Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Học Và Nghệ Thuật: Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

03 Tháng Tám 201515:35(Xem: 13063)
Phật Học Và Nghệ Thuật: Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

PHẬT HỌC và NGHỆ THUẬT:
TỪ THIỀN TÔNG TỚI TỊNH ĐỘ

Nguyên Giác

 
Phật Học Và Nghệ Thuật Từ Thiền Tông Tới Tịnh Độ

Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …

Một số bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật bảo phải tránh xa âm nhạc, trong khi nhiều Thầy hiện nay vẫn sử dụng âm nhạc, hay soạn kịch, hay làm phim…

HT Thích Trí Thủ viết trong Bát Quan Trai Giới, rằng trong những ngày thọ Bát Quan Trai Giới, giới tử phải đọc và thọ trì câu: “Như chư Phật suốt đời không ca múa xướng hát và không đi xem nghe, chúng con... xin một ngày một đêm không ca múa xướng hát và không đi xem nghe.” (1)

Đúng là có như thế. Nơi đây, tôi chỉ có thể nói ý riêng, không có thẩm quyền gì hết: Đức Phật chỉ muốn chúng ta xa lìa tham sân si. Nếu có bất kỳ pháp nào trong trần gian, không riêng âm nhạc, có thể làm tâm chúng ta khởi lên tham sân si, Đức Phật đều dặn phải tránh xa. Nhưng nếu tất cả các hình thức nghệ thuật nào có thể làm chúng ta tránh bớt, hay dứt bỏ được tham sân si, hẳn là Đức Phật sẽ cho sử dụng.

Như mới vài tháng trước, có một cuộc tranh luận về vấn đề âm nhạc, khi một trưởng lão hòa thượng nghe một ca khúc được Phật tử hát cúng dường. Trong phần góp ý, tôi đã bênh vực vị hòa thượng và người hát cúng dường, trích như sau:

“…Tôi xin góp ý tự tâm mình, một người hoạt động trong giới văn nghệ sĩ nhiều thập niên. Tôi nghĩ rằng, Đức Phật chế giới là giúp chúng ta phòng hộ 6 căn. Đức Phật không dị ứng gì với đàn guitar hay đàn piano, không dị ứng với nhạc quan họ hay nhạc rock, và ngài cốt tủy là khuyên chúng ta nên nghe nhạc như một pháp bình thường trong thế gian. Thậm chí, khi chư Thiên hát bản tình ca, ngài cũng hoan hỷ vì ngài luôn luôn ở trong đại định (và ngài muốn chúng ta như thế, bước đầu là khuyên chớ nghe hay bớt nghe nhạc). Và toàn bộ giới luật là phòng hộ 6 căn, chứ không riêng phòng hộ lỗ tai. Bởi vì:

Tai: ưa nhạc du dương, ưa ca ngâm, ưa nịnh hót, ghét lời nói thẳng...

Mắt: ưa màu sắc rực rõ, áo đẹp, nhan sắc, tranh đẹp, thư pháp đẹp... (Nếu tôi điêu khắc tượng Phật gỗ xù xì thô nhám là bị quý Thầy rầy liền, vì chúng sinh ưa nhìn tượng đẹp).

Mũi: ưa mùi thơm, hương trầm... (Bởi vậy, cúng nhang trầm không thơm là sẽ có quý Thầy buồn, nói là tâm không nghiêm trang, thiếu cẩn trọng).

Lưỡi: ưa ăn ngon... (Hãy hình dung, bà bếp trong chùa mà nấu ăn dở là được mời về nhà liền).

Thân: ưa nằm giường đệm... (Bây giờ không thấy giường tre, giường gỗ tạp).

Ý: ưa bài thơ hay, ưa bài luận thuyết giỏi, ưa lý luận phức tạp... (Làm thơ dở, bảo đảm là bị chúng sinh quở liền).

Nếu cấm âm nhạc, xin hãy yêu cầu các chùa phải nấu ăn dở, hãy yêu cầu tượng Phật phải xù xì gỗ tạp, hãy yêu cầu tranh và thư pháp phải xấu, hãy yêu cầu thơ phải dở, và vân vân...

Như vậy, cốt tủy chỉ có nghĩa là như Kinh Kim Cang nói: không trụ tâm vào đâu hết, dù là có âm nhạc hay không (vô sở trụ).

Bởi vì, tâm dính (trụ) vào tịch lặng cũng nguy hiểm nhiều y hệt như mê vào âm nhạc.

Tại sao mắt chỉ ưa nhìn tượng Phật đẹp, mà tai dị ứng với ca khúc cúng dường Tam Bảo...” (2)

Xin ghi thêm, bài viết "Âm Nhạc Trong Kinh Phật" đã đề nghị một giải thích như sau:

"...chúng ta có thể tin rằng, với tâm hồn nhạy cảmtrí tuệ vi diệu, Đức Phật không thực sự cứng nhắc xem âm nhạc như một trở ngại, mà có khi còn là một phương tiện hoẳng pháp. Vì nói cho cùng, khi đọc Kinh Phật, chúng ta nhiều chỗ thấy nhạc trời được trình tấu để cúng dường, để tán thán công đức... Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, chư Thiên đã tới tụ hội, tấu nhạc, hương hoa cúng dường. Nếu Đức Phật xem âm nhạctrở lực, tất nhiên các kinh sẽ không muốn ghi lại các chi tiết đó." (3)

Nhiều thập niên trước, tôi đã hỏi thầy bổn sư về những khó khăn giữ giới trong đời, Thầy Tịch Chiếu nói, và tôi tin chắc thật vào lời Thầy dạy: “Thấy Tánh rồi làm gì cũng đúng, chưa Thấy Tánh làm gì cũng sai.” (4)

*

Có những cơ duyên hình thành có vẻ như tiền định, thí dụ như một tác phẩm nghệ thuật – như nhạc, thơ, truyện, kịch, phim… Nhà Phật cũng nói, các pháp do duyên mà thành, không tự nhiên được. Suy diễn rộng ra, một bài thơ, một ca khúc, một tiểu thuyết, một cuốn phim…   khi được hình thành để cúng dường Tam Bảo, cũng là từ vô lượng phước đức hộ trì chánh pháp.

Hãy nhìn quanh chúng ta sẽ thấy, có rất nhiều người trong thời Internet vẫn chưa tin Phật, chưa đọc Kinh Phật, chưa thọ ngũ giới… huống gì là có lòng tin thâm sâu, muốn sáng tác một tác phẩm nghệ thuật để cúng dường chư Phật. Do vậy, làm Phật tử là cơ duyên nghìn kiếp, huống gì được làm thơ, viết nhạc cúng Phật.  Tại sao chư Thiên trong Kinh đã hát cúng Phật, chúng ta thời này lại không có quyền soạn nhạc cúng Phật? Phải chăng vì tâm của chư Thiên lúc đó khác với tâm chúng ta hiện nay? Có lẽ.

Nhưng, nếu khôngphương tiện nghệ thuật, hẳn là Phật pháp khó phổ biến hơn.

Hãy hình dung, truyện Quan Âm Thị Kính… từ truyện thơ chữ Nôm đầu thế kỷ 19, trở thành chèo cổ, cải lương, kịch… và tư tưởng Phật giáo được chở vào lòng người một cách tự nhiên.

Cần ghi nhận rằng khi các cựu tướng lãnh nhà Tây Sơn thất trận, nhiều người đã vào chùa ẩn thântu học. Trong đó nổi tiếng nhất là Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm (còn gọi là Ngô Thời Nhiệm), người được Vua Quang Trung gọi là, “Thật là trời để giành ông cho ta vậy.” Khi giữ chức Thượng thư bộ Lại đã hiến kế giúp Vua Quang Trung lui quân về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) trước khi đại binh Tây Sơn chia làm 5 đạo binh Bắc tiến, xuất trận Tết Kỷ Dậu (1789) đánh tan 30 vạn quân nhà Thanh đang giúp Lê Chiêu Thống. Vài năm sau khi Vua Quang Trung băng hà, Ngô Thì Nhậm không được triều đình Quang Toản tin dùng nữa, nên lui về  tu học, soạn bộ Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, được tôn là đệ tứ tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm bị bạn cũ là Đặng Trần Thường đang làm quan cho Gia Long đưa ra Văn Miếu đánh roi, khi về nhà, Nhậm chết vì roi tẩm thuốc độc. Ngô Thì Nhậm, trước khi chết, viết 4 câu thơ để gửi Đặng Trần Thường, tiên tri rằng Thường sẽ bị chết thảm. Quả nhiên, Thường bị Vua Gia Long trở mặt, giết năm 1813.

Hay như trường hợp Hứa Sử Truyện. Truyện thơ chữ Nôm này xuất hiện đầu thế kỷ 18, cũng cho chúng ta nhìn về một hình ảnh thời khai hoang Miền Nam: khi các cựu tướng lãnh Tây Sơn bị Gia Long truy nã, đã trốn về phương Nam. Trong đó, có Hòa thượng Toàn Nhật, một trong những thiền sư góp sức soạn ra cuốn tiểu thuyết chữ Nôm có tên là Hứa Sử Truyện.

Tác phẩm này hé lộ cho thấy phương pháp dạy Phật pháp của các nhà sư thế kỷ 18, khi đi từ Miền Bắc và Trung về phía Nam đã dạy Thiền Tông qua cách niệm Phật hay không…

Nếu chúng ta nhìn về tác phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh và nhiều thi tập của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm, sẽ thấy những tác phẩm này không viết cho quần chúng đọc, thậm chí, ngay trong giới trí thức cũng thấy khó nắm tông chỉ Thiền, tuy là cuốn này cũng dựa vào Kinh Viên Giác để nêu tông chỉ Thấy Tánh.

Câu hỏi là, các nhà sư Nam Bộ thời đầu thế kỷ 18 đã truyền dạy Phật pháp thế nào, đối với những người dân quê không biết chữ, hay chỉ biết chữ tương đối để đọc qua loa? Cách đơn giản: gói Phật học vào tiểu thuyết, nơi đây là truyện thơ Hứa Sử Truyện, kể chuyện một nhà sư bị bắt nhầm xuống địa ngục, rồi Diêm Vương khi biết bắt nhầm đã dạy Phật pháp cho sư này, và rồi truyện càng lúc càng gay cấn,vân vân.

Một bản diễn Nôm và chú giải Hứa Sử Truyện do Giáo sư Nguyễn Văn Sâm -- thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn, và là Trưởng ban Văn chương tại Viện Việt Học -- thực hiện rất mực công phu và Lời Tựa Đề cực kỳ tuyệt vời của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh, nguyên Viện Trưởng Viện Việt-Học (3/2003-2/2008)… dự kiến sẽ được Viện Việt Học xuất bản trong một hay hai tháng tới. Tác phẩm này hé lộ cho thấy cách dạy Phật pháp tại Nam Bộ thế kỷ 18 qua văn chương, qua nghệ thuật thơ, nghệ thuật kể truyện.

Như thế, chúng ta thấy: qua nhiều thời kỳ, trong rất nhiều trình độ khác nhau, Phật học được gói vào tác phẩm nghệ thuật – nghĩa là, nhạc, thơ, truyện, kịch, và bây giờ là phim.

*

Tới đây, chúng ta thử nhìn về quan hệ thơ và nhạc.

Có nhiều nhà thơ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta đôi khi không nhớ nổi vài câu thơ của một số nhà thơ xuất sắc đó. Và rất thường, khi được phổ nhạc, nhiều câu thơ mới được nhắc tới.

Thí dụ, khi tôi (một người có trí nhớ trung bình) thử nhớ xem thi sĩ Phạm Thiên Thư có những câu thơ tiêu biểu nào, tôi không thể nhớ ngay nổi. Nghĩ một chặp, thì nhớ ra, "Em tan trường về – Đường mưa nho nhỏ…" Như thế, lại là nhờ tới nhạc Phạm Duy. Đó là trường hợp của một thi sĩ đã tới một đỉnh cao riêng như Phạm Thiên Thư, huống gì là các nhà thơ trung bình như tôi.

Do vậy, cơ duyên được nhạc sĩ Trần Chí Phúc phổ thơ, tôi tự xem là do hộ pháp hướng dẫn, muốn mình đem Phật pháp ra gói vào một hình  thức dễ nhớ. Tôi quen với Phúc từ 22 năm nay. Phúc ở San Jose, chỉ mới về Quận Cam một năm nay. Thường ngày niệm Đức Quan Âm, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã hỗ trợ nhiều cho quý Thầy và các  chùa Bắc California, và bây giờ là Nam California. Dự kiến sẽ mở lớp dạy đàn guitar và dạy sáng tác nhạc, đời sống gian nan nhưng tấm lòng cực kỳ thơ mộng, Trần Chí Phúc hễ nghe chuyện nhà chùa cần là không từ nan.

Một điểm tôi quý trọng nhạc sĩ Trần Chí Phúc là khi đi lại trên chốn giang hồ, gặp nhiều nghịch cảnh, kể cả những hoàn cảnh trên nguyên tắc là dẫn tới bút chiến -- trong đó, có một chuyện xảy ra trong giới nghệ sĩ, tôi lại bị đẩy vào cuộc và rồi chứng kiến phản ứng đơn giản của Phúc: niệm Phật, rồi im lặng bỏ qua.

Tôi đã vẽ một tấm tranh nhỏ, mực và màu nước trên giấy watercolor, khổ 9X12 inches để bày tỏ lòng khâm phục nhạc sĩ Trần Chí Phúc: khi những mũi tên tham sân si bắn tới, hãy ném lên những nốt nhạc của chánh niệm, của từ bi hỷ xả.

Tấm tranh như bên trên:

*

Nơi phần trên, chúng ta có nêu câu hỏi rằng khi các nhà sư vào Nam thời thế kỷ 18, đã dạy pháp thế nào? Đó là chuyện thời xưa: có thầy dạy Thiền, có thầy dạy Tịnh Độ. Và rồi, thời nay cũng thế.

Để cúng dường Tam Bảo, và để tiện dụng cho quý thầy và Phật tử, tôi đã làm hai bài thơ -- một về Thiền Tập, và một về Niệm Phật. Cả hai bài đều được nhạc sĩ Trần Chí Phúc (trancungson@yahoo.com) phổ thành nhạc. Các Gia Đình Phật Tử cần bản ký âm (music sheet), tôi tin là nhạc sĩ họ Trần sẽ không từ chối, khi hoàn tất.

Cũng cần ghi nhận rằng: khi ngồi Thiền hay khi Niệm Phật, nếu tâm lạc sang chỗ quyến luyến tiếng nhạc hay ý thơ, như thế cũng không nên. Vì sẽ vướng vào chỗ Đức Phật đã cấm, nghĩa là, dính mãi vào cõi này.

Nếu để ý, sau khi dự một buổi hòa nhạc xuất sắc, thí dụ, một đêm nhạc Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy, một số điệu nhạc vẫn vướng vất trong tâm chúng ta, cả khi về nhà, cả khi bắt đầu ngủ, và có khi tiếng nhạc theo trong tâm lâu tới vài ngày. Không chỉ thế, nhan sắc các cô ca sĩ cũng đôi khi thoảng qua trong tâm chúng ta nhiều giờ.  Có cách nào để khi bảo thôi, thế là tâm dứt bặt mọi âm vang, hình bóng?

Có thể, mỗi người có phản ứng khác. Riêng tôi, có cách này hiệu nghiệm, có thể một số đạo hữu cũng sẽ thấy hữu dụng: nghiến răng thật nhẹ, nhẹ tới mức ra tiếng nhỏ hay không cần ra tiếng, và chú tâm nghe cái nghe đó, trong khi quan sát cử động nghiến răng đó, tự nhiên các điện nhạc lảng vảng trong đầu biến mất. Tương tự cũng mất cả các hình bóng lảng vảng. Nghĩa là, dùng tới pháp nghe của Kinh Lăng Nghiêm, niệm cái tánh nghe, lập tức các câu nhạc họ Trịnh, họ Phạm đều biến mất tiêu.

*

Sau đây là bài thơ về Thiền Tập.

Lắng Nghe Hơi Thở

Ngồi xuống dịu dàng
ngồi xuống dịu dàng
ngồi xuống dịu dàng
thư giãn toàn thân

nguyện xin an bình
nguyện xin giải thoát
cho con, cho ba
cho mẹ, cho anh
cho chị, cho em
cho khắp mọi người

Toàn thân dịu dàng
mắt khép nhẹ nhàng
lắng nghe thở vào thật nhẹ
lắng nghe thở ra thật nhẹ

Toàn thân dịu dàng
lặng lẽ phập phồng
cảm nhận thở vào thật nhẹ
cảm nhận thở ra thật nhẹ

Ngày qua, không nghĩ tới
ngày sau, chẳng bận tâm
lắng nghe và cảm nhận
hơi thởtoàn thân

Ngày qua, không nghĩ tới
ngày sau, chẳng bận tâm
lắng nghe và cảm nhận
hơi thởtoàn thân

Toàn thân dịu dàng
lặng lẽ lắng nghe
cảm nhận hơi thở
ngấm vào toàn thân
từ đầu tới chân

Toàn thân dịu dàng
buông xả tất cả
hiện tâm gương sáng
hơi thở lặng lẽ
niềm vui không lời.


Sau đây là bài thơ về pháp Niệm Phật.

Niệm Phật Trọn Thân Tâm

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Quy y trọn thân tâm
ba đời Phật Pháp Tăng
tội cũ con sám hối
thiện mới con tinh cần
thân tâm một niệm
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nguyện vãng sanh
thành chữ viết trang kinh
thành mưa cho lúa mọc
thành thuyền pháp qua sông
cứu người thoát khổ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông
Niệm Phật là chân niệm Phật, đi muôn ngàn dặm, đưa người tới nhà
Niệm Phật là lời niệm Phật, hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác
Niệm Phật là thân niệm Phật, toàn thân từ bi, độ vô lượng người

Niệm Phật niệm toàn thân
Phật hiện sáng ngời tâm
nhìn tâm là thấy Phật
nhìn Phật là thấy tâm
quay đầu là bờ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nghe dịu dàng
từng chữ hiện rồi tan
thấy từng niệm ngời sáng
Tịnh độ hóa toàn thân
hiện tâm vô lượng
Nam Mô A Di Đà Phật.

 

*

Đó là hai trong những ca khúc hẳn là cần thiết cho rất nhiều Phật Tử. Một ca khúc cho Thiền, và một ca khúc cho Tịnh Độ. Xin mời cùng nhau tu học.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8983)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9052)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22018)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8843)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8762)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8492)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8565)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8733)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7781)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11799)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21944)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8004)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9506)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14274)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9270)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9012)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8391)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8723)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9886)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9604)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9500)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8820)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9605)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8294)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9206)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9559)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9024)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9353)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21455)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8980)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9480)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8821)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9212)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10687)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9100)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10262)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9637)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8833)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8764)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9256)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8489)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9880)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10209)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17124)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10641)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9815)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11159)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22306)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8748)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8150)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant