Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cá vẫn nghe kinh

26 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 17847)
Cá vẫn nghe kinh
CÁ VẪN NGHE KINH 
Trần Kiêm Đoàn

kinhnhattung2Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, tôi có viết bài Cá Nghe Kinh đăng trên báo Văn Hóa Phật Giáo trong nước và các báo Xuân tiếng Việt khác ở ngoài nước. Yêu cầu của một bài báo Xuân là ngắn gọn (không quá 2000 chữ), có nội dung tươi mát và tinh thần đại chúng. Nghĩa là tránh được hình thức rề rà kinh điển, liệt kê thư tịch, trích dẫn khảo cứu... khô khan được chừng nào hay chừng đó.

Nếu những yêu cầu nầy đặt ra trong bối cảnh văn chương học thuật khoảng 20 năm trước, có lẽ dân bút nghiên thời thượng sẽ buồn lòng. Nhưng trong đà diễn biễn của cuộc cách mạng truyền thông đại chúng nhanh như chớp mắt thời hiện đại thì một người cầm bút nhạy bén và cẩn trọng cần phải tôn trọng và phát huy khi viết cho báo giấy. Cũng là để góp phần cứu nguy cho khoảng từ 45 đến 65 phần trăm số lượng báo giấy trên toàn thế giới đã bị báo điện tử đánh bại.

Những luận điểm chủ đạo của bài viết Cá Nghe Kinh đơn giảncụ thể; không có gì cần phải dựa vào “thiền lâm thư tịch” của Tam tạng Kinh điển để so sánh và phân tích như tác giả Đào Nguyên đã dành nhiều công sức và chữ nghĩa khi viết bài nhận định sau hơn nửa năm bài báo trình làng.

Để có một cái nhìn khách quan và nhất quán về bài Cá Nghe Kinh vừa đề cập, tôi xin được tóm lược về những luận điểm đã trình bày:

Luận điểm 1: Kinh nhật tụng của Phật giáo Việt Nam hiện nay còn quá nặng nề về hình thức văn tự Hán Việt. Trong lúc đại đa số Phật tử thuộc thế hệ đàn anh xa lạ với văn từ Hán Việt. Miệng đọc tụng nhưng đầu óc không hiểu về âm, mù mờ về nghĩa là một sự phản tác dụng về tri thức và vướng víu về tâm linh. Đối với thế hệ đàn em thì sự bế tắc về hình thức văn tự Hán Việt càng nghiêm trọng hơn. Vô hình chung đối với thế hệ trẻ, hình thức kinh nhật tụng Hán Việt trở thành một thế giới “bùa chú” vì đọc mà không hiểu, lạy mà không thông, cầu mà không biết. Nghe kinh mà không hiểu nghĩa thì khác gì đàn cá nghe kinh!

Luận điểm 2: “Bóng đè” của kinh điển chữ Hán, nhập cảng từ Trung Quốc quá nặng nề. Ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc quá nặng trĩu về hình thức cũng như về nội dung trên văn hóa Phật giáo Việt Nam: Kiến trúc, pháp phục, pháp khí, pháp nghi, pháp điệu... của Phật giáo Việt Nam chưa thoát khỏi phiên bản của Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc nếu đem ra cẩn thận so sánh với thời trước và quan sát, kiểm nghiệm lại các hình thái hiện hữu trong thời hiện đại.

Luận điểm 3: Hoa ngữ là một sinh ngữ vì đó là một phương tiện sinh động về cả 3 mặt: Văn tự, thông tin và sinh hoạt. Nhưng Hán Việt là một tử ngữ – một loại ngôn ngữ chết – vì chỉ còn duy nhất một mặt: Ký tự. Đối với người Việt Nam trong cũng như ngoài nước có mấy ai còn dùng (hay có khả năng dùng) Hán Việt để thông tin và sinh hoạt ngoài một số quý tăng lữ và các nhà tham khảo chuyên ngành. Tại sao những lời kinh vàng ngọc của đạo Phật Việt Nam vẫn còn bị buộc chặt vào một tuồng ngôn ngữ chết. Tại sao các chùa chiền, tu viện Việt Nam mới xây dựng hay đại trùng tu hiện nay vẫn bám chặt vào hình thức ngôn ngữ Hán Việt đã chết để tiếp tục chạm khắc chữ Hán Việt trên những cổng tam quan, tiền đình, trụ đá, bia đồng... những câu Hán Việt mà ngay thế hệ tu sĩ trẻ đang tu trong chùa cũng không thể nào đọc được?! Những thời Kinh Nhật Tụng đang sử dụng trong các chùa chiền tự viện của Phật giáo Việt Nam hiện nay tóm gọn chỉ vài ba trăm trang phông chữ lớn, khổ bỏ túi mà còn chưa dịch ra chữ Quốc Ngữ (thuần Việt) thành một bản kinh văn trơn tru, thống nhất cho Phật tử đọc tụng hàng ngày thì nói chi đến những chân trời xa xôi Tam Tạng Kinh Điển.

Luận điểm 4: Các nước có lịch sử truyền thừa đạo Phật tương đương với Việt Nam như: Ấn Độ, Tây Tạng, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản và ngay cả Cam Bốt đều đã có Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo bằng ngôn ngữ thuần túy của nước họ. Nước Việt Nam ta “bốn nghìn năm văn hiến” đâu rồi mà mãi đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn loanh quanh bàn về “công phu” dịch kinh. Thậm chí, phải trông cậy vào khả năng dịch thuật của máy vi tính là phương tiện đang còn ở giai đoạn sơ khai. Việc sử dụng những phương tiện vi tính để dịch Đại Tạng Kinh từ Hán Tạng sang Việt Ngữ mới chỉ là một thử nghiệm thuộc phạm trù khoa học kỹ thuật hơn là nhân văn. Khả năng chuyển ngữ của các chương trình vi tính hiện nay mới chỉ ở giai đoạn bước đầu nên mức độ dịch thuật của máy chưa vượt qua khỏi trình độ chuyển ngữ căn bản. Trong lúc Kinh điển, nhất là kinh điển nhà Phật, là ngôn ngữ nhân văn vừa cao, vừa sâu, vừa rộng, vừa nghệ thuật của triết học, văn học và mỹ học. Bởi vậy, khi được biết những nhóm thiện tri thức ở nhiều nơi trên thế giới muốn dịch Đại Tạng Kinh bằng các chương trình vi tính và ngay cả khi được mời tham gia, tôi thường dè dặt góp ý với anh chị em là “hãy hết sức tỉnh táo và dè dặt khi làm thơ bằng máy” hơn là thật sự tin tưởng vào kết quả cụ thể.

Tôi rất hoan hỷtán thán tác giả Đào Nguyên đã đưa tôi vào sâu trong lĩnh vực “chuyên môn” mà quý thiện hữu đã dày công đào luyện trong suốt 15 năm qua. Nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không nói cùng một ngôn ngữ. Ngôn ngữ của tôi là chân trời tự do sáng tạo; trong lúc ngôn ngữ của quý thiện hữu Đào Nguyên là những giá sách đóng khung của thư tịch và thống kê số liệu. Trong lúc tôi tâm cảm bài thơ “ngắn nhất” và hay nhất của văn học Phật giáo là bài thơ không lời của Ca Diếp “Ca Diếp niêm hoa mỉm miệng cười”; bài thơ ngắn nhất gắn liền với số phận ngôi chùa cổ và giúp cho ngôi chùa còn lưu lại với nhân gian là bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế. Tôi đã từng ngồi hết cả nửa đêm dưới mái hiên chùa Hàn SơnTrung Quốc, nghe sư cụ kể là chùa Hàn Sơn đã được trùng tu tới 16 lần để còn tồn tại đến ngày nay cũng chỉ nhờ có 4 câu thơ của Trương Kế; trong lúc hàng 3 chục nghìn ngôi chùa khác cùng thời đã trở thành cát bụi với thời gian vì thiếu... một vần thơ! Trong lúc đó quý thiện hữu Đào Nguyên đã trưng dẫn những bài thơ Đường ngắn nhất theo tài liệu thống kê! Cũng tương tự như thế, tôi hiểu Nguyễn Du như một nhà thơ; trong lúc quý thiện hữu Đào Nguyên tìm đến Nguyễn Du như một nhà Phật học. Nhà nghiên cứu là người học võ để đi quyền. Nghệ sĩ là người đi quyền để học võ. Khác nhau ở chỗ là bậc hữu học và bậc vô học như ẩn dụ theo lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.

Nếu cứ mãi theo một tiến độ của ngôn ngữ thống kê đối diện với ngôn ngữ văn chương sáng tác như thế thì e rằng, quý thiện hữu Đào Nguyên càng đưa bài viết Cá Nghe Kinh đi sâu vào phân tích và suy diễn, càng đưa tới tác dụng nghịch chiều. Nếu không đến nỗi như mâu và thuẫn thì cũng chẳng mở thêm được một cánh cửa nhỏ nào hé ra chân trời Phật đạo đang lồng lộng muôn màu muôn vẻ ngoài kia mà tất cả chúng ta đều đang cần tới.

Trong sinh hoạt viết lách, tôi đã từng bị ghiền căn bệnh thống kê và số liệu đâu chừng hai chục năm về trước khi viết về Phật giáo (Kính mời theo dõi trên trang nhà: www.trankiemdoan.net) . Nhưng khi có dịp học hỏi, tham khảo và suy niệm về yếu tính căn bản ngôn ngữ của đạo Phật tôi mới sáng mắt ra rằng: Ngôn ngữ của đạo Phật không phải là mẫu tự a,b,c... mà là ngôn ngữ của biểu tượng. Muốn hiểu kinh điển nhà Phật không thể nào cứ dán mắt vào số liệu thống kê; cũng không thể tùy tiện hiểu theo cái hiểu cạn cợt của mình mà suy diễn. “Y kinh liễu nghĩa tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự tức tùng ma thuyết” là thế.

Sự sáng tạo nghiêm túc trong văn học Phật giáo quả là một hạnh phúc cho người viết lẫn người đọc vì ngay trong nhân đã có quả. Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác để hiểu nhau. Hơn mười năm trước đây khi khởi viết tác phẩm Tu Bụi tôi thường tham khảo ý kiến của quý Thầy, quý Sư Cô và chư thiện hữu tri thức; và nhất là dốc tâm cầu nguyện trên mỗi 600 trang sách để cho mình đặt được cái tâm lên trên cái trí. Nhị nguyên luận theo thói tục thị phi, bỉ thử khen chê, thách thức... thường đưa đến hý luận vọng tâm phi Phật giáo. Bởi vậy, khi xác định lại rằng, “cá vẫn nghe kinh” là để thay cho một lời tác bạch mà người viết muốn nói lên ước mơ của mình. Đấy là sự thiết tha thỉnh cầu về một nỗ lực chung của chư Tôn thiền đức và Phật tử trong một tương lai gần nhằm thực hiện cho được Nghi Thức Tụng Niệm hằng ngày thuần tiếng Việt, trong sáng, rõ nghĩa để sử dụng thống nhất cho tất cả tín đồthân hữu của Phật giáo Việt Nam.

 Sacramento, mùa An Cư Kiết Hạ 2012

Trần Kiêm Đoàn

Bài Viết Liên Quan:
CÁ NGHE KINH -Trần Kiêm Đoàn
TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ TRẦN KIÊM ĐOÀN về một số vấn đề liên quan đến Đại tạng kinh Việt Nam - Đào Nguyên

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9500)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13809)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15517)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 17014)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9831)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10003)
Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 8209)
Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực.
(Xem: 10203)
Có chăng một cái gì bất diệt? Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu)... Vĩnh Hảo
(Xem: 9789)
Vấn đề “Hộ pháp” được nêu lên trong trường hợp nầy. Nó là vấn đề tự lợi lợi tha mà muốn sống có ý nghĩa và muốn phổ biến ý nghĩa ấy trong mọi tầng lớp và mọi thế hệ, bổn phận chúng ta buộc chúng ta phải có... HT Thích Trí Quang
(Xem: 9841)
Chuyện về hai người “vô gia cư” James và Harris chứng minh cho chúng ta thấy cái “quả” tốt đẹp, bất ngờ... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10894)
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không... Hồ Dụy
(Xem: 11038)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11380)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11186)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13264)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11310)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10787)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12633)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10132)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10874)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10360)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10853)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10442)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6150)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11439)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10767)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9970)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10622)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10786)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 10011)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11149)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11253)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11153)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 13270)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17961)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14721)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11629)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11526)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11428)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10685)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10116)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10848)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11783)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9519)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9999)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9646)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12299)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10505)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10981)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11845)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant