Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi tìm trách nhiệm

18 Tháng Hai 201200:00(Xem: 13480)
Đi tìm trách nhiệm


Đi tìm trách nhiệm

Thích Hạnh Tuệ

Đèn vụt tắt. Căn phòng tối om. Tôi lớ ngớ không biết chuyện gì đang xẩy ra, chẳng lẽ điện của chùa bị sự cố. Tôi thắp cây đèn sáp trên bàn Phật ở góc phòng rồi cầm một cây khác ra ngoài tìm hiểu nguyên nhân. Qua Mỹ hơn một năm, bây giờ tôi mới cảm giác của việc cúp điện. Tôi mở cửa nhìn sang nhà hàng xóm. Bà Wendy đang đứng ở ngoài sân lẩm bẩm chi đó với người trong nhà. Tôi nghe không rõ, nhưng chắc bà cũng đang bực bội. Nhà bà cũng tối om. Tôi nhẹ nhỏm, biết chắc lí do không phải nơi chùa.

Tôi trở lại phòng. Cây đèn sáp nhỏ, ánh lửa lập lòe không đủ sáng để tôi tiếp tục học. Tôi xếp lại mấy tờ giấy nháp vương vãi trên bàn rồi suy nghĩ vu vơ về trách nhiệmcon đường phía trước của mình.

***

Mỹ - nơi dung chứa tất cả. Tất cả ấy có nghĩa là tốt cũng có, xấu cũng có; giàu cũng có, nghèo cũng có; khôn cũng có, dại cũng có; văn minh cũng có, man rợ cũng có… Nơi mà hầu hết mọi chủng tộc, mọi sắc dân, mọi ngôn ngữ, mọi phong tục… đều có mặt. Sống trong một quốc gia hiệp chủng, đa văn hóa ấy, tôi bâng khuâng về trách nhiệmcon đường phía trước của mình, gọi một cách quen thuộc là “tương lai”. Con đường ấy không thơ mộng với hoa điệp vàng, với lá me bay. Con đường ấy chưa trở thành mòn bởi bước chân của những người đi trước. Thân phận của tôi, chiếc gạch nối của cũ và mới, của truyền thốnghiện đại, của phương Đông và phương Tây, của nền văn hóa trọng tình (mơ mộng) và nền văn hóa duy lý (thực dụng).

Tôi thấm thía mấy câu trong Qui Sơn Cảnh Sách: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Tôi xác định được trách nhiệm của mình, job của mình; chính xác là: “Thầy Chùa” – ông Thầy ở Chùa! Nơi bảo tồn và truyền trao nền văn hóa Phật giáo, cả tinh thần lẫn vật chất. Nhưng tôi giới hạn trách nhiệm của mình không phải đối với lớp người U40 trở lên mà là lứa tuổi Teen trở xuống. Vì sao?

Khoảng năm triệu người Việt chọn đất nước thứ hai nào đó làm quê hương mới của mình. Trong đó hơn ba triệu người ra đi vì hoàn cảnh thăng trầm của vận nước. Những đứa trẻ theo cha mẹ chúng ra đi từ năm đó đến nay cũng đã ba – bốn chục tuổi rồi. Cho nên, ngôn ngữ cũng như tư tưởng của họ không khác nhiều trong quá trình hội nhập cuộc sống mới, so với người trong nước. Vì vậy, việc dạy Phật pháp cho những người này tương đối dễ dàng. Họ lãnh hội gần như trọn vẹn những điều mà các bậc Thầy Tổ đi trước truyền trao. Còn đối với lớp người con em của họ, thế hệ thứ 2 – 3, sinh ra và lớn lên nơi xứ người. Chúng chưa được nằm nôi, chưa được nghe bà kể chuyện, chưa được ngủ trong vòng tay ru hời của mẹ. Chúng chưa được biết những bài đồng dao con nít, chưa được ăn khoai – sắn độn cơm .v.v… Với chúng, tư tưởng, văn hóa và cả ngôn ngữ có thể nói khác hẳn với tầng lớp cha mẹ, ông bà. Cha mẹ của chúng đôi khi cố gắng lắm mới có thể giữ được tiếng nói tổ tiên (tiếng Việt) ở trong nhà, nhưng cũng không giữ được giọng nói vùng miền (Bắc, Trung, Nam). Điều đó không thể trách ai, mà chỉ tiếc – vì ngôn ngữ mất đi là mất cả một tâm hồn dân tộc! Thế hệ này là trách nhiệm của lớp tu sĩ trẻ như tôi trên con đườngtiếp dẫn hậu lai”. Mà con đường đó, bóng dáng của cái xưa cũ, điển chương (tầm chương trích cú): những thuật ngữ chuyên môn nhà Phật, cho đến những triết lý cao sâu đòi hỏi sự tư duy – suy nghiệm, đã mất đi chỗ đứng trong tâm khảm của chúng. Cho nên, tôi bâng khuâng vì trách nhiệm của mình đem Phật pháp đến với lớp tuổi Teen bây giờ và khi chúng lớn lên.

Vậy thì, làm thân sứ giả trẻ của Như Lai trong thời đại này và có trách nhiệm với thế hệ thứ 2 -3, tôi phải tự trang bị cho mình quá nhiều hành trang mới mong có thể bắt nhịp cầu “tre” cho chúng từ phương Tây tìm về lại phương Đông, từ hiện đại hiểu mạch nguồn truyền thống và từ một người bình thường tìm về với Phật. Trong những hành trang đó, ngôn ngữ - phương tiện của sự diễn đạt và thấu hiểu là vô cùng quan trọng. Ông bà mình dạy: “nhập gia tùy tục” hay “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, tôi bắt buộc phải biết ngôn ngữ của chúng (không thể ngược lại) nếu có ý định giáo dục chúng. Nhưng chỉ ngôn ngữ không cũng chưa đủ và còn có nền văn hóa đa dạng và năng động của mảnh đất này, nơi chúng đã hấp thụ để lớn lên, tôi cũng cần phải biết. Và còn nữa, cung cách của một người mô phạm phương Đông, kiểu truyền đạt của người thầy giáo ở phương Tây; phấn trắng bảng đen được thay bằng máy chiếu để có âm thanh và ảnh động .v.v… Tất cả đó vừa là hành trang, vừa là thách thức, vừa là chướng ngại vật, lại vừa là mục tiêu trên con đường thực hiện hoài bão của những người tu sĩ trẻ thời nay trên xứ người.

ditimtrachnhiemTôi chợt nhớ đến hai câu thơ trong Hành Phương Nam của Nguyễn Bính: "Quê nhà xa lắc xa lơ đó, ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay." Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục. Tôi thử đi tìm trách nhiệm của mình, để biết mình đang đứng ở đâu và phỏng chừng bao giờ mình đến đích. Cũng có thể chẳng bao giờ đến được, vì không ai biết trước ngày mai, nhưng thà là như vậy, có chí hướnglý tưởng để dấn thân và phụng sự.

***

Cây đèn sáp cỏn con tội nghiệp. Nó cố sáng thêm tí nữa để rồi tịch diệt về với nguyên sơ. Nó để lại tấm thân tàn bệ rạc sau khi đã vét cạn sinh lực cống hiến cho đời. Nó đã đến đây và đã ra đi như vậy đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12884)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12293)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11560)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13914)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15790)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14080)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16142)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12379)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13473)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11932)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11022)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11266)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11458)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12116)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12253)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11889)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11482)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11920)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12028)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13433)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12316)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11779)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11484)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10832)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10146)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10606)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10908)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10366)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11367)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9965)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10939)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11209)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12666)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13017)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11995)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11741)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11480)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10226)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11943)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 11001)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10976)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12716)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16418)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12206)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11954)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10509)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10634)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10566)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11752)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12314)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant