Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghiệp Chung và Nghiệp Riêng Của Mỗi Người

31 Tháng Tám 201510:39(Xem: 8843)
Nghiệp Chung và Nghiệp Riêng Của Mỗi Người

NGHIỆP CHUNG VÀ NGHIỆP RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Nghiệp Chung và Nghiệp Riêng Của Mỗi NgườiNếu sống mà ta không biết nhân nào đưa tới quả khổ, nhân nào dẫn đến quả vui, ta cứ mặc tình tạo tác để rồi khi quả xấu đến thì kêu trời trách đất, than thân trách phận, đổ thừa tại-bị-thì-là; đó là người mê muội không biết tránh nhân, chỉ biết sợ quả, nên cuối cùng chịu nhiều bất hạnh, khổ đau không có ngày thôi dứt.
Nghiệp là thói quen được lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo thành sức mạnh chi phối tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người từ khi mở mắt chào đời, cho đến khi ra đi vào những đời kế tiếp. Nếu chúng ta tu mà không hiểu rõ về nghiệp thì khó mà ứng dụng tu hành đúng cách để đạt tới chỗ giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

  
 Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng. Nghiệp riêng thì gọi là biệt nghiệpnghiệp chung thì gọi là đồng nghiệp.

    Một chú tiểu rất thích tụng kinhsám hối mỗi ngày. Sáng hôm đó, sau khi tụng kinh xong, vì quá buồn ngủ nên chú không đem cất quyển kinh mà bỏ ngay dưới nền.

    Chú chuột cống cha chạy qua, thấy quyển kinh liền thích thú nói, “sung sướng quá, vậy là có đồ lót chỗ cho má bầy trẻ rồi”, miệng nói, chân liền tha quyển kinh vào nhà kho của ông bà chủ. Mẹ bầy chuột liền hí ha, hí hửng chuẩn bị lót chỗ cho mấy sếp nhỏ nhà mình, bỗng dưng nghe tiếng kêu“meo, meo” của chú mèo hàng xóm, đàn chuột sợ quá đành bỏ chạy mất tiêu mà bỏ lại quyển kinh.

    Mèo ta thấy quyển kinh khoái quá liền leo lên khoanh tròn, đánh một giấc say sưa ngon lành. Sau khi ngủ xong, mèo vươn vai ra chiều sảng khoái, rồi nói, “không ngờ có chiếc chiếu này êm quá”. Nói xong, mèo ta cười ha hả ra chiều thoải mái lắm, và nó tiếp tục chuẩn bị đi kiếm thức ăn bữa sáng.

    Con chó lu lu đang ở ngoài sân, nghe tiếng chít chít của đàn chuột liền chạy vào trong nhà, thấy quyển kinh đang nằm sờ sờ, chó ta liền nghĩ thầm“mình đem cái này cho chó phóc nhà ta chơi trò cút bắt thì vui biết mấy”.

    Chó nhà ta chơi xong, chúng chán nên bỏ luôn quyển kinh nằm lăn lóc giữa đường, cu Tí đi học về thấy thế mừng quá reo lên “a, mình có giấy làm diều bay và xếp ghe chơi rồi”. Thế là quyển kinh được dán thành diều bay lượn trên trời cao, và những chiếc ghe cũng được ra đời, trôi bồng bềnh trong ao nước.

    Tới đây, quyển kinh đã được chia năm, xẻ bảy, phần còn lại chúng được lũ mối xé nhỏ ra, tha về ổ để làm thức ăn.

    Câu chuyện ngụ ngôn trên đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời để nói lên việc chúng sinh ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên cái thấy của mỗi người không ai giống ai. Chỉ có một quyển sách thôi mà chú tiểu gọi là kinh tụng hằng ngày, lũ chuột cho đó là đồ lót chỗ ngủ, chú mèo thì khoái chí vì có chiếc chiếu để nằm, các chú chó dùng làm món đồ chơi cút bắt, cu Tí làm diều bay, ghe chạy, và lũ mối cho đó là thức ăn.

    Như trong kinh Phật dạy, con người lấy nước để dùng xài các nhu cầu cần thiếtphục vụ trong đời sống hằng ngày. Nhưng ngược lại, loài quỷ đói thì thấy nước là máu, người trời thì thấy nước là ánh hào quang lấp lánh. Cũng đồng thời cái thấy, nhưng do nghiệp riêng của mọi chúng sinh khác nhau, nên có sự thấy biết không giống mà sinh ra cãi vã, tranh chấp, bất đồng quan điểm.  

     Cũng vậy, ai trong chúng ta khi sinh ra đời, mỗi người đều mang theo nghiệp riêng của mình mà cùng sống chung với nhiều người khác. Cho nên, ta cứ một bề chấp giữ và làm theo nghiệp riêng của mình mà không thừa nhận nghiệp riêng của người khác, do đó mới có sự cãi vả, tranh chấp, dẫn đến chửi mắng, đánh đập, rồi giết hại lẫn nhau.

Thời Phật còn tại thế, có một vị trưởng lão do siêng năng tinh cần nên tu chứng quả giác ngộ, tự tại giải thoát. Ngược lại, suốt cả cuộc đời, từ khi còn bé cho đến khi đi tu, thầy chưa được một ngày nào sống no đủ vì nghiệp xấu quá khứ chiêu cảm.

    Tại một làng nọ sống ven biển bỗng dưng gặp tai biến, đa số đều nhờ vào việc đánh cá để nuôi sống gia đình, người thân. Không biết nguyên nhân vì sao, tự nhiên gần cả tháng việc đánh bắt không có kết quả làm cả làng thiếu trước, hụt sau.

    Các vị trưởng lão đã nhiều năm trong nghề mới cùng nhau họp lại, tìm lý do vì sao có chuyện lạ thường như vậy từ trước đến nay. Làng chỉ có khoảng trăm hộ gia đình nên được chia ra làm hai toán rõ ràng. Trớ trêu thay, một bên đánh bắt thật nhiều cá, còn một bên thì không, chỉ bắt được le ngoe vài ba con.

    Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm, cuối cùng, các bô lão cũng phát giác ra nguyên nhân chính do có một thiếu phụ đang mang thai là điềm xấu cho chung cả làng. Bà ta ở đâu thì nơi đó thiếu thốn, khó khăn, đói kém. Không gì khác hơn, dân làng họp lại đề xuất đuổi thiếu phụ ấy ra khỏi làng, nhờ vậy dân chúng sống ấm cúng, no đủ hơn trở lại.

    Thiếu phụ ấy ra đi, ngậm ngùi, cay đắng mang trong mình cái bào thai oan nghiệt, đi ăn xin vất vả, khổ sở vô cùng mà chưa có ngày nào đủ ăn, nên thân thể tiều tụy, ốm o, gầy mòn. Rồi đến ngày khai hoa nở nhị, một chú bé ra đời, còm cỏi còm côi, càng làm cho sự thiếu thốn, đói khát nhiều hơn nữa. Cứ như thế từ ngày này qua tháng nọ, chú bé bây giờ đã tròm trèm ba bốn tuổi.

    Một hôm, hai mẹ con đi vào một gia đình rất giàu có để xin ăn. Người mẹ nghĩ rằng, “mình phải trốn đi, hy vọng nhà này giữ con mình lại để nuôi, chắc có lẽ con mình sau này sẽ được giàu có và mình sẽ được nhờ”. Bà ta chuồn mất, bỏ lại chú bé một mình lạc loài, bơ vơ. Tưởng được gia đình nhà giàu này nuôi, nào ngờ chú bé bị hất hủi, đuổi đi.

     Chú bé bây giờ đời sống càng khốn khổ hơn, đi xin thì không ai cho, nên lại phải lụm thức ăn thừa nơi các đống rác mà sống qua ngày. Cậu ta ốm yếu, đen thui như khúc gỗ cháy gần hết, ráng lây lất sống qua ngày tháng. Lúc này, chú bé khoảng chín mười tuổi, nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên chừng trên mười ký lô.

    Xá Lợi Phất trên đường đi du hóa, thấy chú bé nằm bên vệ đường, thương tình Thầy đến thăm hỏi mới biết được nguyên nhân, động lòng từ bi thương xót, ngài giảng nhân quả nghiệp báo cho chú bé nghe, và dùng thần lực cho cậu ta biết được quá khứ, dĩ dãng của mình. Từ đó, cậu bé phát tín tâm xin xuất gia tu học.

    Chú bé còm cỏi ngày nào bây giờ đã khôn lớn, là một vị tỳ kheo trưởng thành và rất chững chạc, lúc nào cũng siêng năng tinh tấn tu hành nên cuối cùng chứng quả A La Hán; nhưng suốt cuộc đời tu hành, thầy chưa có được một ngày nào no đủ.

    Sư phụ Xá Lợi Phất biết chú đệ tử của mình sắp mãn duyên, nên thương tình khất thực một bát cơm đầy để chú ta được dùng bữa cuối; nhưng lạ đời thay, cơm ăn vừa xong đều ói ra hết và sau đó an nhiên, tự tại ra đi.

 

Câu chuyện trên là một bài pháp sống, đáng để cho ta học hỏi. Vì sao có những chuyện lạ đời không thể nào tin nhưng lại có thật, vì nhân quả rất công bằngbình đẳng. Ta gieo gì thì ta gặt đó, ta làm tốt thì được hưởng phước, ta làm xấu thì chịu quả xấu. Người khôn ngoan phải biết sáng suốt chọn lựa để sống đời an vui, hạnh phúc.

    Nói về nghiệp chung, khi trưởng lão còn nằm trong bụng mẹ đã làm ảnh hưởng cả làng phải chịu thiếu thốn, đói khác gần một tháng. Khi lớn lên, được xuất gia tu học, tuy cùng khất thực chung nhưng bát quý thầy lúc nào cũng được đầy đủ, riêng thầy không bao giờ được như vậy và lúc nào cũng thiếu thốn. Thậm chí đến bữa cơm cuối cùng, ăn vừa khỏi miệng lại bị ói ra hết. Chúng ta thấy, nhân quả rất công bằngsòng phẳng, làm lành thì được hưởng phước, làm ác chịu quả khổ.     

    Các vị tỳ kheo mới thắc mắc hỏi Phật vì sao lại có chuyện xảy ra như vậy. Phật bảo, trong một kiếp qúa khứ, vị tỳ kheo này do tâm ganh tị, tật đố với một bạn đồng tu, nên tuyên truyền nói xấu bạn mình khi thấy người khác cúng dường và còn xúi bảo nhiều người phê phán, chỉ trích, không cúng dường. Do nhân nói xấu như thế nên hiện đời từ khi còn nhỏ cho đến khi xuất gia tu hành, thầy chưa có một ngày nào được ăn uống no đủ.

    Cả làng đánh cá đó do đồng tình ủng hộ theo thầy mà bị quả báo thiếu thốn gần cả tháng trời. Đó là nghiệp chung của làng đánh cá bị quả báo, còn nghiệp riêng của thầy do siêng năng tinh tấn tu hành nên đã chứng quả.

Chúng ta thấy rất rõ ràng do nhân quả rất công bằng, phỉ báng, ngăn cản người cúng dường và xúi người làm theo nên bị quả báo thiếu thốn, đói khát. Bù lại, do siêng năng tinh tấn tu hành như cứu lửa cháy đầu nên chứng quả giải thoát.

    Như trong một gia đình, ông chồng thì huân tập cái nghiệp của người nam, biết gánh vác bao hàm các công việc, bà vợ thì huân tập cái nghiệp của người nữ nên liễu yếu đào tơ, làm việc nội trợ trong nhà và nuôi dạy con cái. Hai cái nghiệp nam nữ tuy có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt nhau.

    Vì ai cũng cho rằng cái lý của mình là đúng, đàn ông thì quan niệm chồng chúa vợ tôi theo thói gia trưởng, bắt buộc vợ phải nghe theo mình, nếu làm sai ý thì mắng nhiếc, đánh đập. Do đó, có nhiều gia đình vợ chồng gây cãi, đánh đập nhau hoài cũng vì chấp lý của mình là đúng, vợ ỷ mình phái đẹp nên được nước làm tới, ai cũng cho cái lý của mình là đúng mà không biết nhường nhịn nhau để sống.

   Cái đúng của người chồng là do thói quen huân tập cái nghiệp của người nam, nghĩ rằng mình được ăn trên ngồi trước và có quyền thê thiếp đầy nhà. Cái đúng của người vợ là theo thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Cho nên, chúng ta phải biết thông cảmtha thứ, thương yêu, nhường nhịn nhau để đem lại sự thuận thảo, vui vẻ trong gia đình.

    Khi chúng ta biết mỗi người có nghiệp riêng thì càng cảm thông, tha thứ cho nhau nhiều hơn, mỗi người chịu nhịn một chút để cuộc sống được vui vẻ, hài hòa. Ta có thể hòa hợp cùng nhau làm việc, nhưng không thể đồng được, chính vì sự hiểu biết, nhận thức của mỗi người khác nhau.

    

 Xưa có một gia đình, người vợ thì sống tương đối tốt, biết lo tròn bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ hai bên, biết lo làm ăn, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái đúng mức; ngược lại, người chồng thì bê tha, rượu chè, cờ bạc, chẳng chịu lo làm ăn mà tối ngày cà rê dê ngỗng.

    Mỗi lần ông thua cờ bạc về là tìm cách khảo tiền bà vợ, nếu bà ta không có tiền để ứng cho thì ông chồng chửi mắng, đánh đập thậm tệ như người hầu kẻ ở. Bà con láng giềng thân thuộc ai thấy cũng đau lòng xót ruột, thắc mắc tại sao bà không ly dị phức đi cho rồi mà cứ để ông hành hạ khổ sở như vậy? Nhưng khi hỏi bà thì bà nói không thể ly dị được, vì bỏ ông thì ai nuôi ông bây giờ.

    Lại nhiều gia đình có những đứa con ngỗ nghịch, bất hiếu, ăn không ngồi rồi, phá hoại gia sản gần như kiệt quệ. Vậy mà gia đình vẫn thương, không thể từ bỏ được, vì cha mẹ có cái nghiệp riêng với con. Cũng đồng là con, nhưng có đứa thương ít, đứa thương nhiều là có lý do, đứa nào cha mẹ mắt nợ nhiều thì thương nhiều. Chúng ta thấy rõ ràng cái nghiệp riêng của mỗi người không ai giống ai, nên có người hạnh phúc, kẻ khổ đau, mình là kẻ ngoài cuộc không có nghiệp đó thì không thể nào chấp nhận được.

   Khi chúng ta đã có nghiệp nợ nần với nhau rồi, dù bị chửi mắng, đánh đập vô cớ, đối xử tàn tệ nhưng ta vẫn chấp nhận chung sống, không thể rời xa nhau được. Cũng vậy, ai cũng có nghiệp riêng của mình thì chúng ta dễ dàng thông cảmtha thứ cho nhau, nên sống có thái độ hết sức hài hòa để cùng nhau chan hòa tình thương yêu bằng tình người trong cuộc sống.

     Do đó, Phật dạy trong tất cả mọi sinh hoạt đều phải biết tu mới có thể chuyển được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đã thuần thục rồi, ngay nơi cuộc sống trong hiện tại, bản thân mình không phiền muộn, khổ đau, lúc nào cũng nhẹ nhàng, vui vẻ, an lạc, hạnh phúc.

    Trong gia đình, mọi người biết kính trên nhường dưới, không thắc mắc, rày rà và sống đầm ấm, vui vẻ, thuận thảo trên tinh thần thương yêu chân thành, biết cảm thôngtha thứ cho nhau. Ngoài xã hội, mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng mà sống bình an, hạnh phúc, cùng an ủi, san sẻ, nâng đỡ cho nhau.

    Tu như thế mới thật là có lợi lạc cho mình và người. Chúng ta đừng vì muốn được đi chùa để tu cho riêng mình mà phế bỏ hết cả việc nhà, làm cho người thân, gia đình thắc mắc, phàn nàn, hết gây cãi với người này lại mắng chửi với con cái, làm cho gia đình bất an, xào xáo, mất tín tâm đối với Tam bảo.

    Nếu ta đi chùa sám hối, tụng kinh, niệm Phật Bồ Tát nhiều như thế, nhưng đối với người ngoài xã hội thì không nhịn một lời, nhường một bước, trong gia đình thì tranh hơn, tranh thua, không biết kính trên nhượng dưới, ta đi chùa như vậy vô tình hủy báng Phật pháp thì đâu được lợi lạc gì cho mình và người thân.

    Ở trong nhà, đối với gia đình người thân ta cũng phải giữ thân-miệng-ý luôn trong sạch, nếu làm cha mẹ phải biết uốn nắn, dạy dỗ con cái cho đúng mức, không nên thương đứa này nhiều, đứa kia ít. Mỗi khi con cái có lỗi lầm gì, ta phải tận tình chỉ dạy, hướng dẫn phù hợp với đạo lý làm người, đó là ta biết cách tu theo lời Phật dạy. Nếu ỷ quyền cha mẹ, khi thấy con không làm vừa ý mình, miệng la hét, chửi rủa, tay đánh đập,  đó là người không biết tu.

Vậy, tất cả quả tốt hay xấu mà chúng ta đang chịu thọ nhận hiện nay, là gốc từ cái nhân chúng ta đã gây ra thuở trước, chứ không phải bỗng dưng khi không mà có. Khi ta đã biết rõ ràng như thế, nếu ta biết chuẩn bị bằng nghiệp lành thì sẽ được đến cõi lành và được sống an vui, hạnh phúc; nếu ta chuẩn bị bằng nghiệp ác thì sẽ đi vào ba đường dữ, địa ngục, quỷ đói, súc sinh, và chịu họa khổ đau không có ngày thôi dứt.

   Đa số người không tin sâu nhân quả thì họ cứ nghĩ sau khi thân này chết đi, hành động cũng không còn, nên mọi thứ đều trả về cát bụi, do vậy mà họ mặc tình gây tạo tội lỗi, đến khi phước hết, họa đến, chịu khổ vô lượng; lúc đó, dù có than trời, trách đất cũng uổng công vô ích.

    Phật dạy, nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trăm kiếp nghìn đời vẫn không bao giờ mất. Đời quá khứ, rồi kế tiếp, đời hiện tại, và mãi mãi về sau có sự liên hệ chằng chịt với nhau mà cho ra kết quả tốt hay xấu. Vậy, ta phải biết khôn ngoan, sáng suốt chọn nghiệp lành để sống đời an vui, hạnh phúc.

    Như có hai người khách qua sông, một người chuyên làm nghề thầy giáo dạy học cho trẻ em, một người chuyên làm nghề kinh doanh mua bán. Khi đi đường, người mua bán đem theo thật nhiều tiền bạc, của cải để làm vốn kinh doanh. Ông thầy giáo chỉ mang theo một cặp sách vở, tài liệu dạy học và chút ít tiền. Thuyền qua giữa sông bất thần gặp sóng to gió lớn làm chìm.

    Khi thuyền chìm như thế, mạnh ai nấy lo lội vào bờ để thoát thân, khi lên đến bờ thì tất cả của cải, tiền bạc của nhà mua bán không còn, cặp giấy tờ tiền lộ phí của ông thầy giáo cũng mất. Khi bị như thế, cả hai đều trắng tay, nhưng kiến thức giáo dục của thầy giáo không mất, kiến thức mua bán của nhà kinh doanh cũng không mất. Kiến thức là cái chuyên môn học được từ trường lớp và biết áp dụng vào cuộc đời, đó là sự hiểu biết sở trường của con người. Cho nên, nói không mất tức là thói quen không mất, hay còn gọi là nghề nghiệp.

    Như vậy, trong cuộc sống của chúng ta, qua những cuộc biến đổi, mất mát, tang thương, những cái có hình tướng ngoài mình thì không còn, nên khi thân này chết, nghiệp thức vẫn còn vì không ngoài mình nên không mất. Tiền bạc, của cải thế gian, chúng ta có thể làm ra nhiều, nhưng khi chết đi tất cả đều phải để lại, ta không thể đem theo được một món nào, mà chỉ có mang theo nghiệp tốt xấu mà thôi. Đó là một sự thật mà ít ai tin hiểu.

   Như vậy, ta thấy chính nghiệp lành hay dữ mà mình đã tạo ra trong hiện tại sẽ dẫn mình đi thọ nhận thân sau, tùy theo phước nghiệp của mình mà sống trong cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc. Kể cả những người thân thương như cha mẹ, vợ con cũng không giúp gì được cho mình khi ta ra đi. Lại có người hỏi rằng, “   “tại sao có nhiều người làm việc xấu ác mà họ vẫn sống thoải mái, vương giả? Có người thì rất hiền lành, chuyên làm phước thiện giúp người, cứu vật mà lại hay gặp nhiều tai ương, hoạn nạn. Như vậy là luật nhân quả có sự thiên vị hay sao? Lại có nhiều người không bao giờ làm ác, khi vừa làm ác là chịu quả báo liền, hoặc vừa làm điều thiện thì họ thọ quả báo an vui, hạnh phúc. Như vậy là sao?

    Cận tử nghiệptích lũy nghiệp

Phật dạy, “Nếu ai tạo nghiệp thiện lành, tốt đẹp thì được phước an lạc, thảnh thơi; ai tạo nghiệp ác bị quả báo sa đọa, khổ đau”, thì Phật đồng ý.

    Về thuyết nghiệp báo Phật dạy, “Cận tử nghiệp là nghiệp gần chết và tích luỹ nghiệp là nghiệp chứa nhóm thuần thục trong nhiều kiếp”. Tại sao nói “làm ác chịu quả báo ác, làm thiện được quả báo thiện”, thì Phật đồng ý, mà nói tạo nghiệp ác sau khi chết bị đọa địa ngục, làm lành sau khi chết về cõi Trời thì Phật không chịu, vì cớ sao?

    Cận tử nghiệp là nghiệp mới tạo tác lúc gần sắp chết, tích lũy nghiệp là nghiệp huân tập lâu dài, hai loại có sức mạnh chi phối nhau mà quyết định đưa người chết đến cõi an lành hay cõi xấu dữ.

     Như có người tích lũy nghiệp lành thuần thục từ xưa đến nay, nhưng bất thần họ si mê, dại dột, bị người kích động, xúi dục làm điều ác, trong lúc làm điều ác như thế đáng lý phải đọa địa ngục, nhưng vì tích lũy nghiệp lành của họ còn quá nhiều nên không thể nào bị đọa địa ngục liền.

   Nhưng có người làm nhiều điều ác như sát sinh hại vật, đáng lý phải đọa địa ngục liền, nhưng khi gần chết họ biết hướng về điều lành, tâm họ luôn nghĩ tưởng đến điều thiện lành, tốt đẹp, nên không bị đọa địa ngục. Cho nên, ai nói làm ác sau khi chết nhất định đọa địa ngục, làm thiện lên thiên đàng thì chưa chắc hẳn như vậy. Vì khi sống họ có làm ác, nhưng đến khi lúc gần chết, cận tử nghiệp thiện của họ quá mạnh, có thể chuyển được nghiệp xấu mà sinh về cõi an lành.

    Còn có người tuy làm nhiều điều thiện ích khi còn sống, nhưng khi gần chết họ bất giác nóng giận, hờn mát quá đáng, nên nói năng và suy nghĩ không đúng. Lúc đó, cận tử nghiệp ác có thể đưa họ đến các đường xấu. Cho nên, người khôn ngoan sáng suốt không phải chỉ tu khi gần sắp chết, hoặc có người nói chỉ tu ở giai đoạn thân còn mạnh khỏe, mà ta phải thường xuyên gìn giữ thân-miệng-ý lành của mình như đưa đám ma mẹ vậy. Ta phải tu từ khi ta còn trẻ trung, mạnh khỏe, cho đến khi già bệnh, ta phải ráng gìn giữ trước sau như một về ý thiện thì mới bảo đảm đi con đường thiện lành.

     Khi xưa, có Ma ha Nam, con của Cam Lộ Phạm Vương, em con nhà chú bác với đức Phật. Ma ha Nam tu theo hạnh làm người giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện. Một hôm mới hỏi Phật rằng:

     “Kính bạch đức Thế Tôn, bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu thập thiện, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn bất ngờ xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?”

     Phật không trả lời mà đưa ra một ví dụ:

     “Có một cây, thân và cành cây nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây sẽ ngã về bên nào?”

     Maha Nam đáp:

      “Thì dĩ nhiên là cây sẽ ngã về phía mà nó đang nghiêng”.

      Phật dạy tiếp:

     “Cũng vậy, bình thường ông hay làm điều thiện lành, khi chết bất đắc kỳ tử, tuy có bị khủng hoảng đôi chút, nhưng nhờ nghiệp thiện tích lũy quá nhiều sẽ hướng ông đến chỗ an lành, không có gì mà ông phải lo sợ”.

    Vậy, chủ yếu của việc tu hành là ta phải biết tạo nghiệp lành thường xuyên, đều đặn trong khi còn mạnh khỏe, mà đến lúc gần chết vẫn giữ tâm niệm lành thì mới bảo đảm đi đến cõi lành. Còn nếu bình thường tạo nghiệp lành, đến khi gần chết khởi nghĩ ác đủ thứ thì chưa chắc bảo đảm đi đến cõi an lành.

    Và bình thường, nếu ta lỡ làm việc xấu ác, đến khi gần chết ta khởi tâm niệm lành mà hướng tâm về đó quá mạnh thì cũng có thể chuyển được phần nào nghiệp dữ, vì nghiệp không cố định.

    Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có một công việc và nghề nghiệp khác nhau. Nhưng công việc này luôn hỗ trợ cho việc kia để không ngừng phát triển và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, có những nghề nghiệp làm tổn hại cho nhau, như sát sinh hại vật mà ít ai để ý, vì họ quan niệm rằng vật dưỡng nhơn, có nghĩa là trời sinh ra để cung cấp cho loài người. Chính sự giết hại để nuôi sống bản thân là nhân dẫn đến thù hằn, ghét bỏ, nên chiến tranh, binh đao không có ngày thôi dứt.

    Người có nghiệp chung mới sinh ra ở chung một nước, nói cùng một ngôn ngữ, sống cùng một phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Hoặc khi ta gá nghĩa vợ chồng, chấp nhận sống chung trong một gia đình, mà kẻ thì ý này, người thì ý kia, chẳng ai thông cảm cho ai, nên dễ dẫn đến bất hòa, giận hờn nhau hoài là tại sao? Nếu ta không có duyên nghiệp với nhau tại sao lại gặp nhau, ăn chung mâm, nằm chung chiếu, ngủ chung giường với nhau làm chi để mà cùng chịu khổ vui có nhau?

    Và ai cũng có nghiệp riêng nên tướng đi, giọng nói, khuôn mặt, tánh tình, tài năng, nhận thức, hiểu biết, trí tuệ sai khác, không ai giống ai. Vì vậy, nghiệp tuy không có hình tướng rõ ràng, nhưng nó có sức mạnh chi phối cả đời sống chúng ta. Nếu ta huân tập sâu nghiệp nào thì nghiệp đó có lực hấp dẫn, sai sử, cuốn hút chúng ta đến môi trường của nghiệp đó.

     Chúng ta nên biết, khi gặp nhau là đã có nghiệp chung với nhau rồi, tức là đã có cộng nghiệp nên cùng ăn ở chung đụng với nhau. Tuy ở chung với nhau, mà mỗi người cũng có cái nghiệp riêng nên không ai giống ai. Nếu có giống nhau thì gọi là đồng nghiệp hay nghiệp chung, vì đồng nghiệp nên mới cùng nhau sinh chung một gia đình và ở cùng một đất nước.

    Và vì chúng ta ai cũng có nghiệp riêng của mình, nên có người thì nhà cao cửa rộng, giàu sang, nhiều tiền bạc của cải, sống an vui, hạnh phúc; ngược lại, có người bần cùng, khốn khổ, thiếu thốn, khó khăn. Hoặc bạn bè cùng học chung một lớp mà có người học giỏi, có người học dở. Cho nên, trong cái chung đó vẫn có cái riêng, mà dù là đồng nghiệp hay biệt nghiệp gì cũng tùy theo phước lực của mọi người mà có sai khác.

    Cũng giống như những người bị nhặm mắt, cùng thấy chung quanh ngọn đèn đang cháy có một cái vòng xanh hay đỏ, còn những người khác thì không thấy như vậy.

    Nhưng nếu ta có cùng nghiệp xấu như hút thuốc, uống rượu, cờ bạc thì ta sẽ giao du với những người này nên gọi là đồng nghiệp xấu. Có nhiều cậu thiếu niên thấy người lớn hút thuốc, nhả khói phì phà có vẻ oai phong, lẫm liệt, nên bắt chước tập theo, hút được một thời gian thì bị ghiền, kể từ đó phải chịu tốn tiền hút thuốc và chịu hậu quả bệnh hoạn về sau.

    Khi bắt đầu ghiền rồi, hôm nào không có tiền mua thuốc thì ngáp dài, ngáp ngắn, chảy nước dãi thèm thuồng, chịu không nổi, tới người này, đến người kia năn nỉ mượn tiền mua thuốc hút cho bằng được, thật là khó khăn, khổ sở vô cùng. Lúc hút thuốc, cảm thấy tâm hồn lâng lâng quyện theo mây khói thì vui vẻ thích thú lắm, đến khi cơn ghiền hành hạ, không có tiền mua thuốc, thèm khát, bứt ngặt, vật vã, khó chịu, chừng đó mới biết khốn khổ vô cùng.

     Lại có những chú bé khoảng mười lăm, mười bảy tuổi ở những vùng thôn quê, thấy cha chú uống rượu, nói chuyện xưa nay, chuyện Đông Tây Nam Bắc ra vẻ người hiểu biết, sành đời, nên thích thú, bắt chước tập uống theo. Khi mới uống thì cảm thấy cay nóng, khó chịu, mặt mày nhăn nhó, nhưng khi tập quen một thời gian rồi, không có nó cảm thấy khó chịu nên phải tìm bạn rượu để uống và đi tới ghiền.

     Khi đã ghiền rồi thì mỗi ngày phải có rượu mới yên, nếu lỡ bữa nào không uống rượu thì tay chân run rẩy, bực bội, khó chịu, con người cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi; cho nên tìm cách gầy sòng, rủ rê anh em đông đảo, cụng ly này đến ly nọ theo tua, nếu thích nhau thì đá ngang đá dọc, kết quả cuối cùng là say túy lúy, nói năng lựa nhựa, đi ngã bờ này, té bụi kia, làm trò cười cho thiên hạ.

     Khi về đến nhà thì mắng chửi, đánh đập vợ con, ói mửa đầy nhà hôi hám, khó chịu, gọi là “cho chó ăn chè”, khiến cho cha mẹ, vợ con buồn chán, khổ đau; từ đó làm cho gia đình xào xáo, gây cãi, chửi mắng, đánh đập, làm mất hạnh phúc gia đình; rồi cuối cùngbệnh hoạn, ung thư, chai gan, đau bao tử, viêm gan siêu vi B, vô cùng khốn khổ. Từ cái nhân ban đầu thật là nhỏ, rồi cuối cùng đưa đến hậu quả tiền mất tật mang, để rồi chịu thọ quả vô cùng đau khổ, đến khi hối hận thì không còn kịp nữa. Hiện tại gieo nhân si mê thì sau này gặt quả ngu si, đần độn.

    Chúng tôi cứ ba tháng đến trung tâm tâm thần Tân Định, huyện Tân Uyên để chia sẻ cho người bệnh tâm thần. Hiện nay, ở đây có gần 1200 người bệnh như thế, do nhân đưa vào cơ thể các chất độc hại như rượu, xì ke, ma túy. Ai có đến đây rồi sẽ thức tỉnh ngay mà cố gắng sống không bê tha trác táng, gieo nhân si mê, sa đọa.

    Vậy ai đã lỡ tập tành những thói hư, tật xấu rồi, tuy biết đó là khổ nhưng ta không đủ can đảm để bỏ chúng, cuối cùng phải chịu si mê, mờ mịt, tối tăm. Nếu ta biết giác ngộ như các vị Bồ Tát, thấy rõ ràng nhân hút thuốc, uống rượu say sưa là dẫn đến cái quả nghiện ngập, bịnh hoạn, nghèo khổ, gia đình sống không hạnh phúc vì có những người thân trong gia đình như vậy. Biết thế, ta nhất quyết một lòng không hút thuốc, uống rượu, dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma túy; dù bạn bè, người thân cố tình mời mọc, ta cũng khôn ngoan, dứt khoát tìm cách chối từ, bởi nó là nhân dẫn đến quả khổ đau, bất hạnh. Ai biết sống như vậy là người có ý thức hiểu biết, nên tránh được nhân si mê, sa đọa, do đó không bị khổ.

    Nếu sống mà ta không biết nhân nào đưa tới quả khổ, nhân nào dẫn đến quả vui, ta cứ mặc tình tạo tác để rồi khi quả xấu đến thì kêu trời trách đất, than thân trách phận, đổ thừa tại-bị-thì-là; đó là người mê muội không biết tránh nhân, chỉ biết sợ quả, nên cuối cùng chịu nhiều bất hạnh, khổ đau không có ngày thôi dứt.

   Vậy chúng ta hiện tại đang sống ở trên cõi đời này, nên xét lại coi mình là người giác ngộ hay kẻ si mê? Uống rượu say sưa mất bình tĩnh dễ nói càn, làm bậy mà làm khổ cho mình và người. Ai cũng muốn mình là người giác, không bị khổ đau, bứt ngặt thì nên tập hạnh của Bồ Tát là biết tránh nhân xấu, chớ không chờ quả xấu đến rồi cầu xin trời Phật giúp cho là không thể được.

    Cuộc sống ở thế gian có nhiều trường hợp mới thoạt nhìn thấy dường như rất tốt, nhưng khi nhìn kỹ lại thì thấy chẳng tốt chút nào. Bởi vì sao, như người biết hút thuốc gặp người chưa biết hút thì mời ép, nài nỉ, xúi bảo hút, đến khi ghiền thuốc rồi, không có tiền mua, đi xin người khác thì thấy mắc cỡ. Cho nên, có nhiều người phạm tội trộm cướp, lường gạt vì một chút thèm khát của mình.

    Hoặc người chưa biết uống rượu được người biết uống rượu mời mọc ép uống, mời mà không uống thì bạn bè, người thân buồn, đến khi ghiền rồi thì phải tìm cách rũ rê đặng cho có bạn đồng nghiệp. Ai có nhiều bạn thuốc, bạn rượu thì hao tiền tốn của một cách vô lý, đến khi bệnh hoạn thì gia đình, người thân, vợ con phải gánh chịu hậu quả.   

   Cho nên, người cùng có nghiệp thì cùng cảm nhận hiện tượng giống như nhau, nên người ta thường hay gọi là có tần số giống nhau. Có nhiều người thắc mắc tại sao anh chị em cùng cha mẹ sinh ra trong một gia đình nhưng không ai giống ai, vì mỗi người có một sở thích riêng.

        Tu để chuyển nghiệp và dừng nghiệp xấu ác

 Còn đồng nghiệp trong thời hiện tại, chúng ta thấy rất thực tếcụ thể. Người chuyên cần học hành, nghiên cứu, thích phát minh kỹ thuật khoa học, vật chất để phục vụ nhân loại thì tới lui, thân cận với người nghiên cứu, học hànhham thích đóng góp, phục vụ. Người thích đi chùa sám hối tụng kinh niệm Phật và làm các công đức khác thì kết bạn với người đi chùa tụng kinh niệm Phật.

    Người thích bàn chuyện trên trời, dưới đất thì tụm năm tụm bẩy ngồi tán dóc. Người ưa cờ bạc, rượu chè say sưa thì giao du với người cờ bạc, rượu chè. Như vậy, người này thích người kia là họ có chung nghiệp, hay nói đúng hơn là thói quen huân tập nên mới hợp nhau.

    Chúng ta đã thấy rõ ràng trong cuộc sống này, mọi người ai cũng có nghiệp chung, nên mới trở thành chồng vợ, cha con, anh em, bạn bè. Nhưng mỗi người có nghiệp riêng, cho nên tính tình, sở thích, hoạt động cũng khác nhau. Nếu ta tu còn trong vòng luân hồi sinh tử, hưởng phước báo cõi trời người, thì phải biết tránh xa nghiệp xấu ác, luôn vun trồng, bồi đắp nghiệp lành để tạo nghiệp riêng hoàn thiện và sanh về cõi thiện lành, tốt đẹp cùng có đồng nghiệp thiện.

Để tiến thêm một bước nữa, ta tu dừng nghiệp thiện ác, vì biết nghiệp là không thật, do ý sinh ra, mà ý cũng không thật có, nó có là do niệm phân biệt, nên ta không theo là dừng nghiệp ý. Nghe nói lời lớn tiếng khó nghe, ta cảm thấy bực bội, khó chịu, muốn đánh mắng chửi người, liền nhìn lại xem cái bực tức đó có hình tướng ra sao và phát xuất từ đâu? Khi tìm lại không thấy hình tướng của bực tức, mà nguồn gốc khởi bực tức cũng không còn nữa.

   Thấy của người lòng tham vừa móng khởi muốn lén lấy, liền nhìn lại coi tướng trạng của tham lam như thế nào, phát xuất từ đâu? Khi nhìn kỹ lại thì không thấy hình dáng của tham lam, và nơi chốn phát xuất ra tham lam cũng không có nữa. Như tổ Huệ Khả nói, con tìm tâm không thể được. Ngũ tổ nói ta đã an tâm cho ngươi rồi, cho nên “thường biết rõ ràng, nói không thể đến”.

    Như vậy, nghiệp phát xuất từ tâm ý, rồi nói năng và dẫn đến hành động hoặc tốt hoặc xấu, mà ý là gốc phát ra nghiệp đã không thật, thì nghiệp miệng, nghiệp thân cũng từ ý mà phát ra nên nó cũng không thật? Sở dĩ chúng ta thấy nghiệp có thật là vì ta si mê chấp ngã mà ra, nên mới có thiên hình vạn trạng như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14941)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17293)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16876)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19679)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 15063)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 16078)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 14026)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12730)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12820)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12490)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13469)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13669)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13900)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14264)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12656)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13797)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13826)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13696)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13360)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 16012)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 16103)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13833)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16759)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14322)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 13046)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13474)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13427)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17540)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13184)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13961)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12584)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12528)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12711)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12918)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15369)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15144)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13466)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12814)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14212)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14512)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12932)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12224)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13728)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15100)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21425)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14597)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14864)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13851)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16738)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12852)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant