Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viên Ngọc Trong Tâm (song ngữ)

11 Tháng Mười 201507:55(Xem: 9643)
Viên Ngọc Trong Tâm (song ngữ)

Viên Ngọc Trong Tâm 
The Inner Jewel

Jenifer Edwards
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Viên Ngọc Trong Tâm (song ngữ)

Viên Ngọc Trong Tâm

Hãy trông kìa, ông lữ khách đang lê bước chân, mỏi mệt;

Trông ông đau khổ biết dường nào, vì ông đang gánh vác trên vai, tất cả tài sản của ông,

Tài sản của mười năm ông làm việc,

Tài sản của hai mươi năm ông làm việc,

Bạn có bao giờ, tự hỏi tại sao,

Ông lữ khách lại giận dữ, về những năm tháng đã trôi qua.

Khi đã có nhiều người mở lòng từ bi, cho ông vào nhà,

Giúp cho ông nơi trú ẩn, để tránh đi cơn bão tố đang liên tục thổi ngoài trời.

Tuy nhiên, cơn bão thật sự, là sự giận dữ, đang ào ào thổi trong lòng ông.

Vì cơn bão giận dữ nầy, mà ông luôn luôn tìm thấy nhiều điều sai quấy;

"Cái giường nầy cứng quá"

"Họ chẳng tử tế gì cả"

"Bất cứ nơi nào tôi đến, tôi cũng chẳng được ai hoan nghênh"

"Đây không phải là sự thật, mà tôi muốn tìm kiếm".

Một ngày kia, ông lữ khách gặp một người đàn ông có tâm an lạc

Ông không thể lay chuyển được người nầy, ngay cả trong cơn giận dữ.

Hai người cúi đầu chào nhau, bằng những nụ cười,

Một ông thì thân thiện, còn ông kia thì giả tạo.

Ông-an-lạc hỏi, "Mời ông uống trà với tôi nhé?"

Ông-giận-dữ trả lời, "Dạ có, cảm ơn ông."

Sau đó, ông-an-lạc bắt đầu công việc nấu trà

Ông để ông-giận-dữ ngồi chờ ở đó, thật lâu.

Trong khi ông khách chờ đợi uống trà, cơn giận dữ của ông lại nổi lên,

Giống y như cơn bão biển đang thét gào, hung dữ.

Ông khách ngồi suy ngẫm, ông chủ nầy quả là người thô lỗ,

Vì ông đã để cho ta, phải ngồi chờ đợi quá lâu,

Rồi, ta biết ta sẽ phải nói gì, khi ông ta trở lại;

Ta sẽ cho ông ta một bài học, về sự khiêm nhường.

Rồi nhiều giờ trôi qua, ông khách chờ đợi từ ban ngày, nay đã là ban đêm.

Cuối cùng, ông-an-lạc đã trở lại, tay chỉ cầm theo một tách trà.

"Trong làng của chúng tôi, đây là tách trà thơm ngon nhất." ông nói,

"Chúng tôi chỉ phục vụ trà nầy cho những vị khách mời, thân quý nhất.

Chúng tôi cần một thời gian rất lâu, để nấu trà nầy,

chúng tôi chỉ có thể hái được lá trà nầy, ngay vào thời điểm lá xanh non, đúng theo-tiêu-chuẩn của chúng tôi, rồi sau đó chúng tôi thả trà vào nước."

Ông-giận-dữ ngồi nghe, mắt mở to, nhìn chằm chằm vào cái tách trà đẹp đẽ,

cùng với nước trà nóng đang bốc khói bên trong

Trong tách trà đó, ông có thể trông thấy nhiều người đang hái trà.

Ông có thể nghe thấy những lời họ nguyện cầu, và những lời tụng kinh của họ,

Ông có thể nhìn thấy những nụ cười của họ,

Dù cho gánh trên lưng của họ, có nặng nề,

Nhưng, cuộc sống của họ, sao lại có vẻ nhẹ nhàng

Khi ông nhìn sâu sắc hơn, ông có thể nhìn thấy đất trời đang nở hoa

Qua những nét đẹp đơn giản của cây cối, và hoa lá.

Ở dưới đáy tách, ông còn trông thấy một lá trà duy nhất

Cuộn tròn lại như một viên ngọc trai

Ông khách nói thầm thì, "Ông để quên một vật gì đó trong tách trà của tôi."

Ông-an-lạc mỉm cười, và ông khẽ chạm vào đôi tay của ông khách.

Rồi ông-an-lạc trả lời, "Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý." 

"Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.

Nằm ẩn mình, bên dưới nơi mỏng manh, và dễ-xúc-động nhất của chúng ta,

Nằm ẩn mình, rất cách xa, nơi tầm mắt chúng ta trông thấy mỗi ngày,

Chôn kín, vào trong những nơi, mà chúng ta không muốn đặt chân đến,

Bên dưới, nơi các nỗi đớn đau, mà chúng ta không muốn nhìn nhận,

Vì vậy, trong tách trà của chúng tôi, chiếc lá xanh cuộn tròn là một lời nhắc nhở,

Chúng ta phải luôn luôn mài dũa những viên ngọc trong tâm, mà chúng ta đã không nhìn thấy được."

Ông-giận-dữ hỏi, "Như vậy, tại sao ông lại tặng viên ngọc quý cho tôi?"

"Tôi là người không xứng đáng với những món quà nầy.

Tôi là người hay giận dữ, và có lòng thù hận, tôi cũng là người vô ơn, và không có lòng tử tế.

Tôi là người ngu xuẩn, điên khùng, độc ác, và mù quáng.

Tôi chỉ làm tổn thương người khác, và tôi chẳng giúp ích gì cho ai cả,

tôi cũng làm cho nhiều người giận dữ, và tôi đã lợi dụng nhiều người.

Tại sao, ông lại tặng tôi món quà nầy?

Tại sao, ông lại muốn chia sẻ với tôi "viên ngọc quý"?

"Bạn của tôi ơi, mọi người đều là những người xứng đáng.

Vì, mọi người đều có viên ngọc trong tâm,

Cho dù, họ đã vùi chôn viên ngọc, xuống đáy sâu,

Cho dù, họ sẽ phải mất thật nhiều thời gian, để đi tìm kiếm.

Chúng tôi chỉ trao tặng cho bạn, những gì cần phải trao tặng

chúng tôi sẽ không đòi hỏi, bạn phải đáp đền.

Bạn của tôi ơi, hãy uống trà đi,

Chúng ta hãy vui vẻ làm việc, để cùng phát triển, và cùng sẻ chia

những gì tốt đẹp nhất của chúng ta

Chúng ta không thể nào, làm ngừng được những cơn giông bão,

Nhưng chúng ta luôn luôn có thể học hỏi, để hành động với lòng thương yêu, chứ không phải là hành động với lòng thù hận."

The Inner Jewel 

See the weary traveler;

How he suffers carrying everything he owns,

Ten years worth,

Twenty years worth,

Wondering why.

Upset at how the years have gone.

And many have taken him in,

Offering him shelter from the constant storms.

But the storms are within him.

And in his anger, he can always find something wrong;

"The bed is too hard"

"They were not so kind"

"I am not welcome anywhere"

"This is not the truth I was meant to find".

 

One day he met a calm man

That in anger, he could not shake.

The men greeted each other with smiles and bows,

One in kindness, the other, fake.

"Would you take tea with me?", the calm man asked

"Yes thank you." the angry man replied.

So the man set off to make his tea

Leaving the angry man there for awhile.

And while he waited, his anger grew,

Harsh and loud like a storm of the sea.

He thought long about how rude his host was

For keeping him waiting,

And what he would say when he returned;

How he would show him humility.

Hours past and day became night

Finally the calm man returned with just one cup of tea.

"This is the best tea from my village." he said,

"We serve it for only most honored guests.

It takes a very long time to brew

because we can only pick and steep the leaves

when the leaves are just right."

The angry man sat staring at the beautiful tea cup

and the hot tea steaming inside

In it, he could see the many people picking the leaves.

He could hear their prayers and chants,

He could see their smiles,

How heavy their burdens were,

And yet, how light their lives seemed.

He looked deeper and could see the earth blossoming

The simply beauty of both flowers and trees.

At the bottom of the cup there was a single tea leaf

Rolled up like a pearl

"You left something in my tea." he said quietly.

The calm man smiled and touched the man's hands.

"Many decorate themselves with jewels." he said,

"But the grandest most beautiful jewel of all, is within.

Hidden beneath our fragility,

Hidden far beyond our every day sight,

Buried in the places we'd rather not go,

Beneath all the hurt we'd rather deny,

So in our tea, the curled green leaf is a reminder

to cultivate the inner jewels that cannot be seen."

"Then why did you offer it to me?" the angry man asked,

"I am not worthy of such things.

I hate and rage, am ungrateful and unkind.

I am a foolish man, foolish, cruel and blind.

I have hurt more than I have helped,

and have left so many feeling angry and used.

Why give me such a gift?

Why share with me this "precious jewel"?

"Every being is worthy.

Every being has such worth inside,

No matter how deep they bury it,

No matter how hard it is to find,

We offer only what we have to give

And ask nothing of you in return.

Drink the tea my friend,

May we all work with joy to cultivate and share

the very best of ourselves

We cannot always stop the storms,

But we can always learn to act in love, not abuse."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4440)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3383)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4549)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3530)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3350)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3834)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3138)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3472)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3457)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3388)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3556)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3233)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4098)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3684)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3494)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3544)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3856)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3225)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3366)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3241)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5406)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3543)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3757)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3431)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3512)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3707)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3439)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3827)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3786)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3622)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3794)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3511)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4107)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3680)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4080)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3497)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3365)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3747)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3682)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4232)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3971)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3483)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3457)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3486)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3083)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3230)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
(Xem: 4568)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 3928)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
(Xem: 3231)
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.
(Xem: 3394)
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnhthù thắng nhất!”
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant