Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một sớm mai, thấy bóng dáng hoà bình

19 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12689)
Một sớm mai, thấy bóng dáng hoà bình



Xem hình

Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp. Nắng chở Xuân đi trên mọi nẻo cuộc đời, đi song song và hoà lẫn với nhịp sống, nhịp thở của con người. Tự bao giờ, như tận đáy lòng cũng vẫn cầu xin nắng hãy đưa hương vị Xuân cho có hình, có dấu ấn, có nở hoa trong từng tấm chân tình của mọi loài hữu tình hoặc vô tình, như chất phù sa tưới tẩm bờ ruộng tâm tình chân chất, làm trưởng nở những hoa Xuân ngọt ngào chứa đầy hoa thơm cỏ lạ, đơm tươi hoa chân phúc...

Đã bao lần, chúng ta vô tình hoặc cố ý nắm bắt mùa Xuân để nhốt kín trong đôi tay tham vọng, chiếm hữu với lòng thủ đắc, hận thù, chia rẻ, làm của riêng mình và mong tước đoạt từng tia nắng Xuân để làm sở hữu của mình. Xuân đã bao lần hoảng sợ, vượt thoát, tuôn trôi, đổ ra phương trời bao la, rộng lớn, không hạn hẹp… vì Xuân là của chung mọi loài.

Này Xuân chớ bỏ ta đi
Vì Xuân, ta đã nhặt từng cánh hoa
Dù hoa có héo có tàn
Nhưng xuân, hoa, lá vẫn còn trong ta…

Minh Thanh

Sao mình không tu tập như Xuân, như hoa lá, như vạn vật, như từng cơn gió thoảng, như lá xanh vàng đong đưa, như những cánh hoa mỏng mịn màng khoe sắc…. để có mặt, chung cùng, nào phải vì vị kỷ, riêng tư hay vì cho chính nó. Vô hình chung hay do vì cõi lòng cưu mang, san sẻ, mở rộng không ngằn mé, be bờ, ngăn cách nên các mùa trong vũ trụ như đã tu tập, đã hành trì Phật Pháp từ trong vô lượng kiếp, và do đó, đến với cuộc đời nầy, để dâng hiến, để cung phụng, phục vụ cho con người trong tinh thần vị tha, có từ có bi có hỷ có xả…

Nếu thiên nhiên không có lòng Từ, không có giọt nước cành dương của Bi nuôi dưỡng, không có sự quán chiếu, bao dung, quảng đại như hành trạng, như tấm lòng của Đức Từ Thị Di Lặc, thì chúng ta làm sao có thể tồn tại, nền văn minh vắng bóng, vì không có loài người hiện hữu và như thế, đã không có sự ồn ào, phân biệt, gây phiền não, bất hạnh cho nhau. Muôn pháp trong vũ trụ thành hình nào phải chỉ vì tiêng nói của riêng, đơn độc mình, mà chính tự là sự liên đới với đời sống, cuộc sống của bao nhiêu pháp hiện hữu, chằng chịt, liên kết nhau và có nhau trong tự tánh « một là tất cả và tất cả là một » trong Mười huyền môn của Kinh Hoa Nghiêm.

Vâng, xin thưa rằng « Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo » và từ khởi nguồn duyên sinh duyên diệt đó, nhận thức được lẽ sống vi diệu của cuộc lữ, và…

Như hạt cát nhỏ bé
giữa đất trời bao la
thân em mang vũ trụ
hay vũ trụ có em…

Minh Thanh

Ồ sao hạt cát bé nhỏ như vi trần mộng huyễn trong thế giới không hoa, chập chờn, chớp tắt, mà trong thân lại mang cả vũ trụ bao la như một màn hình ảnh truyền hình bao dung tất cả các pháp, dù lớn nhỏ, dù cao rộng, dù bất cứ ở nơi đâu….khi hướng tới đã có mặt, có hình dáng. Và trong khối duyên sinh vô cùng vô tận đó, từ vô thủy vô chung của không và thời gian, nơi nào cũng có hiện rõ hạt cát cực vi như một tồn tại, giả hợp, duyên sinh, tương tức, tương nhập.

Lời Đức Phật dạy sao lại rõ ràng, đầy đủ, chân thật như sự chứng dắc của Ngài, không một nghi ngại, bất khả tư nghì, bất khả ngôn, bất khả thuyết.
Một lúc nào đó, trong chúng ta- sau những nhọc nhằn, mệt mõi của khối tâm, sự biến hoại của thân xác bèo nhèo theo thời gian dài trôi nổi, nếu là những người may mắn hy hữu trong vô lượng kiếp trong cuộc hành trình luân chuyển trong sáu nẻo thăng trầm, bắt gặp được giáo Pháp của Đức Phật như nhận được gia bảo vô giá được trao lại từ Đấng Cha lành và từ đó, qua sự tu tập, chuyển hoá, sẽ tìm lại con người thật của mình.

Đến với đạo Phật, không phải vì sùng bái, thờ phượng, cầu xin Ngài về một điều gì đó như tiền tài, danh vọng, chức tước.. v.v……vì các pháp hữu vi nầy đã không ràng buộc, lôi cuốn, quyến rũ được Thái tử Sidharta, vì với ngai vàng, quyền uy, phú quí…. Ngài đã có đầy đủ và đã khước từ, bỏ lại sau lưng như là bỏ lại mộng huyễn, ảo ảnh, phù du.

Cho nên, chúng ta đến với suối nguồn Giáo Pháp vi diệu đó, vì tin chắc rằng mình là Phật sẽ thành, là bậc Diệu Giác, bậc Tỉnh thức như lời Đức Phật nói.

Chúng ta phải làm cuộc khảo sát, phân tích, suy tư về giáo Pháp do Ngài truyền lại v.v…vì Đức Phật không bao giờ kêu gọi mọi người phải tin Ngài, thần thánh hoá Ngài hoặc tin vào Giáo Pháp dù là do từ Ngài đã trải nghiệm và chứng đắc…, tin một cách mù quáng, thiếu chánh kiến… mà tự mỗi người, bằng sự áp dụng tu tập, thiền quán, chiếu soi, chiêm nghiệm lại và những gì sau khi đã tu tập, miên mật thấy đem lại ích lợi, sự an lạc cho mình và người, thì hãy tin, đó là lòng tin chân chánh (chánh tín).

Trong Kinh Kamala, Đức Phật nói rằng:

  • Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì bạn đã nghe nó,
  • Đừng vội tin vào các truyền thống bởi vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì bởi vì nó được nhiều người nói hay đồn đại.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì đơn giản chỉ vì nó được tìm thấy trong các sách vở.
  • Đừng vội tin vào bất cứ điều gì chỉ vì nó được các bậc đạo sư hay các vị trưỡng lão dạy bảo.
  • Nhưng sau khi quán sát và phân tích, khi bạn thấy mọi thứ hợp với lẽ phải và đem lại lợi ích cho mọi người, thì bạn hãy chấp nhận nó và sống phù hợp theo nó.”

  • Do not believe in anything simbly because you have heard it
  • Do not believe in traditions because they have been handed down for many generations.
  • Do not believe in anything because it is spoken or rumoured by many
  • Do not believe in anything simbly because it is found in religious books
  • Do not believe in anything only because it is taught by your teachers and elders.
  • But after observation and anylysis, when you find that everything agrees with reason and is for the benefit of all beings, then accept it and live accordingly.”


    (Trích Kinh Kamala)

Bao năm trôi qua, chúng ta phóng tâm, tìm tâm, bỏ tâm, quanh quẩn, vòng vo bên tâm, gối đầu trên những vọng tưởng của tâm, đánh mất mình trong sự đi tìm hình bóng, như vớt ánh trăng mơ màng, óng ánh dưới lòng sông, ánh trăng không thật hoặc như kẻ cuồng si vói tay lên lên trời cao để mong bắt ánh trăng.

Ồ ! nhiệm màu thay, ánh trăng tròn ngọc
sáng bầu trời, vàng rực khối chân tâm
để sớm mai nầy, bình minh tỉnh giấc
mây reo cười vùng vẫy dãy chân không
nắng đùa trăng, khoe sắc trời tuổi mộng
trăng vấp ngã, nắng nghiêng mình tơi tả
từng mảnh trăng ráp sáng nở trong tâm
giờ hội ngộ, từng giây thành thiên kỷ
màu thời gian, xin được cám ơn đời
trăng thưở đó, nay vẫn vàng sang trọng
trăng tự tâm, vẫn sáng tỏ, không vơi….

Minh Thanh

Tâm chính là Tánh Phật, là mảnh đất mùa Xuân bất sanh bất diệt, có mặt ngay bây giờ, nơi đây, trong tâm của chính mỗi người. Thuờng, chúng ta luôn đi tìm hạnh phúc trong những pháp bấp bênh, phù du, bỏ quên hạnh phúc đang có mặt từng giây phút một trong ta.

Tùy theo quan niệm sống của mỗi người, hạnh phúc là các sở hữu chất chồng, nhân lên từ những thứ gì tham muốn, có được, dù phải trả giá bằng bất cứ điều kiện gì, như thời gian, sức khoẻ, tuổi tác hoặc lợi mình, hại người, dù có gây đau khổ, bất hạnh cho người v.v…Được thua, vinh nhục, thành bại….là những trạng thái tâm vọng theo, bám víu, đeo đuổi và có người lại oán trách Xuân còn ở nơi đâu xa tít, mù mịt ở cuối chân trời. Nhưng cũng có người, nhất là người con Phật, hạnh phúc chính là những gì nhỏ nhặt, đơn sơ, trong từng sát na của niệm.

Một niệm khởi bất thiện, mùa xuân đã rã rời, bầm dập, biến mất, dù hoa có đang nở, dù gió Xuân vẫn mênh mông, nhưng lại không thấy, không cảm nhận được để rồi cất lên lời ca than là không có mùa Xuân.

Nhưng, khi một niệm khởi bình an, vì mình, vì người, vì những ích lợi chung cho cuộc nhân sinh, thì tức khắc, ngay lúc đó, mùa Xuân đã trở về, nhìn nhau mỉm cười, reo vui trong nắng Xuân, hớn hở trong tình tự, đồng cất lên lời ca san sẻ tình người.

Cho nên, Xuân, Hạnh phúc hay Hoà bình phải là những gì thoát xác từ hạnh phúc của nội tâm, không còn si tham sân, không còn vất vưỡng trong những nối kết của những tám ngọn gió vô thường và sự chia sẻ đến với mọi người, đồng loại mới là chia sẻ chân thật vì không còn chi phối bởi lợi danh, hoa trái mong cầu….

Ở nơi đây, Xuân về, đi vội quá
Hoa mai, đào sớm nở chớm phôi pha
Bàn tay em dịu dàng thon mộng đẹp
biến thành mưa rửa bụi cánh hoà bình

từng bộ lông trắng mịn màng thanh tịnh
trái tim son rộn rả những chân tình
lời đã nói, bao miên trường kính cẩn
mắt em thơ no ấm tiếng nguyện cầu

gió có đến đi, lời xưa còn đó
đời có dài hay vắn, mộng nào bay
chỉ đôi ta chan chứa một tấm lòng
biến mộng đẹp trở thành hoa miên viễn

tình yêu đó làm sao mình cất đủ
lời kinh từ, đâu có giữ riêng ta
để cho mưa chở cánh mộng hoà bình
một chút đó, biến tình ta thật đẹp…..

Minh Thanh

Nhìn lại một năm qua, biết bao nhiêu sự xáo trộn đến với con ngườiai nấy, đều mang tâm tư lo âu, sợ sệt, hoang mang đến một tương lai chưa có ánh sáng ló dạng. Nhưng, mỗi người con Phật, dù hoàn cảnh có như thế nào, vẫn chân chất một tấm lòng với Đạo Pháp, với con người, vì con người, vì biết rằng mỗi chúng ta đều có sự liên đới, trách nhiệm lẫn nhau, dưới vòm trời nầy.

Không ai có thể ban phát hạnh phúc cho chúng ta, mà chính chúng ta, những con người mang trong tâm tất cả những nội kết, những chất liệu dẫn dắt, làm trầm luân sinh tử- cần tháo gở, cần tu tập, chuyển hoá để cho chính mình có hạnh phúc, có bình an, mới có thể san sẻ cho nhau. Đó là tinh thần Bồ tát đạo, con đường đi hùng tráng nhất mà mỗi người con Phật cưu mang, đi theo bước chân Thầy Tổ, trong cuộc đời đầy bất trắc nầy.

Trong cuộc tình với con người, với thân phận hữu tình, đồng cảm. Xin cho “một chút đó, biến tình ta thật đẹp” như là dòng suối ngọt ngào tươi mát, hạnh phúc, của mùa Xuân chân thật… mà mỗi người con Phật có được sau sự tu tập, miên mật, thiền quán, niệm Phật, hành trì v.v…kính xin được san sẻ đến mọi người, để chúng ta có thể nắm tay nhau, cùng bước, cùng nhau hưởng một mùa Xuân Thanh BìnhChân Hạnh Phúc.

Những tâm tình của ngày đầu năm…

Ngày mùng 1 tháng Giêng, năm Kỷ Sửu
Ngày 26.01.2009
Cư sĩ Liên Hoa


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1563)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1411)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1827)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1584)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1356)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1644)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2180)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1914)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1267)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1448)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1444)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1733)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1491)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1354)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1500)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1437)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1765)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1463)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1424)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1435)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1521)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1701)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1595)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1534)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1416)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1510)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1264)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1982)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1390)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1544)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2919)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1550)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1740)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1600)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2043)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1584)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1785)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1984)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2179)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1648)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2620)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1716)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1892)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1855)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1619)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2360)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1798)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1858)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1728)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2097)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant