Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ăn Chay Trường Nhưng Nấu Đồ Mặn Có Mang Tội Sát Sinh Không?

26 Tháng Tám 201512:56(Xem: 11312)
Ăn Chay Trường Nhưng Nấu Đồ Mặn Có Mang Tội Sát Sinh Không?

ĂN CHAY TRƯỜNG NHƯNG NẤU ĐỒ MẶN
CÓ MANG TỘI SÁT SINH KHÔNG?

HT Thích Giác Quang


Ăn Chay Trường Nhưng Nấu Đồ Mặn Có Mang Tội Sát Sinh KhôngVẤN:Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Chồng con cũng có hiểu biết một chút về Phật pháp, dù không ra mặt phản đối con ăn chay nhưng cũng không cảm thấy hài lòng cho lắm khi vào mâm cơm một người ăn chay một người ăn mặn. Quả thật là con không thể ăn nổi đồ mặn được nữa và con cũng không hề ép chồng con ăn chay. Chồng con vì muốn con vui cho nên cũng im lặng. Con cũng không biết làm cách nào ngoài việc cố gắng nấu thật nhiều món mặn ngon nhất có thể cho chồng con ăn. Tuy nhiên, mỗi lần nấu quá nhiều đồ mặn con lại xúc động dâng trào chỉ còn biết cố gắng hồi hướng mong đến lúc đủ duyên chồng con cũng ăn chay với con, không thì nguyện mong cho những con vật ấy sớm được siêu sinh về cảnh giới lành. Con ăn chay mà nấu đồ mặn như vậy có phạm tội sát sanh không Sư? Con nên làm gì để chồng con vui vẻdần dần ăn chay cùng con? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.

ĐÁP:
Ăn chay (từ ngữ phổ thông trong chư Tăng Ni, Phật tử), ăn trai (các nhà Phật học, biên dịch sách Phật), hay ăn lạt (sử dụng trong giới Phật giáo xưa, Phật giáo bình dân, nông thôn). “Ăn mặn” đối với “ăn lạt”, ăn mặn tức là ăn thịt cá; theo Phật giáo Nam tông gọi là ăn “tam tinh nhục”. Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt máu đỏ, máu trắng, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ, cướp mạng sống của thú cầm, những sanh mạng yếu hơn để nuôi mạng sống của mình.

Bạn là cư sĩ ăn chay trường, như vậy đời sống Bạn thật cao quý, tinh khiết trong sạch, có trồng sâu căn lành với Phật Pháp trong muôn vạn kiếp về trước, chắc chắn Bạn sẽ thành tựu ước nguyện của mình, thành công trên đường đời, sự nghiệp như ý nguyện, gia đình hiện tiền an khang hạnh phúc.

Trong kinh Tăng A Hàm, quyển 37, khi luận bàn về vấn đề sát sanh, Phật dạy như sau: "Tôi muốn sống, không muốn chết, muốn được sung sướng, không muốn phải đau khổ. Nếu có kẻ nào cướp đi sự sống của tôi, tôi có vui vẻ không? Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế, phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích. Nếu thế thì tại sao ta lại làm cho những kẻ khác những điều mà ta không ưa thích?" (Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Kimura Taiken).

Hay là trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật dạy hàng Tỳ Kheo, nếu hành đầy đủ ba pháp "Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sinh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sanh sẽ được sanh lên cảnh trời, không bị rơi vào địa ngục…”

Việc ăn chay còn có thể do nhiều lý do lợi ích khác nhau:

- Đạo đứckhông dùng sức mạnh hiếp yếu.

- Y tế: không bị tổn hại sức khỏe do ăn thịt những con vật bệnh dịch, lở mồm long móng, sên lãi lúc nào cũng đeo bám bên trong loài vật…

- Phật giáothể hiện lòng từ bi, không giết hại sanh mạng chúng sanh, bảo vệ sanh mạng động vật, cân bằng sinh thái.

- Chính trị: Tôn trọng mạng sống của các dân tộc, không sát sanh bắn giết xâm lăng lẫn nhau bằng súng đạn.

- Môi Trường: lục căn, thân người cân bằng sinh thái nội tạng, không giết hại động vật, làm cho cân đối môi trường.

- Văn Hóa tâm linhSử dụng thức ăn tinh khiết, trong sạch, mang lại sự an vui bình đẳng, niềm hỷ lạc cho muôn loài, tôn trọng sanh mạng muôn loài.

- Thẩm Mỹ: không ăn thịt thì da thịt tinh khiết mịn màn, chén bát, bàn ghế nội thất không hôi nhơ.

- Kinh Tế: không tốn hao nhiều về việc ăn uống, vui say thỏa thích.

Ấn Độ, do môi trường sinh thái, thực vật dồi dào, ước tính khoảng 40% dân số đều ăn chay.

Trong suốt thời gian trị vì vương quốc Ấn Độ, Hoàng Đế Asoka đã trở nên một đại quân vương Phật tử, lấy những tinh hoa của Phật giáo và những lời giảng dạy của Đức Phật làm thành chính sách trị nước của Nhà Vua. Mọi nơi, Ngài ra lệnh xây các bia đá "pillars of life" ghi lại giới luật của Phật. Trên các bia này, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến lòng từ bi và tính cách bất khả xâm phạm của đời sống, cả con người lẫn súc vật. Ngài đã đối xử với tất cả muôn loài chúng sinh bằng lòng từ bi không phân biệt. Ngài cho xây cất không chỉ những bệnh viện để săn sóc cho người đau ốm mà còn xây bệnh viện săn sóc cho thú vật. Trong một bia đá có khắc những hàng chữ sau: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Cho đến rơm rạ, nếu còn côn trùng trong ấy, cũng không nên đốt".

Trong luật tạng của Phật giáo quy định chư Tăng phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố-tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừaTrung Quốc dịch là ngày trai giớiViệt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó.

Theo Phật giáo Bắc truyền và Khất sĩ, các Nhà sư khuyến giáo Phật tử tín đồ tập ăn chay: từ ăn chay kỳ đến ăn trường chay.

1/. Ăn chay kỳ, Phật tử sau khi đã quy y Tam bảo phát tâm ăn chay:

- Ăn chay mỗi tháng 02 ngày: Ngày 15 và mùng 01

- Ăn chay mỗi tháng 4 ngày: Ngày 14, 15, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 29, mùng 01).

- Ăn chay mỗi tháng 6 ngày: Ngày mùng 8, 14, 15, 18, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 29 mùng 01).

- Ăn chay mỗi tháng 10 ngày: Ngày mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 và mùng 01 (nếu tháng thiếu 27, 28, 29 và mùng 01).

- Ăn ngọat trai (chay): ăn chay trọn tháng Giêng, hoặc trọn tháng 7, hoặc trọn tháng 10 hằng năm.

- Ăn tam ngọat trai (chay): ăn chay trọn 03 tháng trong năm.

2/. Ăn chay trường: cả đời người, người Phật tử dù không ở chùa nhưng vẫn phát nguyện ăn chay trường, thật quý báu vô cùng. Những người Phật tử ấy luôn được kính phục, tán dương công đức trong cộng đồng người đệ tử Đức Phật.

Bạn ăn chay, phục vụ cha mẹ chồng và chồng con, nấu mặn có phạm giới sát không?

Bạn ăn chay thì cứ ăn chay, làm “dâu” thì cứ làm “dâu”, phụng sự cha mẹ chồng, phụng sự cho chồng là việc tốt, không ảnh hưởng gì tới việc ăn chay của Bạn trong hành trình tu nhơn học Phật, Nhà Phật sẽ khai giới cho Bạn. Xin kể vài câu chuyện Phật pháp vấn đề người tu ăn chay nhưng nấu thức ăn mặn phục vụ cho người khác:

Tỳ Xá Ly, một đệ tử thân tín thời sanh tiền của Đức Phật, ăn chay trường, lớn lên được cha mẹ gã về nhà chồng thuộc ngọai đạo, ăn mặn. Bà được Phật khai giới sát cho phép phục vụ cha mẹ chồng, mà không phải lỗi lầm.

Vào thế kỷ thứ VI, Đức Huệ Năng, sau khi rời khỏi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, phải lui về ở ẩn 15 năm mới đi hoằng đạo.

Để sống ẩn, Đức Huệ Năng phải “ở đợ” cho số đông thợ săn khắp rừng núi vùng Lãnh Nam. Mỗi ngày phải nấu thức ăn bằng những con vật của thợ săn bắn giết đem về, bắt buộc Đức Huệ Năng phải làm thịt, nấu thịt phục vụ cho thợ săn… Trong quá trình phục vụ, do Ngài ăn chay trường nên hái rau rừng đem luộc chung với nồi thịt, khi ăn cơm, Đức Huệ Năng chỉ gắp rau mà ăn, không ăn thịt, việc làm của Đức Huệ Năng là việc làm đúng, vẫn gọi là ăn chay chứ không phải phạm giới sát.

Một ngày nọ Thiên Cảm Hoàng Hậu thỉnh Thượng sĩ Tuệ Trung vào cung để dâng lễ cúng dường trai Tăng, triều thần văn võquan đại thần rất quý mến thượng sĩ. Tuy nhiên lúc cúng dường thọ thực, Thượng sĩ vẫn ăn thịt gà với mọi người - Thiên Cảm Hoàng Hậu nói: “Anh ăn thịt gà làm sao thành Phật được?” - Thượng sĩ trả lời: “Phật là Phật, Anh là Anh, Anh không cần thành Phật, Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bậc cổ đức nói: Văn ThùVăn Thù, giải thoátgiải thoát đó sao?” Trong bữa tiệc này có vua Trần Nhân Tông; vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ, nhưng chưa tiện hỏi, nói xong Thượng sĩ vẫn tiếp tục ăn tiệc…!

Vả lại, ngày nay khoa học tiến bộ, nhà máy, lò sát sanh thay người chế biến thịt thú vật, gia cầm, tôm cá… sẵn cho các Bà nội trợ mua về nấu ăn, không trực tiếp làm việc giết hại loài vật để phục vụ. Đây là việc làm tạo thuận lợi cho những người “ăn chay” phục vụ nấu “ăn mặn” cho người khác. Tuy vẫn còn nấu thức ăn mặn, nhưng không trực tiếp giết hại loài vật, cũng có “phạm giới” nhưng là “giới khinh”! cũng nghiệp nhưng là cộng nghiệp!

HT Thích Giác Quang
(Quan Âm Tu Viện, TP. Biên Hòa, Đồng Nai)

 

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Chín 201515:23
Khách
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thưa Thầy,
Con cũng rớt vào trường hợp này : con ăn chay trường hơn 25 năm , từ năm 2012 sức khỏe của bà cụ (90 tuổi ) yếu hẳn, không đủ sức tự nắu ăn nên con phải nấu ăn cho bà Cụ . Bà Cụ lại ăn mặn …
Cám ơn Thầy rất nhiều.
22 Tháng Chín 201514:58
Khách
Thưa Thầy,
xin Thầy cho phép vào viếng site và copy các bài Phật pháp ạ .
Cám ơn Thầy .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9521)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9570)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10447)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9862)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9832)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9850)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9655)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8028)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11310)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8463)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8299)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8479)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9442)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8796)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9159)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9155)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8309)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8347)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10857)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8916)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27747)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9133)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8919)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11434)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10153)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11774)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8962)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8905)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9733)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9376)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17447)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27547)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15668)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9097)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8896)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10822)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8594)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9534)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8473)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 7974)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9297)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 8965)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8467)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8457)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9342)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9129)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9184)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9104)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
(Xem: 10799)
Thực hành Phật pháp là học cách sống, và đó là con đường vừa đầy niềm vui vừa đầy thách thức.
(Xem: 14701)
Đau khổ là một phần của cuộc sống đối với tất cả chúng sinh có tình thức. Nếu chúng ta biết tìm ra nguyên nhânphương cách để thoát khổ, chúng ta sẽ bớt khổ hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant