Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Paris Có Gì Lạ?

27 Tháng Tám 201513:18(Xem: 9280)
Paris Có Gì Lạ?
Paris có gì lạ?


Hoa Lan - Thiện Giới


Paris co gi laKinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về. Họ đến đây để làm gì nhỉ? Có liên quan gì đến ngôi chùa Khánh Anh nổi tiếng với nhiều kỷ lục nhất trong những ngôi Chùa của cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại. Nào là ngôi Chùa to nhất, mái Chùa mang nhiều nét văn hóa nhất, chi phí xây cất ngất ngưởng nhất đến 23 triệu Euro và thời gian xây dựng lâu nhất đến 2 thập niên của một kiếp người. Nhưng ưu việt nhất vẫn là được dự lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Minh Tâm, người với những công trạng to lớn gắn liền với ngôi Chùa Khánh Anh nhiều kỷ lục ấy.

Trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 8 năm 2015, ngoài 2 sự kiện đã nêu trên, một Đại Giới Đàn Khánh Anh với ý nghĩa của một “Tuyển Phật Trường“, tuyển chọn người làm Phật để các Chư Tăng Ni và các vị muốn xuất gia có cơ hội thọ giới và “thăng cấp“ khi đã đủ tuổi hạ và quá trình Phật sự. Sự kiện thứ 4 cũng không kém phần quan trọng đó là Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn 9, cũng bởi vì các thế lực vô hình nào đó đã bóp méo hai chữ “Về Nguồn“ khiến các vị Trưởng lão trong Giáo Hội phải chịu chút ít thị phi, nhưng đó là chuyện quá khứ chứ bây giờ hai chữ “Về Nguồn“ đã vinh quang nhận lại ý nghĩa như thị của mình rồi.

Chưa có một lễ lạc nào ở hải ngoại quy tụ được nhiều người tham dự đến thế, các Chư Tăng Ni đã hơn 340 vị cộng thêm gần 8 ngàn khách thập phương đến rải rác, đông nhất là ngày chủ nhật tươi sáng với bầu trời trong vắt điểm chút mây bay.

Chánh điện Chùa rộng lớn, trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi kiết già cao 4 mét, bằng đồng đúc tại Thái Lan, nặng 4 tấn rưỡi. Chỉ đơn sơ có thế thôi, không thờ nhiều Phật, nhiều Bồ Tát như đa số các ngôi Chùa khác, điều này chứng tỏ Sư Ông Khánh Anh của chúng ta đã đem văn hóa Việt vào ngôi chùa mang nhiều kỷ lục này rồi đấy

. Ngày thứ năm 13 tháng 8, buổi sáng tinh mơ là cuộc Khảo hạch Giới tử do HT Trường Sanh ở Tân Tây Lan và TT Tâm Huệ ở Thụy Điển khảo bài bên Tăng chúng, phần Ni chúng do Ni Sư Minh Hiếu và Sư Cô Tuệ Trí ở Đức quốc. Nghe đâu các Giới tử cho dù không được điểm nào vẫn đậu, theo đúng với tinh thần Tánh Không của Phật Đà (tin này do HT Nguyên Siêu tiết lộ). Vì người viết không được vào “Tuyển Phật Trường“ để săn tin, nên chỉ đứng bên ngoài dán mắt vào cửa kính nhìn HT Quảng Ba khảo hạch các Giới tử người Tây Phương bằng tiếng Anh hay tiếng gì đó không biết. Các vị này lên đến gần con số 10, tu hành lâu năm tại các Thiền viện, có vị lâu đến cả hai chục năm nhưng chưa có cơ hội thọ giới Tỳ Kheo Ni, hôm nay gặp Đại Giới Đàn Khánh Anh mừng vui khôn xiết.

Buổi chiều là Lễ khai mạc Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn 9, HT Nguyên An trang trọng tuyên đọc Bảy Pháp Bất Thối, được viết thật to trên bức phông lớn treo trên tường cho mọi người cùng đọc. Người viết chỉ cần giơ máy điện thoại chụp nhanh một cái là có sẵn tài liệu lưu trữ trong máy.

Buổi tối là Lễ Tấn Đàn truyền giới Sa DiSa Di Ni trên Chánh điện, song song bên dưới Giảng đường là buổi Trà đàm hội ngộ do HT Tánh Thiệt và TT Hoằng Khai điều khiển chương trình. Tối nào cũng có những tiết mục hấp dẫn như thế mà tôi và Nhật Hưng phải đi về sớm, chẳng là nhà cô Phật tử nơi chúng tôi trọ rất xa Chùa. Cứ bảy giờ tối sau buổi cơm chiều là chúng tôi bị lùa lên xe đi về, không cần biết có những biến cố lạ gì sẽ xảy ra trong những buổi văn nghệ tâm tình sầu dâng lai láng.

. Ngày thứ sáu 14 tháng 8, vẫn sáng tinh mơ nơi Chánh điện trang nghiêm là Lễ Tấn đàn truyền giới cho Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Song song bên dưới là cuộc hội thảo về Giáo dụcHoằng pháp tại hải ngoại, Tăng Ni trẻ hải ngoại trong tương lai. Hòa Thượng “trẻ“ Thông Hải ở Mỹ và TT Tâm Hòa chùa Pháp Vân bên Canada với hai bài thuyết trình “nóng bỏng“ làm cả hội trường bùng lên cùng nhau thảo luận. Thầy Giác Trí được đề cử làm thư ký viết biên bản cho buổi hội thảo. 

Trước tiên HT Thông Hải khoanh vùng chữ “Tăng Ni Trẻ“, bao nhiêu tuổi còn gọi là trẻ? Theo Thầy, còn khỏe và còn làm việc được là còn trẻ, chẳng hạn như Ôn Tân Tây Lan là một thí dụ điển hình.

Nơi Thầy hoằng pháp, Hawaii là một hòn đảo thơ mộng tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ, chính tại nơi đây người Nhật Bản đã sinh sống từ bao thế hệ, đã xây dựng trên một trăm ngôi Chùa và Thiền viện với đủ mọi tông phái từ Nhật Liên Tông đến Tịnh Độ Tông… Nhưng đến thế hệ thứ 4, Chùa bắt đầu không người thừa kế đã từ từ biến thành bảo tàng viện hay nhà hàng Sushi. Tại nước Mỹ cũng không khá hơn gì, các di dân người Trung Hoa sang các thành phố lớn như San Francisco, New York để xây đường rầy xe lửa, họ cũng xây dựng không biết bao nhiêu ngôi Chùa, nay cũng nhiều nơi bị bỏ hoang không kiếm đâu ra vị Trụ trì. Vì không muốn đi theo vết xe đổ của họ, Thầy đưa ra đề tài: “Tại sao giới trẻ ít đi Chùa?“ để mọi người cùng thảo luận.

Thầy Tâm Hòa với bài thuyết trình đi thẳng vào vấn đề, chuẩn bị một thế hệ kế thừa, lập kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn với các chương trình như sau:

. Chương trình bảo trợ cho du sinh Tăng trong nước ra hải ngoại, đặc biệtđào tạo các mầm non trong nước, chứ ở đây kiếm một chú tiểu khoảng 7, 8 tuổi rất hiếm.

. Học bổng cho các Thầy Cô đang học đại học, chỉ đài thọ tượng trưng cho phần sách vở chứ không kham nổi cả phần ăn ở.

Một kế hoạch gây quỹ khá khả thi tại các Chùa do Phật tử đóng góp, chẳng hạn mỗi Phật tử đóng cho quỹ học bổng 5 Đô La mỗi tháng liền tù tì trong vòng 5 năm là quỹ sẽ có một số tiền khổng lồ lên đến con số triệu như không.

Về vấn đề cấp học bổng cho các Thầy Cô đi học đặc biệt tại Ấn Độ thì HT Như Điển là số một, từ nhiều năm nay Người đã âm thầm “rút tiền túi” hay đúng hơn là tiền làm bánh của các Cô trong Chùa Viên Giác ra bảo trợ. Đến nay cây đã trổ quả được mấy chục vị tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ tại Ấn Độ và đã đi hoằng pháp khắp mọi nơi. Nếu quỹ học bổng trong tương lai cần sự trao đổi kinh nghiệm cứ đi tìm Người.

Thầy Tâm Hòa đề nghị các vị Tôn túc ở các Châu đứng ra gánh vác trách nhiệm cho quỹ học bổng như sau: Âu Châu có HT Tánh Thiệt với khẩu hiệu “Sự đồng thuận là quan trọng”, Mỹ Châu có HT Thông Hải và Úc Châu có HT Trường Sanh với tên gọi thân thương là Ôn Tân Tây Lan. Nếu công việc nặng nề quá sẽ mời thêm phụ tá.

HT Phước Thuận thêm phần góp ý, khuyên các bậc làm cha mẹ nên truyền bá Phật pháp cho con cái, dạy tiếng Việt và siêng năng đưa con cái đi sinh hoạt ở Chùa.

Tất cả chỉ là dự thảo chưa đưa ra một đường lối thực hiện cụ thể nào, nhưng tất cả mọi người đều đồng thuận như sự mong mỏi thiết tha của HT Tánh Thiệt, thế là đủ để các bậc Tôn túc cùng nhau quyết định theo biên bản của Thầy Giác Trí đã ghi nhanh vào máy vi tính.

Sau giờ nghỉ trưa là 60 phút thuyết giảng của HT Nguyên Siêu cho đại chúng, vì số lượng người ra vào Chánh điệngiới hạn chỉ tối đa 300 nên Nhật Hưng và Hoa Lan phải xin bảng số vào sớm xí chỗ hàng đầu. Anh Phù Vân chủ bút báo Viên Giác danh phận như vậy mà cũng bị ban trật tự đuổi ra thẳng tay không cho vào Chánh điện vì đã đủ số người. Ôi, thiếu phước báu! Lần sau anh đừng vất bài của Những Cây Bút Nữ ra chắc sẽ được ưu ái hơn.

HT Nguyên Siêu giảng về đề tài: “Nội lực Tăng Già và sự hộ pháp của cư sĩ Phật tử”, nội lực là thành trì giữ vững, Tăng Giàtự tánh thanh tịnhhòa hợp. Trong tất cả các tôn giáo trên thế giới, tại sao Liên Hiệp Quốc lại chọn Ngày Phật Đản làm Ngày Hòa Bình Thế Giới. Có phải vì cuộc sống của Đức Phậtđời sống màu xanh không? Ngài sinh ra dưới gốc cây Vô Ưu, Thành Đạo dưới cội Bồ Đề, ngủ dưới gốc cây trong rừng và Nhập Diệt dưới cây Sa La Song Thọ. Ôi thật tuyệt vời!

Theo Thầy, Chùa Khánh Anh đã chuyển tải văn hóa Việt Nam trong suốt 40 năm qua tại hải ngoại và là mái Chùa lớn nhất của người VN tỵ nạn trên thế giới. Cuộc đời “Vá áo chép kinh” của Ôn Minh Tâm đã làm chúng ta ngưỡng mộ, Người là chất keo gắn bó, Người là thuyền trưởng tài ba.

Đúng 15 giờ chúng tôi phải “chạy show” xuống giảng đường dự buổi Hội thảo trải nghiệm hoằng pháp của HT Quảng Ba. Theo HT Quảng Ba, đây là cuộc họp mặt lớn nhất, tất cả đều do tấm lòng của Ôn Minh Tâm chẳng những cho Phật tử mà còn cho người tỵ nạn nữa. Thầy không phản đối việc Phật tử tự lập đạo tràng tư gia và chọn giảng sư thích hợp với căn cơ, nhưng làm vậy là không hộ trì Tam bảo cho Chùa nhà. Ai biết đâu sẽ chọn sai giảng sư đưa “Tam thời hệ niệm” vào thì hậu quả không biết đâu mà lường.

Về đề tài “Trải nghiệm hoằng pháp”, Hòa Thượng chia xẻ: phải vâng lời Thầy Tổ, làm mọi việc khổ nhọc nhất, học hạnh nhọc nhằn và hy sinh, còn mong cầu sự nhẹ nhàng thì Phật pháp sẽ mau chóng suy tàn. Để minh chứng cho những điều mình mới nêu ra, Thầy đề nghị Ni Sư Diệu Phước chùa Linh Thứu Berlin chia xẻ đôi lời, làm thế nào xây được ngôi Tam bảo trang nghiêm và nhanh chóng như thế.

Với những lời phát biểu chân tình Ni Sư Linh Thứu đã đưa ra những quy tắc như vâng lời Thầy Tổ, nghĩa là  HT Phương Trượng bảo xây là Ni Sư cũng nhất quyết nghe theo. Trong tâm trí Ni Sư chợt có câu “Phật sự chứ không phải đi đánh trận” nên có thua thì về với Sư Bà không có gì phải quê. Tuy nhiên nhiều lúc quá khổ nhọc đến nỗi một Phật tử phải thốt câu: “Xứ Âu Châu đâu phải vùng kinh tế mới mà sao Sư cực quá vậy!”. Và cuối cùng Ni Sư cũng cám ơn các cư sĩ Phật tử chùa Linh Thứu đã xả thân, làm gương và động viên cho Ni Sư rất nhiều.

Vị thứ 2 được chia xẻ là TT Viên Giác chùa Đôn Hậu bên Na Uy, cái khổ tâm của Thầy là điều khiển một chi hội không hiểu đạo. Theo Thầy, phải dấn thân mới ra hải ngoại được và chỉ có con đường tới chứ không có đường lui. Qua ngôi chùa đẹp là đã chuyển tải nét đẹp của văn hóa tôn giáo vào đấy rồi.

Vị thứ 3 được chia xẻ là TT Minh Nguyện ở Bắc Cali. Thầy đã dấn thân đi ra vùng xa vùng sâu, nơi ít người Việt để xây Chùa.

Ở Mỹ trong những thập niên trước Chùa hay do các Phật tử lập, họ hùn tiền vào mua một căn nhà có vườn cảnh rồi sửa sang lại thành một ngôi Tam Bảo, tự kiếm các Thầy Cô về Trụ trì. Nhưng thời gian sau “Ban trị sự” đã biến thành “Ban trị Sư”, gây khó khăn cho các vị Trụ Trì rất nhiều. Nên sau này các Thầy đã chuyển hướng kêu gọi bá tánh xây Chùa và tài sản thuộc về hội đoàn hay giáo hội không tư hữu của riêng ai.

Buổi tối là lễ Tấn đàn truyền giới Bồ Tát xuất giatại gia trong Chánh điện, còn giảng đường vẫn Họp mặt hàn huyên và trà đàm văn nghệ do HT Trường Sanh và TT Tâm Hòa dẫn dắt chương trình. Nghe đâu kể lại, có vị Hòa Thượng nào ở Việt Nam sang hát một lúc đến 3 bài.

. Ngày thứ bảy 15 tháng 8, nguyên ngày chỉ thuyết trình hội thảo về đề tài: “Hạnh nguyệnsự nghiệp Tổ Sư” Khương Tăng Hội vào buổi sáng và Khánh Anh vào buổi chiều. Phải nói là các buổi hội thảo thật hào hứng, toàn các vị Trưởng lão Hòa Thượng ngồi đầy 3 hàng ghế.

Nhờ bài thuyết trình của HT Nguyên Siêu và HT Tín Nghĩa, có người mới vỡ lẽ ra rằng Sơ Tổ của ta là ngài Khương Tăng Hội đã đem Phật giáo vào Việt Nam ở thế kỷ thứ 3 với Thiền An Ban Thủ Ý tức Quán Niệm hơi thở, chứ không phải Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ xách một chiếc dép để không phân biệt phải trái vào thế kỷ thứ 6. Theo đường thủy các vị Tổ truyền giáo từ Ấn Độ phải ghé Việt Nam trước rồi mới sang Trung Hoa, không thể đi ngược được. Ngoài ra Thiền Sư Khương Tăng Hội cũng là Sơ Tổ Thiền Trung quốc khi Ngài vào vùng đất Giang Tả của Tôn Ngô Quyền thời Tam Quốc để truyền đạo.

Nhưng HT Quảng Niệm lại dẫn chúng ta về cội nguồn, với khẩu hiệu “Đừng bán quá khứ, hãy lo hiện tại”. Theo Thầy, người quy y Phật đầu tiên là Chử Đồng Tử, người chồng nghèo không có mảnh áo che thân của Tiên Dung Công chúa. Người đi xuất gia đầu tiên thời Trưng Trắc, Trưng Nhị là Công chúa Bát Đàn. Từ đấy suy ra Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ lâu lắm rồi.

Buổi chiều với Hội thảo “Hạnh nguyệnsự nghiệp Tổ Sư Khánh Anh” do HT Bảo Lạc và TT Bổn Điền hướng dẫn. Lịch sử và những hoạt động của Tổ Sư Khánh Anh từ Quảng Ngãi đi ra, có khi thăng, có khi trầm nhưng dòng chảy của Phật giáo Việt Nam thì thiên lưu thiên biến. Đấy là nội dung của bài thuyết trình của HT Bảo Lạc.

Buổi hội thảo cực kỳ gay cấn, khi có một cư sĩ hỏi câu: ”Tại sao trước năm 63 không có Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất mà vẫn làm việc được?...”. Đến đây HT Như Huệ của Úc Châu, được xem như một trong “Tứ Trụ của Quảng Nam” thời xa xưa còn sót lại phải lên tiếng. Theo Thầy, Pháp Sư Việt Nam còn sang Trung quốc thuyết pháp cho vua Đường nghe, Vạn Hạnh Thiền Sư viết câu đối trong cung vua Lý Thái Tổ: “Dựng gậy vững cung vua”. Và câu nói bất hủ của Hòa Thượng đã làm thính giả vỗ tay muốn nổ tung hội trường:

-         “Chỉ mấy Ông Sư Việt Nam đưa lên vinh quangPhật Giáo của Việt Nam chưa bao giờ bán nước!”.

Đúng 17 giờ cho dù hội thảo có hăng say đến đâu cũng phải ngừng để HT Nguyên Siêu đọc bài tổng kết qua 4 chương trình gồm 21 điểm thật súc tích nhưng vẫn chưa đầy đủ. Bằng chứng là HT Như Điển xin bổ túc thêm 2 điểm là lễ Kiết Tiểu giớiĐại giới, lễ cắt băng khánh thành chùa Khánh Anh phải cắt tới 3 lần: một lần cắt băng âm thầm, một lần cắt băng không chính thứcdĩ nhiên lần chót sẽ chính thức với chính quyền sở tại.

Buổi tối cuối cùng với đề tài “Tưởng niệm bậc xuất trần Thượng Sĩ” do TT Tâm Hòa và TT Hoằng Khai, hai tay MC nổi tiếng với hồn thơ lai láng, đụng vào đâu cũng ra thơ nhất là thơ Thiền với đủ mọi thể loại.

. Ngày chủ nhật 16 tháng 8, đây mới là ngày cao điểm, các Đại Lễ đều được quy tụ lại trong buổi sáng tinh anh tại Chánh Điện chùa Khánh Anh. Đúng chín giờ sáng là Lễ cung thỉnh chư tôn đức quang lâm Đại Hùng Bảo Điện, để vào lúc 9 giờ 30 bắt đầu Lễ Hiệp Kỵ và Lễ Đại Tường. Trong giờ phút long trọng này có các sự kiện quan trọng xảy ra như lễ Tấn phong Trụ Trì chùa Khánh Anh ở Evry cho TT Quảng Đạo và chùa Khánh Anh cũ tại Bagneux cho Ni Sư Diệu Trạm. Lễ trao bình bát cho HT Bổn Đạt và TT Trường Phước để sang năm 2016 tổ chức Ngày Về Nguồn 10 tại Canada. Và cũng kể từ giờ phút này, chẳng Phật tử nào được bén mảng đến cửa Chánh Điện đừng hòng vào bên trong, chỉ trừ Thầy Nguyên Tạng và các 3 vị Ni trong phái đoàn Úc Châu đi hành hương ghé lại Chùa dự lễ. Một điểm nổi bật trong phái đoàn này là trên 80 vị khách, phái đẹp thì mặc áo dài thuyền thống đủ loại màu sắc kiểu cọ đẹp mắt, phái khỏe thì áo vét hay áo tràng, đi trật tự hàng một dẫn đầu là Thầy Nguyên Tạng với Y vàng rực rỡ chuỗi hạt đầy tay, chắp tay như đi kinh hành từ bãi đậu xe từ từ tiến vào Chánh Điện. Tôi đứng ngây người ngưỡng mộ từng vị, nhưng vẫn rõi mắt tìm bóng dáng chị Thanh Phi, thành viên của phái đoàn và cũng là cây viết nữ của trang nhà Quảng Đức.

Sau các buổi lễ bao giờ cũng kết thúc bằng một mục không thể nào thiếu đó là Đăng đàn chẩn tế. Bắt đầu từ 15 giờ 30, tôi và Nhật Hưng cũng mon men vào Chánh Điện xem các Thầy đội Mão đăng đàn đến 3 vị, nghĩa là lực lượng khá đông. Ngồi một lát thấy cũng mỏi mệt do khói hương hay do các oan hồn uổng tử đứng đằng sau lưng không biết. Thầy Quảng Hiền chỉ cái phướn thật dài cột trên tháp Quán Âm dọa thêm, lát nữa các Thầy mở cửa địa ngục các cô hồn về gió sẽ thổi cái phướn bay phần phật ghê lắm. Nhật Hưng vốn sợ ma nên kéo tôi đi xuống, nhưng gặp chị Diệu Bích trong ban tiếp tân đốc thúc:

-         Sao hai em không ở trên làm cô hồn sống mang cho chị vài củ khoai hay bắp cho cô Tư. Hay nhất là bưng cả mâm xuống chia cho mọi người các em ạ!

Thế là chúng tôi có cơ hội để hành Bồ Tát đạo, phải cầm túi vải thật to nhập vai “Cô hồn sống” giựt đồ với các cô hồn sống thiếu nhi khác. Mặc các Thầy bên trong ca hát chiên trống phèn la, chúng tôi đảo mắt nhìn các mâm cúng rồi nổi lòng tham đòi bưng cả hai mâm. Nhật Hưng bưng mâm có những trái cam vàng óng ăn cho mát ruột sau một tuần ăn cơm Chùa không canh. Hoa Lan bưng mâm có bánh Lu nổi tiếng của Pháp, xen lẫn vài lõi bắp củ khoai cho đỡ cơn đói lòng, chúng tôi chia phần “Mc Donald” cho bé gái đứng cạnh. Cứ tưởng mình cao lớn ăn hiếp được lũ nhi đồng, nhưng lầm to, các em đã thủ sẵn dưới bàn cúng các áo khoác trải dài, đợi các Thầy rải gạo muối và tiền cắc xong là A-lê-hấp quơ trọn gói.

Chắc mọi người chờ đợi xem chúng tôi thu được những chiến lợi phẩm nào? Chẳng được gì cả cho đúng câu ngày xưa mẹ dạy: “Tham thì thâm, Bụt đã bảo rằng chớ có tham”. Lý do cũng đơn giản thôi, vì buổi lễ kéo dài lâu quá những 4 tiếng nên các cô hồn sống phải bỏ cuộc ra về tay không.

Những câu chuyện bên lề của lễ hội này nhiều vô số kể, người viết phải lựa lọc lại để trình làng. Trước tiênnhân duyên nhận đệ tử của HT Thông Hải, chẳng là sau buổi hội thảo tại giảng đường, tại một góc nhỏ Thầy ngồi trên ghế đẩu trước mặt Thầy là một cậu bé khoảng 7,8 tuổi cứ lẩn quẩn bám theo không chịu theo mẹ đi về. Thấy tôi đến Thầy kể:

-         Con ơi, thằng bé này gặp Thầy từ sáng đến giờ cứ chắp tay chào hoài, chắc kiếp trướcnhân duyênvới nhau.

-         Vậy Thầy quy y cho nó nhận làm đệ tử luôn đi! Không hiểu sao tôi lại trả lời như thế!

Thầy làm ngay một lễ quy y đột xuất, bắt cậu bé nhắc lại 3 lần: “Con về nương tựa Phật…Con về nương tựa Pháp… Con về nương tựa Tăng…” và cho pháp danhTâm Duyên, để kỷ niệm cho cái Duyên gặp gỡ tại chùa Khánh Anh.

Câu chuyện số hai là cuộc đàm thoại giữa một vị Hòa Thượng mới ở Việt Nam sang và một cô Phật tử ở Âu Châu. Sau buổi hội thảo cô Phật tử lên tìm gặp vị Hòa Thượng rồi hỏi:

-         Thầy còn nhớ con không? Hồi xưa con tặng xe lăn cho Thầy đi phát đó, có phải Thầy sang Giới Đàn Khánh Anh để lên chức Hòa Thượng không? Chứ ở nhà ai chịu tấn phong cho Thầy.

Vị Thầy cười cười lảng tránh câu trả lời, cô Phật tử hỏi tiếp:

-         Chùa Thầy đã xây mới chưa?

-         Tụi nó bắt nhốt làm khó dễ Thầy hoài ở đó mà xây.

-         Con tưởng một năm có 365 ngày mà Thầy đã đi từ thiện hết 300 ngày, còn thì giờ đâu để gây sự với tụi nó.

Vị Thầy vẫn cười cười không trả lời và họ tự động chia tay.

Không thể bỏ qua ban tiếp tân, vận chuyển của chùa Khánh Anh mà không nhắc tới, họ là những Phật tử thuần thành của Chùa, đã theo Sư Ông của họ thăng trầm theo vận nước, vận chùa biết bao nhiêu ngày tháng cũ. Hôm nay nhìn lại các bô lão với dáng đi lọp khọm trong ban trật tự tay đeo bảng chữ “Security”, mà không khỏi bồi hồi cảm nhận vô thường.

Chị Diệu Bích trong ban tiếp tân đã đem đến 25 chiếc áo dài đánh dấu một thời hoàng kim của mình, cho các vị thay đổi mỗi ngày một áo làm tăng thêm nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt. Hai cô Phật tử chùa Linh Thứu cùng ở chung một chỗ với chúng tôi tại Paris, được diễm phúc vào ban tiếp tân thay mỗi ngày một áo dài, cảm thấy như được đổi đời vì ở chùa nhà chỉ trong nhà bếp chiên Dầu Cháo Quẩy. Thầy Quảng Hiền bảo nhờ công đức làm ở đây về chùa sẽ được nâng cấp chiên Bánh Tiêu.

Nhắc đến Thầy Quảng Hiền của Thụy Sĩ, chúng tôi không khỏi không khen ngợi về sự hảo tướng vui vẻ của Thầy, ngày xưa nói trộm vía nhìn mặt khó đăm đăm… Thầy trong ban tiếp tân nên tiếp xúc nhiều với các kiều nữ áo dài, trò chuyện chờ phái đoàn Thụy Sĩ mang 30 bao gạo Thụy Sĩ ngon có tiếng đến cúng dường. Một cô trong nhóm không hiểu sao lại phát biểu linh tinh:

-         Con thấy Thầy giống Đường Tăng, ngồi giữa 7 con nhền nhện.

Hôm ấy Thầy mặc áo vàng thật rực rỡ rất hợp với sự ví von.

Thầy phản công một cách tự nhiên:

-         Toàn là nhền nhện gẫy càng, nên tui mới phải đi Tu.

Câu chuyện đến tai HT Tánh Thiệt, Thầy cười bảo, trong Chánh Điện đang có phái đoàn từ Mỹ và Canada sang, toàn phái Nga Mi đấy!  Lúc ấy Thầy chưa thấy phái đoàn Úc Châu của Thầy Nguyên Tạng còn ấn tượng hơn nhiều. Hóa ra đây là ngày Đại Hội Liên Châu tưng bừng náo nhiệt, mọi người cùng về để tưởng niệm vị Ân Sư đáng kính của họ.

Trong ban tiếp tân còn có “bóng mờ” của Thầy Viên Tịnh ở Na Uy, tại sao gọi Thầy là bóng mờ? Vì Thầy không mặc Y vàng rực rỡ như Thầy Quảng Hiền, Thầy chỉ xẹt qua xẹt lại giải quyết công việc và trả lời những câu hỏi ngoắt ngoéo của Phật tử như: “Hãy gọi Thầy là Viên Kẹo cho ngọt ngào, đừng là Viên Đạn nghe nặng nề lắm!”.

Cũng tại nơi đây Nhật Hưng và Hoa Lan đã gặp các cây bút, nghe danh đã lâu nhưng chưa biết mặt như anh Nguyên Đạo với “Hai đĩa rau muống” và chị Thanh Phi làm thơ nhiều hơn viết lách. Cả bọn cùng anh Phù Vân dẫn nhau ra sân chùa chụp một bức ảnh lưu niệm để vào tuyển tập “Lưu bút ngày xanh”.

nhung cay but au chau

Hình tác giả (thứ ba từ bên phải) cùng chị Thanh Phi cùng các cây bút của Báo Viên Giác khác:

Chủ bút Phù Vân (bìa trái), nhà văn Nhật Hưng & Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (bìa phải)

Qua đến ban trai soạn lại phải càng tán thán công đức nhiều hơn nữa, mặc dù bữa nào cũng phải ăn cơm vừa sượng lẫn vừa nhão. Trước buổi phát cơm, một bác “Anh nuôi” cầm muỗng ra phát biểu xin bà con thông cảm cho nồi cơm nấu quá tải, điện quá tải sút giây nên không thể có cơm sốt dẻo. Tuy bà con rất thông cảm nhưng không thể hoan hỷ mãi được. Tuy nhiên mỗi ngày đều thay đổi đầu bếp của từng quốc gia, chẳng hạn hôm nào nghe chùa Phổ Hiền Pháp quốc nấu là bà con vỗ tay. Hai ngày của Phật tử Hòa Lan do Diệu Thành múa đũa cũng thành công rực rỡ, cô nàng to gan dám nhận phần cúng dường Trai Tăng và cho cả Phật tử nữa. Nghe đâu nàng phải đọc kinh cầu nguyện cả tuần trước để long thần hộ pháp đến giúp đỡ chứ sức người có hạn, mặc dù nàng được mệnh danh là “Nữ Hoàng chả giò” của Hòa Lan.

Một vấn đề tế nhị khác vẫn phải đưa ra là ngày chủ nhật đông người nhất, phái đoàn Úc Châu những 83 người bị bỏ đói một cách vô tư, một số vị vì lý do sức khỏe đến xin cơm bị “Một vài con sâu” trong ban trai soạn buông lời kém tao nhã, khiến đoàn không thể nào hoan hỷ được.

Tuy biết rằng cơm hết phải chờ nấu mới, người đói tuy thể xác hoành hành nhưng cũng mát ruột khi nghe những lời dịu ngọt. Vậy lời đề nghị của người viết là “Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” hãy lạy Hồng Danh sám hối tạ lỗi với phái đoàn Úc Châu đi, không thì quê lắm đó!

Vị “Chủ Chùa” (nói theo lời văn của Kinh Lương Hoàng Sám), Thầy Quảng Đạo và Ni Sư Diệu Trạm chắc mệt bá thở, sau buổi lễ trọng đại có một không hai trong lịch sử người Việt tại hải ngoại này, phải để cho 2 Vị đi nghỉ dưỡng sức một thời gian mới được. Nhưng người viết nghi lắm, các Vị vẫn tiếp tục oằn lưng ra gánh vác Phật sự của ngôi Chùa Khánh Anh to đùng này.

Trước khi chấm dứt bài viết, chúng tôi (Nhật Hưng và Hoa Lan) xin được cảm ơn những vị Mạnh Thường Quân đã tạo duyên lành cho chúng tôi được tham dự buổi lễ. Nếu khônggia đình của Mai Phương chứa chấp trong suốt một tuần lễ “Paris by night” này thì Ni Sư Diệu Trạm cũng không cho ban vận chuyển đón chúng tôi ở nhà ga hay phi trường. Và nếu không có “Cặp đôi hoàn hảo” trên sân Chùa đưa đón chúng tôi mỗi ngày là anh Quảng Trí và chị Diệu Bích thì cũng không có bài viết này.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa Hè 2015.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9354)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10752)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15070)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10403)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12542)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9919)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9132)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10097)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9268)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9729)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12307)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9623)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9690)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12896)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9465)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10080)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11354)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10320)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24630)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10668)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11986)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9962)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14360)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13831)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14945)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10203)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10308)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9875)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13241)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8954)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10534)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9427)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9223)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11602)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11391)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10911)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10181)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12572)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9018)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16251)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9791)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9513)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10651)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10773)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9226)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10293)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11636)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10019)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9490)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13789)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant