Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbila, tại Veluvana, dạy các Tỷ-kheo:
Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm?
Trong người nào, này các Tỷ-kheo, một người có lòng tịnh tín, và người ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theotội phạm ấy, chúng Tăng ngưng chức vị ấy. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộưa thích, vị ấy bị chúng Tăng ngưng chức”, và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ với các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Đây là nguy hại thứ nhất, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, và vị ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theotội phạm ấy, chúng Tăng bắt vị ấy ngồi vào phía cuối. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộưa thích, vị ấy bị chúng Tăng bắt ra ngồi phía cuối”, và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Đây là nguy hại thứ hai, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong người nào, một người có lòng tịnh tín, rồi người ấy đi vào một địa phương khác... người ấy bị loạn tâm... người ấy mạng chung. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộưa thích, vị ấy đi vào một địa phương khác…, bị loạn tâm…, mạng chung”, và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Đây là nguy hại thứ ba, thứ tư và thứ năm, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
(Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Ác hành) SUY NGHIỆM:
Trong niềm tịnh tínTam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tínTăng bảo nên nương tựa tu học mà dần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảo và Phật bảo. Đồng thời, đức tinPhật bảo và Pháp bảo cũng chính là nền tảng để tin sâu, bất động vào Tăng bảo ngày một kiên cố hơn.
Tuy nhiên, tịnh tínTăng bảo tức là tin tưởng sâu sắc vào Tăng-già, đoàn thể xuất gia từ bốn người trở lên thanh tịnh và hòa hợp, chứ không phải tin vào cá nhân một vị Tỷ-kheo, vị bổn sư hay vị thầy danh tiếng mà mình ngưỡng mộ, tôn thờ. Nếu xa lìaniềm tinTăng bảo, chỉ tin vào một người dù cho vị đó là bất kỳ ai, theo Thế Tôn cũng đều là nguy hại, có thể bị thối đọa khỏi Chánh pháp.
Vô thường với muôn vàn đổi thay là một sự thật. Một người hôm nay thế này, ngày mai sẽ thế kia, có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, không ai có thể lường trước được hết mọi sự biến động trong cuộc đời. Khi chưa là bậc Thánh thì nhân cách của vị Tỷ-kheo mà ta ái mộ nhất, ưa thích nhất, tôn kính nhất… cũng không nằm ngoài quy luật ấy, sát nasanh diệt đổi thay luân chuyển không cùng.
Khi thầy của ta, tôn sư của ta nếu chẳng may có sơ suất, tạo ra lầm lỗi, bị Tăng-già cho ngưng chức, bắt phải ngồi ở cuối cùng trong Tăng chúng hay vì sự duyên phải đi xa, bị bệnh tật tâm tríloạn động, thậm chí bị chết đi thì ta sẽ bị hụt hẫng, không nơi nương tựa, thậm chí còn oán trách và xa lánh chúng Tăng. Người học Phật nên biết rằng, đây là cơ sở của sự thối đọa, sự nguy hại cần phải tránh.
Trong quá trình tu học, nếu chúng ta biết nương vào chúng Tăng, tức là luôn dựa vào đoàn thể và không thiên về bất cứ vị Tỷ-kheo nào thì khi những cá nhân trong Tăng-già có biến động gì sẽ chỉ là vấn đề của cá nhân, niềm tinTăng bảo của chúng ta vẫn trọn vẹn. Không vì một vị Tỷ-kheo mà khiến cho mình thối thất niềm tin vào Tăng bảo, rồi không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, không nghe diệu pháp và gây nên sự thối đọa khỏi Chánh pháp là một trong những tuệ giác lớn mà người học Phật cần thành tựu để ngày một tiến xa trên lộ trình tu họcgiải thoát.
Quảng Tánh
(*) BBT xin mạn phép tác giả bài viết tô mầu và cho chữ đậm một số chữ với mục đích giúp quý độc gỉa để ý đến một vài điểm nhấn cần đọc.
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sựvạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công laosinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìnoai nghitế hạnh là trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
Việc tu tập ở thiền việnnhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.