Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuốn sổ nợ của mẹ kế

15 Tháng Ba 201300:00(Xem: 12111)
Cuốn sổ nợ của mẹ kế


1. Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé. Sống với cha cho đến năm tuổi, thì cô có mẹ kế. Không giống những gia đình khác là cha con cô sống ở nhà mẹ kế, xài tiền của mẹ kế.

Mẹ kế có người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô, nhưng lại ít nói, thỉnh thoảng cũng dùng ánh mắt lơ đễnh nhìn cô. Bà có một sạp bán trái cây, tình cảm đối với cha cô cũng tốt, cơm nấu xong phải chờ cha cô về mới được ăn, còn chuẩn bị cho cha cô một ít rượu ấm. Lúc đó cha cô đang làm thời vụ cho một công trường với mớ lương ba cọc ba đồng.

Cô là một đứa bé sống lặng lẽ, ít nói, không thân thiện với mẹ kế lắm. Mẹ kế đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cha con cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc, nhưng cũng sống yên ổn.

Cuộc sống bình dị cứ lặng lẽ trôi qua, cho đến năm cô lên mười tuổi, công trường nơi cha cô đang làm việc bị sập do quá cũ, bốn người bị vùi trong đống đổ nát, trong đó có cha cô.

Lúc cô chạy đến bệnh viện, cha cô đã được người ta phủ vải trắng lên người, bên cạnh là mẹ kế đang khóc lóc vật vã. Cô đứng như trời trồng trước cửa phòng bệnh, con của mẹ kế ở phía sau đẩy lưng cô ” Mau đi nhìn cha lần cuối…”, cô định thần lại, nhảy bổ đến, khóc thét lên một tiếng rồi ngất đi trên mình cha cô.

Ngày đưa quàn, cô thẫn thờ bê bức di ảnh của cha, nghe những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, không biết có bị mẹ kế đuổi khỏi nhà không? Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường, lâu lâu lại bị mấy thằng choai choai chửi bới, ném đá vào người. Tỉnh lại, lần đầu tiên trong đờicảm thấy tột cùng sợ hãi.

Sáng sớm, mẹ kế giống như thường ngày, thức dậy nấu cơm, sau đó kêu cô dậy tựa như chưa hề xảy ra chuyện gì. Đầu cô nhức, cô thấp giọng van nài ” Hôm nay con có thể không đi học không? Con nhớ cha.”

Cô nghĩ bà sẽ đồng tình với cô, nhưng bà lạnh lùng nói : Không được! Không đi học thì cha cô sẽ sống lại được hay sao? Nếu ông ấy có sống lại cũng cho cô vài cái tát.

Hôm đó, cô đến trường trong nước mắt. Trước lúc ra khỏi nhà, mẹ kế từ phía sau la tới : ” Châu Gia Ngọc, cô nhớ cho kỹ, bắt đầu từ hôm nay tôi không muốn nhìn thấy cô khóc.”

Cũng từ hôm đó, mẹ kế hầu như không bao giờ cười với cô, nói chuyện với cô cũng toàn nạt nộ, hoàn toàn khác xa so với lúc cha cô còn sống. Cô nghĩ, quả thậthành vi của những bà mẹ kế. Mình nhất định phải mau lớn, nhanh chóng rời khỏi cái nhà này, không bao giờ trở về nữa.

Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có chu kỳ, cô sợ hãi, hốt hoảng. Mẹ kế biết chuyện, vứt cho cô miếng băng vệ sinh. Nhón lấy miếng băng mà cô không biết dùng như thế nào, bà không giúp cũng không chỉ, nghiêng mắt nhìn cô, quát ” Châu Gia Ngọc, chuyện gì cũng dựa vào người khác dạy mới làm được à?”

Chính giây phút đó, nước mướt uất ức bỗng tuôn trào, cô biết bắt đầu từ đây, chuyện của mình tự mình làm, đừng bao giờ trông chờ vào người khác.

Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, ngay cả khâu nút áo. Mẹ kế nói được làm được, bà không còn giặt đồ cho cô lần nào nữa, và cũng không cần cô giặt đồ cho cả nhà.

2.Mẹ kế không được học nhiều, con trai của bà thành tích học tập thuộc loại bình thường, tốt nghiệp trung học xong thì chuyển sang học trung cấp. Nhưng bà ra lệnh cho cô phải được hạng nhất, nên không thì đừng hòng trở về nhà.

Cho dù thành tích học tập của cô cũng không đến nỗi tệ lắm, nhưng để giành được hạng nhất thì đó là một khoảng cách quá xa. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, cô có cảm giác bà ta đang tìm trăm phương ngàn kế đuổi cô ra khỏi nhà này, nhưng bây giờ cô không thể ra đi, cô không muốn trở thành một kẻ ăn mày. Không còn cách nào khác, cô lao đầu vào học. Học ngày học đêm. Đèn nhà người ta đã tắt hết, chỉ có đèn nhà cô vẫn sáng. Có nhiều lúc không chịu nỗi cô nằm dài xuống bàn thiếp đi một lúc, tỉnh dậy đi rửa mặt lại ngồi vào bàn học tiếp. Cô chán ghét việc học, nhưng cô không có quyền lựa chọn, bắt buộc phải giành được hạng nhất. Kết quả thi cuối năm công bố, tên của cô vượt lên hai hai mươi mấy người, xếp hạng ba. Đến chủ nhiệm lớp còn kinh ngạc, một cô bé vốn dĩ lặng lẽ ít nói lại có thể xếp thứ ba trong lớp. Ban bè ngạc nhiên nhìn cô, nhưng cô chỉ biết cắn chặt môi, không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng.

Tan học, cô ngập ngừng bước vào nhà, mẹ kế chỉ vào góc tường mắng ” Đúng là đồ phế vật không có chí, quỳ xuống.” Thì ra, trước khi cô về, mẹ kế đã đến nhà bạn học của cô hỏi thăm kết quả. Tối đó, cô cứ quỳ mãi như thế, đối diện với bức tường cô không hề rớt một giọt nước mắt nào, cũng không nói một câu yếu lòng. Vì hai tiếng ” phế vật” cô thề sẽ thi đậu đại học – trường điểm, tốt nghiệp xong cô sẽ kiếm thật nhiều tiền, sau đó sẽ đem tiền quăng vào mặt bà ta mà hỏi ” Năm xưa bà nói ai là đồ phế vật?”

3. Chuyện mua bán của mẹ kế không được như trước. Trước đây, thỉnh thoảng bà đem về một ít trái táo nhỏ, vài trái cam, hay là những quả chuối đã chín rục, nhưng bây giờ rất hiếm thấy. Mỗi ngày bà ngồi trên giường đếm từng tờ tiền, Tiền càng ngày càng ít. Cô nhìn thấy hết, bây giờ cô chỉ cầu nguyện ông trời phù hộ đừng để cho mẹ kế không kiếm không ra tiền, nếu không cô sẽ không được đi học.

Lần đó, một bạn học ở gần nhà đến tìm cô, mẹ kế mở cửa, bạn cô nói ” Châu Gia Ngọc mượn sách tham khảo của cháu, không biết đã xem xong chưa. Sắp tới thi tốt nghiệp phổ thông rổi, cháu cần dùng gấp.”

Sách tham khảo không rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộp, giá hơn năm chục đồng một quyển, vì thế nhiều lần cô muốn xin tiền mua nhưng không biết làm sao mở miệng. Không ngờ hôm sau bà đưa cho cô tờ một trăm đồng, nói đúng ra là vứt vào mặt cô tờ bạc một trăm, tựa như bố thí rồi nói ” Cầm tiền đi mua giống sách của người ta”. Cô nhặt lấy, lòng vừa ấm lại một chút đã bị tạt nước lạnh ” Một trăm này tôi sẽ ghi nợ, kiếm được tiền rồi phải trả tôi hai trăm, chính cô nói sẽ trả tôi gấp đôi.”

Khi cô thật sự đậu vào trường điểm cấp ba, tưởng mẹ kế sẽ nhìn cô khác đi, sự thật đã chứng minh cô giỏi hơn đứa con suốt ngày chỉ biết ham chơi hơn ham học của bà ta. Nhưng mẹ kế chỉ cầm lấy tờ giấy báo trúng tuyển cặm cụi lo tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bầm trong miệng ” Đúng là quỷ đòi nợ, nếu không nghĩ đến việc sau này cô sẽ trả nợ cho tôi, thì tôi nhất định không tiếp tục nuôi cô học nữa rồi.” Cô thương lượng với mẹ kế sẽ ở trong ký túc xá của trường, bà dí tay vào trán cô ” Ở trong trường không tốn tiền à? Cô dùng ánh mắt khinh thường nhìn khuôn mặt đang thuỗn ra của bà, không nói được gì, nghe theo lời bà ta, cô biết chỉ cần kiên nhẫn thêm ba năm nữa thôi cô sẽ thật sự chiến thắng.

Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô vẫn khóc. Lâu lắm rồi cô không khóc, nhưng lần này cô phải khóc một trận cho thỏa thích. Trước khi đến trường đăng ký một ngày, mẹ kế gói sủi cảo cho cô ăn, không nói gì, cũng không tiễn cô, đeo túi hành lý to đùng sau lưng cô rời khỏi nơi mà cô không cho là nhà. Mẹ kế quay lưng đi, để lại cho cô một bóng dáng lạnh lùng. Dần dần, cô không cần tiền của mẹ kế gởi nữa, một mình cô kiếm thêm hai chỗ dạy kèm, dù nghỉ đông hay nghỉ hè cô cũng không về nhà, tiền kiếm tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cô đóng học phí và trang trải cuộc sống. Mẹ kế chưa bao giờ gọi điện cho cô, càng không bao giờ đến trường thăm cô. Cuộc sống sinh viên muôn màu muôn vẻ, khi cô tìm lại được chính mình cũng chính là lúc cô xóa hình bóng của mẹ kế ra khỏi đầu mình.

4. Năm thứ ba, trước giao thừa, cô nhận được điện thoại của con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến, không nói thêm gì. Thật lòng cô không muốn về chút nào, tại sao phải về? Ở nơi đó đâu ai có cảm tình với cô, và cô cũng chẳng có gì lưu luyến với bất cứ người nào ở đó; có chăng chỉ là nợ nần, cái được gọi là ân tình chẳng qua chỉ giống như bao nhiêu năm qua họ nuôi một con thú trong nhà mà thôi. Nhưng cô nhất định sẽ trả, cô nghĩ chỉ cần cô tốt nghiệp, kiếm ra tiền cô sẽ thực hiện lời hứa năm xưa của mình, trả gấp đôi, sau đó giữa cô và họ sẽ không còn bất cứ mối quan hệ nào. Về đến nơi, vẫn là ngôi nhà cũ, vẫn cách sắp xếp cũ, chỉ là không gian có vẻ lạnh lẽo, cô quạnh. Anh trai ngồi một bên hút thuốc. Cô không chủ động hỏi mẹ kế đi đâu, vốn dĩ nó không phải chuyện cô cần quan tâm. Sau khi hút không biết bao nhiêu điếu thuốc, anh trai đứng dậy đưa cho cô một quyển sổ cũ.

Đương nhiên cô nhận ra quyển sổ đó. Nó là sổ nợ của mẹ kế, chuyên dành để ghi lại ngày tháng năm nào cô mượn tiền, dùng vào việc gì. Có rất nhiều lần cô bắt gặp bà tẩn mẩn ngồi ghi ghi chép chép, thấy cô bà gấp lại, nói ” Đừng tưởng cô mượn tôi bao nhiêu mà tôi không biết, tôi ghi rành rành ra đây này!”

Cô cười nhạt, cầm quyển sổ, ngẩng đầu lên nhìn anh ta một cái, hỏi ” Sao, bây giờ muốn tôi trả nợ à?”, bỗng từ trong sổ nợ rớt ra một quyển sổ tiết kiệm, cô do dự mở ra xem, phía trong ghi con số hai chục ngàn đồng.

Cô không ngờ, đó không phải là sổ nợ, mà là nhật ký của mẹ kế, càng không ngờ rằng mẹ kế đã qua đời, đồng thời để ngôi nhà cho anh trai, còn số tiền sang sạp trái cây để lại cho cô.

Cô không thấy quá đau buồn, có chăng chỉ cảm giác sững sờ, tay cô run run lật từng trang nhật ký, tiếp theo là run đến nỗi làm rơi quyển nhật ký trúng ngay chân mình. Cô ngồi thụp xuống, nước mắt vỡ òa.

Mẹ kế nói, “Lão Châu à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu, vả lại liệu có ai chấp nhận người đàn bà một nách hai con như tôi không? Tôi nhất định nuôi Gia Ngọc khôn lớn, trở thành một đứa làm nở mày nở mặt cho ông.

Mẹ kế nói ” Ông đừng trách tôi quá nhẫn tâm đối với con, Gia Ngọc không giống những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ ruột ở bên cạnh, vì thế nó phải kiên cường, tự lập, nhịn nhục, khắc khổ!” Mẹ kế nói ” Gia Ngọc không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, nó không thi được hạng nhất người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông.”

Mẹ kế nói ” Lão Châu à, tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết mình dạy con như vậy có đúng không, nhưng Gia Ngọc thi đậu đại học rồi, là trường điểm, nó có thể tự nuôi mình được rồi…Tôi cười rồi khóc, khóc xong lại cười, đến lúc tôi phải nghỉ ngơi, tôi mệt rồi!”

Mẹ kế nói ” Gia Ngọc, 5 tuổi con đã đến sống ở nhà ta, ta xem con như con ruột của mình, đánh con thì đánh, mắng con thì mắng, nhưng ta chỉ luôn hy vọng sau này con sẽ được nở mặt nở mày với thiên hạ, sao con không về thăm ta?”

Mẹ kế nói, “Bệnh gan của ta càng ngày càng nặng, xem ra chắc không sống được mấy ngày nữa, muốn kiếm một tấm ảnh để làm di ảnh cũng không có, mấy năm trước chỉ mãi lo kiếm sống, sao không biết phải đi chụp một tấm ảnh chứ…”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16674)
Life is a gift… accept it. Đời là một món quà, hãy nhận lấy. Life is an adventure… pare it. Đời là một cuộc phiêu lưu, hãy giảm dần.
(Xem: 24141)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(Xem: 20568)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(Xem: 18821)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(Xem: 21314)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(Xem: 18270)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(Xem: 19843)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(Xem: 14842)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(Xem: 12970)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(Xem: 13951)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(Xem: 13146)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(Xem: 14005)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(Xem: 17634)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(Xem: 15394)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(Xem: 14690)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(Xem: 14454)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(Xem: 17851)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(Xem: 21893)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(Xem: 19451)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(Xem: 20603)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(Xem: 25133)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(Xem: 16875)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(Xem: 14709)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(Xem: 18974)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(Xem: 21999)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(Xem: 20632)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(Xem: 25278)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(Xem: 15769)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(Xem: 15772)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(Xem: 20722)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
(Xem: 17008)
Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông bỏ.
(Xem: 18631)
Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
(Xem: 20016)
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại.
(Xem: 39305)
Vào độ thu, khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy.
(Xem: 31506)
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờbất hạnh cho họ.
(Xem: 30598)
Thuở nhỏ cứ mỗi khi đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh.
(Xem: 36010)
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dángsở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
(Xem: 23861)
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
(Xem: 26547)
Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant