Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đóa Bạch Vân

19 Tháng Hai 201300:00(Xem: 12985)
Đóa Bạch Vân

Đóa Bạch Vân

Thích Như Điển

 

doa_bach_van Con người khi được sinh ra trong cuộc đời nầy là một phước duyên không nhỏ. Vì chỉ ở cõi người nầy, con người mới có khả năng thăng tiến thành chư Thiên, thành Bồ Tát và ngay cả thành Phật nữa. Ngược lại nếu bị sinh vào trong những cõi khổ đau như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì biết bao giờ mới thấy được ánh sáng nhiệm mầu của chư Phật; hoặc giả nếu được sanh về các cõi chư Thiên đi nữa, khi phước đức hữu lậu không còn, chư Thiên ấy cũng có thể bị đọa vào ba đường dữ như thường.

 

 Phàm làm người, có được thân nầy, ta nên bảo trọng nó để tu học, không phải lệ thuộc nó, mà phải trưởng dưỡng nó để triển khai tâm bồ đề. Chính tâm nầy sẽ mang ta đến chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử luân hồivô minh ái nhiễm. Ai đó hiểu được Đạo Phật hay lời Phật dạy thì người ấy sẽ tự tin nơi khả năng thành Phật của mình ở một tương lai trong mai hậu. Người không có lý tưởng và niềm tin cũng giống như ra khơi mà chẳng biết định vị hướng nào để đến đích. Có người cứ phó thác cho dòng đời trôi chảy, vì cảm thấy rằng mình không có đủ khả năng để lèo lái con thuyền tự tánh của mình, rồi từ đó buông xuôi tất cả. Cũng có lắm kẻ vì ỷ vào khả năng siêu việt của mình; nên xem thiên hạ chung quanh mình chẳng ra gì.

 

 Những người có thế lực, thường hay dùng quyền năng sẵn có để thị uy với đối phương; những người ấy quên rằng: quyền lực cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn đương tại vị, rồi nó cũng sẽ bỏ ta ra đi, không nuối tiếc một điều gì. Có người vì giàu sang, quyền quý, đẹp đẽ nên lấy tiền bạc và sắc đẹp để chinh phục kẻ đối phương; nhưng khi sắc đẹp đã tàn phai và tiền tài không còn nắm trong tay nữa, lúc ấy mọi việc đều ngỡ ngàng. Cũng có lắm kẻ tranh danh đoạt lợi, mong chiếm được địa vị cao tột trong xã hội để thị uy với đời và chứng tỏ rằng: ta đây là người chiến thắng…

 

 Từ trên đỉnh đồi của Tu Viện Đa Bảo, vùng Blue Mountains gần Sydney độ 2 tiếng đồng hồ xe hơi, tôi đã quán chiếu vào những buổi sáng mai sương sớm hay lúc đêm về qua tiếng ve sầu inh ỏi đó đây. Thỉnh thoảng một vài tảng mây trắng thong dong bay lượn trên mái nhà, nhiều khi bay sát vào phòng, nơi bàn viết của tôi, mây kia như có ý mời gọi, hãy mau bước lên đây để mây chở về Tây. Ôi thật đẹp biết bao với cảnh núi đồi hùng vĩ và mây trắng thong dong nầy.

 Cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, chỉ có núi đồi, cây cỏ, chim muông và gió thổi mây ngàn. Có nhiều đêm có trăng, tôi ngồi bên cửa sổ để nhìn ngắm ánh trăng xuyên qua kẽ lá, rồi chờn vờn lúc tỏ lúc mờ; hoặc giả có những buổi mai sương mù phủ kín núi đồi và tịnh thất, tưởng như mình đang ở trên một thế giới bồng lai tiên cảnh nào đó, nhưng khi ánh thái dương trổi dậy thì màn sương kia tan dần, tan dần thật mỏng, rồi di chuyển đi nơi khác. Chẳng biết mây và sương từ đâu đến, rồi mây trôi về một phương trời vô định nào? Mây chẳng báo cho ai hay trước khi đến và cũng chẳng có lời nào khi đã giã biệt ra đi. Đúng là mộng ảo vô thường của cuộc thế. Có đó rồi mất đó. Đẹp đó rồi tan biến đó. Hình hài phiêu bồng lúc cao, lúc thấp, chập chững đó đây, bỗng chốc lúc hiện hữu lúc vô hình như ẩn nấp đâu đây để rồi tái hiện ở nơi khác.

 

 Cuộc đời của chúng ta cũng chẳng khác nào những cụm mây lang thang kia. Đi không để lại dấu vết và đến cũng chẳng báo trước cho ai hay. Xem như mây kia vô tình, nhưng thực tế mây cũng chẳng làm phiền muộn đến ai. Muốn đến, mây cứ đến, muốn đi, mây cứ đi, không khách sáo, không gọi mời, không buồn lụy và cũng chẳng não phiền. Dầu cho cuộc sống của nhân thế có đổi thay, thay đổi; nhưng mây và gió, sương và tuyết cũng vẫn thản nhiên với cảnh vật chung quanh, chỉ có con người mới làm chứng nhân của những sự thăng trầm dâu bể ấy.

 

 Từ đồi núi Đa Bảo nầy, tôi đã hành trì kinh Kim Cang suốt trong 10 năm qua, trong những tháng ngày nhập thất ở đây. Quả thật 500 biến kinh ấy đã dọi thẳng vào lòng, soi kỹ vào tâm, để cuối cùng thấy rằng: thế giới nầy cũng chỉ là một hợp tướng mà thôi, không có gì chắc thật, ngoại trừ cái tâm trụ vào chỗ vô trụ. Đây là cốt lõi của kinh Kim Cương phần Vô ngã.

 

 Ngày xưa cách đây hơn 200 năm về trước, cụ Nguyễn Du một đại văn hào của Việt Nam chúng ta vào hậu bán thế kỷ thứ 18, sau khi đọc kinh Kim Cương 300 biến, ông đã thổ lộ tâm tình của mình qua tác phẩm „Đoạn Trường Tân Thanh“ để cuối cùng chân và giả, thiện và ác, đúng và sai… tất cả đều quy vào một chữ tâm. Chính cái tâm ấy đã là đầu mối để chỉ đạo cho Nguyễn Du vào đời làm quan dưới ba triều đại của vua Lê chúa Trịnh, nhà Nguyễn Tây Sơn và Gia Long Nguyễn Ánh. Cuối cùng Cụ Nguyễn Du đã để lại cho đời một áng văn chương tuyệt tác qua mấy ngàn vần thơ lục bát ấy.

 

 Trạng Nguyên lưỡng quốc, Cụ Mạc Đỉnh Chi khi đi sứ sang Trung Hoa gặp lúc Công Chúa triều đình ra người thiên cổ. Bên đối phương chỉ ra đề một chữ „nhứt“ và từ đó Cụ Mạc Đỉnh Chi đã làm một bài thơ như sau:

 

 Thanh thiên nhất đóa vân

 Hồng lô nhất điểm tuyết

 Giao trì nhất phiếm nguyệt

 Thượng uyển nhất chi hoa

 Ôi !

 Mây tán

 Tuyết tan

 Hoa tàn

 Nguyệt khuyết

 

 Chỉ có thế thôi! Nhưng là một bậc kỳ lão của ngoại giao qua chữ „nhứt“; nhưng cuối cùng rồi cái „một“ ấy cũng không còn. Chỉ còn một hình ảnh mơ màng của mây tan, tuyết chảy, hoa héo và trăng mờ. Quả thật đời là mộng ảo. Có gì đâu để bi lụy và thương đau! Thế mà đã có không biết bao nhiêu thi nhân văn sĩ, dùng không biết bao nhiêu giấy mực để diễn tả cho cái nhứt thời nầy.

 

 Nơi núi đồi Đa Bảo nầy tôi đã thấy: mây chẳng phải là mây, núi chẳng phải là núi, sương chẳng phải là sương, gió chẳng phải là gió. Vì lẽ bản chất của những cảnh nầy chỉ là hiện tượng. Đã là hiện tượng thì không có thật tướng. Cái thật tướng của hiện tượng là một cái không to tướng, không có gì để quan tâm nữa. Vì tướng vốn đã không thì tánh chẳng trụ vào đó để làm gì.

 

 Từ đây tôi cũng đã nghe tin Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam và là Phó Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 5 tháng 12 năm 2012. Thế thọ 85 năm và 65 năm Pháp Lạp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương chiếu hậu, mọi người có thể soi khi bước lên chiếc xe sinh tử của mình. Khi Ngài còn sống, biết bao nhiêu điều tốt đẹp đã đến với Ngài; nhưng cũng chẳng thiếu những thị phi nhơn nghĩa, để rồi Ngài ra đi, như câu thơ Ngài đã viết năm 1963 rằng:

 

 "Các vị ra đi để lại cõi trần

 Cỏ hoa ứa lệ thế nhân não nùng!“

 

Khổ đau rồi cũng trôi qua, hạnh phúc cũng sẽ không còn nữa, danh thơm tiếng tốt rồi cũng giống như gió thoảng mây trôi, thị phi nhân nghĩa với đời nầy cũng giống như sương mai trên đầu ngọn cỏ, sấm chớp trên bầu trời. Có đó rồi tan biến đó. Chẳng có gì là vĩnh cửu. Chỉ có con ngườiđa sự, còn vạn vật chung quanh ta vốn vô tình.

 

 Ngài đã ra đi, hình hài ấy chỉ còn tượng trưng bởi tro cốt sau khi thiêu còn lại; nhưng tâm thức Ngài giờ đây đã tiêu diêu tự tại nơi cõi giải thoát. Đôi khi Ngài sẽ mỉm cười nhìn về thế giới khổ đau tục lụy nầy để cảm nhận cho một sự việc, một quá trình như Ngài đã trải qua nơi thế trần nầy gần 85 năm trụ thế.

 

 Đời có đáng giá gì đâu để cho ta phải sầu phải cảm. Vì tất cả chỉ là hoa trôi, trăng khuyết, mây tan. Chỉ thế thôi và cuộc đời chỉ có thế. Nhưng ta vẫn phải sống trong cuộc đời nầy để nhìn thấy vận nước đổi thay, lòng người nghi kỵ nhau, nhằm chỉ để giải quyết những cái chấp thủ của con người về một vấn đề gì đó. Khi con người đã chấp thì họ chỉ bảo thủ cái chấp ấy là đúng. Nếu không vậy, họ chẳng chấp để làm gì? Người hiểu Đạo là người không bị cái chấp trước kia làm chủ, mà ta phải làm chủ cái tâm phân biệt kia. Đây là vấn đề then chốt của cuộc sống.

 Ca dao xứ Huế có câu rằng:

 

 Trăm năm trước thì ta chẳng có

 Trăm năm sau có cũng như không

 Cuộc đời sắc sắc không không

 Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.

 

 Cuối cùng rồi cái gì cũng không còn. Chỉ có tấm lòng thương người là ở lại với đời. Danh lợi, tiền tài, chức phận, được thua, hơn mất… tất cả rồi cũng sẽ trôi qua đi. Khi người ta có nhớ đến người đã ra đi chăng nữa thì cũng chỉ nhớ đến một tấm lòng. Chính tấm lòng ấy Ngài Hộ Giác đã mang đến cho Đời và cho Đạo. Do vậy nếu sau nầy có ai đó nghĩ đến Ngài thì hãy nhớ đến tấm lòng của Ngài thì chúng ta sẽ gặp Hòa Thượng.

 

 Ngày xưa Cụ Nguyễn Công Trứ trong bài chữ „nhàn“ cũng đã đề cập đến vấn đề nầy thật rõ ràng rằng:

 

  … Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi

 Mười lăm trẻ, năm mươi già không biết kể

 Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe

 Trần có vui, sao chẳng cười khì

 Khi hỷ lạc khi ái dục khi sầu bi

 Chứa chi lắm một bầu nhân dục

 

 Nhà nho như Nguyễn Công Trứ mà còn ý niệm được cuộc sống vô thường của thế nhân, huống nữa là những người Phật Tử. Nhưng cái vô thường của Nho gia là cái vô thường hữu hạn trong cuộc sống; cái vô thường của sự đối đãi, phải sống sao cho đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống thế trần kia. Còn Phật học phải qua khỏi sự đối đãi ấy.

 

 Suốt 10 năm qua tôi đã có cơ duyên đến Úc Châu và mỗi lần hơn 2 tháng mùa hè nơi núi đồi Đa Bảo từ vùng Capelltown đến Blue Mountains nầy, tôi đã sống, đã tu, đã làm việc, đã hít thở không khí thiên nhiên nơi đây. Cảm nhận được cái đẹp của đất trời, cái vô thường của vạn vật, cái nổi trôi của mây nước, cái mờ ảo của sương mai… từ đó với cuộc đời nầy tôi vẫn đi, vẫn đến, vẫn tự tại với gió bạt mây ngàn. Không có gì làm bận chân tôi, không có gì làm bận tâm tôi. Tất cả đều thoảng qua rồi tan biến vào hư không vô định.

 

 Cái còn lại ở đây là cái ân nghĩa nghìn trùng của bao tấm lòng đã gầy dựng nên Đa Bảo nầy, của những ai đã góp một bàn tay, một năng lực, một sự động viên để tạo thành chốn Già Lam nầy, để chỉ nhớ một tấm lòng từ bi làm lợi cho Đời và cho Người. Vì lẽ trăm năm trước chỗ nầy chưa có và trăm năm sau nữa đâu ai biết rằng nơi đây sẽ trở thành gì? Nhưng dầu gì đi nữa thì nơi đây cũng đã có những bước Chim Di của đàn Chim Việt, đã một thời dừng chân nơi cõi Tịnh nầy. Xin niệm ân tất cả cho những tấm lòng.

 

 Rồi những năm sau nữa, tôi không còn có cơ duyên như 10 năm trước đây; nhưng dầu cho ở một cõi xa xăm nào đó, tôi vẫn hướng về nơi núi đồi Đa Bảo nầy để nhìn một áng mây trôi, biết đâu áng mây ấy đã được tôi gởi gắm một vài lời và mây ấy đến đây để thăm lại ngôi nhà xưa nơi tôi trú ngụ. Nơi ấy đã vang vọng những tiếng kinh cầu Lăng Nghiêm vào buổi sáng mai và Kim Cang vào những thời kinh tối.

 

 Cuộc thế đổi thay ai biết được; nhưng với tôi, ân nghĩa vẫn nghìn trùng và cuộc đời vẫn tiếp diễn mãi sau sự sống của mình. Vì vậy tôi vẫn viết để lại cho Đời và cho Người, cho mây và cho gió, cho tất cả những ai còn quan tâm đến sự sống ở cõi trần nầy.

 

 Câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà vẫn là câu thần chú nhiệm mầu đối với tôi và mong rằng: Mọi người cũng như vậy. Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống.

 

Viết xong ngày 20 tháng 12 năm 2012

tại Thất Đa Bảo vùng Blue Mountains

sau 10 lần đến đây tịnh tu, nhập thất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10278)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11181)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9927)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10158)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9629)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10015)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8777)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8508)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10021)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9976)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9425)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10569)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10494)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11268)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8479)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12605)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10129)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8416)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9641)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9491)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8105)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9959)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9203)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13315)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9529)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8656)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10295)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8625)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8608)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14167)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10171)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8570)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11461)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11811)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8742)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8089)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9335)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10380)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8680)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8777)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16035)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9868)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11371)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10176)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8333)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9248)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9979)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8574)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12103)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant