Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Bạn Tên John

13 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 11549)
Người Bạn Tên John

Người bạn tên John

 

- Về hưu sớm, việc đầu tiên sẽ làm gì, đi đâu?

Anh cười, mắt sáng như ước mơ sắp được toại nguyện:

- Nghỉ ngơi dọn dẹp nhà cửa xong, tôi sẽ qua Ấn Độ thăm các thánh tích Phật giáo, rồi lưu lại Dharamsala dự khóa tu hai tháng.

taliban 

Tượng Phật khổng lồ tại Afghanistan bị phiến quân Taliban phá hủy - Ảnh minh họa

Tôi khen anh:

- Nghỉ hưu mà làm những việc như thế hạnh phúc còn gì bằng.

Anh kể thêm:

- Sau đó mỗi năm tôi sẽ sắp xếp đi thăm các trung tâm Phật giáo khác, nhất là những nơi đã tàn phế dọc theo Con đường Tơ lụa ở Trung Á hay Borobudur ở Indonesia. Dĩ nhiên là tôi tiếp tục hành trì, làm Phật sự tại thiền viện (Zen Center) dưới phố.

Tôi đùa:

- Sao mà ganh tị với anh quá! Tôi phải chờ tới 10 năm nữa! Nếu đếm từng ngày chắc điên mất!

Anh trêu:

- Ráng kiếm một bà triệu phú nào đó thì về hưu sớm thôi!

*

John lớn hơn tôi 10 tuổi, tuy nhiên văn hóa phương Tây không nặng nề tuổi tác nên chúng tôi giao tiếp như đôi bạn thân. Anh ra trường ngành khảo cổ học nhưng làm khảo sát địa chất trong Công ty Tài nguyên môi trường. Anh có kiến thức rộng về các nguồn văn hóa khác nhau, thích nghiên cứu di tích cổ xưa. Anh thật sự làm quen với Phật giáo khi bắt đầu nghiên cứu Con đường Tơ lụa từ Tràng An - Trung Hoa lan tỏa đến mọi miền Trung Á đến tận châu Âu.

Ấn bản Anh ngữ “The Great Tang Records on the Western regions - Đại Đường Tây Vực ký” của thầy Huyền Trang viết khi qua Ấn Độ thỉnh kinh vào thế kỷ thứ 6, được John nghiền ngẫm. Từ 110 tiểu quốc được thầy mô tả chi tiết, anh truy tìm những địa danh ngày nay. Suốt hai năm chúng tôi thường ăn trưa chung để bàn thảo các di tích trên Con đường Tơ lụa. Lần theo bước đi xưa của ngài Huyền Trang, anh trầm trồ khen ngợi trước các công trình văn hóa Phật giáo cổ xưa để lại. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, anh như khám phá kho báu được giấu kín hơn ngàn năm qua.

Một hôm, buổi ăn trưa như thường lệ, thấy nét mặt anh ưu tư. Tôi hỏi:

- Hôm nay không có gì mới về con đường hay sao mà trông xìu thế?

Giọng anh chùng xuống:

- Tối hôm qua chợt nhận ra rằng: vô số hang động, đền đài to lớn với hàng vạn hình tượng Đức Phật dọc con đường Trung Á ấy, những thứ mà bấy lâu nay tôi thán phục, cộng đồng Phật giáo đã biến mất hoàn toàn. Muốn tạo dựng những công trình vĩ đại này, vua dân hết lòng theo Phật như thầy Huyền Trang ghi lại. Ngày nay dân chúng theo một tôn giáo hoàn toàn khác hẳn.

Tôi trầm ngâm:

- Anh biết vì sao xảy ra như thế không?

- Biết chứ! Đoàn quân Trung Đông tràn qua, giết sạch những ai không theo mình. Cũng gần giống đoàn quân Tây Ban Nha đem tàu thuyền chinh phục vùng Nam Mỹ. Văn hóa tôn giáo bản địa cũng bị đạo quân viễn chinh, các giáo sĩ gần như xóa sổ hoàn toàn.

Uống ngụm cà phê, anh tiếp:

- Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai.

Sau buổi ăn trưa ấy, John dành thời gian tìm hiểu Phật giáo nhiều hơn. Đặc tính từ bi, trí tuệtinh thần khai phóng bình đẳng của đạo Phật lôi cuốn anh mãnh liệt. John bắt đầu tham dự các khóa tu tại thiền đường Hoa Kỳ theo truyền thống Nhật Bản.

Một lần anh hỏi:

- Có cần rời bỏ tôn giáo truyền thống gia đình để quy y thành người Phật tử chính thức không?

Tôi trả lời anh rằng:

Suốt mấy năm nghiên cứu Phật giáo, đến thiền đường này, không một ai khuyên tôi quy y làm người Phật tử. Tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách hành xử của người con Phật. Tuy nhiên điều làm tôi và cả thế giới ngỡ ngàng khâm phục hơn cả chính là sự kiện 2 thánh tích Phật giáo bị Taliban phá hủy. Trong niềm tiếc thương vô biên, người Phật tử toàn thế giới không hề có một lời kêu gọi trả thù hay phỉ báng tôn giáo của những người gây ra hành động này.

Cá nhân tôi bàng hoàng, rung chấn con tim tận cùng khi nhận ra rằng: Trong sự mất mát không thể bù đắp này, nhân loại thế giới đang có cơ hội hiếm hoi chiêm nghiệm thành quả của một tôn giáolòng từ bi, trí tuệ không phải chỉ trong sách vở. Không phải chỉ thể hiện qua một người, vài người mà hàng trăm triệu người con Phật. Tôi quyết định quy y để chính thức làm một người Phật tử nhỏ bé trong mấy trăm triệu người này.

 

(Trích lời John)

- Theo hiểu biết hạn hẹp của riêng mình, đạo Phật từ xưa đến nay chỉ khuyên con người bỏ ác làm lành, khai mở trí tuệ, phát triển lòng từ. Tuyệt nhiên đạo Phật không khuyên con người bỏ đi giá trị truyền thống. Anh có thể hài hòa trong việc hành trì Phật pháp mà vẫn gìn giữ tôn giáo mình. Đức Phật không muốn ai tạo ra sự chia rẽ, xa cách trong cộng đồng, gia đình.

Năm 2001, chính quyền Taliban tại Afghanistan tuyên bố sẽ triệt phá 2 tượng Phật khổng lồ được tạc 1.700 năm trước. Đây là di tích được mô tả chi tiết trong cuốn hồi ký của ngài Huyền Trang. Cả thế giới sửng sốt và John đã đem hết năng lực tham gia vào ủy ban vận động ngưng việc phá hủy 2 thánh địa quý báu này. Anh lập website, soạn thư, tổ chức hội thảo, vận động chữ ký, thiết lập mạng lưới liên lạc. Có hôm anh vào công ty, đôi mắt thâm đen do thức đêm làm việc, trên bàn mấy lon nước có lượng caffeine cực mạnh.

Trong suốt hơn một tuần, lực lượng Hồi giáo Taliban dùng đại bác, xe tăng, bom mìn phá hủy tượng Phật cao 50 mét ấy, John theo dõi sát sao sự kiện từng giờ từng ngày và bức xúc cực cùng. Thế giới ngậm ngùi đau xót, người Phật tử muôn phương nước mắt khóc ròng, tiếc thương công trìnhđại cổ xưa của Phật giáo bị hủy hoại vì cực đoan, cuồng đạo.

Khoảng 2 tháng sau, anh trịnh trọng đưa tấm thiệp mời tham dự buỗi lễ quy y. Tôi rất đỗi ngạc nhiên. Hôm đến thiền đường chia vui ngày trọng đại này, bên cạnh những người Phật tử Hoa Kỳ, vợ, mấy người con đã trưởng thành của anh đều có mặt đầy đủ, nét mặt rất hớn hở. Vị thiền sư thực hành quy y cho bốn người trong bầu không khí trang nghiêm, tràn đầy năng lượng từ bi với các nghi lễ rất uy nghi, dõng mãnh theo truyền thống Nhật được Mỹ hóa. Xong phần nghi thức, từng người được mời phát biểu lý do quy y. Đến phiên John, anh nhìn gia đình trong ánh mắt trìu mến, cám ơn gia đình đã ủng hộ nhiều năm qua.

Anh trình bày: - Suốt mấy năm nghiên cứu Phật giáo, đến thiền đường này, không một ai khuyên tôi quy y làm người Phật tử. Tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách hành xử của người con Phật. Tuy nhiên điều làm tôi và cả thế giới ngỡ ngàng khâm phục hơn cả chính là sự kiện 2 thánh tích Phật giáo bị Taliban phá hủy. Trong niềm tiếc thương vô biên, người Phật tử toàn thế giới không hề có một lời kêu gọi trả thù hay phỉ báng tôn giáo của những người gây ra hành động này. Cá nhân tôi bàng hoàng, rung chấn con tim tận cùng khi nhận ra rằng: Trong sự mất mát không thể bù đắp này, nhân loại thế giới đang có cơ hội hiếm hoi chiêm nghiệm thành quả của một tôn giáolòng từ bi, trí tuệ không phải chỉ trong sách vở. Không phải chỉ thể hiện qua một người, vài người mà hàng trăm triệu người con Phật. Tôi quyết định quy y để chính thức làm một người Phật tử nhỏ bé trong mấy trăm triệu người này.

Huyền Lam

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9555)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9650)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10480)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9893)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9869)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9888)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9683)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8043)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11334)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8554)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8373)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8553)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9443)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8810)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9169)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9160)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8314)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8360)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10865)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8923)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27768)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9152)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8923)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11451)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10166)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11781)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8973)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8909)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9746)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9390)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17453)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27621)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15746)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9173)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8975)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10899)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8662)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9606)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8539)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8035)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9364)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9034)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8535)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8516)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9408)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9205)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9250)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9168)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10869)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14769)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant