Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đóa Bạch Vân

19 Tháng Hai 201300:00(Xem: 13018)
Đóa Bạch Vân

Đóa Bạch Vân

Thích Như Điển

 

doa_bach_van Con người khi được sinh ra trong cuộc đời nầy là một phước duyên không nhỏ. Vì chỉ ở cõi người nầy, con người mới có khả năng thăng tiến thành chư Thiên, thành Bồ Tát và ngay cả thành Phật nữa. Ngược lại nếu bị sinh vào trong những cõi khổ đau như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì biết bao giờ mới thấy được ánh sáng nhiệm mầu của chư Phật; hoặc giả nếu được sanh về các cõi chư Thiên đi nữa, khi phước đức hữu lậu không còn, chư Thiên ấy cũng có thể bị đọa vào ba đường dữ như thường.

 

 Phàm làm người, có được thân nầy, ta nên bảo trọng nó để tu học, không phải lệ thuộc nó, mà phải trưởng dưỡng nó để triển khai tâm bồ đề. Chính tâm nầy sẽ mang ta đến chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử luân hồivô minh ái nhiễm. Ai đó hiểu được Đạo Phật hay lời Phật dạy thì người ấy sẽ tự tin nơi khả năng thành Phật của mình ở một tương lai trong mai hậu. Người không có lý tưởng và niềm tin cũng giống như ra khơi mà chẳng biết định vị hướng nào để đến đích. Có người cứ phó thác cho dòng đời trôi chảy, vì cảm thấy rằng mình không có đủ khả năng để lèo lái con thuyền tự tánh của mình, rồi từ đó buông xuôi tất cả. Cũng có lắm kẻ vì ỷ vào khả năng siêu việt của mình; nên xem thiên hạ chung quanh mình chẳng ra gì.

 

 Những người có thế lực, thường hay dùng quyền năng sẵn có để thị uy với đối phương; những người ấy quên rằng: quyền lực cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn đương tại vị, rồi nó cũng sẽ bỏ ta ra đi, không nuối tiếc một điều gì. Có người vì giàu sang, quyền quý, đẹp đẽ nên lấy tiền bạc và sắc đẹp để chinh phục kẻ đối phương; nhưng khi sắc đẹp đã tàn phai và tiền tài không còn nắm trong tay nữa, lúc ấy mọi việc đều ngỡ ngàng. Cũng có lắm kẻ tranh danh đoạt lợi, mong chiếm được địa vị cao tột trong xã hội để thị uy với đời và chứng tỏ rằng: ta đây là người chiến thắng…

 

 Từ trên đỉnh đồi của Tu Viện Đa Bảo, vùng Blue Mountains gần Sydney độ 2 tiếng đồng hồ xe hơi, tôi đã quán chiếu vào những buổi sáng mai sương sớm hay lúc đêm về qua tiếng ve sầu inh ỏi đó đây. Thỉnh thoảng một vài tảng mây trắng thong dong bay lượn trên mái nhà, nhiều khi bay sát vào phòng, nơi bàn viết của tôi, mây kia như có ý mời gọi, hãy mau bước lên đây để mây chở về Tây. Ôi thật đẹp biết bao với cảnh núi đồi hùng vĩ và mây trắng thong dong nầy.

 Cảnh vật nơi đây thật yên tĩnh, chỉ có núi đồi, cây cỏ, chim muông và gió thổi mây ngàn. Có nhiều đêm có trăng, tôi ngồi bên cửa sổ để nhìn ngắm ánh trăng xuyên qua kẽ lá, rồi chờn vờn lúc tỏ lúc mờ; hoặc giả có những buổi mai sương mù phủ kín núi đồi và tịnh thất, tưởng như mình đang ở trên một thế giới bồng lai tiên cảnh nào đó, nhưng khi ánh thái dương trổi dậy thì màn sương kia tan dần, tan dần thật mỏng, rồi di chuyển đi nơi khác. Chẳng biết mây và sương từ đâu đến, rồi mây trôi về một phương trời vô định nào? Mây chẳng báo cho ai hay trước khi đến và cũng chẳng có lời nào khi đã giã biệt ra đi. Đúng là mộng ảo vô thường của cuộc thế. Có đó rồi mất đó. Đẹp đó rồi tan biến đó. Hình hài phiêu bồng lúc cao, lúc thấp, chập chững đó đây, bỗng chốc lúc hiện hữu lúc vô hình như ẩn nấp đâu đây để rồi tái hiện ở nơi khác.

 

 Cuộc đời của chúng ta cũng chẳng khác nào những cụm mây lang thang kia. Đi không để lại dấu vết và đến cũng chẳng báo trước cho ai hay. Xem như mây kia vô tình, nhưng thực tế mây cũng chẳng làm phiền muộn đến ai. Muốn đến, mây cứ đến, muốn đi, mây cứ đi, không khách sáo, không gọi mời, không buồn lụy và cũng chẳng não phiền. Dầu cho cuộc sống của nhân thế có đổi thay, thay đổi; nhưng mây và gió, sương và tuyết cũng vẫn thản nhiên với cảnh vật chung quanh, chỉ có con người mới làm chứng nhân của những sự thăng trầm dâu bể ấy.

 

 Từ đồi núi Đa Bảo nầy, tôi đã hành trì kinh Kim Cang suốt trong 10 năm qua, trong những tháng ngày nhập thất ở đây. Quả thật 500 biến kinh ấy đã dọi thẳng vào lòng, soi kỹ vào tâm, để cuối cùng thấy rằng: thế giới nầy cũng chỉ là một hợp tướng mà thôi, không có gì chắc thật, ngoại trừ cái tâm trụ vào chỗ vô trụ. Đây là cốt lõi của kinh Kim Cương phần Vô ngã.

 

 Ngày xưa cách đây hơn 200 năm về trước, cụ Nguyễn Du một đại văn hào của Việt Nam chúng ta vào hậu bán thế kỷ thứ 18, sau khi đọc kinh Kim Cương 300 biến, ông đã thổ lộ tâm tình của mình qua tác phẩm „Đoạn Trường Tân Thanh“ để cuối cùng chân và giả, thiện và ác, đúng và sai… tất cả đều quy vào một chữ tâm. Chính cái tâm ấy đã là đầu mối để chỉ đạo cho Nguyễn Du vào đời làm quan dưới ba triều đại của vua Lê chúa Trịnh, nhà Nguyễn Tây Sơn và Gia Long Nguyễn Ánh. Cuối cùng Cụ Nguyễn Du đã để lại cho đời một áng văn chương tuyệt tác qua mấy ngàn vần thơ lục bát ấy.

 

 Trạng Nguyên lưỡng quốc, Cụ Mạc Đỉnh Chi khi đi sứ sang Trung Hoa gặp lúc Công Chúa triều đình ra người thiên cổ. Bên đối phương chỉ ra đề một chữ „nhứt“ và từ đó Cụ Mạc Đỉnh Chi đã làm một bài thơ như sau:

 

 Thanh thiên nhất đóa vân

 Hồng lô nhất điểm tuyết

 Giao trì nhất phiếm nguyệt

 Thượng uyển nhất chi hoa

 Ôi !

 Mây tán

 Tuyết tan

 Hoa tàn

 Nguyệt khuyết

 

 Chỉ có thế thôi! Nhưng là một bậc kỳ lão của ngoại giao qua chữ „nhứt“; nhưng cuối cùng rồi cái „một“ ấy cũng không còn. Chỉ còn một hình ảnh mơ màng của mây tan, tuyết chảy, hoa héo và trăng mờ. Quả thật đời là mộng ảo. Có gì đâu để bi lụy và thương đau! Thế mà đã có không biết bao nhiêu thi nhân văn sĩ, dùng không biết bao nhiêu giấy mực để diễn tả cho cái nhứt thời nầy.

 

 Nơi núi đồi Đa Bảo nầy tôi đã thấy: mây chẳng phải là mây, núi chẳng phải là núi, sương chẳng phải là sương, gió chẳng phải là gió. Vì lẽ bản chất của những cảnh nầy chỉ là hiện tượng. Đã là hiện tượng thì không có thật tướng. Cái thật tướng của hiện tượng là một cái không to tướng, không có gì để quan tâm nữa. Vì tướng vốn đã không thì tánh chẳng trụ vào đó để làm gì.

 

 Từ đây tôi cũng đã nghe tin Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam và là Phó Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 5 tháng 12 năm 2012. Thế thọ 85 năm và 65 năm Pháp Lạp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương chiếu hậu, mọi người có thể soi khi bước lên chiếc xe sinh tử của mình. Khi Ngài còn sống, biết bao nhiêu điều tốt đẹp đã đến với Ngài; nhưng cũng chẳng thiếu những thị phi nhơn nghĩa, để rồi Ngài ra đi, như câu thơ Ngài đã viết năm 1963 rằng:

 

 "Các vị ra đi để lại cõi trần

 Cỏ hoa ứa lệ thế nhân não nùng!“

 

Khổ đau rồi cũng trôi qua, hạnh phúc cũng sẽ không còn nữa, danh thơm tiếng tốt rồi cũng giống như gió thoảng mây trôi, thị phi nhân nghĩa với đời nầy cũng giống như sương mai trên đầu ngọn cỏ, sấm chớp trên bầu trời. Có đó rồi tan biến đó. Chẳng có gì là vĩnh cửu. Chỉ có con ngườiđa sự, còn vạn vật chung quanh ta vốn vô tình.

 

 Ngài đã ra đi, hình hài ấy chỉ còn tượng trưng bởi tro cốt sau khi thiêu còn lại; nhưng tâm thức Ngài giờ đây đã tiêu diêu tự tại nơi cõi giải thoát. Đôi khi Ngài sẽ mỉm cười nhìn về thế giới khổ đau tục lụy nầy để cảm nhận cho một sự việc, một quá trình như Ngài đã trải qua nơi thế trần nầy gần 85 năm trụ thế.

 

 Đời có đáng giá gì đâu để cho ta phải sầu phải cảm. Vì tất cả chỉ là hoa trôi, trăng khuyết, mây tan. Chỉ thế thôi và cuộc đời chỉ có thế. Nhưng ta vẫn phải sống trong cuộc đời nầy để nhìn thấy vận nước đổi thay, lòng người nghi kỵ nhau, nhằm chỉ để giải quyết những cái chấp thủ của con người về một vấn đề gì đó. Khi con người đã chấp thì họ chỉ bảo thủ cái chấp ấy là đúng. Nếu không vậy, họ chẳng chấp để làm gì? Người hiểu Đạo là người không bị cái chấp trước kia làm chủ, mà ta phải làm chủ cái tâm phân biệt kia. Đây là vấn đề then chốt của cuộc sống.

 Ca dao xứ Huế có câu rằng:

 

 Trăm năm trước thì ta chẳng có

 Trăm năm sau có cũng như không

 Cuộc đời sắc sắc không không

 Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.

 

 Cuối cùng rồi cái gì cũng không còn. Chỉ có tấm lòng thương người là ở lại với đời. Danh lợi, tiền tài, chức phận, được thua, hơn mất… tất cả rồi cũng sẽ trôi qua đi. Khi người ta có nhớ đến người đã ra đi chăng nữa thì cũng chỉ nhớ đến một tấm lòng. Chính tấm lòng ấy Ngài Hộ Giác đã mang đến cho Đời và cho Đạo. Do vậy nếu sau nầy có ai đó nghĩ đến Ngài thì hãy nhớ đến tấm lòng của Ngài thì chúng ta sẽ gặp Hòa Thượng.

 

 Ngày xưa Cụ Nguyễn Công Trứ trong bài chữ „nhàn“ cũng đã đề cập đến vấn đề nầy thật rõ ràng rằng:

 

  … Cuộc nhân sinh chừng bảy tám chín mười mươi

 Mười lăm trẻ, năm mươi già không biết kể

 Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe

 Trần có vui, sao chẳng cười khì

 Khi hỷ lạc khi ái dục khi sầu bi

 Chứa chi lắm một bầu nhân dục

 

 Nhà nho như Nguyễn Công Trứ mà còn ý niệm được cuộc sống vô thường của thế nhân, huống nữa là những người Phật Tử. Nhưng cái vô thường của Nho gia là cái vô thường hữu hạn trong cuộc sống; cái vô thường của sự đối đãi, phải sống sao cho đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống thế trần kia. Còn Phật học phải qua khỏi sự đối đãi ấy.

 

 Suốt 10 năm qua tôi đã có cơ duyên đến Úc Châu và mỗi lần hơn 2 tháng mùa hè nơi núi đồi Đa Bảo từ vùng Capelltown đến Blue Mountains nầy, tôi đã sống, đã tu, đã làm việc, đã hít thở không khí thiên nhiên nơi đây. Cảm nhận được cái đẹp của đất trời, cái vô thường của vạn vật, cái nổi trôi của mây nước, cái mờ ảo của sương mai… từ đó với cuộc đời nầy tôi vẫn đi, vẫn đến, vẫn tự tại với gió bạt mây ngàn. Không có gì làm bận chân tôi, không có gì làm bận tâm tôi. Tất cả đều thoảng qua rồi tan biến vào hư không vô định.

 

 Cái còn lại ở đây là cái ân nghĩa nghìn trùng của bao tấm lòng đã gầy dựng nên Đa Bảo nầy, của những ai đã góp một bàn tay, một năng lực, một sự động viên để tạo thành chốn Già Lam nầy, để chỉ nhớ một tấm lòng từ bi làm lợi cho Đời và cho Người. Vì lẽ trăm năm trước chỗ nầy chưa có và trăm năm sau nữa đâu ai biết rằng nơi đây sẽ trở thành gì? Nhưng dầu gì đi nữa thì nơi đây cũng đã có những bước Chim Di của đàn Chim Việt, đã một thời dừng chân nơi cõi Tịnh nầy. Xin niệm ân tất cả cho những tấm lòng.

 

 Rồi những năm sau nữa, tôi không còn có cơ duyên như 10 năm trước đây; nhưng dầu cho ở một cõi xa xăm nào đó, tôi vẫn hướng về nơi núi đồi Đa Bảo nầy để nhìn một áng mây trôi, biết đâu áng mây ấy đã được tôi gởi gắm một vài lời và mây ấy đến đây để thăm lại ngôi nhà xưa nơi tôi trú ngụ. Nơi ấy đã vang vọng những tiếng kinh cầu Lăng Nghiêm vào buổi sáng mai và Kim Cang vào những thời kinh tối.

 

 Cuộc thế đổi thay ai biết được; nhưng với tôi, ân nghĩa vẫn nghìn trùng và cuộc đời vẫn tiếp diễn mãi sau sự sống của mình. Vì vậy tôi vẫn viết để lại cho Đời và cho Người, cho mây và cho gió, cho tất cả những ai còn quan tâm đến sự sống ở cõi trần nầy.

 

 Câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà vẫn là câu thần chú nhiệm mầu đối với tôi và mong rằng: Mọi người cũng như vậy. Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống.

 

Viết xong ngày 20 tháng 12 năm 2012

tại Thất Đa Bảo vùng Blue Mountains

sau 10 lần đến đây tịnh tu, nhập thất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16570)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15704)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15146)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19276)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15773)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13847)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13969)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14484)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15254)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18166)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15265)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14761)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17980)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20754)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19559)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17117)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15791)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17193)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15927)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15244)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 15012)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 15014)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18067)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15792)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16767)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14467)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14375)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16582)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17459)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18659)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 17018)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16433)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15710)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16504)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15467)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14301)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15464)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14867)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7595)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17202)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12328)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12262)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16582)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14695)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14554)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13863)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12492)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13864)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12337)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15382)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant