Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thầy Chùa

21 Tháng Mười 201300:00(Xem: 12603)
Thầy Chùa

Thầy Chùa

monkwithbowl_132x132Thị Giới

Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo.

Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.

“Không cần phải nói là không ai trong chúng ta đã nhìn thấy Đức Phật. Chúng ta chỉ thấy tượng Phật thôi. Mà tượng Phật thì có lẽ cũng… tám vạn bốn ngàn hình dạng. Nhưng dường như tôi đã thấy… một ông bác của tôi. Đó là một ông thầy chùa, như cách nói của XYZ. Bác tôi có gia đình, nghĩa là có vợ con. Người con (trai) duy nhất của bác lớn hơn tôi năm hay bảy tuổi.

Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.

Tôi lớn lên, tôi đi học hành. Tôi đi đây đi đó. Tôi “biết” được nhiều thứ. Tôi biết nhiều chuyện năm châu bốn biển, nhưng bác tôi vẫn là một ông thầy chùa nhà quê, cùng với vợ và con tu hành một cách quê mùa và lặng lẽ, trong một ngôi chùa nhà quê.

Năm 1968, tôi giải ngũ (thương binh loại 2), về thăm nhà trước khi tiếp tục đi lang bạt. Tôi đến chùa thăm bác tôi.

Người ta gọi ông là Hòa thượng. Với tôi, ông cứ là bác Ba. Vì tôi đi lang bạt kỳ hồ lâu quá, không có cơ hội gần gũi với ông nhiều để quen với tình trạng tu hành của ông và chuyển đổi quan niệm về sự liên hệ, nên tôi vẫn giữ nguyên tình giòng họ gia đình.

Vả lại, trong con mắt tôi, một thanh niên “tân tiến” đã đi đây đi đó, đã nghe đã thấy nhiều chuyện trên đời; hơn nữa, hồi nhỏ, tôi có một thời kỳ làm đệ tử xuất gia của một vị thầy khác ở Sài Gòn, cho đến khi thầy viên tịch thì tôi… xuất tự. Tức là tôi đã đi tu ở thành phố đàng hoàng chớ không phải tu ở nhà quê. Tôi có học “chữ nho” đọc được hết kinh sách trong chùa. Và được học cả tiếng Tây nữa. Mà bác tôi vẫn chỉ là một ông thầy chùa nhà quê mù chữ. Càng là thầy chùa nhà quê, vì chắc chắn là bác tôi chưa bao giờ đi ra khỏi cái làng Long Hương thuộc quận Tuy Phong tỉnh Bình Thuận quê tôi, nơi mà sau khi làng tôi bị giặc Pháp tàn phá và tàn sát vào năm 1949, dân trong làng đã di cư sang đó sinh sống. Gia đình bác tôi cũng di cư sang đó lập một cái am nhỏ sau đó trở thành một ngôi chùa.

Lần đó, tôi đến chùa thăm bác. Tôi không gặp bác tôi. Nhưng tôi gặp… các ông Kiều Trần Như. Và tôi hiểu tại sao trước kia các ông ấy đã coi thường ông thái tử tu hành cà chớn, nay lại sụp đầu đảnh lễ Phật ngay khi Ngài vừa đi đến, và chịu thọ giáo làm những đệ tử đầu tiên của Ngài. Tôi cũng suýt quỳ sụp xuống như các anh em ông Kiều Trần Như đã làm trước Đức Phật: trước mặt tôi, không phải là một ông bác ruột quê mùa mù chữ, mà là… Đức Phật. Hình ảnh Đức Phật đã hiện thân trong ông bác tôi. Ngài mỉm cười nắm tay tôi, để tôi khỏi quỳ sụp xuống. Ngài hiền hòarạng rỡ. Dường như Ngài tỏa hào quang. Tôi không nghe một lời “pháp” nào cả. Tôi chỉ nhìn thấy Ngài tĩnh lặng như thế. Một sự tĩnh lặng bình yên, dịu dàngmênh mông và vĩ đại. Tất cả sự cảm nhận của tôi vào lúc đó không cần lời, không thông qua một lời nói “pháp” nào cả.

Hơn bốn mươi năm rồi mà bây giờ hồi tưởng lại giây phút kỳ dịệu đó, tôi vẫn thấy mình xúc động rất sâu sắc… XYZ thân mến, chắc “cậu” vừa chớm nghĩ: Rồi ông ấy có tiếng tăm gì không? Và ông ấy đã làm được chuyện gì cho đạo Phật và cho cuộc sống? Nếu có một ông thầy chùa “đắc đạo” sao không nghe ai nói?

Tôi không nói bác tôi “đắc đạo”. Bác không thuyết giảng gì cả. Bác tôi chỉ nói chuyện thân mật với một đứa cháu. Cho đến lúc đó, không những tôi “hiểu biết” chuyện năm châu bốn bể, chuyện khoa học, đất trời, đời sống vân vân nhiều hơn bác, mà cả “chuyện đạo Phật” có lẽ tôi cũng “biết” nhiều hơn ông bác nhà quê của tôi. Vì trước đó khi ở chùa không những tôi đọc được kinh sách chữ Nho (như bác) mà còn được đọc nhiều kinh sách chữ Quốc ngữ của… ông Đoàn Trung Còn. Thế thì bác có gì để “giảng thêm” cho tôi!

Tôi run run khép nép ngồi bên cạnh bác, ngây ngất nhìn bác, ngây ngất nghe bác hỏi thăm về cuộc sống của mẹ con tôi. (Bố tôi mất hồi tôi còn nhỏ lắm – nên tôi mới… đi tu!).

Những lời thăm hỏi của bác không phải là “lời pháp” gì cao siêu để tôi vin vào đó mà nói rằng bác tôi “đắc đạo”. Dường như bác tôi không làm gì cả. Không có tiếng tăm gì cả. Rồi bác tôi qua đời hồi nào tôi không hay. (Vào lúc cả nước đang đói, tôi đang ở Quảng Nam, đưa gia đình lên núi làm rẫy). Mặt trời mọc lên lặng lẽ thế nào thì khi lặn xuống cũng lặng lẽ thế ấy.

Dường như trong một cuốn sách nào đó, Sư ông Nhất Hạnh có nói về khái niệm “đạo đức vô hành” của những nhà tu hành chứng đắc. Các ngài không nhất thiết phải “làm” gì cả. Càng không cần nổi tiếng ồn ào. Chỉ sự hiện diện vô hành của các ngài đã đủ quan trọng và lợi ích cho cuộc sống.

một lần, trong câu chuyện lặt vặt với nhau về sinh hoạt nhà chùa chung chung, nhà thơ Phạm Thiên Thư kể rằng ở một ngôi chùa (tôi không nhớ tên), có một người đàn ông lớn tuổi “làm công quả”. Ông giữ việc quét dọn trong chùa và chăm sóc khu vườn quanh chùa. Ông không phải là nhà sư, không có “liêu” riêng trong chùa. Ông làm một cái “cốc” nhỏ bằng các vật liệu nhẹ ở một góc vườn chùa. Buổi tối, ông cũng ê a tụng kinh ở đó. Tính tình ông rất hồ hởi và cởi mở, có thể nói là rất xuề xòa hệch hạc. Người ta mến nhưng không ai coi trọng. Đến chùa ai lại coi trọng một ông quét dọn hơn các vị tu hành công đức! Vì tính ông rất hệch hạc, chẳng mấy ai quan tâm đến những gì ông nói. Một hôm, ông bỗng đi chào từ biệt mọi người trong chùa. Ông vui vẻ hể hả như tính ông bình thường hàng ngày, nói cho mọi người biết ông sắp “đi”, nên ông đến chào từ biệt họ. Người ta cười.

Tối hôm đó người ta vẫn nghe ông ê a tụng kinh trong cái “cốc” ngoài góc vườn, nhưng trưa hôm sau, suốt buổi sáng không thấy ông ra quét dọn, người ta mới cho người đi tìm và sửng sốt phát hiện ông đã “đi” trong tư thế ngồi kiết già trong cái “cốc” sơ sài hếch hác của ông. Tôi không nhớ nhà thơ Phạm Thiên Thư nói sau các thủ tục “khám nghiệm tử thi”, người ta an táng hay hỏa thiêu ông. Nhưng người ta sửng sốt rằng ông “đắc đạo”(?)

XYZ thân mến, có lẽ có nhiều ông thầy chùa như thế. Sự chứng đắc có thể làm biến đổi diện mạo bề ngoài của một ông thầy chùa nhà quê mù chữ như ông bác tôi, khiến mọi cử chỉ an nhiên tự tại của ông trở nên như tỏa hào quang thư thái an lành trước mắt tôi, nhưng cũng có thể vẫn giữ cái vẻ xuề xòa hệch hạc như ông làm vườn “công quả”, hoặc vị sư Tế Điên huyền thoại trong tiểu thuyết Tàu. Các vị ấy có thể không “hiểu” Phật pháp bằng hoặc như cái hiểu của chúng ta. Tương truyền Lục tổ Huệ Năng của Tàu cũng mù chữ, (tức là “thua” cả ông bác nhà quê của tôi, vì bác tôi thông thạo “chữ nho”) nhưng chỉ nghe kinh Kim Cương mà ngộ. Phật pháp không phải để “hiểu”. Phật pháp là để chứng ngộ. Bát Nhã Tâm kinh chỉ có mấy trăm chữ, tuy cao siêu, nhưng có hàng vạn người từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay đã lý giải, soi rọi bằng đủ thứ “ánh sáng”. Tức là có hàng vạn người “hiểu” trong đó Phật nói gì. Tôi cũng “hiểu”, nhưng từ cái “hiểu” này đến sự chứng ngộ bản chất của “Sắc và Không” là một chuyện xa xăm như từ trái đất chúng ta đến một hành tinh nào đó có sự sống trong vũ trụ. Tuy vậy, có lẽ ông bác nhà quê của tôi đã “đến” được hành tinh đó, trong khi tôi có thể “hiểu” nhiều hơn, hiểu “rộng” hơn ông ấy, thì tôi không là gì cả. Mà hàng triệu người “hiểu nhiều hiểu rộng” hơn tôi cũng chẳng là gì cả. Thậm chí tôi chưa được quỳ xuống đảnh lễ ông bác thầy chùa nhà quê của tôi… Trong một cuốn sách (có lẽ cũng của thầy Nhất Hạnh mà tôi không nhớ tựa), tác giả tỏ ra, đại ý, hết sức kính trọng một ông sư quê mùa cả đời chỉ tụng đọc một cuốn kinh và chứng đắc, mà “sợ” quý vị tu hành thông thái cỡi hỏa tiễn bay qua rừng tam tạng.

Không loại trừ việc các thầy cố ý gạt bớt, nếu không phải là gạt hết, kiến thức, để giảm thiểu cái tình trạng tâm ý gọi là “tâm viên ý mã”, dập tắt sự biện biệt “nhị nguyên” cho trí dễ im và tâm dễ lặng. Làm như vậy, có thể các thầy bị “chúng ta” coi thường, thậm chí là miệt thị, vì cho là dốt nát hay sai lầm thiếu sót chỗ này chỗ khác. “Thầy chùa” là một từ miệt thị như thế. (TK)

Nếu hai tiếng “thầy chùa” dùng để chỉ một vị tu sĩ “quê mùa”, ít sách vở, không văn chương… thì thầy tôi cũng chính hiệu là một ông “thầy chùa.” Ông thầy chùa đó, ngày ngày, với bất cứ bộ áo quần nào có thể có được và một đôi giày bố lính, sáng vác cuốc đi, chiều vác cuốc về… Và cho đến bây giờ đã tròn trăm tuổi, không còn vác cuốc đã mấy mươi năm, “sự nghiệp một đời” của thầy cũng chỉ đếm được chừng đó, không bớt cũng không thêm.

Khi xem bộ phim Xuân, Hạ, Thu, Đông…, vị sư già trong phim, hình ảnh của một “thầy chùa” đúng nghĩa, đã làm tôi liên tưởng đến thầy:

Thầy, tâm nhẫn như mặt đất, đơn giản và khiêm cung như chiếc am nhỏ trên mặt hồ giữa thung lũng sâu. Sáng tối thầy mở khép cánh cửa không, không có vách ngăn. Có phải thầy đang nghiêm túc chơi một trò đùa? Đất trời của thầy trọn vẹn khít khao. Thầy không trèo lên tận đỉnh ngọn núi thật cao để nhìn trời đất rộng lớn. Chỗ dừng của thầy là đói ăn khát uống. Đến thời tiết thì bình thản ra đi. Đó là Xuân Hạ Thu Đông của thầy, cũng là lòng từ bi của thầy.

Trò, như con sóng nô đùa trên biển lớn không biết mình là nước. Mùa xuân theo dục vọng tạo nghiệp trong mùa xuân, mùa hạ theo dục vọng tạo nghiệp trong mùa hạ, rồi trả nợ trong mùa thu, tìm kiếm trong mùa đông… Hành xác để chuộc tội lỗi chăng? Leo lên tận đỉnh núi thật cao để tìm kiếm phương trời cao rộng chăng? Bốn mùa xuân hạ thu đông vẫn tiếp diễn, chiếc am nhỏ vẫn bình bồng trên mặt nước. Tìm thầy ở đâu? Tìm phương trời cao rộng ở đâu? Xá lợi của thầy hãy thả cho trôi theo giòng nước.

Thầy, hình ảnh của nước một vị. Trò, hình ảnh của sóng lăn tăn. Người đệ tử lạy thầy để đi vào tù, tôi cũng đã lạy thầy để tiếp tục cuộc bon chen. Nhà tù và cuộc bon chen có khác nhau chăng? Có điều tôi tin là lạy thầy để ra đi cũng có nghĩa

là hứa với thầy sẽ trở về. Sóng hứa với nước sẽ trở về với nước dù biết mình vẫn là nước” (Xuân Hạ Thu Đông).

Thầy Nguyễn Thế Đăng viết về vị thầy chùa nông dân đó như sau:

Những khi thầy đi một mình trên con đường từ rẫy về chùa, khuôn mặt thầy là nỗi hân hoan của trời đất, là vẻ xanh tươi của cây cỏ bốn mùa… Thầy nói: “Người thấy Tánh thì nhìn một chiếc lá rụng cũng thấy vui tràn bờ”. Có những lúc thầy ngồi một mình trong vườn, không quá khứ, không hiện tại, không tương lai, vô niệm, vô tướng, vô trụ… như Bát Nhã, đích thực là Bát Nhã vậy” (Ai tri âm đó).

Đối với chúng tôi, ông thầy chùa đó chính là nước một vị, còn như chúng tôi, những đệ tử của Thầy, học đủ thứ trên trời dưới đất, viết đủ chuyện bốn biển năm châu, quì trước thầy thì vẫn như những con sóng bập bềnh trôi nổi… Có lần cúi xuống lạy thầy, khi nhìn lên tôi bắt gặp một nụ cười của thầy. Tôi bỗng biết đó là nụ cười từ ngàn xưa cho đến ngàn sau:

Sau khi lạy thầy ba lạy để từ giã, nhìn lên tôi bắt gặp cặp mắt và nụ cười của thầy. Tôi biết rằng đó vẫn là cặp mắt và nụ cười tự thuở nào và cũng sẽ là cặp mắt và nụ cười trong tương lai” (Đêm qua sân trước).

Một vị “thầy chùa” khác mà tôi muốn được chia sẻ với bạn đọc là Hòa thượng Chí Tín, trụ trì đời thứ ba chùa Long Sơn, Nha Trang. Một đêm giao thừa ở xứ người, tôi đã viết về Hòa thượng như sau:

“… Chùa Tỉnh Hội gần trường Bồ Đề có thầy trụ trì mà bao nhiêu năm hình ảnh vẫn không thay đổi. Đó là hình ảnh của một vị chân tăng tâm không hề có tăng có giảm, dù chùa Tỉnh Hội là nơi xảy ra nhiều sự đến đi tăng giảm…” (Việc đời qua trước mắt).

Vị thầy chùa đó trụ trì một ngôi chùa lớn mà tôi được biết cách đây trên 50 năm, quần lúc nào cũng xắn cao, trên tay như lúc nào cũng có cây rựa, quan sát chỗ này chỗ kia trong vườn chùa. Mỗi khi có một ít tiền là thầy lại đi giúp người nghèo, thăm bịnh nhân ở bịnh viện. Cách đây ba năm tôi về có ghé thăm thầy. Vẫn áo quần đơn sơ, tấm phản nằm đơn giản với chiếc chiếu không trải hết phản, cũng vồn vã gần gũi như thuở nào. Chỉ có một cái khác là thầy không còn cầm trên tay cây rựa như ngày xưa vì lớn tuổi. Nghe nói sau năm 1975, có lần có người lẻn vào chùa leo lên trần định lấy trộm bóng đèn điện, thầy hay được chạy đến bảo người ăn trộm hãy từ từ kẻo té, để thầy đi lấy cái thang cho.

Vâng, có nhiều ông “thầy chùa” như vậy đó. Và chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội. Và tôi nghĩ các vị thiền sư thuở xưa, nếu không vì một cơ duyên nào đó mà để lại dấu vết cho đời, thì cũng là những ông “thầy chùa,” những vị “bần tăng” đốn củi, hái rau, cày ruộng, cuốc đất. Người đời làm sao thấy được dấu vết của các ngài!

Mắt xanh ít người biết
Mây trắng hỏi đường qua!”

Thị Giới
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13955)
Một ngày, nếu dành cho Thân dăm phút thực sự ngồi yên; rồi bằng quyết tâm, biết đâu sự kỳ diệu sẽ đến, là Tâm và Ý cũng ngồi yên như Thân.
(Xem: 13072)
Dù chỉ mới là những lời giới thiệu cô đọng nhưng súc tích của mỗi vị giảng sư nhưng đại chúng đều cảm nhận được biển tuệ mênh mông của quý ngài...
(Xem: 14488)
Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.
(Xem: 14417)
Thông điệp từ trái tim của mỗi người sẽ là sợi dây truyền thông đến cộng đồng, bằng sự tương tác và tương tức; rằng, nếu mình phát đi tình thương thì người khác sẽ cảm nhận được...
(Xem: 19312)
Buổi sáng ra vườn, nhìn lên trời cao bồng bềnh mây trắng/ Nhìn xuống khu vườn, còn thơm ngát sương lan/ Nhìn ra đầm sen, nở rộ những cánh sen hồng...
(Xem: 13779)
Chúng ta ai cũng có sẵn trong lòng tình thương bao la, mang tình thương bao la đó mà làm việc, ta sẽ vượt mọi trở ngại bên trong và bên ngoài
(Xem: 15514)
Người thanh niên lái xe chỉ kịp bỏ vội đồng 5 xu vào cái nón mê của bà cụ rồi lại vội vã đánh xe đi, tránh những tiếng còi xe đằng sau inh ỏi.
(Xem: 13909)
Nó đến Úc, vào lúc Brisbane đang vào mùa hoa phượng tím... Những góc trời tím màu hoa. Chị nói chắc mấy cây phượng nở hoa đón em...
(Xem: 14732)
Sớm. Phố hãy còn lặng lẽ trùm chăn trong cái lạnh của màn sương dày đặc. Mây kéo về giăng kín khiến khí trời thêm buốt giá.
(Xem: 15262)
Mùa sen nở, mùa của những linh thiêng nơi thánh tích và trong lòng người. Những thông điệp được phát đi giữa mùa sen cũng là tiếng nói của lương tri con người trước hiện tại.
(Xem: 14784)
Cuộc sống là một dự án do chính mình thực hiện. Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả của những thái độ và sự chọn lựa của bạn trước đây.
(Xem: 13943)
Cuộc sống là một chuỗi những điều ưu tiên. Và những điều ưu tiên hàng đầu của bạn là gì? Hãy dành cho những người mà bạn yêu quý hơn 5 phút trong quỹ thời gian hằng ngày của bạn.
(Xem: 13530)
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
(Xem: 12789)
Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai.
(Xem: 13996)
Khi tôi nhìn trăng trước mắt, tôi nghĩ đến trăng nửa khuya loáng thoáng trên tàu lá chuối sau vườn cũ. Tôi nghĩ đến đèn trung thu lúc nhỏ. Tôi nghĩ đến cái chõng tre giữa sân trên đó...
(Xem: 13157)
“Hôm nay cá nhân tôi sống dưới ánh sáng từ bi của Đạo Phật và tôi đã mang tình thương yêu ấy đến với mọi người, không phải do tôn giáo của tôi mang đến, mà việc nầy khởi đầu bằng tình thương của người mẹ không biết chữ của tôi…”
(Xem: 13714)
Anh và em là những người có đạo. Nhưng đạo của chúng ta là một tôn-giáo nhân bản, một tôn giáo không hề có tín lý hay giáo điều...
(Xem: 13063)
Tôi cố gắng để phát triển một động cơ hay quyết định, mà như một thầy tu Đạo Phật, cho đến khi Phật quả của tôi, cho đến khi tôi đạt đến Phật quả...
(Xem: 12999)
Tin vô thường, ta biết mọi điều không thể mãi mãi như thế này, để không hí hửng vênh vang với cái mình có được, hoặc đau khổ nhụt chí với những thất bại mất mát...
(Xem: 13288)
Bạn sẽ thật sự hạnh phúc khi tiếng nói của nội tâm của mình được vang vọng trong chiều hướng thăng tiến của tâm linh, không còn sự chấp thủ...
(Xem: 14776)
Thật là dễ nếu cảm ơn những thứ tốt đẹp, nhưng cuộc sống bao giờ cũng tạo cơ hội mới cho mọi người cảm ơn cả những thứ chưa hoàn hảo nữa.
(Xem: 14998)
Giá trị của thành công được đo bằng thước đo của sự khó khăn, như lời Đức Phật dạy: “Ở đời đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, vì không khó khăn hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy”.
(Xem: 13124)
Mênh mông là nước, xanh xanh sâu lắng, cười đùa. Vung tay là nước, cười ra nước, hồn của nước non. Giữa khoảng không nầy, không gì có thể bám víu.
(Xem: 15094)
Có những lần ta lắng nghe chiếc lá… Chiếc lá nói rằng… …em thoát thai từ mẹ cây, em sống bởi sự vay mượn khí trời, ánh nắng...
(Xem: 21927)
“Bạch mai, em đi mãi”. Không có sự dừng lại trong vòng chuyển dịch sinh -diệt, diệt – sinh. Nó đắp đổi nhau tạo nên dòng chảy cuộc đời.
(Xem: 15209)
Vô thường không phải là một điều xấu, nó cũng có mặt tốt: nếu hạnh phúc không tồn tại mãi mãi, thì sự bất hạnh cũng không vĩnh cửu.
(Xem: 14294)
Vậy là bên dưới những cuộc chiến, luôn có góc khuất, sự ẩn tàng của bình yên. Nếu khéo tay một chút, ta có thể phát huy năng lượng tươi tắn của đóa hoa...
(Xem: 14801)
Đối với người biết trích lấy tinh khí của cuộc sống thì chết không có nghĩa là sự suy tàn cuối cùng, nhưng là sự kết thúc trong thanh tịnh của một đời sống trọn vẹn...
(Xem: 14355)
Thiện do Đức Phật trình bày, thiện ấy là tốt đẹp, cao thượng và hoàn chỉnh. Thiện ấy là xuyên suốt mọi thời gian mà không phải từng giai đoạn.
(Xem: 17578)
Nhớ về những điều xưa cũ để định vị mình của hiện tại, để trân quý những gì đã qua, để biết ơn những người đã ở bên mình, là động lực cho mình...
(Xem: 17829)
Có thì có tự mảy may, Không thì cả thế gian này cũng không. Vừng trăng vằng vặc in sông, Chắc chi có có, không không mơ màng. Phan Trang Hy
(Xem: 17849)
Mây trắng bay đi đây đó, phơi mình trong nắng, thế mây trắng có thong dong không? Tôi hỏi và ngồi thật im, quán thật sâu để nghe mây trắng trả lời...
(Xem: 13903)
Trước thế kỷ này các nhà khoa học và thần học đều giả định giống nhau rằng vật chất không thể được tạo ra (hoặc hủy diệt) bằng các phương tiện có trong thiên nhiên.
(Xem: 13546)
Vào cõi thơ Mặc Giang một thoáng chơi, ta càng say đắm, trí tuệđạo đức con người càng tăng trưởng, cảm nhận được niềm vui vô tận.
(Xem: 12795)
Đừng để đến lúc ly biệt rồi mới thấy tiếc nuối những ngày tháng tương phùng. Đừng để tới giờ chia cách rồi mới bàng hoàng nghĩ đến những phút giây gặp gỡ...
(Xem: 14712)
Chúng ta chỉ có hai lựa chọn. Một là cố gắng một cách điên cuồng để đảo lộn mọi thứ, hai là cố gắng chấp nhận hoàn cảnh.
(Xem: 15068)
Ngày nay càng có nhiều sự thừa nhận qua sự phát triển và chứng minh của khoa học về sự nối kết gần giữa trạng thái của tâm và hạnh phúc.
(Xem: 15666)
Bằng việc quán tưởng về tiền bạc, chúng ta có thể cảm nhận được cả hai mặt của đồng tiền: nó có thể dìm ta xuống mà cũng có thể đưa ta lên...
(Xem: 15893)
Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ.
(Xem: 15508)
Một tâm thức an bìnhthanh thản giúp ta phát huy tình thươnglòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp ta loại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.
(Xem: 13148)
Đạo Phật nói cho tất cả chúng ta rằng, mọi người trên trái đất nầy đều là anh em. Tất cả chúng ta đều là người con của đức Phật. Bởi vì trong mỗi chúng ta đều có Phật tánh.
(Xem: 15262)
Cô bé choàng tỉnh giấc. Trời đêm. Vắng. Lạnh. Gió se sắt. Một giọng nói êm đềm cất lên: "Chào con gái của mẹ. Con hãy gia nhập đời sống trong khoảnh khắc vô cùng.
(Xem: 15682)
Trong năm giới luật (ngũ giới) dành cho những người con Phật tại gia, giới thứ tư là “không nói dối”. Rất nhiều người Phật tử đồng ý rằng, giới này là giới khó thực hiện nhất.
(Xem: 16435)
Nói dối, ta đã từng. Nói dối, có nghĩa là ta không thật thà. Có lúc bụng dạ ta thật thà nhưng ta nói dối và có khi bụng dạ ta không thật thà và ta nói dối…
(Xem: 16168)
Ai đó bảo, ngay khi cho bạn đã nhận lại (rất nhiều). Và thế là tôi áp dụng mệnh đề đó cho bằng an - một giá trị cao quý nơi tâm hồn...
(Xem: 17257)
Thông thường, người ta nói đến bạn có nghĩa là nói đến những thực thể đồng loạicon người. Và thường người ta bỏ quên những thực thể khác...
(Xem: 15782)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14446)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15415)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17163)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant