Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái Gọi Là Tâm Linh

02 Tháng Giêng 202417:38(Xem: 971)
Cái Gọi Là Tâm Linh

Cái Gọi Là Tâm Linh  

Tiểu Lục Thần Phong

 sen chua



Trong vài thập niên gần đâythuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chítruyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thànhtừ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lựcchính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linhhành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.

Chánh pháp hoàn toàn vắng mặt ở những nơi chốn này, có thể nói một cách chắc chắn rằng những nơi này chỉ toàn là tà pháp, loạn pháp, mê tín dị đoan. Những cơ sở này đánh trúng vào tâm lýquần chúng thích hưởng quả mà không chịu gieo trồng, thích những chuyện hoang đường kỳ bí, thích những lời mê hoặc mà không muốn nghe lời thật. Dòng người hành hương tâm linh, du lịch tâm linh đổ về ào ạt, điều này cũng có nghĩa là tiền vô như nước. Việc buôn thần bán thánh trở nên sôi động và mãnh liệt hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử nước ta.

Trước khi nói về du lịch tâm linh, ta thử tìm hiểu một chút về chữ nghĩa. Theo các tôn giáo khác thì con người có linh hồn và cái linh hồn ấy sẽ được định đoạt bởi vị giáo chủ hay thượng đế đầy quyền năng. Nếu khi sống phải tin tuyệt đối theo các tín điều (không cần biết tín điều ấy đúng hay sai) thì sau khi chết sẽ được cho lên thiên đàng, còn giả như sống mà không tin thượng đế hay các tín điều ấy thì khi chết sẽ bị đày xuống hỏa ngục. Trong đạo Phật thì không có cái gọi là linh hồnCon người là sự kết hợp của danh và sắc, là sự tụ hội của vô vàn nhân duyên nói theo từ ngữ khoa học là điều kiện cần và đủ. Con người tự chịu trách nhiệm về mọi hành động, lời nói và suy nghĩcủa mình. Không có ai có quyền ban phước hay giáng họa cho ai, thăng hay đọa là tự bản thân mỗi người. Trong đạo Phật chỉ gọi là thần thức, từ này thật khó giải thích cho thấu đáo, tạm hiểu là phần phi vật chất, nó tùy thuộc vào hành nghiệp của con người (nói, làm, nghĩ). Tóm lại chẳng có cái hồn nào để gọi là linh, cái tâm thì thay đổi trong từng sát na, nó rất vô thườngCon người là sự kết hợpcủa vô vàn chúng duyên nên nó vô ngã. Làm gì có một cái linh hồn, đó chỉ là huyễn ngôn hoặc ngữ và vì thế cũng chẳng có cái gọi là tâm linh.

Du lịch nghĩa là người khách đi chơi một cách thanh lịch hay lịch lãm, lịch sự. Đằng này dòng người du lịch tâm linh chỉ là một đám ô hợpồn ào, thô lậu, mê muội… cứ nhìn vào thực tế và sự phản ảnh của mạng xã hội thì sẽ thấy rõ. Những kẻ du lịch tâm linh toàn là những người mê muội, hành xử thiếu văn hóa, tin xàm, nói nhảm, làm bậy. Tâm đâu có linh, nếu linh đã không làm vậy, đấy là tâm mê, tâm loạn, tâm bất tịnh… Người đi chơi, đi lễ với cái tâm mê như vậy thì sao linh được? Đừng nói là linh thiêng, linh lợi còn chưa có, nếu linh lợi thì họ đã không hành xử mê muội và thô lậu như thế. Chữ linh này chỉ có thể là linh tinh mà thôi!

Du lịch tâm linh là một sự cưỡng ép ngôn ngữ, mị ngôn xảo ngữ, dùng thuật ngữ du lịch tâm linh để lừa gạt mọi người, dụ khị mọi người đi chơi, đi lễ ở những cơ sở kinh doanh đội lốt ngôi chùa hay cơ sở tôn giáo. Dòng người đi du lịch tâm linh này chẳng có linh cũng chẳng lịch tí nào. Những tà sư nặng danh văn lợi dưỡng, những thế lực ngầm, những nhóm lợi ích… hốt bạc lời to, tiền vào đầy túi, chỉ có văn hóađạo pháp và đức tin là thiệt hại nặng nề, thụt lùi lạc hậuChánh pháp bị bôi bác bóp méoChánh pháp bị lu mờ. Những bậc chân tu, những người hành đúng chánh pháp bị đẩy lùi, bị cô lập, bị cấm bế…

Làm du lịch tâm linh đã phá hoại môi trường tự nhiên một cách kinh khủng. Những chùa, đền, miếu và những khu du lịch tâm linh chiếm đất cả công lẫn tư, phá núi, phá rừng, phá ruộng đồng… để dựng nên những cơ sở khổng lồ này. Chỉ có những thế lực ngầm đứng đằng sau những dự án ấy là hốt bạc đầy túi.

Đã có một thời mê muội hủy diệt tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện hay ru ngủ quần chúng. Bây giờ thì lại mê muội khuếch trương tôn giáo bằng mọi giá, tuy nhiên tôn giáo được cho phép phải là tôn giáo có định hướng, có chỉ đạo từ trên, từ trong, từ phía sau. Bây giờ quả thật dùng tôn giáo để ru ngủ quần chúng. Chùa giả, chùa tư, miễu, am, phủ, dinh, đồng cô bóng cậu, hầu đồng, trục vong, bói toán, cúng sao giải hạn, xin xăm… là “tôn giáo” thịnh hành hiện nay, phát triển như vũ bão. Những ngôi chùa bề thế như tử cấm thành, những lễ hội rền rang đầy màu sắc âm thanh khiến nhiều người cứ ngỡ là tự do hành hoạt, chánh pháp phục hưng… Thật sự đó chỉ là chiêu trò tinh vivừa gạt được người nhẹ dạ, vừa thu được lợi ích lớn cả về tiền bạc lẫn tô vẽ mặt mày. Những chùa to Phật lớn đồ sộ, cái sau phải to và lớn hơn cái trước, phải đạt kỷ lục này nọ, phải bằng chất liệu mắc tiền… đã mê hoặc quần chúng, dẫn dắt người dân xa rời chánh pháp, quên đi thực trạng xã hội, đẩy người ta vào con đường mê tínăn chơi, hưởng thụ, tin vào thần thánh ma quỷ, cầu phước, giải tội...

Du lịch tâm linh hiện nay là một ngành kinh doanh béo bở đã thành công lớn. Những dòng người đi lễ mua đủ thứ  dịch vụ, mua đủ loại sản phẩm mang tính “tâm linh”, nhét tiền vào các pho tượng, bỏ tiền vào các quỹ công đức mà không biết tiền ấy sẽ vào túi ai. Những kẻ chủ trương làm du lịch tâm linh đã thành công, đã mê hoặc con người ta, những kẻ du mà chẳng lịch, giàu mà chẳng sang, chẳng trí mà cũng không thức, pháp mà chẳng chánh… và cuối cùng thì chẳng tâm mà cũng chẳng linh.

Hiện thực du lịch tâm linh đã và đang xảy ra như thế, càng ngày càng lôi thôi hơn, mục đích chính trị, mưu đồ tư lợi, trí trá dẫn dắt… Tà sư, những kẻ hành nghề tôn giáo kết hợp với thế lực chính trị thế tục và những lực lượng ngầm đã đạt được mục tiêu và đã thu lợi cực kỳ lớn. Chỉ có chánh phápvăn hóathiên nhiên và đời sống tinh thần con người là bị thiệt. Cứ cái đà du lịch tâm linhnhư hiện nay, không biết mai này chánh phápcon ngườivăn hóa, môi trường thiên nhiên sẽ còn biến dạng như thế nào nữa đây?

Đành rằng thịnh – suy là quy luật tự nhiên, thăng – trầm là điều không thể tránh khỏiTuy nhiên ở đây có sự tác động thúc đẩy của con người, làm cho cái quá trình trầm và suy tệ hại hơn, diễn ra nhanh hơn.

 

Tiểu Lục Thần Phong 
Ất Lăng thành 1223

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2422)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1853)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1926)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1795)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2171)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2148)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2288)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1781)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2087)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1799)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1780)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1955)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1951)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1606)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1791)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2123)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1872)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2468)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1774)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1775)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1742)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2187)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 2009)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2156)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1693)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2305)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1634)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1927)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1829)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1877)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1717)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2463)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2176)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2115)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1926)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2324)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1883)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1969)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2211)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1727)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1988)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 2002)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2216)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1981)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1825)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1810)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1829)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1946)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2243)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1779)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant