Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gió Phương Xa

04 Tháng Tư 201200:00(Xem: 16553)
Gió Phương Xa


GIÓ PHƯƠNG XA

 

Năm nay, thời tiết tháng ba bỗng lạnh hơn những năm trước rất nhiều (hay tại mình già hơn năm trước mà cảm thấy thế?) Gió tháng ba này cũng lạ! chúng mang cái buốt giá căm căm của tháng ba miền Bắc Việt Nam, chứ không phải là gió xuân của Cali ấm áp Hoa Kỳ như thuở nào. Ai bảo đất trời tuần hoàn Xuân Hạ Thu Đông không có chợt nắng chợt mưa, như chúng sanh chợt cười, chợt khóc!

Nhưng có một sự việc vẫn đến đều đặn với chùa Phật Tổ, Long Beach, từ nhiều năm nay. Đó là, mỗi năm, trong khoảng thời gian này, Phái đoàn hoằng pháp Châu Âu do Hòa Thượng Thích Như Ðiển, phương trượng chùa Viên Giác Đức Quốc hướng dẫn, đều ưu ái dừng chân nơi ngôi chùa khiêm nhường tại thành phố Biển Dài, miền Nam California, để ban cho đại chúng hương vị pháp thực đậm đà của một giáo pháp, từng nuôi sống tâm linh chúng sanh gần hai mươi sáu thế kỷ qua.

Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Ðiển bước vào chánh điện trong âm thanh rộn rã của ba hồi chuông trống Bát Nhã. Cùng bước theo ngài là những vị trưởng tử Như lai: TT Thích Nguyên Tạng (phó trụ trì Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc Đại Lơi), TT Thích Thông Triết (trụ trì Thiền Viện Chánh Pháp, Oklahoma)), ĐĐ Thích Viên Giác (trụ trì Chùa Ðôn Hậu, Na Uy), ĐĐ Thích Hạnh Bảo (trụ trì Chùa Viên Ý, Rome, Ý Ðại Lợi), ĐĐ Thích Hạnh Đức (trụ trì Chùa Phật Ân, Minnesota ), NS Thích nữ Minh Huệ (Sacramento, Bắc Cali Hoa Kỳ). Chỉ thiếu hai vị: ĐĐ Thích Thánh Trí và ĐĐ Thích Hạnh Tuệ còn đang bận Phật sự tại San Diego sẽ có mặt trong buổi giảng ngày mai.

Hòa Thượng viện chủ chùa Phật Tổ Thích Thiện Long và đại chúng, chào mừng phái đoàn bằng niềm hoan hỷ lớn, bộc lộ từ những trái tim lớn mà tỏa ra hạnh phúc lớn. Không cần chi ngôn ngữ cho nhiều, khi ngôn ngữ cũng chỉ diễn tả giới hạn những cảm xúc vô hạn.

TT Thích Nguyên Tạng, phó trụ trì tu viện Quảng Đức, Úc Đại Lợi, luôn là phát ngôn viên của phái đoàn. Thượng Tọa cũng là linh hồn của trang nhà Quảng Đức, nơi có sức chứa như một thư viện Phật Giáo tầm vóc, cho những ai cần sưu tầm tài liệu. Thượng Tọa cũng là trưởng đoàn hành hương thăm Phật tích khắp nơi như Ấn Độ, Trung Hoa, Đài Loan …. Dưới sự hướng dẫn của Thượng Tọa thì những chuyến hành hương không phải là du lịch, mà đi để tìm chính mình qua lời Phật dạy. Làm sao mà tâm không trụ nơi thân, khi đứng trước mỗi Phật tích đều có thể vẳng lên âm thanh “Đi khắp đại địa, ghim cây kim xuống đâu cũng đều chạm xương da Như Lai”.

Trong bài pháp cô đọng mở đầu chương trình pháp thoại tại chùa Phật Tổ, Thượng Tọa giới thiệu 2 tác phẩmChết an lạc, tái sinh hoan hỷ” được HT Thích Như Điển và chính Thương Tọa, dịch từ nguyên bản Anh ngữ “Peaceful Death & Joyful Rebirth” của Đại Sư Tulku Thondrup. Đây là một đề tài mà không ai không muốn tìm hiểu. Tác phẩm thứ hai được giới thiệu đó là “ Chuyện Tình của Hòa Thượng Liên Hoa “ do HT Như Ðiển phóng tác từ câu chuyện có thật vào thời Vua Gia Long của đầu triều đại nhà Nguyễn. Hai cuốn sách này đã được nhị vị tác giả, dịch giả ký tặng đại chúng sau lễ khai mạc khóa tu.

 

Buổi chiều cùng ngày, đại chúng được nghe TT Thích Thông Triết giảng về đề tài “Căn bản của phiền não”. Mở đầu, thầy khảo bài ngay: -37 phẩm trợ đạo là những gì? Ai biết?

Học trò bị hỏi bất ngờ, sợ hãi nhìn nhau. Nhưng rồi cũng có một vài cánh tay rụt rè giơ lên:

-Dạ, tứ niệm xứ.

-Đúng ! Cho bác đây một tràng pháo tay. Gì nữa?

-Dạ, tứ chánh cần.

-Đúng luôn ! Cho anh đây một tràng pháo tay. Gì nữa?

-Dạ, Tứ diệu đế.

-Lại đúng ! Phật tử chùa Phật Tổ giỏi qua! Đếm xem, được bao nhiêu rồi. Ba lần bốn là mười hai …..

Hú hồn! Khi thầy đăng tòa, nhìn nhân dáng nghiêm túc, lại bị sát hạch bất ngờ, đại chúng tưởng buổi giảng này sẽ …. “nín thở qua sông!”. Ai dè, thầy “giơ cao, đánh khẽ” khiến trò được ôn lại bao nhiêu bài học quý giá từ 37 phẩm trợ đạo tới 8 tâm vương, 51 tâm sở, để nhận định được đâu là căn bản phiền não đã gây nên biết bao đau khổ.

 

Buổi giảng sáng thứ sáu 30 tháng 3,2012 do ĐĐ Thích Hạnh Bảo phụ trách. Hôm nay, gió lạnh hơn hôm qua. Có lẽ nhiều Phật tử trễ chuyến xe buýt sớm nên chưa đến kịp. Nhìn quanh đạo tràng, ĐĐ bảo:

-Thời nay, mọi sự đều chỉ có thể làm vào cuối tuần mới hội tụ đông đủ. Phật sanh ngày nào, cũng cuối tuần mới làm Lễ Phật Đản. Vu lan ngày nào, cũng cuối tuần mới làm Lễ Vu Lan.

Đó là một thực trạng của tùy thuận phương tiện.

Thầy chia sẻ những điều bình thường nhưng thực tế, mà nếu ít quan tâm, chúng ta dễ nhầm lẫn. Đó là thực chất vi tế giữa ăn chayăn mặn, rồi tới sự từ bi, giữa ái kiến từ bi của chúng sanhlòng từ bình đẳng của Chư Phật, rồi phụng dưỡng báo hiếu giữa chánh cầnbất chánh cần …

Thầy xác định là thầy chỉ “nói chuyện đạo” chứ không dám coi là thuyết pháp, vì pháp, theo thầy, mọi người đều tự có.

Đó là lời khiêm tốn của một vị thầy tự làm mờ “cái ta” để trở thành “cái chúng ta”. Quý thay!

 Buổi chiều cùng ngày, đại chúng được diện kiến ĐĐ Thích Viên Giác, chùa Ðôn Hậu, Na Uy. Đối với đa số Phật tử miền Nam cali, Hoa Kỳ, thì xứ Na Uy còn là một địa danh khá xa lạ. Vậy mà cũng có bước chân của hậu thân Tăng Đoàn Đức Thế Tôn đến đó từ nhiều thập niên qua.

Thầy chia sẻ, Na Uy là xứ lạnh, nhưng tình nồng. Những năm đầu, thầy chỉ ăn bánh mì, vì ít có chợ nào bán gạo, nói chi tới những đặc sản quê hương. Chính nơi xứ lạ, ít đồng hương đó, thầy đã có những cơ hội quý báu, giới thiệu với dân bản xứ về những nét đặc thù của Đạo Phật.

Khi thầy nói về hạnh khất thực, họ rất cảm động và ngưỡng phục. Một Đức Phật được người người tôn quý, dẫn đoàn tỳ kheo đầu trần, chân đất, lặng lẽ ôm bát đứng trước mỗi ngưỡng cửa, chờ bố thí chút thực phẩm. Hành động đó, hình ảnh đó, nào phải là nghèo đói xin ăn, mà là trải rộng lòng từ bi, tạo dịp cho chúng sanh biết bỏ chấp ngã và biết bố thí.

Chính sự cảm ứng kỳ diệu từ những bài pháp đơn sơ ban đầu này mà thầy tự tin, khởi xây chùa Ðôn Hậu để có nơi cho Phật tử nương tựa. Khi mới khởi công, thầy có chút lo lắng, nhưng thầy được Sư Phụ trấn an rằng:

-Đừng lo! Thầy cứ tụng kinh, gõ mõ, tiền sẽ từ mõ mà ra.

Quả thật, từ viên gạch đầu bằng gia tài thầy trò có bảy ngàn đô, những viên gạch khác cứ từ nơi này, nơi kia lăn tới. Gạch lăn tới đâu, xây tới đó. Long Thần Hộ Pháp gia trì thế nào, nhận thế nấy. Nay, ngôi chùa Ðôn Hậu đã hoàn tất qua dự án hai triệu đô.

Khi chia sẻ điều này, thầy muốn nhắn gửi một thông điệp, là người Phật tử phải có niềm tin nơi Tam Bảo. Cùng với tự lựctha lực nơi hộ pháp, chúng ta có thể thành tựu những điều xứng đáng.

Trước khi xuất gia, ĐĐ Thích Viên Giác là nhạc sỹ Phi Long, nên thầy kết thúc buổi giảng pháp bằng bản nhạc “Xuân Trong Ta” do chính thầy sáng tác.

 

Sáng thứ bảy 31 tháng 3, 2012, đại chúng chùa Phật Tổ có thời khóa tu Tịnh nghiệp thường lệ với tụng kinh A Di Đà, kinh hành, niệm Phật. Sau đó, chuông trống bát Nhã đã rộn rã ngân lên đón tiếp Ni Sư Minh Huệ, vị tỳ-kheo-ni duy nhất trong phái đoàn hoằng pháp Châu Âu từ bấy lâu nay.

Khi giới thiệu Ni Sư, HT viện chủ chùa Phật Tổ đã nhắc lại một điểm quan trọng khi xưa, là Đức Phật đã nhận thấy, trí tuệ không phân biệt nam nữ. Những gì vị tỳ-kheo làm được thì vị tỳ-kheo-ni cũng có thể làm được (NS đã đậu bằng Tiến Sỹ Phật Học bên Ấn Độ với đề tài luận án là Kinh Trung Bộ)

Hôm nay, NS giảng về Vô Thường.

Thời gian qua nhanh, vô thường lại không biết ập tới lúc nào! Chúng sanh thì luôn bị ngũ dục lôi cuốn khiến quên đi mỗi phút giây qua, mỗi đến gần sự chết! không tu tập, không tạo phước, không mở mang trí tuệ, lấy đâu hành trang thiện lành khi ra đi, để tới được thế giới an lạc.

Tiếc thay, chúng ta thường biết trên Lý, mà Sự lại chẳng chịu hành, nên khi vô thường tới, có chợt ngộ ra cũng đã muộn.

Ni Sư đan cử vị Đại Đế lừng danh bách chiến bách thắng, Alexander của Pháp Quốc, sau khi chinh phạt, trên đường ca khúc khải hoàn trở về quê hương, ông bỗng lâm bệnh nặng vì quá lạm dụng sức mình khi bôn ba chiến trận. Tự biết khó qua khỏi, ông gọi cận thần, dặn dò 3 điều:

1-Suốt dọc đường về quê, các lương y phải khiêng xác ông, chứ không được bỏ vào quan tài.

2-Rải hết vàng bạc châu báu của ông trên suốt chặng đường đi.

3-Về đến quê hương, khi làm lễ an táng, bỏ xác vào quan tài, nhưng phải để lộ hai bàn tay ra ngoài.

Trong đại chúng, nhiều người chưa biết về giai thoại này, nên lấy làm lạ, đều chăm chú lắng nghe. Ni sư chậm rãi, giải thích thông điệp của đại đế Alexander nhắn với thế gian, ở từng điểm:

Thứ nhất, các danh y phải khiêng xác ông suốt dọc đường về quê là để nói lên, cái chết chắc chắn sẽ bình đẳng đến với tất cả mọi người, không quyền uy, danh y nào có thể cứu được.

Thứ hai, rải hết của cải ông có trên suốt dọc đường để nói rằng, giầu sang quyền quý tới đâu, khi chết cũng không mang được gì.

Thứ ba, an táng với hai bàn tay trơ trụi, lộ ra ngoài để nói rằng, khi vào đời với hai bàn tay trắng thì lúc ra đi cũng chỉ là trắng đôi tay!

Ở những ngày cuối đời, kịp nhận ra lẽ vô thường như vậy, may ra sẽ giúp ông ra đi thanh thản.

Quyền lực, tiền tài, danh vọng đến như Đại Đế, khi vô thường tới, còn như vậy. Nếu so ra, chúng ta thật chẳng là gì, vậy khi ra đi, có gì mà tiếc nuối!

Như để làm nhẹ bớt “bóng ma vô thường”, ni-sư cất tiếng trong thanh, hát một bài, tặng đại chúng trước khi chấm dứt thời pháp.Hạnh phúc thay!

 

Buổi sáng cùng ngày, ĐĐ Hạnh Tuệ ban pháp với chủ đề Hộ niệm là một pháp tu”. HT viện chủ chùa Phật Tổ ân cần giới thiệu với đại chúng, đây là vị thầy trẻ, trí tuệ uyên thâm, đã tốt nghiệp cử nhân Phật Học.,(Ngồi sau nhà Tổ, Huệ Trân muốn chạy ra thưa thêm rằng, thầy còn là một “Ông Đồ” với những nét thư pháp như phượng múa rồng bay. Quý Phật tử đi dự Đại Lễ Phật Đản năm nay, sẽ được chứng kiến và có dịp “đặt hàng” với thầy)

Thầy nhận định một điều, nghe qua, khá mới mẻ, nhưng ngẫm ra thì, giáo pháp Như Lai đồng một vị mà thôi. Thầy nói, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, hộ niệm cũng là một pháp tu chân chính. Vì sao? Vì khi đi hộ niệm, tâm ta đã sẵn sàng thành khẩn, trí ta đã sẵn sàng thanh khiết, tuệ ta đã sẵn sàng tỏ ngời, mới mong có thể đủ năng lượng từ bi, trí tuệ, chiêu cảm cùng Chư Phật mà chuyển đạt những lời cầu nguyện thành hiện thực. Pháp tu nào mà không cần những điều kiện tín, hạnh, nguyện như thế!

Thầy ví Từ Bi như đất. Đất ôm ấp, dưỡng nuôi mọi hạt mầm để đủ duyên sẽ nở hoa kết trái, làm đẹp cho đời.

Một đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh cũng vậy, đó là không gian an lạc, trong lành để bồi dưỡng tín tâm cho những ai đang “đốt đuốc mà đi” trên đường Trung Đạo.

Trước khi chấm dứt thời pháp, thầy dựa theo bản nhạc “Đưa em vào hạ”, mà đổi thành “Đưa mẹ thăm chùa” để hát tặng đại chúng.

(Vẫn ngồi sau nhà Tổ, vừa làm việc, vừa nghe pháp, Huệ Trân thầm nghĩ, muốn theo cung cách thân mật, thoải mái này, chắc các sư huynh của mình cũng nên dợt vài bài tủ, để khi có dịp chia sẻ ở đâu thì cũng kết thúc bằng lời ca tiếng hát cho vui vẻ cả làng! Mới khởi nghĩ thế, đã liên tưởng ngay, huynh Thường Giới, có thể sẽ gật gù, mỉm cười, huynh Thường Tín sẽ chắp tay “A Di Đà Phật”, còn huynh Thường Chơn thì trăm phần trăm sẽ là “không dám đâu!”)

 

Buổi chiều cùng ngày là đề tài mà không một ai không mong đạt tới. Đó là đề tài “Giải thoát khổ đau” do ĐĐ Thích Hạnh Đức chia sẻ.

Đại Đức còn rất trẻ mà giảng về một đề tài cam go, nên trong tương phản, cái đẹp tất hiển lộ. Như hoa sen thơm ngát giữa ao bùn.

ĐĐ nhắc 8 chữ, mà có lẽ không Phật tử nào không từng biết. Đó là: khổ đế, tập đế, diệt đếđạo đế.

Trong tứ đế này, khổ đau chính là khổ đế, đứng đầu.

Mà khổ đau có thực là khổ đau? Nếu không quán chiếu kỹ, có khi, khổ đau của người này lại là hạnh phúc của người kia. Tỷ như, người mắc bệnh cùi, hơ thân vào lửa, rồi gãi, đó là hạnh phúc. Nhưng người không mắc bệnh này mà bắt hơ lửa, rồi gãi, có lẽ không gì khổ hơn!

Vậy, là người tu Đạo Trí Tuệ, Giác ngộ, phải nhận diện, đâu là hạnh phúc tạm bợ, sẽ dẫn tới khổ đau, thì điều đó, chắc chắn không phải là hạnh phúc.

Nếu ta thường xuyên quán xét về tích-lũy-nghiệp và tập-quán-nghiệp, ta sẽ có nhiều cơ may tạo thêm nghiệp lành và xả bớt những tập quán không tốt.

Thầy ân cần nhắc nhở các Phật tử đạo tràng Tịnh Độ, chùa Phật Tổ, là phải hành trì đủ Tín, Nguyện, Hành, thì Đức Phật A Di Đà mới tiếp độ được. “A” nghĩa là Vô, là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức. Chúng ta niệm A Di Đà Phật là để thể nhập vào thế giới Vô Lượng của ngài; chớ như kẻ bơi ngoài biển khơi, tuy biết cách bơi mà không biết sẽ bơi về đâu thì cứ mãi lênh đênh sóng nước. Phải muốn vào đất liền, mới về đất liền, phải nguyện về cõi Phật, mới về với Phật.

 

Sáng Chủ Nhật 1 tháng 4, 2012, sau thời khóa tu Tịnh Nghiệp thường xuyên của đạo tràng, là thời pháp cuối cùng của phái đoàn hoằng pháp Châu Âu, dành cho chùa Phật Tổ. Thời pháp cuối này, do chính Hòa Thượng Thích Như Ðiển, trưởng phái đoàn chia sẻ. Ngài là bậc trí tuệ, thông thạo nhiều ngoại ngữ nên việc hoằng pháp năm châu bốn biển đều hanh thông, dễ dàng.

Hòa Thượng bảo, tưởng không có chỗ đậu xe, vì trong ngoài đều chật kín. HT cảm thấy rất ấm lòng, là Phật pháp nơi đây đang hưng thịnh.

Thời pháp hôm nay, HT sẽ nói về thân trung ấm và việc đi đầu thai.

Là con Phật, chúng ta đều tin ở nhân quả. Những gì ta gieo đời này, khi ra đi, tự động nương theo nghiệp đó, không ai hứng chịu thế cho ai được. Mọi hành động, mọi ý nghĩ nào khởi lên, đều là những chủng tử gieo vào tâm thức, chờ đủ duyên sẽ nảy hạt, đâm chồi. Chúng không tự biến đi, nhưng chúng có thể bị chuyển hóa. Thí dụ, mười hạt bắp và một hạt lúa cùng gieo xuống vuông đất nhỏ, những hạt bắp kia sẽ lấn hạt lúa. Hai mươi hạt bắp cùng xuống đất với một hạt lúa thì cơ may cho hạt lúa nảy mầm lại ít hơn.

Suy như thế, nếu ta thường xuyên quan tâm, tạo thêm thiện nghiệp, xả bớt ác nghiệp thì giây phút ra đi, thân trung ấm sẽ theo hướng thiện mà đầu thai vào chốn lành. Ngược lại, khi ấy, nếu tâm thức ta ác nhiều, thiện ít, tất, ta sẽ theo hướng ác mà đi!

Là con Phật, chúng ta được Đức Phật xác quyết “Là Phật sẽ thành”, nhưng chớ quên, thành ở đây, không phải đương nhiên thành, mà thành hay bại còn do chúng ta biết phản quang tự kỷ, chuyên tâm tinh tấn tu hành để đạt tới hạnh phúc rốt ráo là ra khỏi sanh tử luôn hồi.

Hòa Thương cô đọng thời pháp qua lời dặn:

-Kinh A Di Đà thuộc về Hóa sanh. Quý Phật tử nơi đây tu Tịnh Độ, chỉ cần nhớ kinh A Di Đà bằng 2 chữ Hóa Sanh, sẽ được Phật A Di Đà hóa sanh, cho về nước Ngài. Bổ túc thêm Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ cần nhớ 3 chữ: Bổn Nguyện Lực.

Hiểu tường tận 5 chữ đó, là đường đi sẽ tới.

 

Được biết, năm nay là năm cuối, phái đoàn đến Hoa Kỳ hoằng pháp. Những năm tới, đoàn hành giả trưởng Tử Như Lai vẫn kiên cường, dõng mãnh cất bước, nhưng sẽ là những châu khác, hướng khác, đó là Âu Châu, rồi Úc Châu, nơi bao người con Phật khát pháp mong chờ.

Dẫu biết thế, chúng con vẫn không khỏi bùi ngùi, luyến tiếc lúc chia tay.

Ngưỡng nguyện hồng ân Chư Phật mười phương luôn gia hộ quý ngài được pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu, cho đàn hậu học chúng con có nơi nương tựa.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật

Nam Mô Công Đức lâm Bồ Tát Ma ha tát


 Huệ Trân

Biển dài, 4/4/2012
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9045)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22017)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8843)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8756)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8492)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8565)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8731)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7778)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11786)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21941)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8003)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9503)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14270)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9270)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9012)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8391)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8721)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9883)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9601)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9498)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8820)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9605)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8292)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9205)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9558)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9023)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9348)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21453)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8980)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9474)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8817)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9210)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10687)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9099)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10259)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9632)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8833)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8758)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9256)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8488)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9879)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10206)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17119)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10636)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9814)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11155)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22303)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8748)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8150)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8002)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant