Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyện Giày Chuyện Dép

01 Tháng Tám 201405:59(Xem: 12678)
Chuyện Giày Chuyện Dép

Chuyện Giày Chuyện Dép


Tản mạn nhân kỷ niệm 30 năm Bảo Quang Hamburg.


Nguyên Đạo

Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy "cao thượng" nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nócứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.

[Một]

Chuyện ông già quảy chiếc dép

Lúc nhỏ, khoảng chín mười tuổi gì đó, chỉ mới vừa thấy ông lần đầu là tôi đã mê ngay, mê cái hình cụ ông ấy.Cụ ông dáng người quắc thước, đẹp lão, râu hùm, hàm én, mắt lòe kỳ quang, thân khoác cà sa. Thọat nhìn thì tưởng như ông già trong tượng Ngư Ông ở hòn non bộ của ông nội tôi. Nhìn kỹ thấy không phải, nên còn mê hơn nữa.Ông cụ chỉ quảy vỏn vẹn một chiếc dép trên vai mặt.Đó là lần đầu tiên tôi đến Chùa Bảo Quang ở Đà Nẵng. Đầu óc non nớt của một cậu bé chừng chín, mười tuổi đầu cứ mãi thắc mắc không biết chiếc dép còn lại ở đâu? Ông cụ có mang chiếc dép kia không? Mang có một chiếc thì đi đứng làm sao? Hay là cụ để dành chỉ mang mòn chiếc này rồi mới đến chiếc kia? Nhón gót lên cao để cố tìm, nhưng những vật dụng lỉnh kỉnh trên bàn thờ như nhang đèn hoa quả che mất tầm mắt nhìn của cậu bé, nêncậu ta không thấy được phần dưới của bức tranh, chỗ có đôi chân. Thắc mắc ấy đeo đuổi tôi trọn cả tuổi thơ nên cứ đến Chùa là tôi cứ chăm chú nhìn bức họa ấy! Bây giờ nghĩ lại, chắc có khi quý Sư Cô lo việc nhang đăng lúc ấy nghĩ tôi định dòm lấy cắp bánh chuối trên bàn thờ không chừng!

Lớn lên đôi chút, quý Sư Cô giải thích cho nghe thì biết được ông cụ chính là Tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-529), Tổ Thiền Tông đời thứ 28 tính từ thời NgàiMa Ha Ca Diếp. Tổ Đạt Ma sanh tại Kanchi, Nam Ấn Độ con vua Hương Chí (Simhavarman?). Ngài là đệ tử của Tổ Bát Nhã Đa La (Prajnatara) và được sư phụ dặn dò sau này sang Trung Hoa truyền pháp. Ngài rời Ấn Độ bằng thuyền và sau gần ba năm mới tới Quảng Châu khoảng năm 520. Vua Lương Võ Đế có mời Ngài tới gặp, sau câu chuyện trao đổi, tuy thấy nhà vua là người có lòng với đạo Phật nhưng Ngài thấy không hợp căn cơ nên rời tới chùa Thiếu LâmTung Sơn. Ngài dừng nơi đó, suốt chín năm ngồi xây mặt vào tường nên được gọi là "Bích quán Bà la môn" (thầy Bà la môn ngồi nhìn tường). Sau đó có vị tăng Thần Quang (487-593) được Ngài thâu nhận làm đệ tử truyền pháp. Ngài Thần Quang được đổi tên là Huệ Khả và trở nên vị tổ thứ hai tại Trung Hoa. Ở Trung Hoa được chín năm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma trao áo cà sa và bát báu cùng bốn quyển của bộ kinh Lăng Già cho Tổ Huệ Khả. Sau đó Tổ viên tịch vào năm 529, (có tài liệu ghi là năm 532), nhục thân của Ngài được nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ, Trung Hoa. Có tài liệu ghi Tổ sống lâu trên 150 tuổi (đoạn này trích theo: tangthuphathoc.net).

Tương truyền, do sự ganh ghét tị hiềm của một số kẻ đương thời, Tổ bị đánh thuốc độc năm lần, mà Tổ tự cứu lấy. Đến lần thứ sáu, hóa duyên đã xong, Tổ thị tịch.

Nhưng lại cũng có nhiều tài liệu ghi là Tổ không chết và đã bay về Ấn Độ, chuyện ly kỳ ấy như sau :

Tống Vân đi sứ Tây Vức về, gặp Tổ trên ngọn Thông Lãnh, cầm một chiếc dép, đi như bay. Tống hỏi:

-Thầy đi đâu đó ?

Tổ đáp:Ta về Tây Phương!

rồi tiếp:

- Ông chủ của ông đã chán đời rồi!

Tống Vân về đến triều thì mới hay tin Ngụy Minh Đế đã mất. Tống tâu lên vua Hiếu Trang việc gặp Tổ trên đường. Vua ra lịnh quật mồ, thì trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép.

Còn có quá nhiều huyền thoại khác về cuộc đời của Tổ, kể cả việc nhiều tài liệu còn ghi rằng, chính Tổ là tác giả cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh,là Tổ Sư của võ KungfuTung Sơn Thiếu Lâm (nhưng cũng có nhiều tài liệu bác bỏ quan niệm này), thì làm sao một người mê truyện kiếm hiệp Kim Dung như tôi không phục lăn Ngài được.

Thành ra, chuyện chiếc dép còn lại của Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến cả bây giờ vẫn còn là một công án chưa mở ra, huống hồ chi trongtrí óc non nớt của một cậu bé mười tuổi là tôi thuở ấy làm sao lý giải được. Có lần trong một giấc mơtôi có gặp được Ngài và đã đánh bạo hỏi thẳng Tổlà chiếc dép kia của Tổgiờ ở đâu rồi? Tổ chỉ cười và nói rằng: Tội nghiệp, sao con thắc mắc hoài làm chi. Con cứ nghĩ là, ta đã tháo dép vác vai lội ruộng bị đỉa cắn nên chạy lẹ,rớt mất một chiếc lúc nào chẳng hay! Ta cũng chẳng thèm quay lại tìm làm chi cho mất công. Để thì giờ và công sức ấyđi tìm tự tánh, chân tâm có hơn không!

Dạ, tự tánh, chân tâm thì con có nghe giảng qua và có hiểu lờ mờ chút ít, còn đỉa bám vào chân thì lúc ở quê con cũng từng sợ khiếp vía. NhưngTổ ơi! vì Tổ là Tổ nên Tổ nói thế dễ dàng, chứ conlàm sao quên được chiếc dép trên cây gậy của Tổmà con đã mang nặng trong lòng suốt mấy mươi năm qua? Cái cậu bé đứng xơ rơ, chỉ cao đến nửa cánh cửa tủ thờ và cứ cố nhón chân nhìn lên hình Tổ đó chính là con ngày xưa.

Kính lạy Tổ!

[Hai]

Chuyện chiếc giày rơi của Thánh Gandhi.

Rồi tự dưng tháng trước chị Mười Nghiêm ở Thụy Sĩ gởi cho bài viết ngắn rất có ý nghĩa này, thêm vào sưu tập giày rớt dép rơi của tôi, (bài viết không thấy ghi xuất xứ nên xin chép cả nguyên văn vào đây, xin lỗi tác giả). Bài viết nói về chiếc giày rơi của Thánh Gandhi.

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia. Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cườigiải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”. Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòibất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình anthành côngchúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?

Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi. Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.

[Ba]

Mất một lại được hai, thêm cả đóa hoa tươi

Mấy chuyện kia là chuyện xưa, tin hay không là tùy bạn. Tôi có một câu chuyện mà chính tôi cũng là một nhân vật trong đó. Chuyện đã trên hai mươi năm rồi, xảy ra tại Kushinagar Ấn Độ. Chuyện như thế này:

Chuyến hành hương Phật tích Ấn Độ, do Ni Sư Diệu Tâm (bây giờ là Sư Bà) làm trưởng đoàn, của chúng tôi đã đến khoảng gần cuối tuần lễ thứ hai. Đoàn chúng tôi vừa về đến Kushinagar, nơi đức Phật nhập Niết Bàn. Đến địa điểm đức Từ Phụ xả báo thân thị tịch ai cũng quá bùi ngùi. Lúc vào chiêm báiđi kinh hành quanh pho tượng Phật nhập diệt chúng tôi muốn rơi nước mắt, mấy bác nữ không cầm được phải bật òa ra tiếng khóc. Nhất là khi nghe giải thích rằng, lúc tượng được khai quật lên người ta đã tìm thấy nhiều bộ xương của các tu sĩ ngày xưa trong tư thế đã ôm bảo vệ tượng khi những kẻ phá hoại muốn hủy, và đã bị chôn sống theo. Vừa về đến Chùa Linh Sơn thì người hướng dẫn viên người Ấn cho biết, anh có gặp được những người quen ở địa phương và họ cho biết là còn có một đền thờ nhỏ, ghi dấu là nơi đức Thích Ca đã từng đặt chân đến đây. Địa điểm tham quan ngoài chương trình, vả lại không muốn quấy rầy những giờ phút thanh tịnh và nghỉ ngơi cần thiết của đại chúng nên Ni Sư nói là chỉ vài người cùng đi mà thôi. Cuối cùng thì cónăm, sáu người gì đó theo hướng dẫn viên Ấn Độ đến thăm ngôi đền kia. Đi vào ngôi đền, lát gạch khá sạch sẽ, thấy nhiều gạch đổ như mới khai quật, trong đó có một phòng thờ tôn tượng Phật trong tư thế Nhập Niết Bàn. Khi bắt đầu bước vào ngôi đền, Ni Sưchúng tôi cởi giày dép phía trước đền và cung kính đi vào. Chúng tôi lễ lạy, thưởng thức cảnh cô tịch vắng lặng nơi đất Phật. Thực hư về Phật tích chúng tôi cũng chẳng màn đến, chỉ lắng lòng đi những bước chân trần tiếp xúc với mãnh đất của Từ Phụ thuở xưa. Sau khi đi kinh hành giáp vòng và quay lại chỗ cũ để mang giày thì phát hiện ra một đôi xăng-đan và một chiếc dép bị mất, đôi xăng-đan là của tôi và một chiếc dép là của Ni Sư. Người giữ đền khi nghe chúng tôi báo tin rất giận dữ và quát tháo gì đó, chúng tôi không hiểu, có lẽ ông ta giận vì sự sơ suất làm mất uy tín cơ sở của ông. Điểm đáng nói là có nhiều đôi dép để đó nhưng kẻ cắp lấy ngay dép của Ni Sư và chỉ lấy có một chiếc. Chúng tôi đoán là do đôi dép ấy có chữ Adidas và kẻ ăn cắp phải rất vội vã vì người giữ đền luôn có mặt tại đấy, có thể vì chỉ lơ là vài phút thôi, cũng vì thế mà ông ta rất tức giận. Mất đôi xăng-đan tôi rất bực mình, nhưng Ni Sư thì lại rất thản nhiên. Mấy vị cùng đi cũng bực bội không kém và đi tìm kiếm giúp,xem có thể ai đó đi vô ý đá văng vào góc nào đó chăng? Nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy. Sau mấy phút tìm kiếm, Ni Sư nói rằng: Mọi vật đều vô thường. Đền đài thành quách như thế này mà còn tàn lụi huống hồ chi chiếc dép mà cứ tìm kiếm, cay cú làm chi. Nói rồi Ni Sư tự tay mang chiếc dép còn lại để ở một góc sân phía ngoài, nói là nếu ai kiếm được (hay kẻ cắp quay lại) thì họ sẽ có cả đôi dép mà xài và tự tại đi chân không về Chùa. Mấy Phật Tử đi theo nét mặt không vui lắm. Sau khi Ni Sư về đến Chùa thì họ nhờ tôi đi theo ra chợ để phiên dịch giúp họ mua đôi dép khác cúng dường Ni Sư. Buổi tối sau khi dùng cơm xong chúng tôi họp mặt nhau ở chánh điện nghe giảng pháp, sau đó phải lo chuẩn bị tiếp tục chuyến đi vào sáng sớm ngày mainên quên ngay chuyện chiếc dép.Tờ mờ sáng hôm sau, lúc chúng tôi chuẩn bị lên đường đi Nepal đến chiêm bái Lâm Tỳ Ni viên thì thấy ai đó đã để sẵn đôi dép Adidas của Ni Sư và đôi xăng-đan của tôi trong góc vườn Chùa, trên đôi dép của Ni Sư còn có một đóa hoa tươi. Bạn có thể tưởng tượng được tôi vui biết chừng nào, còn hơn lúc con nít được bánh kẹo. Thật ra những vật dụng ấy cũng không đáng giá bao nhiêu nhưng rất cần thiết cho những ngày hành hương còn lại. Ni Sư thì vẫn thản nhiên bước lên xe, chỉ mỉm cười nói một câu: "hảo ý hoàn hảo sự“, nếu ý chân chính thì sẽ đáp đền bằng những sự việc tốt lành.

Mô Phật! Lại thêm một bài học về cách nhìn và cách hành xử trong cuộc sống cho tôi, không những chỉ trong những ngày bình an hành hươngtrên đất Phật mà còn cả cho những năm tháng về sau.Tôi thầm nghĩ, chắc câu nói ấy hôm đó Ni Sư chỉ nóicho riêng tôi, chứ nếu giảng pháp cho cả đại chúng mấy chục người trong xe thì có thể Ni Sư sẽ nói về hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm: “từ nhãn thị chúng sanh, lấy mắt thương nhìn cuộc đời, lấy tâm từ cứu giúp chúng sanh v.v…”. Dù sao thì dù, bài học thân giáo tuyệt vời ấy đã ghi sâu trong tôi và cho cả mấy người dân Ấn ở đất Phật vùng Kushinagar hôm ấy.

Sau này trong cuộc sống bận rộn bon chen, có rất nhiều khi, đứng trước một việc bâng khuâng khó xử hay đối đầu trước một quyết định không biết phải tiến hay lùi, tôi thường hay tự lẩm bẩm một mình như tự nhắc cho tôi câu phương châm ở Kushinagar hôm ấy: ai kia ơi! nhớ nhé, hảo ý hoàn hảo sự.

Nguyên Đạo – Vu Lan 2014

Ghi vội nhân Lễ Kỷ Niệm 30 năm Bảo Quang Hamburg

Kính dâng Ni Trưởng và quý Sư Cô Chùa Bảo Quang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9583)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7498)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7767)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8673)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8246)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8286)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7669)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7584)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9086)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13410)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11028)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6579)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9020)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7591)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 8953)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11380)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9303)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8442)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7198)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7651)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8525)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 7982)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8141)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6240)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8014)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8124)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12916)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10181)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9690)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8782)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10153)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9037)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11167)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8904)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8876)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8325)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7832)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7778)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10272)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8745)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8870)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 8974)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7483)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7451)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8427)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7688)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
(Xem: 8372)
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay.
(Xem: 8514)
Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong...
(Xem: 8874)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
(Xem: 7534)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant