Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trí Quang Tự Truyện: Không Vẫn Hoàn Không

15 Tháng Năm 201200:00(Xem: 17165)
Trí Quang Tự Truyện: Không Vẫn Hoàn Không


TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: Không vẫn hoàn không

 

thaytriquang
HT Thích Trí Quang thập niên 1960

Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn – thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dàisâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thầntri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký. Người đem tiểu sử đời mình ra đánh bóng, trang hoàng, rao bán thì thành nhà… chính trị kinh doanh! Nhưng dẫu ở mức độ nào thì cũng khó lòng đem ra so sánh, cân đo khi không có cùng mẫu số. Cũng đều xuất phát từ con người làm điểm tựa, nhưng sẽ thiếu công bằng nếu đem những tứ đại kỳ thư, những áng kim cổ hùng văn hay thiên hạ danh văn để so với những bài thơ Thằng Bờm có cái quạt mo, những bài ca dao truyền miệng... vì mẫu số chung của cảm tính văn nghệ chẳng tương đồng. Tuy nhiên, trong ý nghĩa tinh túy nhất mà cũng rất thường tình của nhân sinh, “cái thích” hay sự cảm thụ và sáng tạo văn chương nghệ thuật thì không ai giống ai vì cái ngã sở chắn đường bít ngõ theo lối mòn một chiều“có thì có tự mảy may, khi không cả thế gian này cũng không!”. Từ đó dẫn tới cái thương, cái ghét càng lúc càng xa với những gì hiện thực “thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng!”

Tác phẩm nghệ thuật thường được ví von như những cơn mưa. Có những trận mưa – mưa rào, mưa tình, mưa pháp – mà con người và muôn vật được hưởng lợi lạc hay phải chịu đựng cơn mưa phù hợp với căn tính của từng đối tượng: Con dế mèn ca hát rát cổ hưởng được một giọt mưa ngọt lịm; con chim non bị ướt tổ lạnh run; con kiến cỏ bị chết trôi chới với; người nông dân có được nước đầy đồng… Chẳng ai giống ai. Bởi vậy, mọi giá trị của vạn vật đều tương đối. Nhưng trong tương đối đã có sẵn một điều tuyệt đối, đó là sự khác biệt và đồng nhất đều cùng một thể: “Không lại hoàn không!”

 Và, đó cũng là kết luận của “Trí Quang Tự Truyện”. Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90.

Có thể nói mà không phải dè dặt rằng, trong số các hồi ký của những nhân vật lịch sử, trong cũng như ngoài nước, có liên quan đến dòng lịch sử Chiến tranh Việt Nam thì hồi ký của thầy Trí Quang là một trong những tác phẩm được chờ đợi nhiều nhất.

Văn chương tự cổ không bằng cớ, nên khen hay chê tự nó không quan trọng mà quan trọng là mức độ khách quan, công bằng và tính trong sáng của sự khen chê. Và, quần chúng nói về một đối tượng sao bằng chính đối tượng được nhắc nhở đó tự nói về mình. Trí Quang Tự Truyện là những điều thầy Thích Trí Quang tự nói về mình.

Từ đầu năm 2011, tuy đã được đọc các bài giới thiệu và trích đoạn của tập sách nầy trên mạng lưới truyền thông nhưng mãi đến khi về thăm quê vào tháng 3-2012 tôi mới đọc được bản chính toàn tập. Sách dày 216 trang, nhà xuất bản Tổng Hợp tại Sài Gòn. In 3000 cuốn, xong ngày 22-7-2011. Tác giả viết xong ngày 24-4-2011. Sách không chia thành chương, mục mà được phân thành 47 đoạn viết theo lối hồi ức, tự truyện. Không có một hình ảnh nào minh họa từ bìa đến nội dung.

Trí Quang Tự Truyện đã gây ra những luồng phản ứng tuy không sôi nổi theo kiểu… “siêu sao”; nhưng tương đối rộng rãi đối với quần chúng trong cũng như ngoài nước; đặc biệt là đối với giới trí thứcPhật tử lớn tuổi đã từng sống trong chiến tranh và trải nghiệm thực tế qua những biến cố lịch sử đầy thăng trầm của đất nước. Đa số bày tỏ sự thất vọng vì hồi ký không “ngang tầm” với tác giả. Người ta chờ đợi một thiên hồi ký có “tầm vóc thời đại”. Nghĩa là những pho sách dày với những công bố phơi bày nhiều bí ẩn lịch sử, những “giải mã” sự kiện còn nằm trong góc khuất, những lý giải hùng hồn về các hiện tượng đầy thâm cung bí sử, những biện minh đầy thuyết phục nỗi oan khuất của đạo pháp và dân tộc, những chứng lý rạch ròi thân phận nhược tiểu trên bàn cờ quốc tế… Nghĩa là với tầm vóc của một nhân vật tu sĩ Phật giáo đã từng là khuôn mặt trung tâm cho cuộc tranh đấu đòi tự do, bình đẳng tôn giáo của Phật giáo năm 1963 và những cuộc biểu tình đòi cải cách chính trị thời 1966 đã làm chấn động Việt Namdư luận thế giới như thầy Thích Trí Quang thì sẽ có cả một kho tàng dữ liệu và vô số lý giải cho cả một thời kỳ đầy biến động chiến tranh, chính trị và xã hội để viết ra trong hồi ký. Thêm vào đó, thầy Trí Quang còn là tác giả, dịch giả, luận giả uyên bácđáng tin cậy của nhiều tác phẩm Phật học nội điển và luận thư trong khoảng 70 năm qua. Bề dày của những công trình biên dịchtham luậngiá trị là những điều kiện “ắt có và đủ” cho một tác phẩm hồi ký lớn của Thầy ra đời. Hoặc ít lắm thì cũng là những hồi ức đầy “thương hiệu thành danh” của ta và của người vào hàng Retrospect của Robert McNamara hay Political Memoirs của Malcom Fraser… và của nhiều nhân vật danh tiếng Việt Nam đã xuất bản chẳng hạn.

Nhưng Trí Quang Tự Truyện đã thanh thản ra đời như một cô gái Việt chân quê trên diễn trường hoa hậu quốc tế làm cho người ta ngạc nhiên.

Những ngày mưa tháng Hai của Huế, lên chùa Châu Lâm không cách xa chùa Từ Đàm là mấy, được ăn cơm chay với thầy Thiện Phước trong vườn lan đủ màu tự trồng, tự tưới của Thầy, trưa vào nghỉ ở nhà tịnh của chùa và đọc Trí Quang Tự Truyện nguyên bản in của anh Trần Tuấn Mẫn báo Văn Hóa Phật Giáo gởi cho, tôi cảm thấy an tịnh và gần gũi với tập sách hơn.

Trong khu vườn thiền lâm, thầy Trí Quang là một hành giả với bút lực dồi dào từ khi còn trẻ tới hồi đại lão như hôm nay. Nói về công phu biên dịch kinh sách, chỉ riêng năm 2011 thôi, thầy Trí Quang đã hoàn thành nhiều công trình trước tác thâm uyên với 3 bộ sách đã in ấn và phát hành là: Tổng Tập Giới Pháp Xuất Gia gồm 2 tập, mỗi tập hơn nghìn trang và Nhiếp Luận, 334 trang. Bởi vậy, khi cầm Trí Quang Tự Truyện trên tay, có lẽ tôi không nên trịnh trọng gọi đây là một tác phẩm hồi ký đầy chữ nghĩa to tát mà nên gọi đây là những dòng tâm bút của một sơn tăng giữa thị thành đang sống với tánh thường rỗng lặng “không vẫn hoàn không”.
 

 So với những tác phẩm mang tính nội điển mà thầy Trí Quang đã cẩn trọng biên dịchnghiêm cẩn trong từng cụm từ và chỉnh chu trong từng luận giải – thì Trí Quang Tự Truyện nhẹ như tơ hào. Tác giả viết ra những sự kiện, kể lại chuyện đời mình bằng một lối văn chân phương – lại có khi rề rà không trau chuốtdễ dãi như người bình dân ngồi kể chuyện Tấm Cám.

Trong suốt 50 năm qua, nhân vật Thích Trí Quang thường được (hay bị) môi trường truyền thông đại chúng trong cũng như ngoài nước nhắc nhở khá sôi nổi và không ít thường xuyên trong hàng tu sĩ Phật giáo Việt Nam đương thời. Sự nhắc nhở xuất hiện dưới nhiều dạng thức và từ nhiều góc độ: Giữa đường, lề phải, lề trái, trên mây, dưới hố… Nhưng không phải vì lời khen hay chê mà một dòng sông trở thành trong hay đục. Chẳng phải vì được ca tụng hay bị đả kích qua ngõ thị phi mà một nhân vật trở thành thánh hay phàm. Đâu phải vì yêu hay ghét mà một tác phẩm trở thành hay hoặc dở. Thầy Trí Quang – cũng như mọi nhân vật cộng đồng tên tuổi đã thành danh – có một vị trí và thế đứng riêng trong lòng người và trong lịch sử. Nhưng trong tự truyện, sau khi kể chuyện đời mình từ nhỏ đến lớn; từ thân chú tiểu mới xuất gia cho đến vai trò lãnh đạo Phật giáo thành tựu, tác giả tự kết luận về đời mình: “…cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có, nên phải viết và phải in, mà thôi. ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”

Chính vì “chân không” mà cuộc đời thành “diệu hữu”. Nhà tu thật ngôn là người hành động trong vô vi; nghĩa là thỏng tay vào chợ mà không dính mắc, đối mặt với sấm sét giữa đời mà coi như hoa đóm giữa hư không.

Khuynh hướng nhất quán về “không” có mặt trên từng trang sách của Trí Quang Tự Truyện. Nội dung tự truyện kể lại nhiều biến cố và hành động trong chặng đời 90 năm của một hành giả đứng giữa gọng kềm lịch sử như thầy Trí Quang mà vẫn mang một phong vị tĩnh lặng an nhiên. Sự an nhiên có được khi yếu tố tác nghiệp không hoành hành. Đó là khi nhu cầu biện minh, giải thích, thuyết phục, khen chê, vinh danh, bài xích… không thể hiện qua ngòi bút và chữ nghĩa, ngôn từ của người viết. Nhờ vậy, người đọc tự truyện cảm thấy thanh thản theo dõi những gì xảy ra và được tác giả ghi lại mà tâm không bị động bởi những cảm xúc dấy bụi nhất thời.

Đạo Phậtcon đường đưa đến giải thoát. Đó là một trạng thái tự do đứng ngay chính giữa hai bờ đối đãi của yêu-ghét, vui-buồn, khen-chê, sống-chết… Tuyệt nhiên không còn bị dính mắc vào hệ lụy của phóng tâm biên kiến đời thường đầy phiền não. Tâm Phật là tâm không không rỗng lặng. Chỉ trong không không rỗng lặng nầy – tinh thần “không trung vô hữu tuyệt đối” của Bát Nhã – thì Phật và chúng sanh mới thành nhất thể. Vì như thiền sư Thường Định Kaido Ashahi Nhật Bản nói trong Thiền Tập Quán Niệm Trên Núi Tuyết rằng: “Một đời đi qua, nếu còn một hạt bụi ngã nhân nào vướng lại ở trần gian nầy thì kẻ tác tạo hạt bụi đó vẫn còn bị cột buộc. Người đó còn phải quay lại trả nghiệp cho đến khi hạt bụi kia chẳng còn vướng vất giữa trần thế, trong tâm thức và giữa hư không…thì mới mong thấy được khung cửa nghìn xưa quay về nẻo Đạo.” Phải chăng vì muốn phủi sạch đôi “hạt bụi ngã nhân” còn vương trên khung cửa nghìn xưa quay về nẻo đạo mà Hòa thượng Trí Quang phải miễn cưỡng bận lòng trong Tiểu Truyện Tự Ghi, rằng: “Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.”

 Xác định về một thái độ hành xử như thế, thầy Trí Quang làm cho những người học Phật đời sau nhớ tới tinh thần tùy duyên hành đạo và sống đạo của Phật giáo đời Trần. Vua Trần Nhân Tông khi đã gác kiếm chống quân Nguyên, thay chiến bào bằng áo cà sa, nghe thị giả hỏi rằng, đâu là chỗ khác nhau giữa việc đời bôn ba và việc đạo an nhiên tự tại, đã đọc bài kệ:

Sống đời vui đạo cứ tùy duyên

Khi đói thì ăn, mệt ngủ yên

Của quý đầy nhà đâu phải kiếm

Thấy cảnh lòng không khỏi hỏi thiền

(Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

 Như thế phải chăng “vô tâm tức là đạo?" Khi có người hỏi về khái niệm nầy, Tuệ Trung Thượng Sỹ, thầy của Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đọc bài kệ :

Vô tâmvô đạo

Có đạo chẳng vô tâm

Tâm đạo đều trống rỗng

Biết nơi đâu mà tầm?

(Bổn vô tâm vô đạo

Hữu đạo bất vô tâm

Tâm đạo nguyên hư tịch

Hà xứ cánh truy tầm?)

Điều Tuệ Trung muốn nói là cần đập vỡ những khái niệm tương tác không có thật giữa củ khoai và con kiến. Làm gì có con kiến mà kiện củ khoai. Làm gì có tâm và đạo hiện hữu như hai đối thể phân biệt khi tâm và đạo là nhất thể. Tâm và đạo không phải là hai hình tướng để mô tảphân biệt mà cần thực chứng trong rỗng lặng, an nhiên qua một trong nhiều phương tiện quán chiếu thiện xảo nhất của Phật giáothiền định. Đạo Phậtcon đường thực chứng cuộc đời chứ không phải phủ nhận hay xa lánh cuộc đời như ngộ nhận. Đạo giữa đời và đời giữa đạo. Bình thường giai thị đạo.

Nhà tu là một người phàm trang bị tính thánh chứ không phải là thánh. Bởi thế, tu hành cũng là một quá trình vật lộn với chính mình vì nghiệp và luân hồi là một chân lý vận hành khách quan. Bất luận Phật tử xuất gia hay tại gia, đã tu mấy đời hay nhiều đại kiếp, khi chưa đắc đạo thành Như lai, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác… thì vẫn còn trực tiếp chịu sự chi phối của Nghiệp. Mục Kiền Liênđại đệ tử đệ nhất thần thông của đức Phật đã tu qua nhiều đại kiếp, đã từng xuống tận địa ngục A Tỳ cứu Mẹ mà trong kiếp cuối cùng, trước khi đắc đạo, vẫn phải trả Nghiệp tiền kiếp. Ngài đã bao lâu ẩn tàng, mặc cho bọn cướp vây quanh tha hồ biếm nhẻ. Nhưng chỉ một phút tác động của Nghiệp đã để lộ nguyên hình cho bọn cướp ùa tới phanh thây. Tên cướp và thiền sư khác nhau ở chỗ là ai đang tạo nghiệp và ai đang giải nghiệp mà thôi.

Bởi thế, “tùy duyên…” là phong thái hành hoạt của người theo đạo Phật. Tất cả đều có sẵn tự thân tâm. Làm vua gặp quân xâm lăng: Đánh! Làm thầy gặp chuyện bất bằng: Chống! Gặp đời phiền não: Tu! Hết một đời: Thản nhiên ra đi như thay áo. Gặp chuyện thị phi đời thường: Im lặng như chánh pháp. Khi cần lập ngôn: Nói năng như chánh pháp. Có gì quan trọng – khi một tơ hào cũng không còn hiện hữu trong tánh không rỗng lặng – đâu mà phải cần hư vọng, hư danh như bia đá đề tên, lưu danh sử sánh, bỉ thử khen chê.

Trong khung cảnh Phật giáo, Trí Quang Tự Truyện viết ra để ghi lại những chuyện đời thường của chính tác giả. Nhưng tất cả đều không vượt ra ngoài tự tánh của chư pháp “không lại hoàn không” và tác giả đã hành xử; đã sống và viết trong cái không mênh mông rỗng lặng đó. Tiếng chuông công phu khuya từ chùa Hàn Sơn ngày xưa dóng lên từ một sơn tăng đã trở về với tự tánh rỗng lặng. Nhưng Trương Kế và muôn vạn đời sau đã “bắt gặp” và cảm nhận như thế nào là cả một hợp duyên “thân báo” muôn màu muôn vẻ khó thể nghĩ bàn. Khi tiếng chuông tự nó là tiếng chuông thì sẽ không khứ, không lai, không thừa, không thiếu. Tiếng chuông cũng chỉ là một pháp... không lại hoàn không.

   

Huế - Cali., mùa Phật Đản 2556 (2012)

Trần Kiêm Đoàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3267)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2522)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2473)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2394)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3155)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3925)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2880)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3010)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2579)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2621)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2625)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2295)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2606)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2971)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3911)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2925)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3579)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2785)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2380)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3289)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2840)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2555)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2836)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3482)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3787)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3922)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2513)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2498)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2232)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3765)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2853)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4054)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3249)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3695)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2901)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3786)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3262)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3336)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2917)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2686)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3673)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2628)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3141)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3547)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3725)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2858)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2620)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3112)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3614)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant