Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tự LựcCon Đường Dẫn Đến Thành Công

28 Tháng Bảy 201510:51(Xem: 8983)
Tự Lực Là Con Đường Dẫn Đến Thành Công

TỰ LỰCCON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Tự Lực Là Con Đường Dẫn Đến Thành CôngTrong cuộc sống, chúng ta làm việc cũng giống như quả bóng bằng cao su, khi rơi xuống đất nó sẽ tưng lên. Chính vì thế, ta có thể thay đổi nghề nghiệp sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần, lại được ví như những quả bóng bằng thủy tinh, nếu lỡ tay đánh rơi thì chúng sẽ trầy trụa, bị nứt, bị hư hoặc bị vỡ nát. Khi đó, ta khó mà hàn gắnsửa chữa lại được.

Cũng vậy, khi ta không biết giữ gìn sức khỏe mà lao vào những thú chơi vô ích, thức suốt sáng thâu đêm để cờ bạc, rượu chè, hút chích, đàn điếm mà lãng phí thời gian một cách vô tích sự. Ai đã lỡ vướng vào vòng này thì thân tàn ma dại, sống thì làm khổ gia đình người thân, chết thì bị đọa lạc vào ba đường dữ, chịu khổ báo vô số kiếp không có ngày cùng.

Đến khi trở lại làm người thì thân thể xấu xí, đen đúa, bệnh tật, cô đơn, không người nuôi dưỡng. Gia đình là tổ ấm để chúng ta nương tựa, là nền tảng vững chắc nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp.

Một con người tốt, một gia đình đạo đức, một xóm làng sống có nghĩa tình, biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, thì thế gian này sẽ là thiên đường hạnh phúc. Ngược lại, nếu ta sống không hiếu thuận với ông bà cha mẹ, không biết kính trên nhường dưới, vợ chồng không biết thông cảmtha thứ cho nhau, không biết nuôi dạy con cái làm điều thiện lành tốt đẹp, không biết sống có chừng mực đạo đức, “muốn ít biết đủ”, thì ta sẽ dễ dàng bị tha hóa, sa đọa, mà bị dòng đời cuốn trôi.

Một khi con người đã sống thiếu hiểu biết thì rất nguy hại cho gia đình, xã hội, tình cha nghĩa mẹ không còn, tình chồng vợ cũng bị phôi phai, chia lìa, con cái cũng bị ảnh hưởng mà không có chỗ tựa nương. Nói chung, một con người hư hại làm khổ lụy bao nhiêu người thân và làm xã hội thêm nhiều gánh nặng.

Nhiều người dính vào tệ nạn xã hội dẫn đến trộm cướp, lường gạt, giết hại lẫn nhau. Có tệ nạn xã hội, có phạm pháp thì phải có chỗ dung chứa tội nhân, nên cứ thế con người mãi nghèo nàn, lạc hậu và trình trạng đạo đức, nhân phẩm con người càng bị xuống cấp trầm trọng. Đó là nỗi đau chung cả nhân loại phải gánh lấy, dần rồi tình người không còn nữa và con người dễ dàng sống trong vô cảm.

Chính chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá lừng lẫy làm con người mỗi lúc mỗi xa rời nhau, bởi thời gian ngồi lại bên nhau tâm tình, sẻ chia không có. Gia đình là nền tảng của xã hội, vậy mà ba thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái không có cơ hội để sống yêu thương, hiểu biết. Xã hội càng nghèo nàn lạc hậu thì con người càng mê tín, mù mờ, càng sống theo chủ nghĩa tiêu thụ vật chất nên tình người dần rồi không còn nữa.

Chính vì vậy mà Phật dạy ta phải “muốn ít biết đủ” để có cơ hội cùng giúp đỡ sẻ chia, mà cùng cảm thông nỗi đau của người khác. Cái gì cần xài ta mới xài, để có dư chút đỉnh mà mở rộng tấm lòng, với tinh thần lá lành đùm lá rách. Khi đau yếu, bệnh hoạn, ta mới thấy sức khỏe là quý. Khi sa cơ, thất thế, ta mới thấy tình người là quan trọng. Vậy mà đa số con người chỉ biết sống vì tiền bạc, tài sản, vật chất mà đành lòng giết hại lẫn nhau.

Thế giới này là một vòng lẩn quẫn của sự hơn thua, phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại. Ta cứ mãi tranh giành các thứ vật chất vô tri phù phiếm xa hoa, mà làm mất đi tình nghĩa của một con người. Vật chấtvô tri, con ngườihiểu biết, là tri giác, con người là nền tảng của gia đìnhxã hội. Do đó, ta cần sự yêu thương bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thôngtha thứ, biết khoan dungđộ lượng, nhưng ta lại mặc tình làm ngơ, dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm.

Cuộc sống này sở dĩ xây dựng mở mang phát triển cũng chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích con người, ấy thế mà có mấy ai có được tấm lòng rộng mở vì tha nhân? Phật dạy, “trong bầu vũ trụ bao la này, từ con người cho đến muôn loài, muôn vật đều phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống”.

Ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm ăn, kẻ thiếu phước thì phải cày sâu cuốc bẩm, phơi mình trong nắng mưa vậy mà đôi khi vẫn bị thiếu ăn. Ta không nuôi tằm, dệt vải, nhưng vẫn có áo quần và ta cứ như thế mà có đủ các thứ phục vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày.

Sức khỏe của ta và những người thân yêu nếu để mất đi thì khó tìm lại được. Bạn bè cũng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nó là nhịp cầu nối kết để cùng nhau chia vui, sớt khổ. Có gia đình, có bè bạn, có sức khỏe, ta có thể sống vui, sống khỏe mà cùng nhau gầy dựng sự nghiệp giống nòi nhân loại.

Tinh thần lại càng quan trọng hơn hết, ta có hiểu biết, ta có nhận thức sáng suốt, nên biết tiếp nhận những thứ gì cần thiết. Nhờ vậy, ta sống có định tĩnh chừng mực nên khi được lợi lộc ta không vì nó mà tham đắm, mê mờ. Ngược lại, khi bị mất mát ta cũng không quá sầu bi, khổ não, do đó ít bị hai thứ được mất, hơn thua làm tổn hại tinh thần, nhờ ta thường xuyên biết quay lại chính mình mà thân tâm luôn được an ổn.

Tóm lại, ta muốn thành đạt trong cuộc sống thì trước tiên phải có ý chínghị lực, biết tranh thủ tận dụng hoàn cảnh sống của mình vì ta có hai bàn tay và khối óc. Như anh ăn mày cụt tay kia, nếu không được bà già cho một liều thuốc bổ tự lực cánh sinh, thì chắc có lẽ anh sẽ chịu chết chìm trong cuộc đời bần cùng, đói rách. Lần đầu tiên rinh gạch một tay gần hai tiếng đồng hồ, anh chắc phải chịu nhức mỏi, ê ẩm cả người. Nhờ vậy, anh học được cách thức làm người “sống phải có lòng tự trọng”.

Khi còn nhỏ dại, ta đương nhiên phải nương nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng nếu bất hạnh, ta không có người thân thì sao? Ta vẫn phải chấp nhận một mình đơn độc, tự mình bươn chải, để làm sao có miếng ăn mà tồn tại với đời.

Cũng như có hai đứa bé một con nhà giàu, một con nhà nghèo. Đứa con nhà giàu khi bị té ngã sẽ khóc thét lên, chờ cha mẹ đỡ dậy. Cha mẹ vì thương con nên mọi cái đều đỡ đần chu đáo khiến đứa trẻ trở nên ỷ lại, cái gì cũng đều trông chờ người khác. Ngược lại, đứa trẻ con nhà nghèo khi bị té ngã không có ai nâng đỡ, nó không khóc ré như đứa con nhà giàu, mà tự đứng lên tiếp tục bước đi.

Cũng vậy, ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai mà vững vàng đi tới, không chịu khuất phục bởi một áp lực nào.

Người Phật tử chân chính khi đến với đạo pháp, ban đầu phải nhờ vào tha lực, nhờ sự hướng dẫn của quý Thầy Cô, đến khi hiểu biết rồi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, hành trì theo chánh Pháp. Chính vì vậy, Lục Tổ Huệ Năng nói, “Khi mê thì Thầy độ - Khi ngộ thì tự độ”.

Nhiều người chỉ hiểu biết suông nên lúc nào cũng van xin cầu cạnh người khác, cứ nghĩ rằng trời Phật sẽ ban ơn hay gia hộ cho mình, nên đành chấp nhận cuộc sống như bèo dạt, mây trôi. Họ chẳng biết suy nghĩ, tìm tòi nghĩa lý sự thật của cuộc đời, thấy ai làm sao thì mình làm vậy mà không biết đúng sai, phải trái. Tuy nhiên, sự sống này ta vẫn cần “tha lực”. Khi chưa có hiểu biết hay đủ khả năng, ta vẫn cần sự trợ giúp của người khác. Khi đã biết rồi thì chính ta phải tự lực vươn lên.

Chính vì vậy mà Phật thường nói, “ta chỉ là người Thầy dẫn đường, còn có chịu tu hay không là do ý chínghị lực của mọi người”. Tha lực tuy rất cần thiết cho con người bước đầu vượt qua khó khăn, thử thách nhưng nếu muốn đạt được thành công viên mãn thì ta phải tự lực vươn lên bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18069)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15674)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15424)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 17090)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29433)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16336)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18066)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19452)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21516)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19900)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23117)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17393)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17855)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16397)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16128)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21980)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19981)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20350)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19585)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17196)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18550)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17261)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15929)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15995)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15067)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16805)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15040)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13698)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16159)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 16041)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11121)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15591)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15699)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15617)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16851)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17598)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14176)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18119)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17205)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18079)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16866)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16825)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16643)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15077)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16378)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13992)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12678)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21320)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18307)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16595)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant