Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bếp Lửa Đêm Thâu

15 Tháng Ba 201300:00(Xem: 15483)
Bếp Lửa Đêm Thâu

Bếp Lửa Đêm Thâu

 

Ánh lửa sáng, đốt cháy những khúc củi khô. Lửa trong lò bập bùng thâu đêm. Lửa nấu chín nồi bánh tét trong đêm 28 tết. Lửa sưởi ấm lòng người trong đêm khuya lạnh. Lửa làm người dừng chân trên mọi nẻo đường. Lửa nung khí nóng cho người bộ hành khi mỏi chân trên vạn đường dài. Lửa là sức sống, kiêu hùng, cuồng nhiệt, đốt cháy mọi chướng ngại trên bước tiến. Lửa là lửa. Lửa mang chí hiên ngang trên ngàn núi cao. Lửa tiềm tàng trong mọi vật thể. Lửa hóa thân có mặt muôn nơi.

Bây giờ là 1 giờ khuya, theo giờ địa phương, giữa chốn núi rừng u tịch, Thầy ngồi đẩy từng khúc củi khô vào bếp, nấu nồi bánh tét. Mọi người đều yên giấc. Loài côn trùng kêu than dưới làn lá khô, trong lòng đất lạnh. Lửa trong lò cháy tí tách, tí tách... Nước nồi bánh tét sôi sùng sục, bốc hơi lên không gian, làm ấm cả một góc Thị Ngạn Am.

Có ai ngờ, Thầy ngồi chụm củi nấu bánh tét để cho dân làng ăn tết vào những ngày cuối năm giữa núi rừng miền cao nguyên. Bởi vì, Thầy được người đời tôn xưng là Thiền sư, Đạo sư, là người làu thông Tam Tạng Kinh Điển; là nhà thơ phiêu bồng, trác tuyệt; là nhà văn hóa, học thuật, giáo dục Tăng Ni nhiều thế hệ; là dịch giả, chú thích lược giảng nhiều bộ Kinh, Luật, Luận; là người tự học và thông hiểu nhiều ngoại ngữ, và còn nhiều tài hoa khác nữa...

Những đức tính có trong Thầy đủ để chúng ta học trọn đời cũng không hết. Học mãi cho đến đời sau khi mà cái tâm u mê, đần độn còn có đó, trí tuệ chưa bùng vỡ, thì trăm kiếp ngàn đời vẫn là u mê, đần độn, thì lấy gì để được như Thầy.

Cái mà người ta không ngờ ấy, chỉ là tri thức của thế gian. Sự cảm nhận thường tình của con người xã hội, hỉ, nộ, ái, ố... mà thôi. Còn những bậc xuất trần, ly dục, hay nói theo thuật ngữ Phật giáo là "Nhị đế dung thông" thì có gì của sự đến đi hay cao thấp. Ngồi trong thư phòng dịch kinh, luật, ngang bằng việc chống gậy lên non; cuốc đất trồng khoai, tưới nước. Đứng trên bục giảng triết học Đông Tây, như thể bửa củi, gánh nước dưới nhà bếp, giá trị như nhau. Những Thiền sư, Đạo sư, hay những nhà tư tưởng lớn không câu nệ, hẹp hòi trong sự sai biệt của hai phạm trù thế gianxuất thế gian. Từ những pháp của thế gian tác thành sự tu chứng của xuất thế gian. Từ sự đối đãi, nhị nguyên giữa lòng đời hai bờ sinh tửgiác ngộ có sự tương quan mật thiết với nhau. Không sinh tử thì làm gì có Niết bàn. Không có thế gian thì làm gì có Xuất thế gian. Do vậy, không phàm phu thì muôn đời chẳng có bậc Thánh. Thầy ngồi chụm củi nơi bếp lửa hồng, hình ảnh được thi vị hóa giữa đêm tối vô cùng. Thầy thắp lên ngọn đuốc soi đường cho người đi. Đến nơi tăm tối để thấy được nỗi khổ đau của muôn loài. Có vào địa ngục mới biết nỗi khổ của ba đường ác đạo. Kẻ không có cơm ăn mới biết đói lòng. Người không có áo mặc mới biết lạnh thân. Thầy đang chia sớt những nỗi niềm ấy.

Cuộc du hành phong sương, tuyết nguyệt của Thầy hôm nay, có người thuật lại lời Thầy: "đi vậy mình thấy được Phật giáo dân dã thế nào, chứ trước giờ mình chỉ thấy Phật giáo tự viện đó là Phật giáo của nhà giàu, Phật tử giàu đến chùa giàu... ở Già Lam mười mấy năm chưa từng có người nghèo nàn, bần cùng đến thăm. Bây giờ rất thú vị khi trên đường có cụ già chạy theo cho ổ bánh mì không, có thằng nhỏ kêu cho lon gạo, có thanh niên chở củi cho quá giang đoạn đường đèo v.v..." Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát. Quả thật, lời nói đầy tình nghĩa. Đầy tình yêu thương, đầy trách nhiệm, bổn phận của người hóa độ, hoằng dương Phật pháp của bậc Thánh giả, thấy nỗi khổ của chúng sanh chính là nỗi khổ của chính mình. Vì chúng sinh bịnh nên Bồ tát bịnh. Vì chúng sanh nghèo khổ, nên Bồ tát hóa duyên khất thực để mua cái nghèo khổ của chúng sinh.

Một đời sống quyền quí, giàu có, cao sang, đời sống ấy lắm lúc không thấy nỗi cơ hàn của người cùng khốn. Không cảm thông được nỗi niềm chua cay, nghiệt ngã của tầng lớp thấp của xã hội. Lắm lúc kẻ ăn trên ngồi trước, chức tước quyền uy lại được nhiều người trọng vọng, ra thưa vào trình. Nhưng tinh thần Phật giáo không phải là vậy. Giai cấpnô lệ không có trong Thánh pháp luật của Như Lai. Người thi hành Thánh pháp luật của Như Lai phải là người lấy sự sống của người làm sự sống của mình. Lấy sự thiếu hụt, đói khát của người làm nếp sống của mình. Có vậy, mới không sống đời xa hoa phù phiếm, không có sự ngăn cách giữa giai tầng này với giai tầng nọ, giai cấp nọ với giai cấp kia. Chúng ta hãy bình tâm để thấy đời sống của một số Tăng Ni của xã hội Việt Nam hôm nay, 2012, như thế nào. Có lẽ là một đời sống quan liêu của người giàu có. Một nếp sống bức khỏi đời sống của chư vị Tổ đức Thiền gia trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam 2000 năm qua. Ngày nào xã hội Việt Nam còn dung chứa đời sống quan liêu, giàu có của một số Tăng Ni ấy thì ngày đó Phật Giáo Việt Nam bị xa rời quần chúng Phật tử, bị ngăn cách, phân chia, tạo thành giai cấp và không thể hòa đồng trong cộng đồng xã hội để cộng hưởng cái giá trị đích thực của sự sống mà cảm thông, chia sẻ với mọi quần chúng Phật tử.

Thầy nói: "... đi vậy mình mới thấy được Phật giáo ngoài dân dã thế nào, chứ trước giờ mình chỉ thấy Phật giáo tự viện, đó là thứ Phật giáo của nhà giàu. Phật tử giàu đến chùa giàu...". "Phật giáo ngoài dân dã". Chúng ta hiểu là người Phật tử sống trong nông thôn, ruộng vườn, rẫy nương, cày sâu cuốc bẫm. Các ngôi chùa làng, niệm Phật đường mái tranh vách đất. Hình ảnh "Phật giáo ngoài dân dã" đã nói lên cái cảnh nắng lửa, mưa dầu; đời sống vật chất thiếu trước hụt sau. Còn đời sống tinh thần, hay niềm tin nơi ngôi Tam Bảo cũng bị lung lay, hay đổi Đạo là chuyện thường, vì không có hình bóng của Chư Tăng Ni, tổ chức đạo tràng tu học, Bát quan trai, Phật thất... Thuyết pháp, giảng dạy giáo lý cho quần chúng Phật tử dân dã ấy thì lấy gì Phật tử dân dã gắn chặt niềm tin nơi Phật để thấu hiểu Giáo phápkính trọng chúng Tăng. Lời nói ấy đã báo động cho "Phật giáo tự viện", "Phật giáo của nhà giàu", "Phật tử giàu đến chùa giàu..." phải cảnh tỉnh để mở mắt thấy được thực trạng của "Phật giáo ngoài dân dã" mà tự nguyện dấn thân hay chia sẻ đời sống vật chất cũng như tinh thần để đồng cảm với họ, mà không quấn chăn, trùm kín nơi "Phật giáo tự viện" "Phật giáo của nhà giàu" để rồi mai kia, mốt nọ, mở mắt ra thấy chung quanh mình toàn là kẻ ngoại đạo.

Đời sống của một tự viện, hay sự hoằng pháp của chư Tăng Ni mà cả đời "... chưa từng có người nghèo nàn, bần cùng đến thăm..." thì quả thật cần phải xét lại. Tinh thần sống của Phật giáo là hòa tan như không khí nuôi sống vạn vật, như ánh nắng trưởng thành mọi loài. Đời sống thượng tầng không khí của những cao ốc sẽ mất hút đi những bóng dáng người đi dưới chân cao ốc, vì quá xa cách trở thành không thấy, không nghe và không biết. Khi xưa, Đức Thế Tôn thân hành hóa độ người gánh phân - giai cấp thứ tư của xã hội Ấn Độ thời ấy; Tôn giả Đại Ca Diếp muốn mua cái nghèo của bà lão ăn xin nên uống hết mẻ cháo thiu. Ngài Xá Lợi Phất chú nguyện cho con chó ghẻ lở được thác sinh cung trời... và còn nhiều chuyện công hạnh hóa độ khác nữa của chư vị Bồ Tát, Tổ đức Thiền sư. Sự hiện diện của Đạo Phật như cỏ nội, mây ngàn, vô tướng như nước. Thênh thang như mây. Tự tại như gió và an lạc như những cơn mưa đầu mùa làm tươi nhuận lá hoa cây cỏ. Nhân sinh quan của Đạo Phật không tù túng, không giới hạn, không đóng khung bởi một phạm trù nào, một môi trường cố định nào, mà đời sống của Đạo Phật là sống cho, đời sống hiến dâng, mà không là đời sống cao sang, phân chia, ngăn cách... Đạo Phật là đạo của con người, cho con người và vì con người. Vậy con người thượng tầng của xã hội hay con người hạ cấp của thôn dã, tất cả đều là người. Người thượng tầng của xã hội là lớp người giàu có, tiền bạc, quí phái được hóa độ, có đủ nhân duyên, phước báu đến với các tự viện khang trang, đầy đủ phương tiện để tu, để học, để hành trì giáo pháp, tiếp xúc với chư vị thiện hữu tri thức, với các bậc tôn túc cao Tăng. Còn đời sống của "người nghèo nàn, bần cùng" thì sao? Ai là người hóa độ? Ai là người chăm sóc đời sống tâm linh? Cầu an, cầu siêu khi hữu sự? Người sống cần có đời sống tâm linh, thì người chết lại còn cần hơn nữa. Hình ảnh của các ngôi chùa làng; hành trạng tiếp xúc của chư Tăng Ni với dân dã là điều quan trọng và cần thiết hay nói cách khác là thể hiện lòng từ bi đến với muôn loài vô phân biệt. Ấy là thực tánh đã có trong Giáo pháp. Là lời dạy của đức Thế Tôn đến với chúng sinh. Hôm nay, Thầy đã ra khỏi đời sống Tự viện để thấy được thực tâm và thực trạng của núi rừng, dân dã; Hình ảnh:

"Lão già trên góc phố

Quằn quại trời mưa dông"

(Giấc mơ Trường Sơn - An Tiêm. Tr.81)

Hay:

"Đàn trẻ nhỏ dắt nhau tìm xó chợ

Tìm tương lai tìm rác rưởi mưu sinh"

(Giấc mơ Trường Sơn - An Tiêm. Tr.51)

Và còn quá nhiều hình ảnh của đời sống dân dã, nghèo nàn, túng thiếu trong Giấc Mơ Trường Sơn. Như là:

"Lon sữa bò nằm im bên chợ

Con chó lạc

đến vỗ nhịp

trời mưa

Tôi lang thang

đi tìm cọng cỏ

Nó nhìn tôi

vô tư"

(Giấc mơ Trường Sơn - An Tiêm. Tr.74)

Đơn điệu như khúc nhạc miền quê, đã vẽ nên bức tranh miền thôn dã, của buổi chợ chiều trống vắng, của đời sống lang thang loài chó hoang. Nếu không ra khỏi đời sống thị thành, kinh đô, ánh sáng thì làm gì thấy được lão già ăn xin, nằm co ro nơi góc phố, trên vỉa hè, lạnh lẽo, cô đơn, và cũng làm sao thấy được đàn trẻ khốn cùng, không cha, không mẹ, không được học hành của tuổi ấu thơ mà cùng dắt nhau tìm sống trên đống rác. Nhặt từng chiếc bao nylon, từng chiếc ve chai đổi lấy đồ ăn. Ấy là một thực trạng của xã hội, mà nếu không gần gũi, tiếp xúc thì khó có cơ hội để cảm thông, chia sẻ, để khơi dậy lòng từ trong nỗi niềm thương đau.

Đi vào cát bụi để thấy những hạt cát tròn trĩnh dễ thương. Những hạt bụi mang trọn hình hài của vũ trụ. Cát bụi ấy là tinh thể của đất trời, hay nói một cách dân gian là hình ảnh gần gũi với sự sống của vạn loài trên mặt đất. Những hạt cát, những hạt bụi ấy đã tạo thành sự sống thiên nhiêntự nhiên.

Tầng lớp người dân dã, họ sống chân thành, mộc mạc, như Thầy đã gặp, đã thấy trên con đường phiêu du. "... Có cụ già chạy theo cho ổ bánh mì không, có thằng nhỏ kêu cho lo gạo, có thanh niên chở củi cho quá giang đoạn đường đèo v.v..." Cả hai nếp sống thượng tầng và hạ lưu đều quí kính và đáng trọng, nếu họ biết thể hiện tấm lòng hộ pháp, biết thương người, chia sẻ cho nhau. Người mang sứ mạng hóa độ, hoằng dương Phật pháp phải tiếp xúc qua các lớp người của xã hội, nếu không cán cân tình người sẽ bất xứng, và bị sai lệch bởi nhân ngã, tự tha.

Bếp lửa hồng vẫn bập bùng cháy. Cháy từ ngày 28 đến 30 tết. Bao nhiêu nồi bánh tét được vớt ra để trên sàn. Bánh nguội, mang đem cho hàng xóm, dân dã quanh vùng, cùng nhau ăn tết. Hương vị của mùa xuân miền núi cao là vậy đó. Cặp bánh tét dâng cúng Phật. Cúng ông bà Tổ tiên. Đôi quả bưởi hái ngoài vườn, vài nải chuối mới cắt hôm qua, nhưng vẫn không thiếu đôi cúc vàng đại đóa quanh hè để thấy mùa xuân. Đơn sơ nhưng đậm đà. Mộc mạc nhưng chất chứa tình người, tình Đạo của những tâm hồn dân quê, hoang dã.

Giữa chốn rừng xanh, Am Thị Ngạn được cất lên, dưới những tàng cây quanh năm che bóng mát. Khoảng giữa của thất là nơi thờ Phật. Từng trên của chiếc bàn nhỏ là tôn tượng đức Bổn Sư. Phía dưới là chiếc bàn hình chữ nhật, cặp đèn bạch lạp, chính giữa là lư hương, và dưới sàn nhà là cặp chuông mõ nho nhỏ. Hai bên treo hai câu liễn, do Thầy viết chữ thảo. Phía bên tay trái từ ngoài nhìn vào là chiếc bàn thờ Tổ tiên cũng nho nhỏ, đơn sơ chỉ có cặp đèn cầy tí xíu. Một lư hương cũng tí xíu, chẳng có bông hoa, trà quả. Ngoài hiên thất, trước là vách bình phong, chạm chữ Phật trong vòng tròn, và chiếc võng đu đưa bên vài chậu cúc vàng đại đóa. Chừng ấy hình ảnh của Thị Ngạn Am đủ cho thấy đời sống của Thầy đơn sơ, tri túc cỡ nào.

ht_tue_sy__1_

Thị Ngạn Am

Không khí của những ngày đầu năm nơi Thị Ngạn Am như thế nào, chúng ta nghe lời kể lại của Thầy Thị giả: "Năm nay HV có dịp ăn tết cùng Sư phụgia đình của ông, gồm ông anh bên Lào qua, vợ chồng cô em gái Sư phụ bên Pháp về. Có lẽ họ lo lắng cho Sư phụ về việc ông đi lang thang vừa rồi nên năm nay ai cũng về và cuối cùng lại có dịp đoàn tụ bên nhau hưởng một cái Tết thật độc đáo: ở vùng quê nghèo dân dã, giữa núi rừng, tối 28 tết nấu bánh tét biếu tặng dân trong làng, tối 29 cũng cúng giao thừa do Sư phụ làm chủ lễ, HV và thầy Đức Thắng cùng gia đình ông... Thị Ngạn Am mấy ngày Tết Canh Thìn - gian thờ Phật; - Sư phụ nấu bánh tét đến 2 giờ sáng; - hiên nhà tối 30 tết."

ht_tue_sy__2_

Thầy Tuệ Sỹ nấu bánh tét.

Trong Giấc Mơ Trường Sơn, Thầy đề cập đến rất nhiều nơi về đóm lửa, rừng sâu, rừng khuya, phương trời xa, đời lữ khách, bếp lửa giữa rừng khuya, tìm lên núi, sinh lộ viễn trình, ngắm ánh lửa,... Do vậy, hôm nay Thầy đốt lửa hồng trong bếp; Thầy lên đường lang thang qua từng quán trọ, từng chặng đường cát bụi, rừng xanh, sương mù, khói sóng là chuyện bình thường mà chẳng ai đặt dấu hỏi. Vì sao? Tâm tư suy nghĩ như thế nào, thì biểu hiện qua đời sống bên ngoài là thế ấy. Chúng ta đọc thơ của Thầy như sau:

"Còn nghe được tiếng ve sầu

Còn yêu đóm lửa đêm sâu bập bùng"

(Giấc mơ Trường Sơn - An Tiêm. Tr.23)

Thầy "yêu đóm lửa đêm sâu bập bùng", nên 2 giờ sáng vẫn còn ngồi đốt lửa để nấu bánh tét thì có gì phải thắc mắc. Vì yêu đóm lửa trong đêm thâu đã sưởi ấm lòng Thầy, lòng lữ khách viễn phương, lòng bộ hành lỡ độ đường. Ánh lửa hồng, ánh lửa sáng, ánh lửa bập bùng cháy, ánh lửa soi sáng tối tăm, ánh lửa ấy luôn âm ỉ cháy trong lòng như là:

"Ai biết mình tóc trắng

Vì yêu ngọn lửa tàn

Rừng khuya bên bếp lửa

Ngồi đợi gió sang canh"

(Giấc mơ Trường Sơn - Bếp lửa giữa rừng khuya - An Tiêm. Tr.34)

Ngọn lửa cháy bập bùng Thầy yêu, ngọn lửa tàn Thầy cũng yêu, có nghĩa là Thầy yêu lửa. Lửa cháy thành ngọn gọi là lửa ngọn; lửa cháy củi thành than gọi là lửa than; lửa tàn còn ấm gọi là lửa tro; dù dưới dạng thức nào cũng gọi là lửa. Dù dưới dạng thức nào lửa luôn sưởi ấm quê hương.

"Chồng gối cao không thấy mặt trời

Trên khung cửa con chim thắt cổ

Đàn kiến bò hạt cát đang rơi

Tôi nhắm mắt trầm ngâm ánh lửa"

(Giấc mơ Trường Sơn - Loạn thị - An Tiêm. Tr.62)

Ánh lửa bình thường thì có gì phải nhắm mắt trầm ngâm. Ánh lửa để Thầy nhắm mắt trầm ngâm phải là một thứ ánh lửa dị thường. Ánh lửa thiêu đốt hết tất cả những chướng ngại của vô minh, phiền não, của những thế lực phi nhân. Ánh lửa đó một thời thắp sáng quê hương, từ thuở sơ khai, từ thời lập quốc, từ buổi ban đầu đốt lên ngọn lửa dẫn đường quê hương. Ngọn lửa ấy, soi tỏ từng bước chân đi qua các triều đại. Ngọn lửa ấy, soi tỏ tâm can, bừng dậy lòng hộ quốc, an dân của giống nòi Tộc Việt.

Nhắm mắt lại để suy tư, để nghiền ngẫm, để đắm chìm một cách sâu xa, một cách lắng đọng. "trầm". Trầm tư, trầm mặc, trầm tưởng... thì đủ biết không phải là một thứ ánh lửa đơn điệu, đơn độc, đơn sơ, đơn giản như bao nhiêu thứ ánh lửa trong bếp, trong lò trong củi khô, gỗ mục... Trầm ngâm về ánh lửa để thấy cái gì trong ánh lửa? Để gởi gấm một tâm sự? Một bầu nhiệt huyết dâng cho? Hay chút hơi ấm để lòng người được ấm lại? Nhắm mắt để "trầm ngâm ánh lửa" là một triết lý sống thực tình người. Là chất liệu trưởng thành của trời đất. Là bài trường ca của giống Đại Việt. Là sinh thái, tình tự quê hương. Trầm ngâm ánh lửa là nghĩ về hơi ấm của con tim đồng bào, đồng loại. "Trầm ngâm ánh lửa" để sống thật chân tình. Sống trong tình thương mình có. Sống một cách linh động, linh hoạt, linh thiêng như ánh lửa đang cháy. "Trầm ngâm ánh lửa" để thấy mình hiện hữu, trong sự hiện hữu của con người.

Bếp lửa đang cháy bên hiên Thị Ngạn Am, giữa vùng núi rừng u tịch những ngày cuối năm, như là ảnh tượng hiện hữu một cách sống động trong Giấc Mơ Trường Sơn:

"Yêu rừng sâu nên khóc mắt rưng rưng...

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối...

Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu...

Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương."

Tất cả những lời thơ: "yêu rừng sâu", "băng rừng vượt suối", "núi rừng hợp tấu", "mưa lũ biên cương" như là chất liệu, dựng thành Giấc Mơ Trường Sơn bất hủ, để sống mãi trong lòng người qua nhiều thời gian.

Thị Ngạn Am cất giữa núi rừng cao nguyên đây cũng là điều tất nhiên trong tâm tư của Thầy muốn sống giữa núi rừng, giữa đêm thâu, giữa đồi cao, suối ngàn, thát lũ... Thầy đứng dưới hiên Thị Ngạn Am, đưa mắt nhìn phương trời xa, như mơ về cảnh đời nào đó. Dõi mắt xa xăm một cuộc lữ. Một bước đường. Một hành trình vô định.

ht_tue_sy__4_

Thầy đứng nhìn một phương trời mộng

"Chân trời xanh luống cải

Đời ta xanh viễn phương

Sống chết một câu hỏi

Sinh nhai lỡ độ đường."

(Giấc mơ Trường Sơn - Luống cải chân đồi - An Tiêm. Tr.28)

Xanh viễn phương, như là "Nhứt bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du. Kỳ vi sanh tử sự. Giáo hóa độ xuân thu."

Thầy đang chống gậy đợi ai, trong đôi mắt đăm chiêu, diệu vợi? Ai có thể đọc được những gì chất chứa trong đôi mắt đó. Một chiếc nón lá, một cây gậy tre chống nhìn về phương trời xa giữa chốn rừng xanh núi thẳm, để cho thi nhân nào viết trọn hồn thơ, cho nhà họa sĩ nào vẽ xong bức ảnh chân dung tuyệt tác. Hay hình ảnh vị Thiền sư chống gậy lên non mà nhìn mây trắng. Như thế nào thì chỉ có Thầy mới biết. Cái biết đó được trả lời trong tận cùng tâm thức u u minh minh, hay một trí tuệ làu làu xuyên qua đôi mắt như hai hố thẳm.

thay_doi_non

Thầy đội nón chống gậy tre

Đầu đội nón. Tay tựa gậy, đứng để nhìn. Cúi xuống để nhìn. Nhìn thật sâu. Nhìn thật rõ. Nhìn thật thắm thiết, như lưu giữ hình bóng ai. Như mơ về một thời. Như mơ về một xa xăm, tít mù không bờ bến, không hẹn hò. Vô ngôn. Tịch lặng. Ấy là cái nhìn của tư tưởng vượt thoát. Cái nhìn của cảm nghĩ từ bi.

"Ta cúi xuống trên chân người bụi đỏ

Để nhìn sâu trong vết tích hoang đường

Ta sống lại trên môi cười rạng rỡ

Để nhìn sâu trong ngọn nến tàn canh."

(Giấc Mơ Trường Sơn - An Tiêm. Tr. 38)

Bếp lửa ngoài hiên Thị Ngạn Am vẫn cháy. Đốt cháy những khúc củi khô. Lập lòe khi tỏ khi mờ. Giờ Giao thừa đã đến, Thầy Y hậu chỉnh tề, thắp 3 cây hương bạch Phật đón giao thừa và lễ vía đức Phật Di Lặc đầu năm. Lời Kinh tụng. Tiếng chuông mõ canh khuya làm sống dậy cảnh núi rừng u tịch. Trăm cây ngàn là như chấp tay, cúi đầu thầm niệm Nam Mô.

San Diego ngày 12 tháng 12 năm 2012

Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2429)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3018)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2072)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1956)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2270)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2085)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2075)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2384)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2237)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2295)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2380)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2079)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2217)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2343)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2250)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1852)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2345)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2236)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2409)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2424)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2559)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2262)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2056)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2128)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2278)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2097)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2180)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3675)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2152)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2253)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2712)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2330)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2137)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2276)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2617)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2257)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3127)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2274)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2030)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2223)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2514)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2386)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2134)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2029)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1746)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2611)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2257)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2724)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2500)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2209)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant