Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Tâm

21 Tháng Mười Hai 201405:38(Xem: 11337)
Từ Tâm

 Từ Tâm

 

     Câu chuyện thứ nhất nói về một người được coi như là một vị Bồ Tát của nhân loại. Đó là bà Melinda Gates. Bà sinh năm 1964. Chồng bà là ông Bill Gates sinh năm 1955. Ông là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Khối tài sản của ông có khi lên tới 77, 8 tỉ USD.

     Ngay sau khi cưới nhau, hai vợ chồng bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực xa xôi tận Châu Phi. Nhưng rồi hai người nhận ra người dân nơi đây cần thức ăn và thuốc men để chống lại cái chết hơn là máy móc xa xỉ.

     Hai vợ chồng sáng lập ra Quỹ Bill & Melinda Gates, một tổ chức từ thiện đã đóng góp tới $24 tỷ USD cho cứu tế. Quỹ bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000.   

     Bà từng nói: “Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động.”

     Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình. Hiện ông bà đang có 3 người con nên nhiều người sẽ ngạc nhiên vì thấy ông bà không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Nhưng Melinda nói: “Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng. Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền”. Hai vợ chồng thống nhất trong việc để dành thừa kế cho các con là sẽ không quá 5% tài sản của họ. Khối tài sản khổng lồ còn lại sẽ trở thành khoản đầu tư từ thiện với mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa. Tỷ phú Bill Gates từng nói “Tôi không nghĩ rằng việc đưa tiền cho các con là điều tốt cho chúng cũng như toàn xã hội.”  

     Quỹ Bill & Melinda Gates đã chi cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Trải qua 7 năm hoạt động, dưới sự điều hành của Melinda, quỹ đã góp phần cứu sống ít nhất 700.000 người tại các quốc gia nghèo thông qua các khoản đầu tư vào những chương trình vaccine. Hiện nay đây là quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, với tài sản lên tới 29,1 tỉ USD và luôn đi đầu trong chiến dịch nâng cao sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc tế.

     Theo tạp chí Forbes thì bà Melinda Gates là một trong 10 người phụ nữquyền lực nhất thế giới.

*

     Câu chuyện thứ hai là về tỷ phú Warren Buffett. Ông là một nhà đầu tư và cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng trên thế giới. Ông đã từng tuyên bố sẽ dành 99% số tài sản của mình để làm từ thiện, ngay cả khi ông còn sống hay sau khi ông qua đời. Theo tạp chí Fortune, tỷ phú Warren Buffett sẽ thực hiện lời hứa của mình khi quyết định quyên góp 83% số tài sản của mình vào quỹ từ thiện do vợ chồng tỷ phú Bill Gates thành lập (như đã nói ở trên).

     Tỷ phú Warren Buffett cho biết ông không hề lo lắng về con cái của mình. Trong một lá thư gửi tới tổ chức từ thiện của Bill Gates, ông viết “Tôi chỉ đưa cho con mình đủ tiền để chúng biết rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, nhưng cũng không quá nhiều khiến chúng tưởng rằng chúng chẳng cần làm gì cả.”

*

     Câu chuyện thứ ba đề cập tới Châu Nhuận Phát, một diễn viên Hồng Kông nổi tiếng trong suốt 20 năm qua. Ông là một trong những ngôi sao lớn nhất của điện ảnh Hồng Kông thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Từ giữa thập niên 1990, ông bắt đầu chuyển hướng sang Hollywood. Ông tỏ ra uy nghiêm và rất phong độ khi thể hiện vai Ngọc Hoàng Đại Đế trong siêu phẩm Đại Náo Thiên Cung.

     Ông lập gia đình. Vợ chồng lấy nhau đã 28 năm nhưng không có con cho nên ông muốn tặng hết 99% số tiền kiếm được cho những người nghèo khó cần giúp đỡ.

     Châu Nhuận Phát sinh năm 1955 trong một gia đình nghèo. Khi còn nhỏ ông thường phải dậy sớm để giúp mẹ bán đồ điểm tâm trên phố rồi buổi chiều lại phải ra đồng làm việc. Năm lên 10 tuổi thì cả gia đình chuyển đến Cửu Long. Năm 17 tuổi ông phải bỏ học để giúp đỡ gia đình bằng nhiều nghề khác nhau như trực khách sạn, đưa thư, bán máy ảnh và tài xế taxi.

     Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo lại có người cha ham mê cờ bạc nên ông đã phải trải qua mọi vất vả, cực khổ. Đó là lý do khiến ông dễ cảm thông với những người khốn khổ trong xã hội. Ông có ý định sẽ dùng gần trọn gia tài của mình, ước tính hơn 1 tỷ đô la HK (khoảng 130 triệu USD) để giúp đỡ cho người nghèo. Ông chỉ dành lại 1% cho cuộc sống của hai vợ chồng mà thôi.

     Dù là một ngôi sao quốc tế, từng ăn những món cao lương mỹ vị, ở những khách sạn sang trọng bậc nhất nhưng Châu Nhuận Phát không dùng xe hơi đắt tiền, không dùng điện thoại smartphone và những thứ đắt tiền khác. Hằng ngày khi cần di chuyển, vợ chồng ông đi tàu điện, đón xe bus. Ông nói một cách khôi hài là: “Trong tàu điện hay xe bus mọi người đều cắm đầu vì bận sử dụng smartphone nên không có ai thèm để mắt đến mình khi mình bước vào nên chẳng lo bị làm phiền chi cả!”

     Để có được khối tài sản lớn như hiện tại, Châu Nhuận Phát cho biết ông đã phải tiết kiệm từng đồng một, tích trữ hết ngày này qua ngày khác chứ không phải dễ dàng gì.  

     Được hỏi về tin ông sẽ tặng đến 99% gia tài của mình cho người nghèo khổ, ông nói: “Đúng vậy, tôi cảm thấy thật sự đó không phải tiền của tôi. Tôi chỉ giữ giùm tạm thời thôi. Tôi sẽ dứt khoát hiến tặng lại tất cả. Tôi sẽ trao tặng lại cho các công tác từ thiện vì chính nơi đó mới cần đến hơn!” (I will definitely donate it all! I will give it to charities that need it the most.)

*

     Và câu chuyện thứ tư là tin tức từ Seatle, WA cho biết có một ông cụ lớn tuổi tên là Jack MacDonald. Cụ sống rất đạm bạc và qua đời vào tháng 9 năm 2013 ở tuổi 98. Cụ đã bí mật để lại cái gia tài $188 triệu USD cho các công tác từ thiện (Frugal Seattle man leaves $188M secret fortune).

     Cụ thường cố tình mặc áo quần vá víu, khuỷu tay áo bị rách. Cụ đi xe bus thay vì đi taxi. Cụ để lại cho cho bệnh viện Seattle Children's Research Institute một món tiền lớn nhất từ trước đến nay, dành cho việc nghiên cứu sức khỏe trẻ em. Tiền được trích từ quỹ từ thiện $188 triệu của cụ.

     Cụ đã hoạt động từ thiện bí mật trong nhiều thập niên. Chỉ có một vài thân nhânthân hữu biết được là cụ ông có nếp sống rất đơn giảnđạm bạc. Trong vòng 40 năm qua, cụ đã sử dụng tài đầu tư chứng khoán, chọn mua cổ phiếu, để biến gia tài cha mẹ để lại cho cụ được hưởng, là  Công Ty MacDonald Meats của bố cụ, thành một tài sản khổng lồ, dành cho mục đích giúp đời.

     Được biết cụ cũng để lại một phần quỹ từ thiện của mình cho University of Washington School of Law (nơi cụ đã tốt nghiệp môn Luật vào năm 1940) và Salvation Army.

     Cụ từng phục vụ tại Nam Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II trước khi trở thành một luật sư của Veterans Administration, hỗ trợ hàng trăm hội thiện nguyện khác nhau với tiền lương và tiền lời do nguồn đầu tư của mình, trong đó có $ 536,000 cụ đóng góp để xây một ngôi làng tại Canada mà ông nội của cụ đã di dân đến từ Scotland.

     Thủ quỹ của Seattle Children's Research Institute cho biết cụ là người rất khiêm nhường, sống ẩn dật, hay thăm viếng bệnh viện và tỏ ra thông cảm với bệnh nhân và người nhà của họ. Cụ rất yêu thích những câu chuyện bình phục của người bệnh, nói rằng những câu chuyện này chứa nhiều niềm hy vọng, khiến cụ xúc động, và muốn hiến gia tài của mình cho việc nghiên cứu y khoa.

 

                                                                           *
     Ngoài các chuyện kể trên người ta lại thường nói tới một số nhân vật khác. Những người này tuy giàu có nhưng lại không muốn để hết gia tài lại cho con cháu mình:

     Pierre Omidyar là ông chủ eBay. Trở thành tỷ phú khi mới 31 tuổi. Theo tạp chí Forbes, tỷ phú người Pháp này đã dành toàn bộ công sức cũng như tiền bạc của mình để giúp đỡ những người kém may mắn, thay vì dành toàn bộ tài sản cho 3 con. Vào năm 2010, Pierre Omidyar đã tham gia vào tổ chức từ thiện do tỷ phú Gates và Buffett thành lập.

     Michael Bloomberg là thị trưởng Thành phố New York, được trả lương tượng trưng là 1 đô la cho chức vụ này, bởi ông có số tài sản to lớn là 19,5 tỷ USD. Ông cũng dành phần lớn tài sản để quyên góp cho trường Đại Học Johns Hopkins, cho tổ chức Carnegie và hàng nghìn các tổ chức phi lợi nhuận khác.

     Gina Rinehart là người phụ nữ giàu nhất Australia. Bà muốn loại bỏ tên của 4 người con ra khỏi danh sách thừa kế của gia đình

     Bernard Marcus là Chủ tịch bán lẻ hàng nội thất Home Depot. Ông sở hữu số tài sản 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cũng không muốn con cái thừa kế số tài sản của mình. Ông từng cho biết sẽ quyên góp phần lớn số tài sản của mình cho giáo dục và những trẻ em khuyết tật.

    Jackie Chan, ngôi sao truyền hình nổi tiếng, vào năm 2011 đã quyết định dành một nửa số tiền của mình làm từ thiện sau khi ông qua đời. Ông cũng cho biết ông không hề có ý định để lại số tài sản cho đứa con trai. Ông nói “Nếu có khả năng, con trai tôi sẽ tự kiếm tiền bằng công sức của nó. Còn nếu không, nó sẽ chỉ lãng phí tiền của của tôi mà thôi.”

*


    
Các câu chuyện kể trên liên quan tới những con người thật, sự việc thật, đã đưa ra chân lý cho một câu nói cổ xưa rằng: “Phúc tại tích thiện, họa tại tích ác”. Thiện lương và đức hạnh của một người giống như kho trữ vàng có thể dùng mãi mà không cạn. Khi mà ta đang giúp người khác, thực sự là ta đang giúp chính mình vậy.

     Đức Phật từng giảng cho một thanh niên thắc mắc về sự bất đồng giữa các chúng sinh: “Tất cả chúng sinh đều mang theo cái nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sinh”…

     “Nếu người kia không bao giờ biết bố thí vật gì. Do tính keo kiết, bám víu vào tài sản sự nghiệp của mình, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người nghèo nàn thiếu thốn

     Nếu người kia giàu lòng quảng đại, tính ưa bố thí. Do lòng quảng đại rộng rãi ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, sẽ là người giàu có dư dả.”

     Trong một đoạn khác Phật dạy: “Ta là kẻ thừa hưởng kết quả của hành vi tạo tác của ta như một di sản từ quá khứ truyền lại.” Kinh Pháp Cú:


(Pháp Cú 53)

Như từ một đống hoa tươi

Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa

Nhiều tràng phô sắc mặn mà,

Người đời cũng vậy khác xa đâu nào

Thân tâm an lạc, thanh cao

Làm nên việc thiện kể sao cho vừa.


     Truyện tích kể rằng người kia giàu có nhưng keo kiết. Ông có năm hũ vàng chôn giấu trong nhà nhưng không cho con biết. Đến lúc chết, ông ta tái sinh làm một người ăn xin có hình tướng xấu xa. Ngày nọ, tình cờ ông đi đến cái nhà của ông trong kiếp sống trước, nhưng khi bước vào thì bị con và người nhà cột trói lại và vứt trên một đống rác. Đức Phật đi ngang qua thấy vậy mới lưu ý người chủ nhà rằng ông kia chính là cha của anh trong kiếp trước. Anh không tin. Đến khi được biết chuyện năm hũ vàng, anh về nhà đào lên thấy đúng. Đức Phật chỉ rõ cho thấy rằng kẻ cuồng si trong cuộc đời cứ lo nghĩ về cái “ta” giả tạo mãi, không biết rằng chính mình cũng không phải là của mình nữa huống chi là con cái, là tài sản của mình:


(Pháp Cú 62)

“Đây là con cái của tôi

Đây là của cải mấy đời chắt chiu!”

Người ngu chỉ nghĩ bấy nhiêu

Nào hay biết được một điều thâm sâu:

Chính thân ta cũng có đâu

Mà đòi con nọ, mà cầu của kia.

 

     Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”.

     Đây là sáu món tu tậpcông năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”

     Người Phật tử, khi noi theo dấu chân Phật, cũng phải thể hiện được lòng từ bi và làm cho nó tăng trưởng. Mầu nhiệm nhất là thực hành pháp môn “bố thí ba la mật”.

     “Bố” nghĩa là rộng rãi, cùng khắp. “Thí” là cho, là trao tặng. “Bố thí Ba la mật” gồm hai loại là “tài thí” và “pháp thí” sau đây:    

     Tài thí là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho người thiếu thốn. Đôi khi đem những vật quý báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan.

     Pháp thí là đem chân lý, giáo pháp, những lời dạy của Đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc chính mình y theo giới luật của Phật tu hành để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh. Pháp thíhiệu quả lâu bền vì giúp cho người hiểu được lẽ thật, phá được vô minhđạt đến hạnh phúc chân thật. Bởi vậy Pháp thí là một hành động cao quý và có công năng cứu độ, giải thoát hơn cả.

     Nhưng có thể có hai trường hợp khác xa nhau

     Bố thíchấp tướng”: Nghĩa là bố thí với một dụng tâm không trong sạch như cầu danh, cầu tài lợi, hoặc vì ganh đua, hoặc vì bị ép buộc, hoặc cho với một tâm lý khinh rẻ, hối tiếc, phân biệt thân sơ, ưa ghét… Như thế là còn “bám níu lấy hình tướng”, phước đức rất mỏng manh, như mây nổi giữa hư không, gặp gió thổi liền tiêu tan

     Bố thíkhông chấp tướng”: Nghĩa là bố thí với một dụng ý trong sạch, vì tâm từ bi bình đẳng. Nhận biết tài sản cũng như thân mạng mình đều là giả tạm, vô thường, nên không tham lam, tiếc nuối. Biết cái ngã không có thật, nên khi cho không thấy có kẻ cho và người nhận, không tự cao, tự đại.  Đây mới đúng là bố thí Ba la mật

     Pháp bố thí Ba la mật tạo ra công đức không những chỉ riêng cho người nhận, mà lẫn cả người cho nữa. Nó vừa độ người mà vừa độ mình. Có công năng đưa mình và người từ bờ mê lầm đến bờ giác ngộ, từ địa vị phàm phu đến quả vị Bồ Tát

 

     Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng từng khuyên chúng sinh là hãy bố thí cho kẻ khác mà không mong đợi một sự hồi đáp nào và cũng không tính toán gì cả. Không vì mong muốn tìm sự thích thúbố thí hay là để người khác yêu quý mình, thì như thế mới đúng thật là một hành động bố thí mang lại niềm hạnh phúc cho mình. Đạo đức chính là những gì căn cứ trên lòng quyết tâm giúp đỡ kẻ khác. Điều duy nhất có thể mang tất cả chúng sinh có giác cảm đến gần với nhau chính là tình Thương Yêu. ("108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité.")

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(12 - 2014)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1486)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 1932)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1762)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 1887)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1478)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2063)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1433)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1672)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1583)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1650)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1472)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2219)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 1907)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 1853)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1687)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2002)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1621)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1764)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 1973)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1512)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1757)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1727)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 1971)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1745)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1602)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1573)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1588)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1674)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 1955)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1542)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1503)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2025)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1783)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1590)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2131)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1781)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1856)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2052)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2320)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2350)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1883)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2324)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1691)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1717)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2053)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2581)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1475)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1442)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1596)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1431)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant