Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Danh Tướng

25 Tháng Mười Hai 201407:44(Xem: 11851)
Danh Tướng


DANH TƯỚNG


Thích Thái Hoà





blankTa đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết. Sự hạnh phúc là do tâm của một người có sự trong sáng, lành mạnh và rộng lớn. Khi tâm của một người có trong sáng, lành mạnh và rộng lớn, họ sử dụng cái danh tướng nào, thì cái danh tướng đó, trở thành trong sáng, lành mạnh, rộng lớn và danh tướng đó, có tác dụng đem lại hạnh phúc cho chính họ và có tác dụng xây dựng tốt đẹp cho cuộc đời của họ.

Trái lại, người có tâm hồn chật hẹp, tối tăm, rách nát, sứt mẻ nếu người đó khoác lên cái danh tướng nào, thì danh tướng đó, càng trói buột làm khổ đau phiền hà và đốt cháy hết mọi hạnh phúc của người đó.

Điều này, ta cũng thấy rất rõ trong xã hội, có đôi người cái tâm của họ thì nhỏ, mà cái danh tuớng của họ thì lớn, nên mỗi khi họ trực diện với công việc, sinh ra sự sợ hãi, lo lắngnghi ngờ, khiến tâm họ bất an và cũng từ đó mà sinh ra bệnh hoạn. Họ đưa tới bệnh hoạn cho bản thân đã đành mà còn đưa tới bệnh hoạn cho công việc, bệnh hoạn cho tổ chức và bệnh hoạn cho cuộc đời.

Xã hội chúng ta hiện nay có rất nhiều bệnh hoạn, trong đó có những bệnh hoạn do con người phần nhiều đắm chìm vào cái danh tướng hư huyễn, nên đã làm khổ đau cho chính họ và nhiều người.

Trong đôi mắt thiền quán, danh tướng được làm nên bởi cái không phải danh tướng và chính cái danh tướng được làm nên bởi cái không danh tướng mà ta tưởng rằng là có danh tướng thiệt, cho nên ta có khổ đau.

Từ ngữ thượng tọa, hòa thượng trong Phật giáo cũng chỉ là một danh tướng, thế mà đi tới đâu họ không gọi ta bằng thượng tọa, hòa thượng mà chỉ gọi ta bằng thầy là ta đã nổi sân lên và không muốn nghe.

Như vậy, sân là do nơi danh từ thượng tọa, hòa thượng hay là do chính tâm mình bị kẹt ở nơi cái danh tướng thượng tọa, cái danh tướng hòa thượng? Do tâm ta bị kẹt nơi những cái danh tướng ấy, nên khi nghe người khác gọi không đúng tên, tâm ta nổi sân, còn nếu tâm ta không bị kẹt, thì gọi ta bằng danh tướng thầy hay gọi ta bằng danh tướng thượng tọa, hay bằng bất cứ danh tướng gì đi nữa, cũng không thể nào làm cho ta nổi sân.

Cũng giống như ta có căn khí của một người đàn ông mà đi đến cái xứ nào đó, họ kêu ta rằng: “Này cô kia, hay này bà kia”, dù họ gọi ta bằng danh từ cô hay bà, thì ta vẫn là đàn ông, chứ không phải vì họ gọi như vậy mà ta trở thành cô hay bà.

Cũng vậy, ta có bản chất của người phụ nữ, ta là phụ nữ, khi ta đi đến chỗ nào đó, mà họ gọi ta rằng: “Này anh kia hay kính thưa ông...” thì ta vẫn là phụ nữ thôi, chứ không phải vì họ thưa ta bằng ông, mà ta trở thành đàn ông.

Cho nên, vấn đề là ta có phẩm chất thật sự, có tâm hồn thật sự, có hạt giống và có khả năng thật sự đúng với cái tên gọi hay không? Còn nếu ta không có phẩm chất đúng với cái tên gọi, mà nghe họ gọi cái danh tướng của ta như vậy, ta liền thích thú. Sự thích thú như vậy, chỉ đưa ta tới sự thất vọng và khổ đau mà thôi.

Bằng đôi mắt thiền quán, ta nhìn sâu vào các danh tướng, ta thấy rằng: “Không có cái danh nào gọi là chính danh cả, cái chính danh là cái vô danh, chính cái vô danh mới là cái chính danh”. Hay nói theo cách nói của văn hệ Bát nhã: “Không có cái tướng nào gọi là thực tướng cả, chính cái vô tướng mới là cái thực tướng của vạn hữu”.

Như vậy, cái danh tướng đích thực của con người, chính là cái không danh tướng. Không danh tướng chừng nào, thì người đó có hạnh phúc chừng đó, người đó thong dong, tự tại chừng đó và người đó có tự do chừng đó. Người nào sống với hữu danh, hữu tướng chừng nào, thì người đó bị kẹt chừng đó, bị phiền hà chừng đó.

Ngày xưa, khi đức Thế Tôn còn tại thế, có một vị quan xuất gia làm thầy Tỷ kheo, đức Phật dạy cho vị này pháp ly dục, tịch tịnh sống ở trong núi rừng yên tĩnh để theo dõiquán chiếu tâm, vị đó ngồi thiền, đi thiền trong rừng vắng cảm thấy thích thú và treo võng vào hai gốc cây đu đưa qua lại, gió mát thoải mái, vị đó cảm thấy hạnh phúc, an lạc. An lạc là không bị buộc ràng bởi bất cứ một điều kiện nào cả. Trong giây phút cảm nhận hạnh phúc là không còn có sự buộc ràng, vị ấy nếm được pháp vị của sự ly dục, nên đã hét to, khiến cho các Tỷ kheo khác động niệm.

Các thầy Tỷ kheo khác, liền thưa với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn! Vị Tỷ kheo kia chán tu rồi, nên đã hét lên giữa rừng!”.

Thế Tôn gọi vị Tỳ kheo kia đến hỏi: “Sao? Trưa này Thầy sống giữa núi rừng, không có hạnh phúc hay sao mà hét lên như vậy, làm cho các thầy khác động niệm và đã đến thưa với Như Lai”.

Vị Tỷ kheo ấy quỳ xuống và bạch Thế Tôn rằng: “Con vì hạnh phúc quá, nên không làm chủ được con và con đã thốt lên lời như vậy”.

Thế Tôn hỏi: Tôn giả thấy hạnh phúc như thế nào?

“Bạch Thế Tôn! Con thấy hạnh phúc một cách kỳ lạ, bởi vì trước đó con làm quan, đi đâu là có tùy tùng bộ hạ đi theo, con không hề có tự do, trước khi ăn phải có người nếm thức ăn, trước khi ngủ phải có người kiểm tra, đi đâu phải có người đi theo bảo vệ. Giờ đây đi theo Thế Tôn con bỏ hết, con thực hành hạnh ly dục, tịch tịnh, sống giữa rừng sâu mà con thấy an toàn hạnh phúc, thảnh thơi quá, nên con thấy con hôm nay thực sự là hạnh phúc”.

Qua câu chuyện ấy, ta thấy người mà có chủ quyền, người mà có thảnh thơi là người không mang bất cứ một danh tướng nào cả, còn mang vào trong ta một danh tướng nào đó, thì đời ta bị cái danh tướng đó cột chặt và gây phiền nhiễu.

Và, ta biết rằng mang danh tướng vào trong ta, thì đời sống của ta trở nên nặng nề, nhưng buông bỏ danh tướng, thì ta lấy cái gì để buông bỏ? Ta hãy sử dụng tâm vô chấp nơi danh tướngbuông bỏ danh tướng vậy.

Bấy giờ tôi sinh ra, mẹ và ba tôi cúng mụ, đặt cho tôi tên Trí, vậy là tên Trí đã gắn chặt với tôi. Khi xuất gia, thầy tôi đặt cho tôi cái tên Thái Hòa để phân biệt giữa Thái Hòa với Thái Thuận, để phân biệt giữa Thái Hòa và Thái Tịnh, để phân biệt giữa Thái Hòa với Thái Tuệ... Nên, bây giờ nếu tôi nói, tôi không phải tên là Thái Hòa, thì giữa thế gian này có ai chịu không? Nói tôi không phải là thầy Thái Hòa, quý vị Phật tử có chịu không?

Vậy, tôi phải từ chối cái tên đó ở đâu cho có hiệu quả? Tôi phải dùng tâm không mắc kẹt vào danh tướng của tôi mà từ chối cái tên đó ở trong tâm tôi. Tuy bên ngoài với tên gọi của tôi là Trí, nhưng thực chất, tên ấy không phải là tôi, không phải là của tôi, tên ấy do cha mẹ tôi gọi tôi và mọi người duyên theo tên cha mẹ tôi gọi tôi mà gọi tôi tên là Trí. Tuy, cha mẹ đặt cho tôi tên như vậy, mọi người cũng đều gọi tên tôi như vậy, nhưng ở trong tâm tôi không bị mắc kẹt bởi cái tên gọi đó, thì tôi mới có tự tạithong dong với cái tên đó.

Cho nên, không có tên mà không bị mắc kẹt, thì chưa phải là giỏi. Có tên, có danh tướng mà không bị mắc kẹt mới là giỏi.

Khi một người tu tập có khả năng làm lợi ích cho đời, thì người đó phải luyện cái tâm, để tâm không bị kẹt vào danh tướng, còn nếu tu tập mà tâm bị kẹt vào danh tướng, thì đương nhiên sự tu hành của người đó không có lợi ích gì bao nhiêu, và người đó cũng chẳng làm được lợi ích bao nhiêu cho cuộc đời!

Hễ tâm ta mắc kẹt vào danh tướng, thì ta làm cái gì, cũng chỉ làm cho cái danh tướng của ta thôi và khi ta đã làm cho danh tướng của ta, thì làm sao ta gọi là ta làm lợi ích cho cuộc đời được và làm sao ta tự cho rằng, ta hiểu và thương cuộc đời và ta đang giúp đời! Ta làm mọi công việc với cái tâm danh tướng, thì hiệu quả đem lại lợi ích cho ta rất ít mà tai họa đem lại cho ta và cho mọi người rất nhiều. Càng làm theo danh tướng, ta càng mất tự do và càng làm theo danh tướng, ta càng mất chủ quyền.

Tụng kinh Phổ Môn, ta thấy trong kinh diễn tả Bồ tát Quán Thế Âm cần hiện thân vị Tỳ kheo, liền hiện thân Tỳ kheothuyết pháp, cần hiện thân vị Trưởng giả liền hiện thân vị Trưởng giảthuyết pháp, cần hiện thân vị Tể tướng liền hiện thân vị Tể tướng mà thuyết pháp, cần hiện thân vị Bà-la-môn liền hiện thân vị Bà-la-môn mà thuyết pháp, cần hiện thân một đồng nam hay một đồng nữ liền hiện thân một đồng nam hay đồng nữthuyết pháp...

Bồ tát Quán Thế Âm làm được điều đó, bởi vì tâm của Ngài không bị mắc kẹt vào bởi bất cứ ở nơi một danh tướng nào. Còn nếu Ngài bị mắc kẹt vào ở nơi danh tướng, thì khi Ngài hiện tướng đồng nam, thì Ngài vĩnh viễn là đồng nam thôi, chứ không thể nào hiện tướng đồng nữ được và khi hiện tướng đồng nam để thuyết pháp mà không có khả năng hiện tướng đồng nữ, thì việc thuyết pháp của Ngài bị hạn chế, bị hạn chế bởi thời gian, bị hạn chế bởi không gian và bị hạn chế bởi chủng loại. Bởi vì, có những không gian chỉ có đồng nam mà không có đồng nữ, có những không gian chỉ có đồng nữ mà không có đồng nam. Có những không gian và có những thời gian thuận hợp cho đồng nam mà không phải đồng nữ, hoặc có chủng loại, khi thì nam khi thì nữ, nếu Ngài chỉ kẹt vào tướng nam, thì Ngài lại trở ngại với tướng nữ, nếu Ngài chỉ kẹt vào tướng nữ, thì bị trở ngại với tướng nam, kẹt vào tướng Tỳ kheo, thì bị trở ngại với tướng người đời, kẹt vào tướng của người đời, thì bị trở ngại bởi tướng xuất gia, kẹt vào tướng dân thì trở ngại với tướng quan, kẹt vào tướng quan, thì bị trở ngại tướng của dân. Cho nên trong đời có những vị minh quân mà muốn nghe dân, họ phải cởi áo quan, áo vua bỏ một bên và mặc tướng áo của người dân mới thân cận với dân và nghe tiếng nói của dân được.

Như vậy, khi thiền quán sâu, ta thấy danh tướng có phải là tạo nên hạnh phúc hay khổ đau cho con người không? Hoàn toàn không phải. Cái mà tạo nên khổ đau cho con người, làm cho mọi hoạt động của con người bị hạn chế, là do tâm của con người bị dính và kẹt vào danh tướng.

Cái mà tạo nên hạnh phúc cho con người, tạo nên cái vĩ đại cho con người, tạo nên cái đa dụng cho con người, tạo nên cái đa thù cho con người, tạo nên cái rộng lớn cho con người là cái tâm không bị kẹt ở nơi danh tướng.

Tâm không bị kẹt vào nơi danh tướng, nên bất cứ cái danh tướng nào cũng là cái tướng của tâm. Nên, ta làm chủ được tâm, thì ta sử dụng được tướng.

Bồ tát sống với tâm vô trú, nên Bồ tát không bị kẹt vào bất cứ danh tướng nào, do đó đối với bất cứ danh tướng nào Bồ tát cũng có thể tùy duyên sử dụng để làm lợi ích cho cuộc đời. Nên, Bồ tát là những vị sống tự do giữa mọi danh tướng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9554)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9648)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10476)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9891)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9866)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9883)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9679)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8039)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11333)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8553)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8372)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8552)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9443)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8806)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9168)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9158)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8314)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8359)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10865)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8923)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27759)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9145)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8923)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11447)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10163)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11779)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8968)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8907)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9745)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9384)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17453)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27620)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15742)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9172)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8972)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10896)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8662)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9605)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8538)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8034)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9363)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9032)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8534)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8515)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9407)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9204)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9250)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9167)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10867)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14768)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant