lại, có phải người ta càng nổi danh khi người ta càng tôn trọng người khác, do đó được người khác quý mến?

Sự tôn trọng của đạo Phật càng đi sâu xa hơn sự tôn trọngtính cách bề ngoài của xã hội. Có thể nói một trong những lý do khiến đạo Phật tồn tại và phát triển chính là bởi sự tôn trọng của nó đối với toàn bộ đời sống. Năm giới: không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không dối trá, không say sưa chính là sự tôn trọng xã hộithiên nhiên. Chẳng hạn ăn chay không chỉ vì tốt cho sức khỏe như khoa học nghiên cứu, mà nguyên nhân chính là tôn trọng sinh mạng của chúng sinh.

1. Tôn trọng con ngườichúng sanh

Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, các người là Phật sẽ thành”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”.

Chúng ta tôn trọng người khác không phải vì bề ngoài hay hoàn cảnh của họ, nhưng tôn trọng ở bề sâu của họ, nơi đó họ có tiềm năng thành Phật, có tiềm năng trở nên toàn thiện, dù có trải qua bao nhiêu thời gian đi nữa. Chính cái nhìn này không chỉ đưa đến từ bi hỷ xả mà cả trí huệ, cả cái thấy biết của Phật (Phật tri kiến).

Trong kinh Pháp Hoa, Bồ-tát Thường Bất Khinh (một tiền thân của Đức Thích Ca) “chỉ đi lễ lạy, dù ở xa thấy bốn chúng, cũng cố đến lễ lạy ca ngợi mà nói rằng: ‘Tôi chẳng dám khinh quý ngài, quý ngài đều sẽ làm Phật’. Trong hàng bốn chúng có người tâm không thanh tịnh, sanh giận ghét, buông lời mắng nhiếc… Trải qua nhiều năm như vậy, thường bị mắng nhiếc, chẳng sanh lòng giận oán, thường nói ‘Ngài sẽ làm Phật’. Lúc nói lời đó, có người lấy gậy cây ngói đá đánh ném. Ông liền chạy tránh, đứng xa mà vẫn lớn tiếng xướng rằng: ‘Tôi chẳng dám khinh quý ngài, các ngài sẽ thành Phật’”.

Cũng nhờ tu hạnh “Thường Bất Khinh” ấy mà vị Bồ-tát được “sáu căn đều thanh tịnh”, chứng ngộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”.

Phải tôn trọng người khác, phải “thường bất khinh” chúng sanh, vì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh. Mỗi chúng sanh đều là một hoa sen Phật tánh, dầu còn trong nước chưa nở hoặc còn ngâm trong bùn.

Điều này Thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726) nói trong Thiền Tông Bản Hạnh (Chân Nguyên toàn tập, Lê Mạnh Thát biên soạnchú giải 1978):

Trần trần sát sát Như Lai

Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen

Hoa là bản tánh tự nhiên

Bao hàm thiên địa phương viên cùng bằng.

Muốn thấy Phật tánh, thì một trong những phương pháp là thấy Phật tánh nơi mỗi chúng sanh. Và muốn thấy Phật tánh nơi mỗi chúng sanh thì bước đầu tiên và bước cuối cùng là sự tôn trọng:

Bảo Sát hải chúng môn đồ

Ai ai cũng có minh châu trong mình

Pháp thân nghiễm hỷ trường linh

Tỳ Lô đỉnh thượng tung hoành thái hư

Thánh phàm vô khiếm vô dư

Đường đường đối diện như như thể đồng.

2. Tôn trọng thiên nhiên

Một trong những bài học rõ ràng trước mắt là khí hậu trái đất nóng lên tới mức báo động. Đó cũng vì từ lâu, chúng ta không tôn trọng cuộc sống của thiên nhiên; chúng ta đã “giết hại” thiên nhiên nhiều quá; chúng ta đã “trộm cướp” của thiên nhiên nhiều quá.

Một phần những giới luật của đạo Phật là sự đối xử với thiên nhiên: không sử dụng nhiều nước để tắm giặt, không khạc nhổ vào sông, không chặt cây khi chưa hoàn toàn cần thiết… Hình ảnh gắn liền với cuộc đời Đức Phật là cây cối: cây Bồ-đề, cây Ta la, rừng, vườn… Cõi Tịnh độ A-di-đà là nơi có cây Bồ đề cao lớn nhất, có cây cối, chim chóc đẹp đẽ.

Sự bất hại, tâm từ, sự thân thiện với thiên nhiên là một yếu tố của một nhân cách Phật giáo. Như Nguyễn Trãi:

Núi láng giềng, chim bậu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em

Tào Khê rửa, ngàn tầm suối

Sạch chẳng còn một chút phàm.

và: Đàn cầm suối trong tai dõi

Còn một non xanh là cố nhân

Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm thì:

Băng thán cốt nhục thân

Ngõa lịch bằng hữu nghĩa

(Băng giá và than hồng là tình cốt nhục

Ngói gạch vô tri là nghĩa bạn bè)

Niềm vui toát ra từ việc sống với thiên nhiên:

Bốn mùa đều hưởng thiên nhiên lộc

Thong thả ngồi chơi cõi Thuấn Nghiêu.

Tôn trọng thiên nhiên đem lại bình an, không xung độtsáng suốt cho tâm. Đi xa hơn nữa, sự tôn trọng trả thế giới sự vật về với sự thanh tịnh vốn có của nó, chuyển hóa chốn lưu đày xung đột hỗn loạn này thành quê nhà nghiêm tịnh, đến độ chỗ nào cũng là nơi chốn của cái thiêng liêng. Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203) nói:

Đạo vốn không nhan sắc

Mỗi ngày mỗi mới khoe

Ngoài đại thiên sa giới

Chỗ nào chẳng phải nhà?

Bằng sự tôn trọng con ngườithế giới, chúng ta có được hạnh phúcbình an. Sự tôn trọng ấy nâng cấp xã hội, tịnh hóa, thiêng liêng hóa đời sống. Một xã hội hài hòa và hạnh phúc phải được bắt đầu bằng sự hài hòa giữa con người với nhau và giữa con người với thế giới. Thế giới hài hòa ấy trong cảm nhận và hình dung của Nguyễn Trãi là Thái Bình, của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Thái Hòa, của Nguyễn Công Trứ là Thái Bình Vũ Trụ.

Nhưng đạo Phật không chỉ cảm nhận và hình dung, mà còn phải thực hiện “thái bình vũ trụ” nơi tâm của mình. Sở dĩ chúng ta bất hòa, xung đột, làm khổ người khác và thiên nhiênchúng ta đang khổ đau, đang không mãn nguyện, đang không yên tâm. Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.

Tâm thức một khi được tịnh hóa, thiêng liêng hóa thì nó mở ra và trong sáng để thấy đời sống thực sự là bình an, thanh tịnhthiêng liêng. Kinh Kim Cương nói: “Tất cả các pháp đều là Phật pháp”.

Tâm thanh tịnh thì “con mắt pháp thanh tịnh” mở ra để thấy đóa hoa Phật tánh bao trùm trời đất vũ trụ:

Trần trần sát sát Như Lai

Chúng sinh mỗi người mỗi có hoa sen

Hoa là bản tánh tự nhiên

Bao hàm thiên địa phương viên cùng bằng.

Khi ấy người ta thấy được và sống được cái thực tại bình thườngsiêu việt, hiện đây mà tối hậu, tức là thực tại Phật tánh Pháp thân, để cõi trần gian biến thành cõi Phật thanh tịnh, như Thiền sư Chân Nguyên nói:

Bản lai thanh tịnh Pháp thân

Viên dung pháp giới đâu gần đâu xa.

Trong cái thấy ấy, chúng ta, người khác và thế giới vốn thanh tịnh, hài hòa khắp cả:

Pháp thân trạm tịch viên minh

Tự tại tung hoành phổ mãn thái hư

Tùy hình ứng vật tự như

Hóa thiên bách ức độ chư mọi loài

Ứng hiện dưới đất trên trời

Khắp hòa thế giới mọi nơi trong ngoài.

Văn Hóa Phật Giáo số 107
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16905)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 18054)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15663)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15414)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17079)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29413)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16312)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18059)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19446)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21499)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19883)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23096)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17384)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17841)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16373)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16118)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21960)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19965)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20329)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19572)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17183)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18540)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17242)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15910)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15972)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15059)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16801)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15033)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13687)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16147)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16015)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11087)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15574)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15693)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15591)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16834)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17590)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14163)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18108)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17177)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18072)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16853)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16813)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16623)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15063)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16366)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13959)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12663)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21312)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18295)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant