Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Gieo Trồng Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ Bi

09 Tháng Giêng 202416:46(Xem: 1062)
Hãy Gieo Trồng Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ Bi
Hãy Gieo Trồng Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ Bi  

Thiện Quả
 Đào Văn Bình

thieu duc tri tuc

            Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác. Lòng Từ Bi chỉ có một nhưng hung ác thì có cả trăm, ngàn thứ. Trong Kinh Lăng Già, khi thỉnh Đức Phật tới núi Lăng Già thuyết pháp, chúa Quỷ Dạ Xoa  Rāvana đã nói rằng, “Cái ác đời nào cũng có, nên mới cần sự khai mở và chuyển hoá của trí huệ. Khi tâm thức chuyển mê khai ngộ thì cảnh giới liền đổi thay.” (Kinh Lăng Già bản dịch của Thích Nhuận Châu)

            Nay nhân loại sắp bước vào thập niên thứ ba của Thế Kỷ XXI, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải loại trừ sự hung ác ra khỏi đời sống của con người. Theo Kinh Lăng Già thì chúng ta chỉ có thể chuyển hóa cái ác bằng Từ Bi và Trí Tuệ.

             Con người cứ nói rằng luôn luôn văn minhtiến bộ thế nhưng tội lỗi mỗi lúc mỗi sâu dày. Tại sao tiến bộkhoa học, kỹ thuật không đi đôi với tiến bộ về đạo đức? Dường như khoa học càng tiến bộđạo đức càng suy đồi? Chúng ta cần phải suy nghĩ lại. Sau đây là một số thí dụ điển hình về sự hung ác từ xưa đến nay:

-Một quốc gia ỷ sức mạnh đi lùng kiếm thuộc địa để cai trị, bóc lột làm giàu cho tập đoàn lãnh đạovà tập đoàn tư bản trong nước, gây bao thảm họa cho dân thuộc địa. Thảm họa ghê gớm nhất là chia cắt đất nước, phân chia đất nước bị trị theo lằn ranh tôn giáo, sắc tộc, gây đau đớn cho dân bị trị ngàn đời. Đối với thế giới thì Thực Dân Pháp, Thực Dân Anh, Thực Dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thực Dân Hòa Lan… là điển hình cho sự hung  ác này.

-Một quốc gia ỷ mình có sức mạnh, đem quân viễn chinh đi tấn công khắp nới, tổ chức bạo loạn, lật đổ, chia rẽ dân tộc người ta không ngoài mục đích chỉ để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của đất nước mình. Đây là một quốc gia không phải chỉ hiếu chiến diều hâu mà cực kỳ hung ác.

-Một chính quyền ban hành những đạo luật vô cùng ngặt nghèo, nghịch thường, không ngoài mục đích khống chế người dân như “Ngũ gia liên bảo” năm gia đình kiểm soát nhau, năm gia đình dùng một con dao, sưu cao thuế nặng, thiết lập những công trình kỳ quái như Vạn Lý Trường Thành, như Pôn Pốt đuổi người dân ra khỏi thành phố khiến cả triệu người thác oan. Đây là những chính quyền cực kỳ hung ác.

-Một tôn giáo ra lệnh thiêu sống người ta trên giàn hỏa, tra tấn, giết hại những người ngoại đạotiêu diệt các tôn giáo khác, độc quyền tôn giáođộc quyền chân lý…biến thế giới loài người thành cõi âm binh, một ngục tù tư tưởng. Đây là một tôn giáo vô cùng hung ác.

-Một chính quyền ban hành những hình phạt vô cùng dã man như ném đá, thiêu sống, treo cổ, tứ mã phanh thây, voi giày ngựa xé, bỏ vạc dầu, chém đầu, tru di tam tộc…là những hình phạt vô cùngđộc ác.

-Dùng đàn bà, con gái, trẻ em làm bia đỡ đạn, làm mộc che cho những cuộc biểu tình chính trị, những cuộc tiến quân hay phòng thủ… là những hành vi dã manác độc nhất.

-Làm ăn bất chính, trộn hóa chất độc hại vào rau cỏ, trái cây, thịt cá, đồ hộp, nước uống để kiếm lời nhưng giết lần giết mòn người tiêu thụ, gây nên những bệnh nan y, ung thư không thuốc chữa. Đây là những con người cực kỳ hung ác.

-Những kẻ không bao giờ làm điều lành hay việc thiện, luôn luôn chỉ trích, tấn công, bôi lọ chụp mũ bất cứ ai trái với ý của mình. Những kẻ không bao giờ khen ngợi ai mà chỉ “tấn công” giống như một sát thủ chỉ biết giết người. Những bài bình luận của những kẻ này mới nghe tưởng như khách quan, trích dẫn tài liệu nhưng chủ đích chỉ là bóp méo lịch sử, bẻ cong sự thật cho mục đích xấu xa. Đây là những con người vô cùng ác độc.

-Những kẻ hầu như giết chết tự tánh lành, ý tưởng thiện lương trên tâm mình. Luôn luôn chửi bới, luôn luôn tấn công, luôn luôn bêu xấu, luôn luôn kết tội, không biết bao dungtha thứ. Không một thủ đoạn tàn độc nào mà không dám làm như giả mạo tin tức, ngụy tạo hình ảnhbóp méo lịch sử. Trong kinh Phật gọi đó là Quỷ Nhất Xiển Đề- cùng hung cực ác, sống bằng việc ác, nghĩ làm chuyện ác, vui với việc ác, oán ghét việc thiện lương, bôi lọcông kích người làm việc thiện. Đây là loài quỷ cực kỳ hung ác.

-Những kẻ dùng thời gian rảnh rỗi, thay vì tu dưỡng tánh tình, làm thiện nguyện, làm lợi cho đời…dùng bí danh, bút hiệu (nick name) loan truyền tin tức xấu, rồi chính mình cũng ngụy tạo tin tức để bôi bẩn và triệt hạ kẻ thù. Đây là những con rắn độc núp ở dưới cỏ nhưng ai đạp phải sẽ chết liền. Những kẻ này cũng sẽ gây thảm họa, bất an cho gia đình họ vì đầu óc luôn luôn gian trá, hành động luôn luôn gian tráý nghĩ luôn luôn gian trá, chết đi sẽ hóa thân thành loài rắn độc. Đây là những con người cực kỳ hung ác.

-Những tập đoàn săn bắt buôn bán nô lệ ở Phi Châu, tổ chức kỹ nghệ và nô lệ tình dụctà giáo tình dục (sex cult), buôn bán, chuyển vận xì ke ma túy trên quy mô toàn thế giới như Mafia ở Ý, Drug Cartel ở Mễ Tây Cơ…đều là những tổ chức cực kỳ hung ác, gây tội ác với nhân loại

-Hành nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê cũng là hành vi độc ácquả báo khôn lường.

-Những kẻ lợi dụng lòng mê tín của con người tung ra những lời sấm truyền, tiên tri vu vơ không kiểm chứng khiến cả thế giới hoang mang từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là những con ngườihung ác và cực kỳ vô lương tâm. Sấm Truyền về Ngày Tận Thế là một loại suy nghĩ điên khùng và bậy bạ nhất. Con người không cần lo nghĩ về Ngày Tận Thế. Một tỷ năm nữa, Mặt Trời tắt, trái đất sẽ trở thành hành tinh chết, khỏi cần phỏng đoán. Nếu có mối lo về ngày tận thế thì chính là kho vũ khí nguyên tử khổng lồ mà các siêu cường đang thủ đắc và mức độ ô nhiễm mỗi ngày mỗi khủng khiếp của hành tinh này.

-Những lời nói bông đùa, thiếu suy nghĩ gây thảm họa cho người ta giống như thuốc độc. Thí dụ: Hai người bạn đang ngồi nhậu với nhau, một người vợ gọi về. Thay vì nói, “Ông/anh nên về đi cho bà/chị ấy vui.” lại nói, “Mày sợ vợ à?”. Thế là ông bạn vì tự ái về nhà cầm dao đâm vợ chết để chứng tỏ không sợ vợ.

-Thấy người ta làm chuyện gì đó, không tìm hiểu nguồn cơn, nói những câu phỏng đoán rất ác độc. Rồi trong một bữa tiệc, có người vợ ngồi đó, nhưng người chồng đến trễ, bèn nói bông đùa, “Ê, sao trễ vậy? Chắc đi với bà nào phải không?” khiến người vợ tím mặt rồi về nhà gây gổ có khi giận hờn, bỏ nhau. Như vậy lời nói bông đùa, khôi hài, tếu, diễu cợt không đúng chỗ cũng là những lời nói vô cùng ác độcTốt hơn chúng ta không nên nói bông đùa, diễu cợt để tránh gây thảm họa cho người khác. Hiện nay một số giảng sư cũng nói lời bông đùa trong khi thuyết pháp. Điều này nên tránh vì giáo pháp của Đức Phật chẳng phải chuyện bông đùa. Chuyện bông đùa là chuyện mua vui, chọc cười cho thế gian, không phải chuyện Phật.

-Dụ dỗ trẻ vị thành niên vào đường dâm ô trụy lạc, nghiện ngập xì-ke ma túygia nhập băng đảng là hành vi vô lương tâmác độc nhất.

-Sản xuất những phim ảnh bạo lực, dâm ô trụy lạc để đầu độc trẻ thơ và thanh thiếu niên là tội áckhông thể tha thứ. Hiện nay rất nhiều tội ác nảy sinh chỉ vì mê các trò chơi trên máy điện tử.

-Dùng hệ thống truyền thông khổng lồ, tung tin giả tạo để đầu độc quần chúng và dư luận thế giớicho một mưu đồ đen tối nào đó. Hậu quả, nửa thế kỷ sau vẫn có người tin vào những tin tức giả tạo này mà không có cách nào gột rửa được. Đây là hành vi vô cùng hung ác độc gọi là đầu độc tư tưởng.

-Có lối ăn uống quái dịđộc ác vì tưởng đó là “đại bổ” của người Tàu như: Ăn óc khỉ còn sống, uống mật gấu sống, cho ngựa ăn trà rồi chém đầu pha trà uống gọi là “trảm mã trà”. Rồi chôn sống bao cung nữ, nàng hầu để vua chúa có người hầu hạ dưới Âm Phủ. Rồi độc ác hơn nữa là giết gái trinh để hiến tế thần linh.

            Hành vi độc ácý nghĩ ác độctư tưởng ác độc nảy sinh từ đâu? Không phải bỗng nhiên mà có. Dùng giáo pháp của Đức Phật quán chiếu vào chúng ta thấy sự ác độc là do:

-Vô minh: Vì vô minh cho nên ngu dốt, thiếu hiểu biếttrí tuệ mờ tối, bản năng thú tính nổi lên cho nên hành động ác.

-Độc quyền chân lý: Tự cho mình là đúng, tất cả đều sai. Tự cho tôn giáo của mình là tối thượngcòn các tôn giáo khác là tà vạyĐộc quyền chân lýđộc quyền tôn giáo là nguyên do của tội lỗi ghê gớm nhất.

-Cuồng tín: Cuồng tín là tin một cách mù quáng vào những điều không thể kiểm chứng hoặc một lý thuyếthọc thuyết cực đoan. Người cuồng tín cuồng nhiệt bảo vệ, tôn thờ niềm tin của mình, ai không tin thì thù ghét và tìm cách tiêu diệtCuồng tín ngày xưa gây “thánh chiến”, ngày nay đánh bom tự sát khắp nơi, giết chết cả người đồng đạo. Người cuồng tín là người say máu nhất.

-Đầu óc độc tài: Tự cho mình là người bất khả thay thế. Tự cho mình là kẻ tài giỏi nhất. Tự cho mình là kẻ xứng đáng nhất. Để duy trì địa vị độc tôn, kẻ độc tài sẽ làm những hành vi độc ác để duy trì quyền lực.

-Cái Tôi (Ngã) quá cao. Tự cho mình thông minh, giỏi hơn người khác, tự cho mình là ưu việt, chỉ có mình đáng sống, còn kẻ khác phải chết hay chỉ làm nô lệ. Âu Châu trong quá khứ đã mắc phải căn bệnh này cho nên đã biến thành những kẻ đi xâm lược, những ông chủ thực dân gây bao thảm họa cho nhân loại với chiêu bài “Khai sáng văn minh”.  

-Lòng tham: Khi lòng tham nổi lên thì lương tâm mờ tối, chuyện ác độc thế nào cũng dám làm như: Giết chủ nợ để chạy nợ, giả yêu để lừa bán qua Trung Quốc, giả yêu để làm tình rồi giết người cướp của, buôn lậu, làm bạc giả, thuốc giả, chuyển vận ma túy.

-Si mê: Si mê bất cứ cái gì cũng làm trí tuệ mờ tối và dễ gây tội ác.

-Quá mạnh, không ai địch nổi  ngày nay gọi là siêu cường cũng dễ phạm tội ác vì không một ai có khả năng kiềm chế. Trong Đệ II Thế Chiến, Phát xít Nhật, Phát xít Ý, Đức Quốc Xã ỷ mình quá mạnh cho nên gây tội ác với nhân loại.

            Đối nghịch với sự ác độc là thiện lương. Trong Kinh Thập ThiệnĐức Phật đã dạy 10 điều thiện tối thiểu như sau:

-Không sát sanh. Không giết người đã đành mà không giết hại tất cả các loài thú vật.  

-Không trộm cắp,

-Không tà dâm,

-Không nói dối. Làm chứng gian, loan truyền tin tức bịa đặt cũng là một hình thức của nói dối.

-Không nói vọng ngữ. Nói sai sự thật, tuyên truyền đầu độc dư luận cũng là vọng ngữ.

-Không nói lời thêu dệt,

-Không nói lời hung ác,

-Không tham lam,

-Không sân. Tức không nổi nóng, không giận dữ, không hung bạo.

-Không si; Si mê làm đầu óc con người mờ tối dễ đi tới hành động cực đoanquá khích. Say mê cờ bạc, say mê rượu chè, ma túy, say mê ca nhạc, say mê sắc đẹp, thậm chí say mê đá bóng, football cũng sẽ là thảm họa nếu đi quá đà. Đã có những kẻ giết bà nội mình, giết cha mẹ mình vì đòi tiền chơi games không được. Theo Kinh Địa Tạng, những kẻ này chết đi sẽ phải đọa vào Địa Ngục Vô Gián bị hành hạ thân xác ngày đêm liên tục không ngừng nghỉ.

            Thế giới ngày hôm nay, khoa học và kỹ thuật tiến bộ ngoài sức tưởng tượng của con người. Nhưng tội ác cũng ngoài sức tưởng tượng của con người. Một học sinh Lớp 1, sáu tuổi tại một trường tiểu học ở Virginia Hoa Kỳ đã mang súng vào trường bắn trọng thương cô giáo trẻ của mình. Khi cảnh sát hỏi, cậu bé thản nhiên nói, “Tôi bắn con chó cái đó!”. Tại sao cậu bé có thể hành động ác độc như vậy? Tôi tin chắc rằng nó là hệ quả của các phim ảnh bạo lực, các trò chơi games đầy chết chóc và bắn giết.

            Xã hội thì như thế, trên chính trường quốc tế, chúng ta không thấy các nhà lãnh đạo rao giảng về đạo đức, về tình thương, tình huynh đệ, hòa bình và bình đẳng… mà toàn là chiến tranh, chèn ép, cấm vận và lật đổ, Các hội nghị thượng đỉnh chỉ để liên kết đồng minh, tăng cường ngân sách quốc phòng. Sau các cuộc chiến đẫm máu ở Triều Tiên năm 1953 với 1,550,000 người chết và cuộc chiến Việt Nam năm 1975 với 2 triệu người chết… là các cuộc chiến A Phú Hãn 212,191 người chết, Iraq với 100,000 dân vô tội chết oan…và ngày nay các cuộc chiến ở Ukraina và Gaza đang diễn ra khốc liệt mà nạn nhân toàn là người dân vô tội. Đạo đức và tình thương đang lui dần vào bóng tối,bạo lực, hung ác lên ngôi.

            Là con người sống trong thế giới vận hành bởi Tham-Dục, chúng ta không thể biến loài người và những nhà lãnh đạo các siêu cường thành những Ông Thánh. Chúng ta cũng không buộc họ phải chết hay hy sinh vì người khác. Nhưng chúng ta tha thiết mong họ không làm những gì gây đau đớn cho thân thểtinh thần, phẩm giá của người khác, không lường đảo, cướp đoạt, xâm phạm tài sản người khác, không phá hoại cuộc sống an vui của người khác. Như thế họ đã là người lương thiện và quý báu lắm rồi. Đây chính là tinh thần Từ Bi (Karuna) của Đạo Phật.

-Từ nghĩa là mang an vui đến cho tất cả mọi người.

 -Bi là diệt trừ hết nỗi khổ đau cho mọi người.

            Từ Bi là tình thương vô điều kiện, không làm khổ người khác, rộng lớn không biên giớiTừ Bi theo Phật không giới hạn trong những người cùng chủng tộcquốc giatôn giáo với mình. Từ Bilà thần dược trị bệnh hung ác hay kiềm chế hung ác mà ai uống thuốc đó cũng được. Cho nên trong một số buổi lễtăng ni và Phật tử đều có “Phút nhập Từ Bi quán” để nuôi dưỡng hạnh Từ Bi.

             Trong Kinh Đại Nhật, Chấp Kim Cương đã hỏi Đức Phật Tỳ Lô Giá Na: “Bạch Đức Thế Tôn! Trí Tuệ như vậy, lấy gì làm Nhân? Lấy gì làm Căn Lấy gì làm Cứu Cánh“ Đức Tỳ Lô Giá Na Phậtbảo Trì Kim Cương Bí Mật Chủ rằng: “Lành thay! Lành thay Chấp Kim Cương! Lành thay Kim Cương Thủ! Ông đã hỏi ta về nghĩa như vậy. Ông hãy lắng nghe, hãy khéo tác ý. Nay ta sẽ nói”. Kim Cương Thủ thưa: “Thế Tôn! Con xin vui nguyện lắng nghe” Đức Phật bảo: “Hãy lấy Tâm Bồ Đề(Bodhi-citta) làm Nhân (Hetu), Bi (Kāruṇa) làm gốc rễ, Phương Tiện (Upāya) làm Cứu Cánh(Uttara). (Việt dịch của Cư Sĩ Huyền Thanh)

            Còn trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp GiớiThiện Tài Đồng Tử đi tìm thầy để học Bồ Tát Đạo đã được Tỳ Kheo Hải Vân bảo Thiện Tài đồng tử rằng: “Thiện nam tử! Người đã phát tâm Vô thượng Bồ Đề rồi ư? Thiện Tài thưa: Vâng, tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ ĐềHải Vân Tỳ Kheo nói: Thiện nam tử ! Nếu các chúng sanh chẳng gieo lành thời chẳng có thể phát tâm Vô thượng Bồ đề.  Phát Bồ đề tâm là phát tâm đại bi, vì cứu khắp tất cả chúng sanh. Là phát tâm đại từ, vì khắp giúp tất cả thế gian.” (bản dịch của HT Thích Trí Tịnh)

                Còn trong hầu hết các buổi lễ lớn, Chú Đại Bi đều được đọc tụng như một phần rất quan trọng. Vậy Chú Đại Bi là gì mà quan trọng như vậy? Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các vị Phật, bồ tát, các vị thần và thiên vươngMục đích của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát khi đọc chú này là muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. (Phật Giáo Việt Nam).

                Ngoài ra tâm Đại Bi giúp chúng ta đi đâu, làm gì cũng không bị trở ngại hoặc lo lắng (tự tạivô ngại). Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng tỳ kheo có tâm Đại Bi thì đi đâu cũng không lo sợ. Chính vì thế mà khi đọc tụng Chú Đại Bi, câu mở đầu, “Thiên thủ thiên nhãnvô ngại Đại bi tâmđà la ni” tức “Ngàn mắt, ngàn tay, giữ gìn tâm Đại Bi thì không có gì chướng ngại.” So chiếu vào đời. Nếu chúng ta hoặc một đoàn thể tới giúp đỡ trẻ em mồ côi, người già cô độc, xây trường học, xây cầu, đường xá, bệnh viện với tấm lòng Đại Bi trong sáng, …thì sẽ được đón nhận, thương quý và không trở ngại gì. Nhưng nếu lợi dụng hoạt động thiện nguyện để dụ dỗ vào đạo, quảng cáo bán hàng hay chuẩn  bị ra tranh cử… thì chắc chắn có rắc rối. Do đó người có tâm Đại Bi phải thể hiệnnó bằng tấm lòng vị thavô ngã. Chư Bồ Tátchư hiền thánh thể hiện tâm Đại Bi mà không mong cầu điều gì cho chính mình. Chư Phật, chư Bồ Tát và hiền thánh chỉ có cho mà không nhận vào.

            Như vậy rõ ràng các hàng Bồ Táttu sĩ, kể cả hàng cư sĩ, tu gì thì tu, pháp môn nào cũng đều phải lấy Từ Bi làm gốc. Thiếu Từ Bi thì Đạo Phật bị bật gốc và cây Bồ Đề ngã đổ.

             Xin hãy gieo trồng và nuôi dưỡng lòng Từ Bi dù thế giới có thế nào đi nữa. Và xin chớ nản lòng. Nếu chúng ta không có lòng Từ Bi thì xin đừng đồng lõa hay cổ súy cho sự hung ác dù hung ác đến từ bất cứ từ nơi nào. Đó cũng là hoằng thệ của các vị đại Bồ Tát nguyện đời đời cứu độchúng sinh không ngừng nghỉ như Ngài Quán Tự Tại và Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Thiện Quả Đào Văn Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1697)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2422)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1855)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1928)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1796)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2172)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2149)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2292)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1787)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2091)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1801)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1784)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1960)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1954)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1607)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1792)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2124)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1874)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2471)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1775)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1778)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1745)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2197)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 2013)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2159)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1695)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2313)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1637)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1928)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1832)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1878)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1720)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2471)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2177)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2121)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1935)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2326)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1887)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1971)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2215)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1730)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1990)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 2003)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2219)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1984)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1827)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1812)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1832)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1951)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2251)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant