Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

21 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 14711)
Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta


hoavouuCơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người. Bản chất thật sự của kiếp sống là vô thường, và cái chết không miễn trừ một ai cả. Chúng ta đã mang không biết bao nhiêu là thân xác mỗi khi chúng ta được sanh ra. Theo qui luật tự nhiên, chết là việc phải xảy đến và không ai có thể tránh khỏi. Như vậy cách tốt nhất là chúng ta không nên lảng tránh nó; mà ngược lại hãy chiêm nghiệm về nó một cách nghiêm túc. Theo quan điểm Phật giáo, chết không phải là sự chấm dứt mà là một lối dẫn đến sự tái sanh khác. Tâm thức chỉ di chuyển từ đời này sang đời khác. Điểm bắt đầu của một tiến trình như thế thật không thể nào truy cứu được. Tuy nhiên, sự hiện hữu của chúng ta trong vòng luân hồi sanh tử thì không vô hạn một cách tự nhiên. Cũng theo quan điểm Phật giáo, con người có thể thực hiện để chấm dứt nó. Một hạt giống không có sự bắt đầu nhưng bản chất của nó không phải là vô hạn. Nếu chúng ta đốt hạt giống ấy là chúng ta có thể hủy diệt khả năng mọc lên của nó. Đó là sự chấm dứt. Cách duy nhất để làm được việc này là hãy để cho những đóa hoa Vô Ưu luôn nở trong lòng chúng ta. Vì sao? Vì một khi hoa Vô Ưu nở được trong lòng ta, chúng ta sẽ không còn tiếp tục gieo thêm bất cứ hạt giống nào cho kiếp luân hồi nầy nữa.

 

Do tâm vọng tưởng, ngay cả trong cuộc sống hiện tại, chúng ta liên tục hoạt động với những hành động bất thiện. Chúng ta không có tự do để tránh những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta bị nô lệ bởi chúng. Chúng ta là tên tù của chính chúng ta. Thí dụ như khi giận dữ khởi lên trong chúng ta, chúng ta trở thành hoàn toàn chịu sự kiểm soát của cảm xúc tiêu cực này. Nó làm chúng ta suy nghĩ và hành xử những điều mà chúng ta không muốn làm. Nếu chúng ta chịu lùi lại một bước và thử nhìn vào gương khi chúng ta giận dữ, thì chúng ta sẽ thấy sự giận dữ đã làm gì đến chúng ta. Lúc đó chúng ta sẽ thấy quyền lực của sự giận dữphá hủy chúng ta và những người chung quanh. Chúng ta có thể tự hỏi không biết chúng ta có thể chuộc lỗi một hành vi bất thiện như là một trong năm trọng nghiệp hay không. Theo Trung Quán Luận, bất cứ hành vi bất thiện nào đều có thể được chuộc lỗi. Đây là tính chất của những điều bất thiện. Nếu chúng ta không quên lãng chúng, và chúng chưa được chín mùi, là chúng ta có thể thanh tịnh hóa chúng. Những hành vi không đạo đức thì bản chấtbất thiện nhưng chúng có một đặc tính là có thể được thanh tịnh hóa. Có người tin rằng họ có thể tránh khỏi những hậu quả của hành động tiêu cực đã phạm. Họ là những người không tin vào luật nhân quả. Chúng ta miễn bàn đến họ. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng theo luật nhân quả, hậu quả của bất cứ hành động nào, dù thiện hay bất thiện, phải được đối diện bởi chính người đó. Nói cách khác, mọi người phải chịu trách nhiệm cho những hành động của chính mình. Và một lần nữa, cách duy nhất để làm được việc này là hãy để cho những đóa hoa Vô Ưu luôn nở trong lòng chúng ta. Vì sao? Vì một khi hoa Vô Ưu nở được trong lòng ta, chúng ta sẽ có khả năng thanh tịnh hóa những hành vi bất thiện và không đạo đức trong quá khứ; đồng thời tránh được những hành vi tương tự nầy trong hiện tại và tương lai.

 

Tuy nhiên, những đóa hoa Vô Ưu chỉ nở khi chúng ta thiểu dục, nghĩa là có ít dục lạc hay ít ham muốn. Ở đây “ham muốn” không chỉ gồm ham muốn tiền bạc và vật chất, mà còn mong ước địa vịdanh vọng. Ham muốn cũng chỉ về sự mong muốn được những người khác thương yêuphục vụ. Trong đạo Phật, một người đã đạt đến mức độ tâm thức thâm sâu thì sẽ có rất ít các ham muốn mà có khi còn thờ ơ với chúng nữa là khác. Chúng ta cũng nên chú ý rằng một người như thế thờ ơ với những ham muốn thế tục, nhưng người ấy lại rất khao khát với chân lý, tức là người ấy có sự ham muốn lớn lao đối với chân lý, vì theo đạo Phật, thờ ơ với chân lýbiếng nhác trong đời sống. Thiểu dục cũng còn có nghĩa là thỏa mãn với những thâu đạt vật chất ít ỏi, tức là không cảm thấy buồn bực với số phận của mình và không lo lắng nhiều đến việc đời. Đây không có nghĩa là không quan tâm đến sự tự cải tiến của mình, mà là cố gắng tối đa với một thái độ không chán nản. Một người như thế chắc chắn sẽ được người chung quanh biết tới . Mà dù cho những người chung quanh có không biết tới đi nữa, thì người ấy cũng cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc và theo quan điểm tâm linh thì người ấy đang sống như một vì vua vậy. Có hai thứ cần phải thiểu dục. Thứ nhất là thức ăn, thứ hai là sắc đẹp; một cái gọi là thực dục, một cái gọi là sắc dục. Hai thứ nầy giúp đở cho vô minh làm đủ thứ chuyện xấu, nên Đức Khổng Phu Tử có daỵ: “Thực, sắc tánh dã.” Nghĩa là háo ăn, háo sắc đều là bản tánh của chúng sanh. Người tu Phật phải biết tại sao vô minh chẳng phá được? Tại sao phiền não cũng không đoạn được? Tại sao trí huệ chẳng hiển lộ? Chỉ do bởi mình không biết thiểu dục đó thôi. Phật tử chân thuần nên nhớ rằng ăn uống thì trợ giúp cho dục vọng, dục vọng lại làm tăng trưởng vô minh. Một khi đã có lòng tham ăn rồi thì sau đó sẽ là tham sắc. Con trai thì ham muốn nữ sắc, con gái thì ham muốn nam sắc, cứ thế mà quyến luyến không rời và không thể nào nhìn sự vật thấu suốt được. Ăn uống bao nhiêu thứ thành chất bổ dưỡng, hễ chất bổ dưỡng sung mãn thì sanh lòng ham mê sắc dục. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đồ ăn càng ít ngon chừng nào càng tốt chừng ấy. Không nên coi quá trọng vấn đề ăn uống. Ăn là để duy trì mạng sống mà tu tập, vì thế nên tiết độ trong ăn uống; không cần phải ăn đồ ăn ngon, mà cũng không ăn những đồ đã bị hư hoại, vì cả hai đều có hại cho sức khỏe của mình.

Cuối cùng, những đóa hoa Vô Ưu chỉ nở khi chúng ta sáng suốt hiểu biết tường tận sự vật đúng như thật sự sự vật là như vậy, là thấu triệt thực tướng của sự vật, tức là thấy rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn ngay trong chính mình. Không phải tự mình hiểu biết mình một cách dễ dàng vì những khái niệm sai lầm, những ảo tưởng vô căn cứ, những thành kiếnảo giác. Thật là khó mà thấy được con người thật của chúng ta. Đức Phật dạy rằng muốn có thể làm đuợc một người hiểu biết theo Phật giáo, chúng ta phải trước hết thấy và hiểu sự vô thường nơi ngũ uẩn. Đức Phật ví sắc như một khối bọt, thọ như bong bóng nước, tưởng như ảo cảnh, hành lều bều như lục bình trôi, và thức như ảo tưởng. Đức Phật dạy: “Bất luận hình thể vật chất nào trong quá khứ, vị laihiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô thiển hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần... đều trống rỗng, không có thực chất, không có bản thể. Cùng thế ấy, các uẩn còn lại: thọ, tưởng, hành, thức...lại cũng như vậy. Như vậy ngũ uẩnvô thường, mà hễ cái gì vô thường thì cái đó là khổ, bất toại và vô ngã. Ai hiểu được như vậy là hiểu được chính mình.” Đối với người Phật tử, sự nở rộ của những đóa hoa Vô Ưu nở rộ cũng có nghĩa là sự phát sáng của trí tuệ. Trong đạo Phật, trí tuệ là quan trọng tối thượng, vì sự thanh tịnh có được là nhờ trí tuệ, do trí tuệ, và trí tuệ là chìa khóa dẫn đến giác ngộgiải thoát cuối cùng. Nhưng Đức Phật không bao giờ tán thán tri thức suông. Theo Ngài, trí phải luôn đi đôi với thanh tịnh nơi tâm, với sự hoàn hảo về giới: Minh Hạnh Túc. Trí tuệ phát sáng từ những đóa hoa Vô Ưuloại trí tuệ đạt được do sự hiểu biết và phát triển các phẩm chất của tâm, là trí tuệ siêu việt, hay trí tuệ do tu tập mà thành. Đó là trí tuệ của từ, bi, hỷ, xả, vị tha, của sự thông hiểu về luật nhân quả, của sự mong mỏi giải thoát, và của sự tầm cầu giác ngộgiải thoát cho tha nhân. Đó là trí tuệ giải thoát chứ không phải là sự lý luận hay suy luận suông. Tuy nhiên, người Phật tử thuần thành không bao giờ yêu mến trí tuệ, không đi tìm trí tuệ, cũng không sùng bái trí tuệ. Mặc dù những điều này có ý nghĩa của nó và liên quan đến sự sống còn của nhân loại, người Phật tử thuần thành chỉ dùng trí tuệ để áp dụng thực tiễn những lời dạy của Đức Phật nhằm dẫn người theo đi đến sự xả ly, giác ngộ, và giải thoát cuối cùng. Mong sao cho những đóa hoa Vô Ưu nở rộ khắp cùng năm châu bốn bể, để một ngày nào đó, pháp giới chúng sanh đồng thành Phật Đạo!

 

 

Let’s the Sorrowless Flowers
Always Bloom In Our Minds

 

The opportunity our precious human lives does not last forever. Sooner or later, death comes to everyone. The very true nature of our lives is impermanent, and death inevitable. When we first took birth, given the countless number of bodies into which we have been born. Death is an irrevocable result of living. Therefore, we should not ignore it; on the contrary, it is good to think about it seriously. According to the Buddhist point of view, death is not an end but a means leading to another rebirth. The conscious mind only migrates from life to life. The starting point of such a process is impossible to retrace. However, our existence in samsara is not naturally infinite. Also according to the Buddhist point of view, it is possible to put an end to it. A seed has no beginning but it is not naturally infinite, if we burn the seed we can destroy its potential to grow. That is the end of it. The only way to do is to let the sorrowless flowers always bloom in our minds. Why? Because once the sorrowless flowers bloom in our minds, we no longer continue to grow any seed for this rebirth cycle.

 

Due to our deluded mind, even in this present life, we are constantly operating with negative actions. We do not have much freedom from afflictive emotions. We are enslaved by them. We are prisoners of our own devices. For example, when anger rises in us, we become completely under the control of this afflictive emotion. It makes us think and act in ways we do not want to. If we step back and look in a mirror when we become angry, we will see what anger has done to us. We will see anger’s power to destroy us and others around us. We might wonder if it is indeed possible to expiate a non-virtuous deed such as one of these five heinous crimes. According to “Prasanghika Madhyamika,” any kind of negative deed can be expiated. This is a property of negativities. If we do not leave them unattended until they are ripen, we can purify them. Non-virtuous deeds are negative by nature but have the quality of being purified. There are people who believe that they can get away with whatever negative action they commit. They are those who do not believe in the law of cause and effect. We have no comment on these people. Sincere Buddhists should always remember that according to the law of cause and effect, the consequences of any kind of act one commits, virtuous or non-virtuous, must be faced by that same person. In other words, each person is responsible for his own actions. And again, the only way to do this is to let the sorrowless flowers always bloom in our minds. Why? Because once the sorrowless flowers bloom in our minds, we are able to purify all negative and non-virtuous deeds in the past; at the same time, we can avoid similar negative and non-virtuous deeds at the present and in the future.

 

However, the sorrowless flowers only bloom when we are content with few desires; or when we have few desires. Here “desires” include not only the desire for money and material things but also the wish for status and fame. It also indicates seeking the love and service of others. In Buddhism, a person who has attained the mental stage of deep faith has very few desires and is indifferent to them. We must note carefully that though such a person is indifferent to worldly desires, he is very eager for the truth, that is, he has a great desire for the truth. To be indifferent to the truth is to be slothful in life. To be content with few desires also means to be satisfied with little material gain, that is, not to feel discontented with one’s lot and to be free from worldly cares. This does not mean to be unconcerned with self-improvement but to do one’s best in one’s work without discontent. Such a person will never be ignored by those around him. But even if people around him ignored him, he would feel quite happy because he lives like a king from a spiritual point of view. We must have few desires in two areas: the desires for food and sex. Food and sex support ignorance in perpetrating all sort of evil. Thus, Confucius taught: “Food and sex are part of human nature.” That is to say we are born with the craving for foos and sex. Why is that we have not been able to demolish our ignorance, eliminate our afflictions, and reveal our wisdom? Because we always crave for food and sex. Sincere Buddhists should always remember that food gives rise to sexual desire, and sexual desire gives rise to ignorance. Once the desire for food arises, the desire for sex arises as well. Men are attracted to beautiful women, and women are charmed by handsome men. People become infatuated and obsessed and cannot see through their desires. The nourishment from the food we eat is transformed into reporductive essence; and once that essence is full, sexual desire arises. Sincere Buddhists should always remember that the less tasty the food is, the better. Food should not be regarded as too important. Sincere Buddhists should practice moderation and eat only enough to sustain ourselves. We should neither eat very rich food, nor eat spoilt food, for either one could ruin our health.

 

Finally, the sorrowless flowers only bloom when we understands things as they really are, that is seeing the impermanent, unsatisfactory, and non-substantial or non-self nature of the five aggregates of clinging in ourselves. It is not easy to understand ourselves because of our wrong concepts, baseless illusions, perversions and delusions. It is so difficult to see the real person. The Buddha taught that to be a real knower, we must first see and understand the impemanence of the five aggregates. He compares material form or body to a lump of foam, feeling to a bubble, perception to a mirage, mental formations or volitional activities to water-lily plant which is without heartwood, and consciousness to an illusion. The Buddha says: “Whatever material form there be whether past, future or present, internal, external, gross or subtle, low or lofty, far or near that material form is empty, unsubstantial and without essence. In the same manner, the remaining aggregates: feeling, perception, mental formation, and consciousness are also empty, unsubstantial and without essence. Thus, the five aggregates are impermanent, whatever is impermanent, that is suffering, unsatisfactory and without self. Whenever you understand this, you understand yourselves.” To Buddhists, the blooming of the sorrowless flowers bloom also means the illumination of wisdom. In Buddhism, wisdom is of the highest importance; for purification comes through wisdom, through understanding; and wisdom in Buddhism is the key to enlightenment and final liberation. But the Buddha never praised mere intellect. According to him, knowledge should go hand in hand with purity of heart, with moral excellence. Wisdom gained by understanding and development of the qualities of mind and heart is wisdom par excellence. It is the knowledge of loving kindness, of compassion, of joy, of letting go, of altruism, of understanding of the law of cause and effect, of wishing for freedom, of seeking enlightenment and emancipation for others. It is saving knowledge, and not mere speculation, logic or specious reasoning. However, devout Buddhists never fall in love with wisdom; nor induce the search after wisdom; nor adore wisdom. Although wisdom really has its significance and bearing on mankind, devout Buddhists should use it as an encouragement of a practical application of the teaching that leads the follower to dispassion, enlightenment and final deliverance. Hoping that the sorrowless flowers are blooming everywhere, so that one day all beings will achieve Buddhahood together!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16557)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15695)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15101)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19246)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15702)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13788)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13956)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14418)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 15234)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18126)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15198)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14720)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17911)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20739)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19551)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17112)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15784)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17192)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15922)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15240)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 15003)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 15000)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 18059)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15782)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16758)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14449)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14369)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16571)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17445)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18645)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 17011)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16423)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15702)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16489)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15451)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14281)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15441)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14851)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7585)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17192)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12313)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12245)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16561)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14686)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14547)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13853)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12475)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13849)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12326)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15370)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant