Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Ngày Còn Lại

05 Tháng Chín 201300:00(Xem: 10771)
Những Ngày Còn Lại


Những Ngày Còn Lại

Thích Như Điển


tuong_niem_1Kể từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 21 tháng 8 năm 2013 vừa qua, tất cả Tăng Ni cũng như tín đồ Phật Giáo Việt Nam tại Pháp nói riêng, trên thế giới nói chung đã thầm lặng tưởng nhớ một vị Đại Sư đã vào đời cách đây 75 năm về trứơc tại Bình Thuận và nay ở nước Phần Lan xa xôi kia, Ngài đã thuận thế vô thường ra đi trong an nhiên tự tại, khiến cho không biết bao nhiêu người phải gạt lệ xót thương, đớn đau khôn tả. Không biết bao nhiêu bài phân ưu, ai điếu, những đoản văn của những pháp lữ, tử đệ và ngay cả những người chưa một lần gặp mặt Ngài, cũng đã chung lời cầu nguyện, khi cảm nhận được sự vô thường của nhân thế, luật ấy chẳng trừ một ai.

Từ ngày 13 hay đúng hơn là ngày 14 tháng 8, kim quan của Ngài đã được đưa về chùa Khánh Anh tại Evry. Mỗi ngày như vậy đều có cúng tiến Giác Linh, tụng kinh, niệm Phật, phúng điếu, hầu kim quan và đặc biệt nhất là những đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài thức suốt những đêm dài như thế để thay nhau niệm Phật. Đây là một đám tang có một không hai tại ngọai quốc nầy. Chư Tôn Đức Tăng Ni trên bốn châu lục đều hội tụ về và cả hơn 200 vị áo vàng như thế, đã cầu nguyện và nơi họ đã tóat lên một uy dũng thầm lặng của những bậc chúng Trung Tôn đến đây để tiễn biệt một vị Đại Sư vừa viên tịch. Ôi! Văn chương nào, bút mực nào, khả năng nào có thể viết lại hết được những cảm nghĩ nầy đây. Chỉ có thể cảm nhận, cảm xúc và không thể chia xẻ nổi niềm nầy với ai khác được. Phật Tử tại gia kể từ lúc Ngài ra đi cho đến lễ Trà Tỳ vào ngày 21 tháng 8 năm 2013 (nhằm ngày Rằm Tháng Bảy) không dưới 3.000 lượt người đã về, đã đến. Họ đã về đây trong lặng lẽ, nhớ thương, tiếc nuối một bậc Hiền Nhân. Họ cúi đầu xuống để đãnh lễ Giác Linh Ngài mà bao nhiêu tâm tư thầm kín đã trào dâng qua khóe mắt; khiến những giọt lệ tiễn đưa Người thấm ướt cả những bờ mi. Ô hay nhân thế nầy lại có những người đạo hạnh như thế để khi ra đi có không biết bao nhiêu người luyến tiếc nhớ thương!

Một đám tang có cả Thị Trưởng mới và cũ của Evry đến dự, Bộ Nội Vụ Pháp chia buồn, Hội Đồng Tăng Già Thế Giới đánh điện thư phân ưu và gửi người đến để chia buồn phúng điếu. Đại Sứ Tích Lan tại Pháp cũng như Đại Diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có mặt.Đại Trưởng Lão Thích Tâm Châu, người đã 94 tuổi cũng đã trực tiếp điện thọai hỏi han, phân ưu cùng môn đồ pháp quyến. Tất cả các truyền thống Phật Giáo Nam Tông, Bắc Tông, Tây Tạng v.v… đều hiện diện. Ngay cả nhiều chư tôn đức lâu nay vắng bóng trong Giáo Hội Âu Châu, nhưng nay cũng hiện diện để tiễn đưa Ngài. Từ Lille cho đến Marseille của nước Pháp. Từ Hamburg cho đến Ravensburg của nước Đức hay những nứơc Bắc Âu xa xôi, hoặc tận Ý Đại Lợi, Áo quốc... tất cả đều hiện diện trong sự bi hùng của lời kinh, nhằm chia xẻ những mất mát quá to lớn của GHPGVNTN Âu Châu và Môn Đồ Pháp Quyến.

Ban Tang Lễ của Ngài cũng là một Ban Tang Lễ của thế giới; khắp nơi anh em Pháp Lữ đều chia xẻ công việc với nhau để lo cho đại sự. Môn Đồ Pháp Quyến chỉ lo chu tòan trong vấn đề tứ sự cúng dường. Mỗi người một việc. Người thì kết hoa tươi trên xe tang; người thì lo châm trà, dọn cơm tiếp khách. Kẻ lo chợ búa, vệ sinh… tất cả đều nhịp nhàng thành tựu, không hề có một sự sơ suất nào đáng trách xảy ra.

Đòan xe tang với hơn 20 xe cảnh sát đi trước hộ tống từ chùa Khánh Anh mới; cho đến nơi Trà Tỳ xa độ 50 cây số. Họ chắn xa lộ và các lối đi để kim quan cũng như đòan tùy tùng gồm 18 chiếc xe Bus và rất nhiều xe nhỏ chạy theo, không bị gián đọan một quảng đường nào. Chỉ có những bậc quân vương hay Thủ Tướng, Tổng Thống của một quốc gia mới được như vậy. Đây là kết quả của những tháng ngày ngọai giao cũng như làm việc Giáo Hội của Ngài đối với quần chúng và chính quyền Pháp; nên mới được như vậy. Ôi ! thật quá vĩ đại và quả thật”Phật Pháp nhiệm màu”như lời Ngài nói tại bệnh viện Turku Phần Lan trước mấy giờ viên tịch. Cái chết của một bậc Đại Sư không khoa trương, không binh hùng tướng dũng; nhưng là một cái chết đáng chết như bao nhiêu người ham muốn, mà nào có được đâu. Do Ngài biết sống thức thời giữa bao nhiêu bủa vây của cuộc thế. Do nhân duyên của Ngài đến trong chốn nầy, để rồi ra đi như thế. Có lẽ một ngày nào đó trong kiếp sống của nhân sinh, Ngài sẽ hội nhập ở xứ nầy để tiếp tục con đường hoằng hóa còn dang dỡ, mà có không biết bao nhiêu người đang chờ đón sự tái thị hiện của Ngài. Quả là:

“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây. Ngài là một con người vĩ đại như thế. Đó là Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNAC và đương kim Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Evry Pháp Quốc.

Tôi trở lại Ravensburg sau những ngày tang cũng như tuần thất thứ ba của Hòa Thượng vào ngày 1 tháng 9 năm 2013, để ngơi nghỉ mấy ngày nơi yên tĩnh nầy. Ngồi đây nhớ lại chuyện đã qua, với đầy vơi nhung nhớ về một con người vĩ đại như Ngài; nên mới viết lại những dòng tự sự trên; nhằm ghi lại những dấu hình, mà chắc gì trong đời mình có được sự lặp lại lần thứ hai cao cả như vậy.

Tu Viện Viên Đức nầy vốn là một nông trại của người Đức; nay đã biến thể thành một ngôi chùa thực thụ; nơi đây có tiếng kinh cầu ngày hai buổi sáng, chiều và tiếng đại hồng chung vang vọng khắp đó đây, như gọi hồn người cô lữ về nơi an định. Đạo Hữu Minh Phát tặng cho tôi một chiếc xe đạp để đạp đi trong gió nội, mây ngàn, để nhớ về thưở xa xưa hơn 35 năm về trước khi tôi còn học tiếng Đức tại Đại Học Kiel. Thuở ấy, Bác Sĩ Thị Minh Văn Công Trâm đã nhắc lại rằng: “mùa Đông năm 1977 ấy lạnh lắm. Thế mà Thầy đã đi học bằng chiếc xe đạp và hai tay thay vì đeo găng tay như bao nhiêu người khác, lại đeo bằng hai túi ni lông đi chợ. Hỏi ra mới biết là Thầy không có tiền để mua đôi găng tay để đeo vào cho đỡ lạnh”. Từ ấy đến nay đã hơn 35 mùa Đông như thế tại xứ Đức nầy, đã có không biết bao nhiêu đôi găng tay ấm áp tôi đã mang vào tay mình; nhưng những người Phật Tử tại đây chỉ còn nhớ đôi găng tay mùa Đông gợi nhớ của năm 1977 bằng hai bao ni lông đi chợ ấy; nên Đạo Hữu Diệu Phú nói rằng: “Chúng con cúng dường Thầy chiếc xe đạp nầy để Thầy đi và nhớ lại những kỷ niệm xưa”. Đúng là như vậy. Tôi là người vốn sống với kỷ niệm và nay đi chiếc xe đạp nầy, những kỷ niệm xưa lại hiện về.

Tôi đạp xe lên đồi, sau đó đi bưu điện và ngân hàng, bất chợt gặp một bà Đức. Bà ta bảo rằng: ”Thầy không sợ những vạt áo dài của Thầy đang mặc bị quấn vào bánh xe sao?” Tôi cảm ơn Bà và bảo rằng: “Tôi cố vén vạt áo lên cho cao rồi đấy chứ”. Sau đó tôi gặp bà từ trong siêu thị đi ra, còn tôi dựng xe ở đó để chuẩn bị vào siêu thị mua một vài món đồ dùng cần thiết. Bà ta bảo: “Sao Thầy không khóa xe lại? Xe còn mới lắm mà!” Tôi bảo: “tại sao phải khóa? bộ đây có những người không tốt như thế sao?” Bà bảo: “Cái gì phòng hờ vẫn hơn vậy”. Tôi cảm ơn Bà hàng xóm Đức chưa quen, mà đã giúp tôi những lời khuyên thật là hữu ích.

Về lại chùa nghe điện thọai của Thầy Sucacito gọi. Thầy là một người Đức tu theo phái Nam Tông Thái Lan chuyên ở trong rừng. Ba Thầy ấy cũng mới vừa mất, chỉ cách sau Hòa Thượng Minh Tâm mấy ngày thôi. Thầy ấy hay ở bên Anh Quốc và Cô em gái thì đi lấy chồng; bây giờ chỉ còn một mình Mẹ già ở trong một ngôi nhà lớn; cho nên Thầy hỏi tôi rằng: “có người Việt Nam nào đó tình nguyện đến ở và mỗi ngày chăm sóc cho Bà Cụ chừng một vài tiếng đồng hồ cũng như lo cắt cỏ cho khu vườn lớn nhà tôi và khỏi phải đóng tiền thuê nhà”. Tôi trả lời rằng: “để tôi xem lại”. Đọan cúp máy. Sau đó tôi liên tưởng đến nhiều điều của người mình cũng như người Đức. Có nhiều người cho rằng người Đức lạnh nhạt, người Đức khó tính, người Đức không thân thiện với người ngọai quốc v.v…; nhưng qua hai mẫu chuyện trên như quý vị thấy đó. Người Đức thật là tuyệt vời.

Câu chuyện chưa phải dừng ở đó mà còn tiếp theo những mẫu chuyện nho nhỏ như sau đây.

Một hôm tôi đang ngồi trong phòng đọc sách của Tu Viện Viên Đức, nhìn xuyên qua khung cửa sổ thấy hai người đi vào chùa; nhưng chẳng biết lối vào. Một người Đức cao lớn và một người con gái Á Châu lai Đức. Sau khi gặp và hỏi ra mới biết là Mẹ cô ta người Tích Lan và Ba cô là người Đức nầy. Hai Cha Con cầm hai cành hoa lan thật tươi đi vào cúng Phật và bảo rằng: “ngày mai cô ta đi Việt Nam”. Tôi hỏi tiếp. Thế Cô có biết tiếng Việt không và Cô đến đó ở bao lâu cũng như làm gì ở đó? Cô ta bảo rằng: ”bây giờ thì chưa biết nhiều; nhưng khi đến Việt Nam sẽ học. Thời gian là một năm”. Việc của cô làm là đi gíup đỡ cho những trẻ bụi đời, lang thang trên hè phố Việt Nam cũng như giúp cho những mãnh đời bất hạnh của những cô gái thanh xuân không may sa vào đường tội lỗi… qua trao đổi một hồi, họ ra đi, đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ. Họ là người Đức, người Tích Lan không quen biết với mình và dân tộc mình mà còn giúp cho những mãnh đời cơ nhỡ như thế. Còn những người đang có quyền thế, đang ăn trên ngồi trước ở Việt Nam trong hiện tại thì sao? Những câu hỏi như thế đều được để trống và không có câu trả lời trực tiếp.

Cũng trong ngày hôm ấy, có một cú điện thọai từ Freiburg gọi sang Tu Viện hỏi về cách nấu chay. Tôi hỏi Bà Đức nầy tại sao Bà biết chùa nầy ăn chay? Bà bảo rằng: Bà có Bà bạn Đức hay đi chùa nầy và ăn chay ngon ; nên bây giờ muốn học nấu. Tôi cho địa chỉ của Ni Sư Minh Hiếu tại Freiburg để Bà ấy tìm đến đó học nấu dễ dàng hơn. Riêng tôi, chỉ biết nấu mì gói, chứ chưa xào được một món nào, làm sao có thể chỉ cho người khác nấu chay được.

Ngày nay đi khắp nước Đức nầy, dầu bạn có vào tiệm Rossmann hay Kaufland, Realkauf hay Reform Haus; hoặc những tiệm Netto, Aldi v.v… hãy đến chỗ bán đồ BIO là bạn có thể tha hồ chọn cho mình những món ăn chay làm bằng đậu hủ theo sở thích. Nhớ lại không lâu, chỉ cách đây chừng 35 năm về trước thôi. Nếu tôi muốn mua một hủ chao hay một ít đậu hủ tươi, chúng tôi phải đi đến Aachen hay Hamburg mới mua được. Nghĩa là cách chùa Viên Giác Hannover đến mấy trăm cây số mới có. Còn bây giờ, sau hơn 35 năm, ở khắp nơi trên xứ Đức nầy, không những chỉ có ở các tiệm thực phẩm Á Châu, mà còn tại tất cả hàng ngàn tiệm bán đồ Đức, bạn cũng có thể tìm mua được những món đậu hủ được biến chế từ đậu nành tùy thích. Quả thật người Âu Châu thích nghisáng tạo nhanh hơn người Á Châu mình nhiều. Ngay cả bây giờ, tại các chùa Việt Nam mình vẫn còn làm đậu hủ theo lối thủ công nghệ, vắt xác đậu hủ bằng tay; nhưng người Âu Châu đã thay đổi cách nầy bằng máy từ lâu rồi. Chắc là người mình phải học lại cách làm đậu hủ của họ quá.

Ngày nay tại xứ Đức nầy có hơn 3 triệu người Đức ăn chay; nên những kỹ nghệ chế biến thức ăn họ phải tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi vậy. Nhưng mới chỉ tại xứ Đức nầy thôi. Trong khi đó các xứ Âu Châu khác vẫn chưa thấy có những phát minh nào đáng kể về đậu hủ. Gần đây nhất Đảng Xanh (Gruene) của xứ Đức còn đề nghị rằng: cả nước Đức mỗi năm nên có một ngày chay cho tòan quốc nữa. Dĩ nhiên đây không phải là vấn đề Tôn Giáo, mà là vấn đề môi sinh và thể hiện tình thương đến với những động vật khác đang cùng sống trên hành tinh nầy. Cũng đã có nhiều sự chống đối đến từ các Đảng Phái khác; nhưng cũng có lắm kẻ tán đồng. Chúng ta hãy chờ xem một ngày đẹp trời như thế.

Chưa hết. Có những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của những Nghị Sĩ tại Thượng Viện hay của các Dân Biểu tại Hạ Nghị Viện Đức, họ đã công khai đem giáo lý của Phật Giáo ra để luận bàn. Họ nói về tình thương, bất bạo động, về từ bi,về tánh không, về vô thường v.v… quả thật xứ Đức nầy là một xứ lý tưởng để cho ai đó muốn trau dồi Đức ngữ cũng như mang Đạo Phật vào chốn nầy. Người Đức bây giờ không phải là người Đức của thời Đức Quốc Xã nữa. Họ đã chán ghét chiến tranh, bạo lực và dối trá. Tất cả chỉ muốn xây dựng thực sự trong một nước đầy tình người, lấy căn bản đạo đức của Tôn Giáo làm chuẩn mực.

Như trên Quý vị đã thấy, từ một lão bà người Đức không quen tại Ravensburg, cho đến một người đi cầu nguyện tại chùa, một người có tấm lòng đối với trẻ bụi đời ở đường phố Sài Gòn, Hà Nội. Rồi những người muốn nấu chay hay với những người trượng phu hơn, muốn gíup người mình hội nhập, trao đổi không bên nào thiệt hại cả, mà chỉ thăng tiến trong cuộc sống tương trợ với nhau để tự tồn.

Những ngày còn lại của đời tôi trên mãnh đất được chọn làm quê hương thứ hai nầy; ngoài quê mẹ Việt Nam thân thương của tôi là vậy. Nơi đây sẽ là chốn trở về cũng như an nghỉ của mình khi vô thường sẽ đến. Mong được như Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm ra đi một cách nhẹ nhàng như trút hết hơi thở vào một đêm khuya, để mọi người còn ở lại nơi cõi dương thế nầy còn lưu lại không biết bao nhiêu là kỷ niệm tuyệt vời. Riêng tôi, với Hòa Thượng, đã làm việc chung với Ngài từ năm 1972 đến bây giờ. Kể ra cũng đã gần 42 năm rồi. Trải qua gần 42 năm như thế mới biết rõ được lòng người là gì và từ đó, chính bản thân mình cũng rút tỉa ra được những bài học thật là vô giá.

Tôi biết rằng mọi vật rồi cũng sẽ trôi qua như những đám mây trên trời, sẽ trôi về một phương trời vô định. Cũng giống như những tảng băng đá vào xuân, sẽ vở ra từng mãnh vụn, biến thành nước, trôi ra đến tận đại dương và hòa mình vào trong những cuộc lữ hành cô độc ấy.Tôi cũng lại như thế, sẽ có một ngày, không hẹn trước với ai, mình cũng sẽ ra đi và sẽ trả lại cho đời những thị, phi, nhơn , ngã, thiệt, hơn, bỉ, thử v.v… để được rảnh rang nơi chốn liên đài, như Cố Hòa Thựơng Minh Tâm đã chọn cho mình có một lối đi như vậy.

Viết xong vào một ngày cuối hạ tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg Đức Quốc nhằm ngày 5 tháng 9 năm 2013.

Xêm thêm:

Tất cả tài liệu về Tang Lễ Của HT Thích Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11838)
Việc Sầm Hoa dịch từ “tự viện” thành “chùa”, và lược dịch “Ấn Độ giáo cao cấp tăng lữ” thành “cao tăng” tức là đã có chủ ý nhắm đến đạo Phật, muốn bôi nhọ chư Tăng.
(Xem: 10773)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11265)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12335)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10367)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11539)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10913)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10676)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10129)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11471)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10258)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11158)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12723)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11079)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 12009)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 12017)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10507)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10934)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10561)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13544)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11247)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10595)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10460)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12733)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11676)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15080)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16339)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11845)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11672)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14059)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12218)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13747)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12166)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11620)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13226)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14342)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11867)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12549)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12173)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 12063)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11646)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11483)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11500)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11403)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13311)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11683)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13388)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11873)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13703)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12438)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant