Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ai không chết?

12 Tháng Hai 201522:13(Xem: 10542)
Ai không chết?

Ai không chết?


Thích Như Điển

 

Trong Kinh Bát Dương có nói rằng: “Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”, nghĩa là: “Sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”. Điều nầy có nghĩa là khi chúng ta được sanh ra trong cuộc đời nầy, Cha mẹ, Bác sĩ có thể dự đoán ngày tháng nào chúng ta ra đời, vì họ là những chủ nhân của việc tạo dựng ra sanh mạng của chúng ta; nhưng sự chết, không ai có thể làm chủ được và không ai trong chúng ta, là những người thường, có thể biết trước được ngày giờ nào chúng ta phải ra đi khỏi trần thế nầy cả. Do vậy Đạo Phật gọi cuộc đời nầy là vô thường.

Đời người có 4 giai đoạn quan trọng, đó là: Sanh, già, bệnh và chết. Có người mới sanh ra đã chết, có người già rồi mới chết, có người phải chịu bệnh tật triền miên rồi mới chết và cuối cùng thì sự chết nó không tha cho ai hết. Trên từ Vua quan, Hoàng hậu, thứ phi, Tổng thống, Thủ tướng, dưới cho đến những người bình dân hạ tiện, áo vải cơ hàn thiếu cơm ăn, áo mặc… tất cả đều phải chết. Như vậy chết là một việc chắc chắn, không một ai thoát khỏi, nhưng thử hỏi trong hơn 7 tỉ người được sanh ra, lớn lên và cư trú trên quả địa cầu của thế kỷ thứ 21 nầy, có được bao nhiêu người lo cho sự chết đó và có được bao nhiêu phần trăm số người ý niệm được sự vô thường đó, hay chúng ta vẫn mãi tranh danh đoạt lợi một cách bất chánh để vơ cho đầy túi tham? Nhưng để làm gì và kết cuộc của cuộc đời nầy, ai cũng đã biết, nhưng tại sao phải gánh lo âu, phiền não vào người mình nhiều như thế? Đây là một câu hỏi mà mọi người trong chúng ta phải tự trả lời. Có như vậy chúng ta mới rõ đường sanh tử được.

Trong bốn giai đoạn của cuộc đời ấy, có người chỉ trải qua có một giai đoạn, có nghĩa là khi sanh ra hay chưa được sanh ra đã chết trong bụng mẹ và cũng có kẻ chưa già và không bịnh, nhưng cũng phải bị chết. Có người được sống đến cả một trăm tuổi, nhưng không bị bịnh và cuối cùng cũng phải chết. Như vậy sanh là một tiền đề và chết là một kết luận, nhưng sống như thế nào trong khoảng thời gian 30 hay 50 năm của cuộc đời ấy cho có ý nghĩa để rồi một ngày nào đó chúng  ta phải ra đi, đó mới là điều đáng nói. Mỗi chúng ta đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng và chung, không ai giống ai cả, dầu cho đó là những kẻ song sinh hay sinh ra cùng một lúc ba, bốn người. Cha mẹ không có quyền năng để sắp đặt nghiệp lực của con cái. Cha mẹ chỉ là nhân duyên để cho những thai nhi chào đời, rồi trong cuộc sống nầy do nhân duyênnghiệp quả của kiếp trước do chính mình tự tạo ra và bây giờ chính là lúc chúng phải được hay bị hưởng quả ấy từ trong vô lượng kiếp. Cho nên Ông Bà chúng ta thường nói rằng: “Cha mẹ sinh con, chứ chẳng sinh lòng” là như vậy. Lòng ấy chính là tâm thức của mỗi chúng sanh. Thân thể nầy có thể mất và biến đổi qua nhiều hình tướng khác nhau, nhưng tâm thức ấy vẫn luôn tồn tại qua nhiều giai đoạn chuyển biến của nghiệp lực. Khi ta làm thân người thì tâm thức ấy mang tâm con người, khi ta làm Chư thiên thì tâm thức ấy là người của cõi trên, khi ta bị rơi vào địa ngục thì tâm thức ấy sẽ biến thành tâm của chúng sanh trong địa ngục…. cứ thế, con đường vào ra của sanh tử không bao giờ ngưng nghỉ, cho đến khi nào chúng ta có thể làm chủ được sự sống và sự chết mới thôi.

Những bậc Vua chúa, Tổng thống, Thủ tướng hay những người lãnh đạo quốc gia, họ là những người đã tạo ra nhân bố thí trong nhiều đời, nên trong kiếp nầy chỉ là kết quả của những gì mà họ đã tạo được, còn chúng ta dầu cho có cố gắng trong kiếp nầy rất nhiều, nhưng nợ cũ của tiền kiếp chúng ta trả chưa xong, thì phải chờ kiếp sau nữa mới mong có được cuộc sống đầy đủ hơn trong hiện tại. Nhưng thói đời, con người ít ai tự làm chủ mình được khi có danh và có địa vị đi kèm. Nhiều người được bầu lên làm Tổng thống, Thủ tướng v.v… cứ nghĩ rằng mình sẽ mãi ở được nơi ngôi cao, lộc cả ấy, nên cứ lao vào tham dục, càng tham bao nhiêu lại càng thấy thiếu bấy nhiêu, chẳng bù với lúc cơ hàn, dân dã, chỉ mơ làm sao cho đủ cơm ăn, áo mặc. Nhưng khi đã có quyền bính trong tay rồi thì chẳng luận là ai, nếu không chế ngự được lòng ham muốn thì con đường dẫn đến tội lỗi ở ngay trước mắt, chứ chẳng xa xôi gì. Và rồi, chẳng ai ngờ được, một ngày nào đó, khi cơn vô thường hay đời sống dân chủ của người dân trổi dậy, thì ngôi cao, lộc cả ấy đâu có còn gì nữa để mà mong. Ai hiểu được điều nầy, người ấy sẽ nhẹ gánh tang bồng, ai không hiểu được lý nhân duyênluật nhân quả, thì người ấy sẽ khổ đau muôn kiếp, không phải chỉ trong kiếp nầy mà thôi.

Nói về cộng nghiệp của chúng sanh thì có vô số thí dụ. Ví như chúng ta là những người chẳng quen biết nhau, nhưng sẽ đi chung trên một chuyến đò qua sông, qua biển hoặc giả sẽ cùng đi chung trên một chiếc xe hơi hay máy bay, xe lửa v.v… chẳng ai hẹn ai, nhưng có kẻ bước lên, có người bước xuống. Đùng một cái, tai nạn xảy ra, có người được cứu sống, có kẻ bị thương nhẹ, có người bị thương nặng và cũng có nhiều người phải chết tức tưởi trong chuyến đò sanh tử ấy. Quả thật tất cả những người đã cất bước ra đi nầy, chẳng ai mong điều ấy xảy ra, nhưng rốt cuộc, ít ai trong chúng ta tránh khỏi. Cho nên nhà Phật gọi đây là cộng nghiệp. Nghĩa là nghiệp ấy đã có sẵn trong bao đời rồi, bây giờ cùng trong chuyến hành trình hữu hạn ấy, bắt buộc chúng ta phải chịu lấy quả báo kia. Dĩ nhiên là chẳng có ai trong chúng ta chờ đợi và mong muốn như thế, nhưng chúng ta vẫn không tránh khỏi, vì nghiệp đã đến lúc chín mùi, nhân và quả đã thuần thục, nên kết quả mới xảy ra như thế. Thế nhưng nghiệp sẽ chẳng chấm dứt nơi ấy, mà những hành vi tạo tác trong bao đời kia vẫn còn luôn tiếp diễn như những màn kịch trên sân khấu trường đời mà những nghệ sĩ đang tiếp tục trình diễn những vở tuồng như thế thôi. Hay có, dở có, lâm ly bi đát, khổ sở vì tình, quyền uy biến mất rồi tái hiện v.v… tất cả chỉ là những tuồng huyễn hóa của thế giancon ngườitâm thức là những nhân vật chính.

Nhìn những chính trị gia mới ngày nào đó còn hăng say hùng biện trên diễn đàn chính trị của thế giới, khiến cho ai đó hết sức thầm ca ngợi cho những con người tài ba lỗi lạc kia. Bẵng đi một thời gian lại được nghe tin rằng: Ông kia, bà nọ… nay đã bị lâm vào chứng bệnh Altzheimer nhớ trước, quên sau, ngay cả chỗ nằm của mình còn không nhớ để trở về, thì làm sao có thể nhớ được chuyện trước, chuyện sau. Như vậy không phải do vô thường biến đổi là gì và con người mấy ai ý niệm được sự vô thường ấy. Khi ta còn trẻ khỏe thì chúng ta ít ai nghĩ đến sự già chết, bịnh đau. Vì chúng ta nghĩ rằng cái già cái chết ấy nó sẽ đến với người khác chứ nó chưa đến với mình, nhưng đâu ai biết được chuyến đò sanh tử của thế gian nó sẽ đến mang ta đi khỏi nơi nầy vào bất cứ lúc nào và chuyến đò ấy nó sẽ chở ta đi tiếp tục cuộc hành trình của sanh tửchắc chắn một điều là chúng ta không có quyền hẹn lại ngày mai chúng ta mới có thể bước lên chuyến đò ấy, dầu cho là một bậc Quân vương có uy thế lừng trời hay một bà Hoàng hậu vốn là mẫu nghi trong thiên hạ…

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã dạy về nhân cách sống của một con người và Ngài cũng dạy về nguyên nhân của sanh tử bì lao như thế nào, để từ đó người tại gia cũng như người xuất gia rút ra những kinh nghiệm, rồi thực hành theo để lợi mình và lợi người trong khi sống cũng như sau khi đã chết. Trong kinh Tạp A Hàm có kể lại một câu chuyện như sau:

Một hôm Ngài A Nan cầm một cành hoa lên và bạch Phật rằng:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, con ngửi thấy mùi của bông hoa nầy rất thơm, mà ngay cả cành và lá của nó cũng thơm, nhẫn đến rễ của nó cũng thơm nữa, không biết có loài hoa nào hương thơm của nó có thể bay được ngược gió hay không?”

Có chứ! Nầy A Nan, “Đó là những người Cư sĩ tại gia giữ tròn năm giới cấm. Đó là những người tại gia thực hành Bát Quan Trai Giới mỗi tháng 6 ngày vào các ngày mồng tám, hai ba, mười bốn, rằm, ba mươi và mồng một. Đó là những người Cư sĩ tại gia giữ trọn mười điều lành của thân, của miệng và của ý. Chính đó là những hương thơm, dầu ngược gió cũng có thể bay khắp muôn phương”.

Chừng ấy việc thôi, nếu chúng ta đọc và suy nghĩ kỹ cũng như thực hành thì giá trị vô song. Đây chính là đức hạnh, đây chính là con đường dẫn đến các cõi nhân thiên thiện lương. Đây chính là hành trình của những con người hướng đến hướng giải thoát sanh tử.

Cũng có khi các vị Đệ Tử xuất gia của Ngài thắc mắc về nhiều đề tài khác nhau và mang ra tranh cãi, khi Ngài nghe lớn tiếng ồn ào ở một góc Tịnh Xá nào đó, thì Ngài mới bảo Đại Chúng nhóm họp lại để Ngài giải nghi cho chư Tăng hiện diện. Thông thường Ngài hay dạy như trong các kinh Trường A Hàm, Trung A HàmTạp A Hàm như sau:

Phàm vật đó có hình tướng hay  không?

Bạch Thế Tôn, có

Vậy vật ấy có bị vô thường chi phối hay không?

Bạch Thế Tôn, có

Vậy vô thường do đâu mà có?

Do sự khổ mà ra. Bạch Thế Tôn.

Sự khổ ấy từ đâu mà sanh?

Bạch Thế Tôn, do vô minhái nhiễm mà có.

Vậy vô minhái nhiễm từ đâu mà sanh?

Bạch Thế Tôn, do sự sanh mà có.

Vậy sanh từ đâu đến?

Bạch Thế Tôn, từ chấp ngã, thủ mà có.

Vậy căn bản của ngã và thủ là gì?

Bạch Thế Tôn, là không, là vô tướng.

Cứ như thế và như thế, Ngài đã giải rõ mọi hành hoạt và nguyên nhân. Người xuất gia hay người tại gia nào chiêm nghiệm được những lời dạy ấy rồi, đem ra quan sát, thực hành ắt sẽ có kết quả ngay.

Một hôm có một vị Tỳ Kheo đến hỏi Phật rằng:

Bạch Đức Thế Tôn, ngã và ngã sở là gì vậy?

Ví như hai bàn tay chạm vào nhau, chúng ta sẽ nghe một âm thanh, nhưng ngươi hãy quan sát kỹ là âm thanh ấy trước khi xảy ra nó ở đâu và sau khi âm thanh ấy không còn nữa thì nó sẽ đi về đâu? Ngã nó cũng như thế đó. Vì nó không có thật tướng như âm thanh kia, nhưng chúng sanh cứ cho là thật, nên cứ bám víu vào đó và khổ đau, sanh tử từ đây mà thành. Còn ngã sở tức là những gì thuộc về mình, nhưng các ngươi nghiệm xem có đúng như vậy chăng?

Ví như một đống củi để đó, có người mồi lửa để đốt. Rõ ràng là ta thấy có củi và có lửa hiện hữu, nhưng khi củi hết, lửa tắt rồi thì lửa ấy đi về đâu? Những người chấp cái nầy là của ta, cái nầy thuộc về ta cũng như thế ấy. Thật ra chẳng có cái nào có cái tướng thật cả. Do vậy con người mới khổ đau và dẫn đến sanh tử bì lao.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển thứ tám, Đức Phật đã dạy cho Ngài A Nan quán về An Ban (Ànàpàna), có nghĩa là quán niệm về hơi thở. Đây là một kinh cũ nhất trong các kinh và các Tỳ Kheo và các Phật Tử vẫn còn thực hành cho đến ngày nay trên quả địa cầu nầy, dầu cho đó là Nam Tông hay Bắc Tông, Đại Thừa hay Kim Cang Thừa cũng đều lấy kinh nầy làm chính. Đức Phật dạy rằng:

“Khi hít hơi thở vào, ngươi biết rằng đang hít vào, khi thở hơi thở ra, ngươi biết là đang thở ra. Khi hít hơi thở vào ngươi biết là hơi thở lạnh, khi thở hơi thở ra, ngươi biết là hơi thở ấm. Cứ thế ngươi lần lượt quan sát về vô thường, về khổ về không và vô ngã cũng như vậy”.

Thế là Ngài A Nan thực hành ngay. Hôm ấy Ngài không ăn, quyết ghi nhớ lời Phật dạy, dành thời gian để quán niệm về hơi thởcuối cùng Ngài đã tự tại, giải thoát, rời khỏi mọi sự ràng buộc của thế gian và đến trước Đức Phật, đầu lễ sát dưới chân Phật và bạch rằng:

Kính bạch Đức Thế Tôn, “Con việc sanh đã hết, những phạm hạnh đã lập, việc nào cần làm con đã làm xong và con biết chắc một điều là kiếp sau con không còn tái sanh nữa”.

Đức Phật khen tặng công hạnh của Ngài A Nan và báo cho các vị Tỳ Kheo khác biết rằng: Đây chính thật là một vị đã rõ biết con đường sanh tử.

Hầu hết các vị A La Hán đều chứng quả như vậy. Các Ngài chứng Thánh quả nầy khi còn sanh tiền chứ không phải khi các Ngài nhập diệt. Chứng là chứng cái gì? Đó là hiểu rõ tận gốc của sanh tử bì lao, không còn bị sanh tử chi phối nữa. Người chứng quả sẽ làm chủ sự sống và sự chết, còn người chưa chứng quả, chính sự sống chết làm chủ mình. Cái khác nhau giữa Thánh nhânphàm phu là vậy. Người phàm chỉ có chấp tướngchấp ngã, nên mới bị sanh tử chi phối, còn chư vị Thánh nhân đã rõ biết đường đi lối về, cho nên các bậc A La Hán, các vị Bồ Tát hay chư Phật trong quá khứ, hiện tạivị lai đều là những người không bị cái chết nó sai xử.

Để kết luận bài nầy, tôi xin nói ngay rằng: Nếu Qúy Vị có dịp đọc các Tạng Nam Truyền bằng tiếng Pali hay đã được dịch ra Hán Văn rồi Việt Ngữ hay Nhật ngữ v.v… các kết luận đều như vậy. Nghĩa là 100 vị Tỳ Kheo, 50 vị Tỳ Kheo Ni khi Phật còn tại thế đã chứng được Thánh quả nầy. Nghĩa là các vị ấy sau khi đã quán sát sanh tử luôn nói rằng: “Ta việc sanh đã hết, những phạm hạnh đã lập, những việc nào cần làm, ta đã làm xong và ta biết chắc một điều là kiếp sau ta không còn tái sanh nữa”.

 

Riêng 40 vị Cư sĩ nam và 30 vị Cư sĩ nữ chỉ chứng ba quả đầu của tứ Thánh quả khi Đức Phật còn tại thế, nên đã chưa nói ra được sự rõ biết của con đường sanh tử nầy, vì ái dục vẫn còn thì sanh tử vẫn còn hiện hữu và ngay cả con đường của Đại Thừa Bồ Tát cũng như vậy. Nghĩa là người Cư sĩ có thể giải thoát sanh tử được, nhưng chưa có thể vào ngôi vị của A La Hán hay Phật quả. Vì ái nghiệp vẫn còn. Xin nguyện cầu cho tất cả chúng ta sớm xa lìa lưới ái, để có được sự tự chủ trong vấn đề sanh tử của mình.

 

Viết xong ngày 12 tháng 2 năm 2015  tại Tu Viện Viên Đức vào một sáng mùa Đông khi bên ngoài tuyết vẫn còn rơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15942)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18932)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17182)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18282)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17768)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17783)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17615)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17582)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16791)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16118)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18433)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15492)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16464)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16887)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16338)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17858)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15257)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16717)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21225)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29855)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22161)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 17071)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16946)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16400)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15028)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16450)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15525)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17038)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15987)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18223)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16178)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15270)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14461)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15457)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17861)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18010)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15330)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14866)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15542)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13522)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13368)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15652)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16853)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12078)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13521)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18121)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16412)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14333)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12840)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16534)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant