Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Tử Phải Là Người Chân Thật

12 Tháng Tám 201513:52(Xem: 10276)
Phật Tử Phải Là Người Chân Thật

PHẬT TỬ PHẢI LÀ NGƯỜI CHÂN THẬT

Đào Văn Bình

Phật Tử Phải Là Người Chân ThậtVào ngày 20/5/2015, cả thế giới bàng hoàng khi hãng Reuters loan tin Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tuyên phạt 6 tỉ đô-la bốn đại công ty tài chính và ngân hàng đã nhào nặn (manipulate) hối xuất mua bán ngoại tệ để lường đảo khách hàng trên toàn thế giới. Đó là các tổ hợp City Group (Hoa Kỳ),  JP Morgan (Hoa Kỳ), Barclays UBS (Hoa Kỳ) và Royal Bank of Scotland (Anh Quốc). Có thể số tiền phạt chẳng thấm vào đâu so với số thu lợi do lường gạt trên toàn thế giới có thể lên tới cả trăm tỉ. Câu hỏi đặt ra tại sao các đại công ty giàu cóuy tín như thế, họ có nghèo đói gì đâu mà lại đi lường đảo khách hàng?

Trong khi đó ở hải ngoại thì nuôi bệnh (không bệnh nói có bệnh) để bòn rút bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance), bịa đặt ra dịch vụ hoặc tính lố (overcharged) để ăn gian tiền trợ cấp sức khỏe (Medicare & MediCal). Còn trong nước sự lường gạt, gian trá, mánh mung, ăn gian làm dối lan tràn trong mọi thành phần, mọi ngõ ngách một cách rất “tự nhiên” với những thủ đoạn càng ngày càng tinh vi không sao lường hết được. Không kể những thành phần chuyên sống bằng những hoạt động phi pháp, phần lớn những “siêu lừa” đều là phụ nữ có dáng vẻ hiền lành, khuôn mặt khả ái, khiến phải gióng lên tiếng chuông cảnh báo về sự băng hoại xã hộilương tâm con người.

Phật tử chúng ta chua xót nhưng không thể than van rồi buông xuôi. Liệu chúng ta có thể chung lưng để giải quyết một thảm họa đang phá vỡ cấu trúc an toàn của xã hội?

Xã hội nào cũng vậy, nếu muốn sống yên bình và phát triển thì nó phải được nối kết bởi một chất keo, đó sự tin tưởng hay tín nhiệm lẫn nhau. Sự gian trá giống như một khối thuốc nổ phá vỡ chất keo nối kết niềm tin giữa con ngườicon ngườiKhi con người không còn tin tưởng con người nữa thì xã hội sẽ biến thành địa ngục. Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?

Thưa các bạn Phật tử,

Chúng ta đang thờ kính một vị giáo chủ chân thật  nhất.
Chúng ta đang nương theo một giáo pháp chân thật nhất.
Do đó là Phật tử, chúng ta phải là người chân thật trước đã.

Trong bài viết “Đạo Phật và Tuổi Hoa Niênphổ biến Tháng 12, 2010 tôi đã nói Đức Phật là vị giáo chủ chân thật nhất thế gian này là vì, “Đức Phật luôn luôn nói lời chánh ngữ, nói lời chân thật (quảng trường thiệt). Đức Phật không bao giờ nói lời lừa mị, nói lời gian dối, nói lời hoang tưởng, nói lời không thể kiểm chứng, và cũng không nói lời tiên tri phỏng đoán vu vơ. Đức Phật không bao giờ nói hai lời, lúc rày lúc khác. Đức Phật không bao giờ nói lời mâu thuẫn trái-chống nhau. Đức Phật không bao giờ tự phong mình là quan tòa để phán xử ai.

Ngài chỉ nói về Nhân Quả chứ không bao giờ đe dọa trừng phạt ai. Kinh giáo của Đức Phậttrải qua hơn 2500 năm không bao giờ phải sửa chữa, thay đổi cho hợp thời thế. Các giáo hội Phật Giáo trên toàn thế giới cũng chẳng bao giờ phải tạ lỗi với nhân loại về những tội ác hoặc những sai lầm gây tạo 
trong quá khứ.”

Từ con người của Đức Phật, từ giá trị của Đạo Phật chúng ta thấy chân thật là một đức tính cao quý nhất trong mọi đức tính. Thiếu chân thật thì mọi giá trị đều xụp đổ dù giá trị đó được khoác lên mình những mỹ từ như “linh thiêng, thánh thiện”.

Nếu chúng ta sống một mình trên hoang đảo thì không cần phải chân thật. Nhưng vì chúng ta sống trong một xã hội trong đó mọi người nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển thì chân thật phải là yếu tố hàng đầu trong sự giao tiếp. Sự chân thật phải được thể hiện:

1) Trong tương quan giữa chính quyền và người dân.

Nếu chính quyền được điều hành bởi những Phật tử thì những Phật tử đó không được nói dối.

-Đất nước còn nghèo, còn khó khăn thì phải nói ra cho rõ, không phóng đại tô màu cho những thành tích.

-Hãy dẹp bỏphê bình thẳng thắn nạn ”Làm thì láo, báo cáo thì hay”.

-Việc nào chưa làm được cũng phải nói ra cho rõ. Chỗ nào tham nhũng, chỗ nào tham ô, cửa quyền, móc ngoặc bòn rút của công cũng phải can đảm nói ra để cùng nhau sửa chữa.

-Không đưa ra những thống kê giả tạo để tự lừa mình và dối gạt dân.

-Đưa ra thống kê giả tạo là tự mê hoặc mình giống như bệnh ung thư sắp chết mà nói cảm cúm sơ sài, giống như đà điểu chui đầu vào cát.

-Đất nước nào cũng có nạn tham ô, móc ngoặc…nhưng vấn đề là người lãnh đạo có thật lòng sửa chữa hay không.

-Người dân không phải không biết thông cảm với những khó khăn của chính quyền nhưng với điều kiện chính quyền phải chân thật.

-Chân thật chính là “đã nói thì phải làm”. Nói mà không làm là nói dối.

-Do đó chân thật chính là hàng rào bảo vệ chế độ, ngăn ngừa thảm họa.

- Nghiêm chỉnh thi hành luật pháp cũng là hàng rào ngăn ngừa gian dối.

2) Giữa đoàn thể và đoàn thể.

-Đoàn thể này không được lường gạt đoàn thể kia.

-Thương gia, nhà đầu tư không được giả mạo giấy tờ để mượn tiền ngân hàng rồi khai vỡ nợ để tẩu tán tài sản.

 Nợ xấu/ nợ không thể trả được đang là vấn đề nhức nhối của mọi quốc gia.

-Công ty này không được giao hàng giả hoặc kém phẩm chất hoặc vi phạm khế ước để làm hại công ty bạn.

-Công ty cổ phiếu/chứng khoán không được lươn lẹo để lường gạt cổ đông tán gia bại sản.

-Chủ công ty không được gian lận tiền lương hoặc quỵt tiền lương của công nhân. Nếu vi phạm lập tức truy tố ra tòa, tịch thu tài sản, phát mãi để trả tiền cho công nhân sinh sống.

-Quảng cáo thế nào thì hàng hóa phải có phẩm chất như thế. Không được lường gạt khách hàng.

3) Nhưng người công nhân cũng phải chân thậtchân thậtlương thiện

-Người công nhân không được phá hoại tại sản của chủ nhân.

-Không lừa dối, ăn cắp vật liệu của công ty.

-Không ăn cắp giờ.

-Không đem bí mật của công ty nói cho người khác biết trong tinh thầnĂn cây nào rào cây nấy”. Công nhân Nhật nổi tiếngtrung thànhsống chết với công ty mà mình phục vụ.

4) Báo chí cũng phải chân thật.

 -Không được loan tin thất thiệt gây hoang mang trong dân chúng .

 -Không được loan tin chưa kiểm chứng để hại uy tín của người hay viên chức chính phủ.

-Không được bịa đặt tin tức, loan tin tức giả để mua vui, câu độc giả hoặc hại người. Những loại tin tếu kiểu “Cá Tháng Tư” cũng cần phải loại bỏ.

-Bóp méo sự thực cũng là không chân thật.

-Không được cắt dán, gán ghép hình ảnh (photoshop) để ngụy tạo tin tức, gắp lửa bỏ bàn tay.

-Không được ăn cắp tin của người khác, lấy tin, bài viết, hình ảnh của báo/đài khác mà không ghi xuất xứ.

-Không được cạnh tranh bất chính.

-Chủ báo cũng phải có liêm xỉ và tự trọng tức sa thải ngay các thông tín viên, phóng viên loan tin bịa đặt để tống tiềnvô đạo đức.

4) Chân thật ngay trong học đường

 Điều quan trọng nhất của thầy/cô là trong khi dạy Lễ dạy Văn thì phải dạy học trò chân thật.

-Có Lễ có Văn mà không chân thật thì cũng là vô ích.

-Học trò cúi đầu lễ phép chào thầy/cô nhưng lát nữa nói dối thì cũng là người bỏ đi.

-Chân thật cũng có nghĩa là không lấy của không cho và không ăn cắp.

-Học trò phải được dạy dỗ ngay tử thưở đầu đời là thấy của rơi thì trả lại cho người hoặc trình cho cảnh sát.

-Học trò chân thật là học trò không lừa dối thầy cô, bạn bè và không dối gian trong thi cử.

-Học hành ngu dốt vì chậm hiểu hoặc do bẩm sinh không phải là cái tội, nhưng gian dối lại là cái tội.

-Ngay thuở đầu đời đọc sách thánh hiền mà đã không chân thật thì ra đời làm sao chân thật?

-Phải dạy dỗ học trò chân thật để sau này nhân tàilãnh đạo đất nước sẽ là những người chân thật.

-Học đường chân thật, gia đình chân thật khiến làng xóm, quận, huyện, thành phố rồi cả quốc gia chân thật.

-Cả quốc giachân thật thì đất nước sẽ là Cực Lạc tại thế.

4) Chân thật ngày từ trong gia đình,

Cha mẹ và con cái phải sống với nhau dưới mái nhà chân thật. Dạy con chân thậtdanh dự, là mạng sống, là nghĩa vụ thiêng liêng của cha mẹ.

-Dạy con chân thậtgiữ gìn danh dự tông môn.

-Dạy con chân thật là truyền cho con tài sản vô giá.

-Dạy con chân thậtgiữ gìn hạnh phúc gia đình.

-Dạy con chân thật nâng cao giá trị con người.

-Đôi khi chân thậtthua thiệt nhưng chung cuộc lại là an toànphước đức.

-Phải luôn luôn nói với con cái rằng, “Dù nghèo nhưng con lúc nào cũng phải là người chân thật.” tức “Đói cho sạch, rách cho thơm”.


5) Chân thật ngay cả ở trong chùa.

Phật tử chúng ta phải hiểu rằng một lời nói dối, một hành vi gian dốiche dấu được người đời nhưng nó đã được ghi vào tạng thức của mình và sẽ không bao giờ xóa mờ, ngoại trừ ăn năn, sám hối.

-Đối với tu sĩ, chân thật có nghĩa là không lừa mị Phật tử, không nói lời vu khoát, không giảng dạy pháp ma để đưa chúng sinh vào tà đạo.

-Không rành chánh pháp thì thà im lặng, tụng kinh, niệm Phật còn hơn giảng bậy.

-Xem bói, tiên tri, đoán quẻ, sấm truyền là những lời lừa mị, gian dối cho nên Đức Phật đã răn cấm đệ tử của Ngài không được làm những chuyện thiếu chân thật này.

-Một bậc tu hành theo Phật thì thà chết chứ không bao giờ nói lời gian dối, bởi vì:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” (Nguyễn Công Trứ)

6) Chân thật với chính mình

-Chân thật với chính mình nghĩa là mình có cái gì thì nói cái đó. Mình nghèo thì cứ nói mình nghèo. Nghèo không phải là cái tội.

-Chân thật với chính mình nghĩa là đừng gán cho mình những giá trị mà mình không có.

-Chân thật với chính mình là không lừa dối người khác.

-Che dấu tội lỗi mà không sám hối cũng là không chân thật.

7) Chân thật trong tình yêu

Bao nhiêu thảm họa xảy ra ngày nay cũng vì tình ái cho nên trong tình yêu, chân thật rất là quan trọng.

-Lăng nhăng, quan hệ tình cảm bất chính là không chân thật trong đạo nghĩa vợ chồng.

-Cất giữ tiền bạc làm của riêng không cho vợ/chồng biết cũng là không chân thật.

-Tiền bạc tiêu xài trong gia đình phải minh bạch để không gây nghi ngờ, xung đột.

-Không nên nghi ngờ, ghen tuông thái quá nếu không có bằng chứng cụ thể – để không làm tổn hại tới danh dự người phối ngẫu.

-Quá khứ tình cảm của vợ/chồng cũng nên nói ra để một lần giải tỏa, không còn nghi ngờ, thắc mắc.

-Trong sáng trong giao tiếp, không đi ngang về tắt là cách hay nhất để biểu tỏ tấm lòng chân thật của mình.

-Vợ chồng chân thật thì sẽ ăn đời ở kiếp với nhau và không bao giờ gây thảm họa.

Bạn ơi,

Tìm người giỏi, người đẹp, người giàu, người bằng cấp thì dễ, nhưng tìm người chân thật thì khó.

Ngày nay không hiểu sao: Vợ chồng cũng không tin nhau, anh chị em cũng không tin nhau, bố mẹ cũng không tin con cái, chủ nhân cũng khó tin người ăn người làm, bạn bè vì đồnn tiền cũng đang tâm lường gạt và giết hại nhau.  

Sự chân thật đang bị nhiễm ô trên toàn thế giới và có thể rồi đây sẽ biến mất trên thế gian này.

Con người đối xử với con người thiếu chân thật thì xã hội sẽ biến thành đấu trường, địa ngục. ”Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin”.

Do đó chúng ta cần sự chân thật như cần dưỡng khí.

Sự chân thật quý giá lắm bạn ơi!

Nó là tài sản vô giá của con người.

Nó là đức tính phải có để nói rằng mình là người lương thiện.

Đã đánh mất sự chân thật rồi thì không gì cứu vãn.

Một thanh niên, thiếu nữ nghèo khổ nhưng chân thật vẫn được người đời thương mến và rồi sẽ có cơ hội vươn lên.

Một thanh niên thiếu nữ dù là ca sĩ nổi danh, tài tử đẹp trai, người mẫu đắt giá, tỉ phú nhưng thiếu chân thật cũng sẽ bị người đời xa lánh rồi sẽ sống trong tủi hận cả đời.

Một em bé chân thật được thương quý biết bao, trong khi một em bé gian dối bị người ta ghét bỏ.

Một nhà trí thức bằng cấp cùng mình nhưng thiếu chân thật thì cũng bỏ đi và có khi trở nên vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

Sự chân thật giống như hương sen thơm ngát.

Trong khi sự gian dối lại được ví như rắn độc.

Trước khi nguyện thành Phật, A La Hán, Bồ Tát, Thánh Tăng…xin hãy là người chân thật trước đã.

Bạn ơi,

Chúng ta chưa cần mọi người cho nhau tình thương hay của cải, mà hãy cho nhau sự chân thật.

Hãy đối xử với nhau chân thật như câu nói “Thật thà như đếm”.

Hay như câu nói bình dân mà rất dễ thương, “Có sao nói vậy người ơi!”.

Xin bạn đừng gửi đến tôi hình ảnh của những siêu sao màn bạc, danh thủ bóng tròn, ca sĩ nổi tiếng, người mẫu, hoa hậu, những trò chơi, những thú ăn chơi, những nơi du lịch, mua sắm sang trọng…kể cả những bản nhạc đang cuốn hút cả triệu thanh niên thiếu nữ…hoặc những lời ngon ngọt.

Xin bạn hãy gửi đến tôi hình ảnh của những người chân thật, những việc làm chân thật, những lời nói chân thật…và nhất là sự chân thật của bạn.

Xin chúng ta hãy cùng nhau đọc Lời Ngợi Ca Chân Thật:

Chân thật có sẵn trong lòng ta.
Nó chính là Phật tánh.
Vì Tham-Sân-Si nên biến thành gian dối.
Nếu diệt Tham-Sân-Si rồi.
Thì dối gian trở thành chân thật
Cũng giống như gương mờ trở thành gương sáng.
Như nước đục trở thành nước trong.
Chân thật chính là Cung Trời,
Bởi vì dối gian là Địa Ngục.
Chân thậtTừ Bi,
Bởi vì gian dối là hại người.
Chân thậtgiải thoát,
Bởi vì dối gian là vướng mắc.
Chân thậtTrí Tuệ,
Bởi vì gian dốiVô Minh.
Chân thật là đoàn kết,
Bởi vì dối gian là phá nát.
Chân thậtan lành.
Bởi vì dối gian là quỷ quái.
Cho nên người Phật tử nguyện,
Giữ gìn tấm lòng chân thật,
bản tính chân thật.
Như giữ gìn hơi thở của chính mình.

 

Đào Văn Bình

(California Mùa Vu Lan 2015
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9491)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10425)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9886)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9383)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10812)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10302)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9855)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11326)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18920)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9707)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8988)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9555)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9013)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9334)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9016)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9738)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10506)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9401)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9956)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10380)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9557)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10963)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10353)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9523)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10675)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12749)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10394)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10280)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13499)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10850)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10137)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9130)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10278)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10682)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18063)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10982)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10870)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10949)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11886)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12402)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17948)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11968)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10033)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9592)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14769)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9691)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8818)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9089)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8976)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8096)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant