Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khi Thần Tượng Sụp Đổ

16 Tháng Chín 201510:58(Xem: 12773)
Khi Thần Tượng Sụp Đổ

KHI THẦN TƯỢNG SỤP ĐỔ

Thiên Hạnh

Khi Thần Tượng Sụp Đổ

 

HỎI:      


Mô Phật.

Con kính bạch thầy ạ!

Con còn đang là sinh viên đại học, chưa quy y Tam Bảo. Trong nhà con chỉ có một mình má con (năm nay đã ngoài năm mươi) là đã quy y, thường xuyên đi chùatham gia các hoạt động của chùa. Trong những bữa cơm hay các dịp gia đình đông đủ, má con thường tỏ vẻ rất tự hào về Đạo Phật, về ngôi chùa nơi bà sinh hoạtđặc biệtca tụng hết lời vị thầy bổn sư bà đã quy y. Thấy tuổi già về hưu mà má con tìm được nơi an vui hoan hỷ như vậy cả gia đình con rất mừng, anh chị em chúng con còn có ý định thời gian nữa xin phép má cho được cùng quy y làm Phật tử. Đùng một cái, một hôm má từ chùa về mặt buồn thiu không nói năng gì, đi thẳng vào phòng nằm rầu rĩ bỏ cả cơm nước. Chúng con phải tìm cách nhẹ nhàng khéo léo gạn hỏi mãi má mới nói giọng như nghẹn ngào: thầy đổ nghiệp rồi!. Chỉ bấy nhiêu thôi, rồi bà không nói thêm gì nữa, nhưng con biết là vị thầy bổn sư của má đã phạm một điều hệ trọng gì đó để đến nỗi má phải thất vọng ê chề như thế.

       Sau đó chúng con tìm hiểu số các vị Phật tử cùng tu với má mới biết là ông thầy của các vị đó có phạm một số điều giới gì đó của người xuất gia khiến cho các Phật tử mới lâm vào cảnh “thần tượng sụp đổ” dở khóc dở cười như thế.

       Kính bạch thầy.

       Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.

       Con kính tri ân thầy, và xin thầy hỷ xả nếu con có nói gì chưa phải.

             (Một tín nữ ở phường 12, q. Gò Vấp, tp HCM)

 

ĐÁP:  

Phật tử thân mến.

       Trước hết cho phép thầy gọi con bằng danh xưng là Phật tử, vì qua câu hỏi thầy biết con đã rất tin kính Tam Bảo. Đây quả là nhân duyên tốt lành mà không phải bất cứ ai trong cõi đời này cũng có được.

       Mẫu thân con như con đã miêu tả là một Phật tử thuần thành đã lớn tuổi, có quá trình gắn bó phụng sự quý thầy và hộ trì Tam Bảo, đó là phước duyên của bà và của gia đình mình, con nên tự hào về điều đó.

       Trường hợp của mẹ con cũng không phải ít xảy ra đối với những Phật tửtín tâm với Chư Tăng, dường như rất phổ biến là đằng khác. Theo logic thông thường của thế gian, người ta vẫn truyền tụng câu: càng hy vọng lớn thì thất vọng càng nhiều_ có thể tinh thần câu nói đó rất trùng hợp trong tình huống này vậy.

       Sự thất vọng và khủng hoảng tâm lý của mẹ con bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

      

    Thứ nhấttôn sùng và đề cao thái quá một nhân vật nào đó đến nỗi thần tượng hóa nhân vật ấy. Nên nhớ điều gì thái quá thường được gọi là cực đoan, mà đã cực đoan thì không còn tỉnh táo sáng suốt, đến nỗi gán ghép cho nhân vật đó những đức tính khả năng mà thực sự họ không hề có hoặc chưa đạt tới, ví dụ trong tâm mình cứ nghĩ họ thanh tịnh siêu quần như Phật như Thánh. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, đến khi thực tế phơi bày ra những mặt hạn chế của họ khiến mình bị bất ngờ, thậm chí khi họ mắc những sai lầm có vẻ hơi trầm trọng thì mình càng bị sốc vì “thần tượng sụp đổ”. Đối trước tình huống này, không ít Phật Tử phản ứng một cách tiêu cực là quay lưng với chùa( nơi vị ấy trú xứ), thậm chí xa rời Tam Bảo, bỏ ngang việc tu học mình đã bao lâu dày công nổ lực, cá biệt có vị niềm tin không vững quay lại phỉ báng Phật Pháp và bỏ theo tôn giáo khác.

     Thứ hai, Chưa xác định một cách chánh kiến về mục đích tu học và đâu là cái tổng thể nên nương theo và đâu là nhân duyên nhất thời mang tính tương tác cục bộ, thêm nữa là do các Phật tử chưa tự đào luyện cho chính mình sự bản lĩnh thích nghi bất cứ hoàn cảnh bất lợi nào trên đường tu tập nên gặp chuyện ngoài dự tưởng thì khủng hoảng, suy sụp, dẫn đến những hình thức đối phó thiếu đứng đắn.

       Vậy nên thầy có lời khuyên chung cho các Phật tử như sau:

       ● Để tránh những việc không hay về sau, trước khi đến và thỉnh cầu một vị Tăng(Ni) là thầy Bổn sư cầu Pháp tu học lâu dài( xin quy y), các tín chủ nên có quá trình tiếp cận tham học, là giai đoạn sơ ngộ, dần dần nếu thấy với vị thầy này, việc tu học mình có tiến bộ, tâm thức mình ngày càng an lạc, hoan hỷ, thì đây là bậc tôn túc hữu duyên với bản thân mình, lúc đó nên thỉnh cầu phát nguyện được quy yđệ tử (bởi vì Phật Phápnhân duyên, không quy định rạch ròi như một số tôn giáo khác: tín đồ khu vực nào phải sinh hoạt khu vực đó). Các Phật tử không nên vì hình thức bề ngoài, hay thoạt diện kiến vị nào thấy trang tướng dung nghi dễ coi liền tức khắc xin quy y để gắn bó thầy trò, đó là những lối hành xử hời hợt, cảm tính, bột phát… rất dễ tạo ra sự giao động tâm lý về sau.

      ● Vì sao có tâm lý “ thần tượng sụp đổ”? Xin trả lời một cách nôm na là : vì có xây nên mới có đổ! Nếu không xây thì chẳng có gì là đổ và không đổ! Thế nào gọi là xây, nghĩa là ngày mỗi ngày, Phật tử cứ vun quén tạo dựng ảo tưởng thầy mình là nhất không thầy nào bằng, thầy mình tu hành giới đức thanh tịnh, thầy mình giỏi dang, thầy mình toàn bích, không chút tỳ vết lỗi lầm,… quả là một bức tượng hoàn hảo! Nhưng mình quên rằng, thầy mình cũng là con người, là người xuất gia đang tu học Phật, thầy mình chưa là Phật làm sao toàn bích đây? Vậy nên lời khuyên là hãy đừng xây nên một thần tượng nào cả, hãy tinh cần tu và học là điều thiết thực nhất.

       ● Tại sao phải buồn rầu khi một ai đó phạm sai lầm, mình vẫn còn một Đức Phật, Bậc Giác Ngộ tối thượng, là thầy của trời và người( Thiên nhơn chi Đạo Sư) đang được cả nhân loại ngưỡng mộ đó cơ mà! Sao không lấy Ngài làm thần tượng noi gương mà tu tập lại thần tượng một vị nào đó, rồi thấy họ là tất cả?

       Thêm nữa, cả nền giáo lý nhiệm mầu Đức Phật để lại còn đây, Phật tử nên theo đó hành trì tu tập, nên nhớ: “ Y Pháp bất y nhơn”. Với người tu học Phật chân chính thì lúc nào cũng lấy Gíao Pháp làm thầy như lời Đức Phật đã dạy, các thầy chỉ là người trợ duyên dẫn đường.

       ● Sai lầm của một vị thầy nào đó là chuyện cá nhân, một hiện tượng cá biệt, nó không phản ánh toàn bộ Phật Giáo, nếu đánh đồng rồi quy kết là Phật Giáo không tốt rồi quay sang chê bai Đạo Phật, bỏ theo tôn giáo khác là cách hành xử thiếu trí tuệ, rồi sẽ mất cơ hội tu tập (tự mình thiệt mình).

        ● Cũng có thể đó là biệt nghiệp rơi rớt của riêng thầy ấy, xử lý theo Luật theo Pháp là việc của cộng đồng Tăng đoàn, nằm ngoài trách nhiệm của cư sĩ Phật tử, nên các Đạo hữu chỉ nên chú tâm tu học đừng quá bận tâm.Vả lại nhân quả ai gây ra người ấy gánh chịu, không phải Phật tử chịu thay, nên hiểu rõ điều này.

  Theo thầy, mẹ con cứ nên đi chùa tu học tụng kinh bình thường, vẫn cung kính thầy mình như chưa từng xảy ra việc gì. Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.

       Riêng phần của con, thầy khuyên con không việc gì phải thối thất tín tâm với Tam Bảo, việc mẹ con bị chao đảo tâm lý cũng là chuyện bình thường, nếu tín tâm Phật Pháp đủ mạnh, thầy tin tưởng bà sẽ vượt qua nhanh thôi và sẽ tinh tấn tu học như xưa. Con đừng lấy chuyện riêng của một vị thầy nào đó mà ảnh hưởng sự quy hướng về Phật Pháp của mình( bởi chuyện chẳng đáng chút nào cả_chẳng khác nào tự mình thiệt mình, uổng lắm!).

        Thầy cầu nguyện Chư Phật gia hộ mẹ của con sớm nhận rõ đường lành, bản thân con sẽ sớm là Phật tử ngày ngày tinh tấn tu tập theo lời Phật dạy.

        Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9993)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10296)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11206)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9934)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10182)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9634)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10017)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8783)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8511)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10032)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9995)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9428)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10570)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10500)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11273)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8483)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12611)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10132)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8423)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9647)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9495)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8109)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9967)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9211)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13341)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9547)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8660)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10302)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8630)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8613)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14189)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10184)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8585)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11478)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11834)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8754)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8106)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9350)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10390)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8691)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8792)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16051)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9871)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11377)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10181)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8347)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9260)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9998)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8585)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant