Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một sớm mai, thấy bóng dáng hoà bình

19 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12802)
Một sớm mai, thấy bóng dáng hoà bình



Xem hình

Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp. Nắng chở Xuân đi trên mọi nẻo cuộc đời, đi song song và hoà lẫn với nhịp sống, nhịp thở của con người. Tự bao giờ, như tận đáy lòng cũng vẫn cầu xin nắng hãy đưa hương vị Xuân cho có hình, có dấu ấn, có nở hoa trong từng tấm chân tình của mọi loài hữu tình hoặc vô tình, như chất phù sa tưới tẩm bờ ruộng tâm tình chân chất, làm trưởng nở những hoa Xuân ngọt ngào chứa đầy hoa thơm cỏ lạ, đơm tươi hoa chân phúc...

Đã bao lần, chúng ta vô tình hoặc cố ý nắm bắt mùa Xuân để nhốt kín trong đôi tay tham vọng, chiếm hữu với lòng thủ đắc, hận thù, chia rẻ, làm của riêng mình và mong tước đoạt từng tia nắng Xuân để làm sở hữu của mình. Xuân đã bao lần hoảng sợ, vượt thoát, tuôn trôi, đổ ra phương trời bao la, rộng lớn, không hạn hẹp… vì Xuân là của chung mọi loài.

Này Xuân chớ bỏ ta đi
Vì Xuân, ta đã nhặt từng cánh hoa
Dù hoa có héo có tàn
Nhưng xuân, hoa, lá vẫn còn trong ta…

Minh Thanh

Sao mình không tu tập như Xuân, như hoa lá, như vạn vật, như từng cơn gió thoảng, như lá xanh vàng đong đưa, như những cánh hoa mỏng mịn màng khoe sắc…. để có mặt, chung cùng, nào phải vì vị kỷ, riêng tư hay vì cho chính nó. Vô hình chung hay do vì cõi lòng cưu mang, san sẻ, mở rộng không ngằn mé, be bờ, ngăn cách nên các mùa trong vũ trụ như đã tu tập, đã hành trì Phật Pháp từ trong vô lượng kiếp, và do đó, đến với cuộc đời nầy, để dâng hiến, để cung phụng, phục vụ cho con người trong tinh thần vị tha, có từ có bi có hỷ có xả…

Nếu thiên nhiên không có lòng Từ, không có giọt nước cành dương của Bi nuôi dưỡng, không có sự quán chiếu, bao dung, quảng đại như hành trạng, như tấm lòng của Đức Từ Thị Di Lặc, thì chúng ta làm sao có thể tồn tại, nền văn minh vắng bóng, vì không có loài người hiện hữu và như thế, đã không có sự ồn ào, phân biệt, gây phiền não, bất hạnh cho nhau. Muôn pháp trong vũ trụ thành hình nào phải chỉ vì tiêng nói của riêng, đơn độc mình, mà chính tự là sự liên đới với đời sống, cuộc sống của bao nhiêu pháp hiện hữu, chằng chịt, liên kết nhau và có nhau trong tự tánh « một là tất cả và tất cả là một » trong Mười huyền môn của Kinh Hoa Nghiêm.

Vâng, xin thưa rằng « Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo » và từ khởi nguồn duyên sinh duyên diệt đó, nhận thức được lẽ sống vi diệu của cuộc lữ, và…

Như hạt cát nhỏ bé
giữa đất trời bao la
thân em mang vũ trụ
hay vũ trụ có em…

Minh Thanh

Ồ sao hạt cát bé nhỏ như vi trần mộng huyễn trong thế giới không hoa, chập chờn, chớp tắt, mà trong thân lại mang cả vũ trụ bao la như một màn hình ảnh truyền hình bao dung tất cả các pháp, dù lớn nhỏ, dù cao rộng, dù bất cứ ở nơi đâu….khi hướng tới đã có mặt, có hình dáng. Và trong khối duyên sinh vô cùng vô tận đó, từ vô thủy vô chung của không và thời gian, nơi nào cũng có hiện rõ hạt cát cực vi như một tồn tại, giả hợp, duyên sinh, tương tức, tương nhập.

Lời Đức Phật dạy sao lại rõ ràng, đầy đủ, chân thật như sự chứng dắc của Ngài, không một nghi ngại, bất khả tư nghì, bất khả ngôn, bất khả thuyết.
Một lúc nào đó, trong chúng ta- sau những nhọc nhằn, mệt mõi của khối tâm, sự biến hoại của thân xác bèo nhèo theo thời gian dài trôi nổi, nếu là những người may mắn hy hữu trong vô lượng kiếp trong cuộc hành trình luân chuyển trong sáu nẻo thăng trầm, bắt gặp được giáo Pháp của Đức Phật như nhận được gia bảo vô giá được trao lại từ Đấng Cha lành và từ đó, qua sự tu tập, chuyển hoá, sẽ tìm lại con người thật của mình.

Đến với đạo Phật, không phải vì sùng bái, thờ phượng, cầu xin Ngài về một điều gì đó như tiền tài, danh vọng, chức tước.. v.v……vì các pháp hữu vi nầy đã không ràng buộc, lôi cuốn, quyến rũ được Thái tử Sidharta, vì với ngai vàng, quyền uy, phú quí…. Ngài đã có đầy đủ và đã khước từ, bỏ lại sau lưng như là bỏ lại mộng huyễn, ảo ảnh, phù du.

Cho nên, chúng ta đến với suối nguồn Giáo Pháp vi diệu đó, vì tin chắc rằng mình là Phật sẽ thành, là bậc Diệu Giác, bậc Tỉnh thức như lời Đức Phật nói.

Chúng ta phải làm cuộc khảo sát, phân tích, suy tư về giáo Pháp do Ngài truyền lại v.v…vì Đức Phật không bao giờ kêu gọi mọi người phải tin Ngài, thần thánh hoá Ngài hoặc tin vào Giáo Pháp dù là do từ Ngài đã trải nghiệm và chứng đắc…, tin một cách mù quáng, thiếu chánh kiến… mà tự mỗi người, bằng sự áp dụng tu tập, thiền quán, chiếu soi, chiêm nghiệm lại và những gì sau khi đã tu tập, miên mật thấy đem lại ích lợi, sự an lạc cho mình và người, thì hãy tin, đó là lòng tin chân chánh (chánh tín).

Trong Kinh Kamala, Đức Phật nói rằng:

  • Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì bạn đã nghe nó,
  • Đừng vội tin vào các truyền thống bởi vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì bởi vì nó được nhiều người nói hay đồn đại.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì đơn giản chỉ vì nó được tìm thấy trong các sách vở.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ vì nó được các bậc đạo sư hay các vị trưỡng lão dạy bảo.
  • Nhưng sau khi quán sát và phân tích, khi bạn thấy mọi thứ hợp với lẽ phải và đem lại lợi ích cho mọi người, thì bạn hãy chấp nhận nó và sống phù hợp theo nó.”

  • Do not believe in anything simbly because you have heard it
  • Do not believe in traditions because they have been handed down for many generations.
  • Do not believe in anything because it is spoken or rumoured by many
  • Do not believe in anything simbly because it is found in religious books
  • Do not believe in anything only because it is taught by your teachers and elders.
  • But after observation and anylysis, when you find that everything agrees with reason and is for the benefit of all beings, then accept it and live accordingly.”


    (Trích Kinh Kamala)

Bao năm trôi qua, chúng ta phóng tâm, tìm tâm, bỏ tâm, quanh quẩn, vòng vo bên tâm, gối đầu trên những vọng tưởng của tâm, đánh mất mình trong sự đi tìm hình bóng, như vớt ánh trăng mơ màng, óng ánh dưới lòng sông, ánh trăng không thật hoặc như kẻ cuồng si vói tay lên lên trời cao để mong bắt ánh trăng.

Ồ ! nhiệm màu thay, ánh trăng tròn ngọc
sáng bầu trời, vàng rực khối chân tâm
để sớm mai nầy, bình minh tỉnh giấc
mây reo cười vùng vẫy dãy chân không
nắng đùa trăng, khoe sắc trời tuổi mộng
trăng vấp ngã, nắng nghiêng mình tơi tả
từng mảnh trăng ráp sáng nở trong tâm
giờ hội ngộ, từng giây thành thiên kỷ
màu thời gian, xin được cám ơn đời
trăng thưở đó, nay vẫn vàng sang trọng
trăng tự tâm, vẫn sáng tỏ, không vơi….

Minh Thanh

Tâm chính là Tánh Phật, là mảnh đất mùa Xuân bất sanh bất diệt, có mặt ngay bây giờ, nơi đây, trong tâm của chính mỗi người. Thuờng, chúng ta luôn đi tìm hạnh phúc trong những pháp bấp bênh, phù du, bỏ quên hạnh phúc đang có mặt từng giây phút một trong ta.

Tùy theo quan niệm sống của mỗi người, hạnh phúc là các sở hữu chất chồng, nhân lên từ những thứ gì tham muốn, có được, dù phải trả giá bằng bất cứ điều kiện gì, như thời gian, sức khoẻ, tuổi tác hoặc lợi mình, hại người, dù có gây đau khổ, bất hạnh cho người v.v…Được thua, vinh nhục, thành bại….là những trạng thái tâm vọng theo, bám víu, đeo đuổi và có người lại oán trách Xuân còn ở nơi đâu xa tít, mù mịt ở cuối chân trời. Nhưng cũng có người, nhất là người con Phật, hạnh phúc chính là những gì nhỏ nhặt, đơn sơ, trong từng sát na của niệm.

Một niệm khởi bất thiện, mùa xuân đã rã rời, bầm dập, biến mất, dù hoa có đang nở, dù gió Xuân vẫn mênh mông, nhưng lại không thấy, không cảm nhận được để rồi cất lên lời ca than là không có mùa Xuân.

Nhưng, khi một niệm khởi bình an, vì mình, vì người, vì những ích lợi chung cho cuộc nhân sinh, thì tức khắc, ngay lúc đó, mùa Xuân đã trở về, nhìn nhau mỉm cười, reo vui trong nắng Xuân, hớn hở trong tình tự, đồng cất lên lời ca san sẻ tình người.

Cho nên, Xuân, Hạnh phúc hay Hoà bình phải là những gì thoát xác từ hạnh phúc của nội tâm, không còn si tham sân, không còn vất vưỡng trong những nối kết của những tám ngọn gió vô thường và sự chia sẻ đến với mọi người, đồng loại mới là chia sẻ chân thật vì không còn chi phối bởi lợi danh, hoa trái mong cầu….

Ở nơi đây, Xuân về, đi vội quá
Hoa mai, đào sớm nở chớm phôi pha
Bàn tay em dịu dàng thon mộng đẹp
biến thành mưa rửa bụi cánh hoà bình

từng bộ lông trắng mịn màng thanh tịnh
trái tim son rộn rả những chân tình
lời đã nói, bao miên trường kính cẩn
mắt em thơ no ấm tiếng nguyện cầu

gió có đến đi, lời xưa còn đó
đời có dài hay vắn, mộng nào bay
chỉ đôi ta chan chứa một tấm lòng
biến mộng đẹp trở thành hoa miên viễn

tình yêu đó làm sao mình cất đủ
lời kinh từ, đâu có giữ riêng ta
để cho mưa chở cánh mộng hoà bình
một chút đó, biến tình ta thật đẹp…..

Minh Thanh

Nhìn lại một năm qua, biết bao nhiêu sự xáo trộn đến với con ngườiai nấy, đều mang tâm tư lo âu, sợ sệt, hoang mang đến một tương lai chưa có ánh sáng ló dạng. Nhưng, mỗi người con Phật, dù hoàn cảnh có như thế nào, vẫn chân chất một tấm lòng với Đạo Pháp, với con người, vì con người, vì biết rằng mỗi chúng ta đều có sự liên đới, trách nhiệm lẫn nhau, dưới vòm trời nầy.

Không ai có thể ban phát hạnh phúc cho chúng ta, mà chính chúng ta, những con người mang trong tâm tất cả những nội kết, những chất liệu dẫn dắt, làm trầm luân sinh tử- cần tháo gở, cần tu tập, chuyển hoá để cho chính mình có hạnh phúc, có bình an, mới có thể san sẻ cho nhau. Đó là tinh thần Bồ tát đạo, con đường đi hùng tráng nhất mà mỗi người con Phật cưu mang, đi theo bước chân Thầy Tổ, trong cuộc đời đầy bất trắc nầy.

Trong cuộc tình với con người, với thân phận hữu tình, đồng cảm. Xin cho “một chút đó, biến tình ta thật đẹp” như là dòng suối ngọt ngào tươi mát, hạnh phúc, của mùa Xuân chân thật… mà mỗi người con Phật có được sau sự tu tập, miên mật, thiền quán, niệm Phật, hành trì v.v…kính xin được san sẻ đến mọi người, để chúng ta có thể nắm tay nhau, cùng bước, cùng nhau hưởng một mùa Xuân Thanh BìnhChân Hạnh Phúc.

Những tâm tình của ngày đầu năm…

Ngày mùng 1 tháng Giêng, năm Kỷ Sửu
Ngày 26.01.2009
Cư sĩ Liên Hoa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9994)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10298)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11207)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9936)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10191)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9636)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10018)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8783)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8511)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10039)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9997)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9428)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10570)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10500)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11273)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8485)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12613)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10133)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8425)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9649)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9501)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8109)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9967)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9211)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13346)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9547)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8662)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10304)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8632)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8613)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14189)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10188)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8585)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11479)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11836)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8762)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8111)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9353)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10390)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8691)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8795)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16053)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9875)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11378)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10181)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8347)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9261)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 10003)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8587)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant