Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Món quà Đạo Pháp

12 Tháng Mười Một 201506:18(Xem: 8343)
Món quà Đạo Pháp

MÓN QUÀ ĐẠO PHÁP

Ajahn Chah

Hoang Phong chuyển ngữ

                                                                    
Món quà Đạo Pháp

            Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.

***

             

           Tôi rất vui mừng được biết hai vị đã mượn dịp thăm con vừa được thụ phong tỳ kheo để viếng ngôi chùa Wat Pah Pong này. Thế nhưng thật đáng tiếc là tôi chẳng có một món quà nào để tặng hai vị cả. Ở Pháp có thật nhiều các thứ vật chất, thế nhưng Dhamma (Đạo Pháp) thì quả là hiếm hoi. Tôi cũng đã có dịp đến Pháp và được tận mắt nhận thấy tại xứ ấy chẳng nơi nào có Dhamma (Đạo Pháp) cả, hầu có thể giúp hai vị tìm thấy sự an bìnhthanh thản (nhà sư Ajahn Chah thuyết giảng bài này cách nay đã gần 30 năm. Ngày nay tại Pháp ngoài số chùa chiền thuộc đủ mọi tông pháihọc phái tuy còn khiêm tốn, nhưng đã mọc lên khắp nơi, số sách báo Phật giáo xuất bản hàng tháng cũng rất nhiều, một người không sao đọc hết được). Chỉ thấy ở đấy toàn là những thứ mang lại hoang mang (confusion/xao lãng/, nhầm lẫn) và mọi sự giao động cho tâm thức (mind, spirit/esprit) mọi người mà thôi.

             Nước Pháp rất phong phú trên phương diện vật chất, có đủ mọi thứ hấp dẫn giác cảm: nào là các cảnh quan, âm thanh, mùi, vị, các sự đụng chạm đủ loại. Thế nhưng những thứ ấy chỉ mang lại sự hoang mang cho những ai không hiểu được Dhamma (Đạo Pháp) là gì. Vì thế hôm nay tôi xin tặng hai vị một chút Dhamma làm quà mang về Pháp. Đây cũng là món quà của cả hai ngôi chùa Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat (Wat Pah Nanachat là một ngôi chùa không xa ngôi chùa Wat Poh Pong của ông, và do chính ông giao cho người đệ tử của mình là nhà sư Ajahn Sumedho thành lập năm 1975, nhằm dành riêng cho những người Tây Phương đến đây tu học).  
  

             Vậy thì Dhamma (Đạo Pháp) là gì? Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được. Cái mà người ta gọi là Dhamma ấy cần phải được mang ra học hỏi suốt đời, hầu mỗi khi có một sự cảm nhận tâm thần hiện lên với mình thì mình biết cách quan sát nó và đối phó với nó.   
 

             Dù chúng ta sinh sống trên đất Thái hay tại bất cứ một quốc gia nào khác, thì các vấn đề khó khăn xảy đến với mình đều giống nhau. Nếu không biết giải quyết các vấn đề ấy như thế nào, thì chúng ta sẽ khó tránh khỏi mọi thứ khổ đau và cùng quẩn. Chỉ có trí tuệ mới có thể giúp mình giải quyết được các khó khăn ấy, thế nhưng trí tuệ thì cũng chỉ có thể đạt được bằng cách luyện tập tâm thức mà thôi.

            Đối tượng của việc luyện tập không ở một nơi xa xôi nào cả: nó đang ở ngay bên trong thân xác và tâm thức mình. Đối với người Tây Phương hay Thái Lan thì cũng thế: mỗi người đều có một thân xác và một tâm thức. Nếu thân xác và tâm thức hoang mang (lầm lẫn) thì sẽ mang lại cho mình một tình trạng hoang mang. Nếu thân xác và tâm thức an bình thì sẽ mang lại cho mình sự an bình

            Thật vậy, tâm thức cũng chẳng khác gì như nước mưa, tinh khiết một cách tự nhiên. Nếu chúng ta pha một giọt phẩm xanh vào nước mưa, thì tức khắc nó sẽ hóa màu xanh. Phẩm vàng sẽ biến nước thành màu vàng.

            Tâm thức cũng phản ứng tuơng tự như vậy. Nếu một "giọt" cảm nhận thoải mái rót vào tâm thức, thì tâm thức cũng sẽ cảm thấy an vui. Nếu là một sự cảm nhận bất an, thì tâm thức cũng sẽ bất an. Tâm thức sẽ bị "mây mù" che khuất, tương tự như nước pha phẩm màu.

             Nước trong "tiếp xúc" với phẩm vàng thì cũng sẽ hóa vàng. Nếu "tiếp xúc" với phẩm xanh thì nước cũng sẽ hoá xanh. Nước đổi màu tùy theo từng trường hợp. Thế nhưng thật ra dù nước có đổi thành màu vàng hay màu xanh thì bản chất tự nhiên của nó vẫn là trong vắttinh khiết. Đối với tâm thức cũng thế, thể dạng tự nhiên của nó luôn tinh khiết, trong sángthanh thoát. Chỉ khi nào nó chạy theo các cảm nhận tâm thần thì mới trở nên hoang mang. Nó bị đánh lạc hướng bởi các thể dạng tính khí (moods/chẳng hạn như vui buồn, lo âu, sợ hãi..,) của chính nó.

             Đến đây tôi cũng xin giải thích thêm về những gì trên đây. Hiện ngay lúc này, quý vị đang ở trong một khu rừng thật êm ả, không có một ngọn gió nào, lá trên các cành cây đang im lìm. Thế nhưng nếu có một cơn gió nổi lên, thì cành lá sẽ bị lay động. Tâm thức cũng chẳng khác gì như các cành lá ấy. Mỗi khi tiếp xúc với một sự cảm nhận tâm thần thì tâm thức cũng sẽ bị "lay động" tùy theo bản chất của sự cảm nhận ấy. Nếu sự hiểu biết Dhamma (Đạo Pháp) càng ít, thì tâm thức chúng ta càng chạy theo các sự cảm nhận tâm thần ấy (và trở nên nô lệ cho các sự cảm nhận ấy). Nếu tâm thức cảm nhận được hạnh phúc thì nó cũng sẽ hạnh phúc, nếu cảm nhận các thứ khổ đau thì nó cũng sẽ khổ đau. Tâm thức thường xuyên rơi vào sự hoang mang!

             Tóm lại con người thường hay bị chứng rối loạn thần kinh (neurotic/tâm thần bấn loạn). Tại sao lại như thế? Bởi vì người ta không ngừng chạy theo các thể dạng tính khí (moods/tâm trạng, cảm tính) của mình, và không biết là phải làm thế nào để chăm sóc cho tâm thức mình. Nếu không được chăm sóc thì tâm thức cũng chẳng khác gì như một đứa bé không mẹ không cha chăm sóc mình. Một đứa trẻ mồ côi sẽ không tìm được một nơi an trú nào, và nếu không có một nơi an trú nào thì nó sẽ khó tránh khỏi mọi thứ hiểm nguy.

             Cũng vậy, nếu không được chăm lo, hoặc không được luyện tập hay rèn luyện nhờ vào sự hiểu biết đúng đắn, thì tâm thức tất sẽ gặp phải khó khăn.  

             Hôm nay tôi xin tặng quý vị một món quà, đấy là phương pháp luyện tập tâm thần gọi là kammatthana. "Kamma" (nghiệp) có nghĩa là "hành động" và "thana" có nghĩa là "căn bản" hay "nền tảng". Phương pháp này của Phật giáo sẽ giúp cho tâm thức tìm thấy sự thanh thảnan bình. Chính quý vị phải theo đó để tự luyện tập tâm thức mình, và nhờ vào tâm thức đã được huấn luyện ấy, quý vị sẽ quán xét thân xác mình.

             Con người chúng ta gồm có hai thành phần: thân xác và tâm thức - chỉ có thế. Những gì có thể trông thấy được bằng mắt thì chúng ta gọi là thân xác. Đối với "tâm thức" thì nó không mang thể dạng vật chất nào cả. Tâm thức chỉ có thể trông thấy được nhờ vào cách nhìn của nội tâm, tức là bằng "đôi mắt của tâm thức". Hai thành phần đó - thân xác và tâm thức - luôn ở trong tình trạng biến động (chuyển hóa, chuyển động) không ngừng.

             Vậy tâm thức là gì? Tâm thức thật ra không phải là một "thứ gì" cả (hay một thực thể nào cả). Theo cách hiểu thông thường thì "tâm thức" (mind/tâm thần, tâm trí) là một thứ gì đó có khả năng nhận biết (feel), tiếp nhận (receive) hay cảm thấy (sense), đưa đến các kinh nghiệm cảm nhận (experiences) về các giác cảm tâm thần (mental impressions). Và ngay vào thời điểm đó sẽ hiện ra tâm thức. Trong khi tôi nói chuyện với quý vị, tâm thức tôi hiểu là tôi đang nói. Âm thanh lọt vào tai quý vị và quý vị hiểu là có những gì đó đang được nói lên. Một thứ gì đó nhận biết được các chuyện ấy sẽ được gọi là "tâm thức" (mind). Cái tâm thức ấy không có cái ngã (self/"cái tôi") hay một thực thể (subtance/thực chất) nào cả. Nó cũng không mang một hình tướng nào cả. Nó chỉ nhận biết được các sinh hoạt tâm thần, và chỉ có thế! Nếu quý vị tập cho cái tâm thức ấy biết nhìn thật đúng đắn thì nó sẽ không phải đối đầu với mọi thứ khó khăn. Nó sẽ cảm thấy thoải mái.   

             Tâm thứctâm thức. Các đối tượng tâm thần (mental objects) là các đối tượng tâm thần. Các đối tượng tâm thần không phải là tâm thứctâm thức cũng không phải là các đối tượng tâm thần (thí dụ: buồn, vui, sợ sệt, nhớ thương, đau buồn, hạnh phúc, khổ đau, hy vọng, ước mơ... không phải là tâm thức, và ngược lại tâm thức cũng không phải là các thứ ấy). Nhằm giúp hiểu rõ hơn thế nào là tâm thức và thế nào là các đối tượng tâm thần bên trong tâm thức mình, chúng ta có thể bảo rằng tâm thức "tiếp nhận" (receive) các đối tượng tâm thần hiện ra với nó (đối với Phật giáo, tâm thức là một giác quan, các hiện tượng tâm thần là các đối tượng cảm nhận của nó, tương tự như hình tướng và màu sắc là các đối tượng cảm nhận của mắt; âm thanhtiếng động là các đối tượng cảm nhận của tai, v.v. Do đó những gì mà tâm thức cảm nhận được chỉ là kết quả mang lại từ sự tiếp xúc của tâm thức với các đối tượng của nó. Sự tiếp xúc ấy sẽ đưa đến mọi thứ diễn đạt và các xúc cảm trong tâm thức. Khái niệm về tâm thức này thật chủ yếu, là chiếc chìa khóa quan trọng nhất giúp mở ra cổng của cả lâu đài Phật giáo).

             Khi nào hai thứ - tâm thức và các đối tượng tâm thần - tiếp xúc với nhau, thì chúng sẽ làm phát sinh ra các sự cảm nhận (feelings/sự cảm biết). Một số cảm nhận thì dễ chịu, một số khác thì khó chịu, một số khác thì lạnh hoặc nóng, và tiếp tục như thế! Nếu không phát huy được trí tuệ hầu giúp mình gạn lọcxét đoán các sự cảm nhận ấy thì tâm thức mình sẽ rơi vào tình trạng hoang mang (lầm lẫn, bấn loạn).

             Thiền định là một con đường (phương tiện) phát huy tâm thức, nhằm biến nó trở thành một cơ sở giúp gia tăng trí tuệ. Hơi thở là cơ sở vật chất góp phần vào việc phát huy tâm thức. Chúng ta gọi cơ sở ấy là ānāpānasati hay là sự "phát huy tâm thức tỉnh giác nhờ vào phép hít thở" (mindfulness of breathing) (khái niệm hay phép luyện tập này được giải thích trong các kinh Anapanasati - MN 118, Maha-Sathipatthana - DN 22, và Satipatthana Sutta - MN 10). Chúng ta sẽ mượn sự hít thở của mình để biến nó thành một đối tượng tâm thần. Sở dĩ chúng ta chọn sự hít thở làm đối tượng cho việc hành thiền là vì nó rất đơn giản, và cũng vì nó từng là tâm điểm của phép thiền định từ những thời kỳ xa xưa nhất. 
 

             Mỗi khi có dịp thuận tiện thì quý vị nên tréo chân ngồi xuống để thiền định: bàn chân phải gác lên đùi chân trái, bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái, giữ lưng thật thẳng và vững vàng. Quý vị nhủ thầm: "Đây là lúc tôi nên buông bỏ tất cả mọi điều phiền muộn và lo lắng". Quý vị không để cho bất cứ gì có thể mang lại lo buồn cho mình. Quý vị hãy tạm thời đặt sang một bên tất cả các điều phiền muộn.  

             Đến đây quý vị hãy tập trung sự chú tâm của mình vào hơi thở, không nên tìm cách kéo dài hay rút ngắn hơi thở của mình, cũng không tìm cách thở mạnh hơn hay yếu hơn. Hãy giữ sự hít thở bình thườngtự nhiên. Sự tỉnh thức tâm thần (mindfulness/tâm linh tỉnh thức) và sự tỉnh giác (self-awareness/sự chú tâm, khả năng nhận thức) sẽ hiện lên từ tâm thức và tập trung vào hơi thở vào và hơi thở ra.  

            Hãy giữ thật thoải mái, không nên suy nghĩ về bất cứ chuyện gì. Không nên nghĩ hết chuyện này sang chuyện kia. Việc duy nhất phải làm là tập trung sự chú tâm của mình vào hơi thở vào và hơi thở ra. Quý vị không có việc gì khác phải làm ngoài sự chú tâm đó! Hãy giữ tâm thức thật tỉnh giác hướng vào hơi thở vào và hơi thở ra khi cảm nhận được chúng. Hãy chú tâm vào lúc khởi đầu, giai đoạn giữa và gian đoạn chót của từng hơi thở (hít vào cũng như thở ra). Khi thở vào thì bắt đầu theo dõi hơi thở từ đầu mũi, sau đó là vị trí tim, và sau cùng là vị trí bụng. Khi thở ra thì theo dõi hơi thở theo chiều ngược lại: bắt đầu thở ra từ bụng, giai đoạn giữa ở vị trí tim và sau cùng là đầu mũi. Hãy phát động sự chú tâm hướng vào sự hít thở đó: 1- đầu mũi, 2- vị trí ngang tim, 3- vị trí bụng. Sau đó là ngược lại: 1- vị trí bụng, 2- vị trí ngang tim, 3- đầu mũi.

            Khi nào tập trung được sự chú tâm hướng vào ba điểm chuẩn ấy thì quý vị sẽ loại bỏ được các sự lo lắng. Không nên nghĩ đến bất cứ chuyện gì khác. Hãy giữ sự chú tâm hướng vào hơi thở. Một số tư duy cũng có thể hiện lên trong tâm thức. Chúng có thể đưa đến các sự suy nghĩ khác khiến quý vị bị xao lãng. Thế nhưng cũng không nên lo lắng về chuyện ấy. Quý vị chỉ cần kéo sự chú tâm trở về với hơi thở, và cứ tiếp tục lập lại mỗi khi bị xao lãng. Tâm thức quý vị cũng có thể rơi vào xu hướng tìm cách phán đoàn hay phân tích các thể dạng tính khí của mình
(moods/humeurs), thế nhưng vẫn cứ tiếp tục luyện tập, theo dõi giai đoạn khởi đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn chấm dứt của từng hơi thở một.

            Đến một lúc nào đó, sự chú tâm của tâm thức vào ba giai đoạn trên đây của hơi thở sẽ trở nên vững vàng hơn. Sau một thời gian luyện tập, tâm thức và thân xác sẽ quen dần với công việc đó. Sự mệt mỏi sẽ biến mất. Thân xác sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và hơi thở cũng dần dần trở nên thật nhẹ nhàng. Sự tỉnh thức tâm thần (mindfulness/tâm linh tỉnh thức) và sự tỉnh giác (self-awareness/ sự chú tâm, sự nhận thức, sự ý thức sáng suốt) sẽ che chở tâm thức và canh chừng nó. 

            Chúng ta luyện tập như thế cho đến khi nào tâm thức trở nên thanh thảnan bình, và biến thành nhất thể. Biến thành nhất thể ở đây có nghĩa là tâm thức hoàn toàn hòa nhập vào hơi thở, nó không còn bị tách ra khỏi hơi thở nữa. Tâm thức lúc đó sẽ hết hoang mang và trở nên thanh thản. Nó sẽ nhận biết được giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của từng hơi thở và gắn chặt vào nó.  

            Khi nào tâm thức bắt đầu lắng xuống, thì khi đó chúng ta chỉ cần tập trung sự chú tâm vào hơi thở vào và hơi ra duy nhấtvị trí hai lỗ mũi. Chúng ta không cần phải theo dõi hơi thở di chuyển xuống bụng và trở lên mũi nữa. Chỉ cần tập trung duy nhất vào vị trí mũi, nơi không khí được hít vàothở ra.

            Đây là phép luyện tập nhằm giúp "tâm thức lắng xuống", có nghĩa là mang lại sự thanh thảnan bình cho nó. Khi nào sự tĩnh lặng hiện ra thì tâm thức sẽ dừng lại, nó dừng lại với đối tượng duy nhất của nó là hơi thở. Đó là cách mang lại sự an bình cho tâm thức giúp cho trí tuệ hiển hiện.   

            Dầu sao trên đây cũng chỉ là giai đoạn khởi đầu, có nghĩa là căn bản của toàn bộ việc luyện tập. Quý vị phải mang ra luyện tập mỗi ngày, dù mình đang ở đâu: tại nhà, đang đi xe, đang nằm hay đang ngồi, lúc nào quý vị cũng phải giữ sự tỉnh giác tâm thầnthường xuyên canh chừng tâm thức mình.

            Đây là "phép tập luyện tâm thần" có thể thực hiện với tất cả bốn tư thế, có nghĩa là không bắt buộc phải ngồi tréo chân thì mới được, mà có thể là đang đứng, đang đi hay đang nằm. Mục đích là giữ vững tâm thức trong thể dạng tỉnh giác trong từng khoảnh khắc một. Và nếu muốn thực hiện được điều đó thì chúng ta phải thường xuyên giữ được thể dạng tỉnh giác/tỉnh thức (mindfulness)chú tâm (awareness). Tâm thức đang hạnh phúc hay khổ đau? Nó có bị hoang mang hay không? Nó có tìm thấy sự an bình hay không? Đấy là cách tìm hiểu tâm thức mình hầu mang lại sự an bình cho nó, và khi nào tâm thức tìm thấy được sự an bình thì trí tuệ sẽ hiển hiện.

            Với tâm thức an bình đó quý vị hãy nhìn vào thân xác mình và xem đấy như là một đối tượng thiền định, quý vị quán xét thân xác ấy từ đỉnh đầu xuống lòng bàn chân, sau đó từ lòng bàn chân ngược lên đỉnh đầu. Cứ tiếp tục như thế. Quý vị nhìn vào tóc trên đầu, lông trên thân thể, móng tay, móng chân, răng, da.... Qua cách thiền định này, chúng ta sẽ nhận thấy toàn thể thân xác mình được cấu tạo bởi bốn thành phần là đất, nước, lửa và khí. Các phần cứng của cơ thể được cấu tạo bởi thành phần "đất", các chất lỏng được cấu tạo bởi thành phần "nước". Gió xuyên vào thân thể từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên (hơi thở và các phần rỗng trong cơ thể) và được cấu tạo bởi thành phần khí. Hơi ấm trong cơ thể thuộc thành phần lửa. 

            Tổng thể của những thứ ấy tạo ra cái mà chúng gọi là nhân dạng "con người" (human being/être humain). Thế nhưng một khi thân xác tan rã và hóa thành các thành phần tạo ra nó trước đây, thì vỏn vẹn chỉ còn lại bốn thành phần mà thôi. Đức Phật dạy rằng không có gì tự nó là một "nhân dạng", không có "con người" nào, không có người Thái nào, cũng không có người Tây Phương nào, mà chỉ có bốn thành phần - chỉ có thế! Chúng ta quả quyết là có một "con người", một "nhân dạng" (being/être), thế nhưng trên thực tế thì không có một thứ gì là như thế cả.   
   

            Dù chúng ta nhìn vào từng thành phần một - đất, nước, lửa, khí - hay nhìn vào tổng thể của tất cả bốn thứ ấy và gọi đấy là "nhân dạng con người" (human being/être humain) thì tất cả những "con người" ấy cũng đều là vô thường, phải chịu mọi sự khổ đau và không mang một thực tính (identity/thể tính, bản ngã, bản sắc) cá biệt nào cả. Chúng không bền vững, vô thường và ở trong một tình trạng biến đổi không ngừng. Không có gì bền vững cả, tất cả cũng chỉ được một khoảnh khắc mà thôi! Thân xác không bền vững: nó luôn thoái hóabiến đổi không ngừng. Tóc biến đổi, móng tay, móng chân biến đổi, răng, da cũng thế. Tất cả đều đổi thay không ngoại trừ một thứ gì cả. 

            Tâm thức của chúng ta cũng vậy, cũng biến đổi không ngừng. Tâm thức không có "cái ngã" cũng không mang một thực thể nào cả. Không có gì thực sự có thể gọi là "chúng ta", hay là "họ" cả, thế nhưng tâm thức thì lại cứ nghĩ là như thế. Biết đâu nó cũng có thể nảy ra ý nghĩ tự tử, hoặc mơ tưởng đến hạnh phúc hay nghĩ đến những sự khổ đau - hoặc mọi thứ chuyện khác! Tâm thức không bền vững. Nếu không phát huy được trí tuệ và cứ xem cái tâm thức ấy là mình, thì nó sẽ không ngừng nói dối mình, và sẽ khiến mình rơi vào tình trạng thường xuyên đổi thay, hết hạnh phúc lại đến khổ đau.    

            Tâm thức đó là vô thường. Thân xác đó là vô thường. Dù đem ghép chung hai thứ ấy với nhau thì chúng cũng sẽ vô thường, cũng chỉ là nguồn gốc của khổ đau, và không hề hàm chứa một cái ngã nào. Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy rằng các thứ ấy không phải là một nhân dạng (being), không phải là cái ngã, không phải là linh hồn, không phải là "chúng ta", không phải là "họ". Chúng chỉ đơn thuần là các thành phần: đất, nước, lửa và khí. Duy nhất chỉ là các thành phần mà thôi!

            Khi nào tâm thức trông thấy được sự thật ấy thì nó sẽ vượt thoát khỏi những sự bám víu trói buộc nó, chẳng hạn như các tư duy: "tôi đẹp", "tôi là người tốt", "tôi là người xấu", "tôi khổ đau", "tôi" có cái này hay cái kia", "tôi" là thế này, "tôi" là thế nọ. Quý vị có thể rơi vào một tình trạng mà quý vị có thể  trông thấy tất cả nhân loại trên căn bản đều giống nhau. Không một ai có "cái tôi", chỉ đơn thuần là bốn thành phần.

            Khi nào suy tư và nhận thấy được vô thường, khổ đau và vô ngã, thì khi đó chúng ta sẽ không còn bám víu vào cái ngã, vào một nhân dạng, vào tôi, vào anh hay vào chị nữa. Tâm thức khi nhận thấy được điều đó thì sẽ làm phát sinh ra nibbana (niết bàn), sự tỉnh ngộ (desenchantment/hết u mê, vỡ mộng, hết mê muội) và sự đình chỉ mọi dục vọng. Tâm thức đó sẽ nhận thấy mọi sự đều là vô thường, khổ đau và vô ngã.

            Tâm thức sẽ biết dừng lại (dừng lại ở đây không có nghĩa là ngưng đọng, bất động, chết khô hay biến mất mà chỉ có nghĩa tức là tâm thức sẽ không còn suy nghĩ miên manbám víu vào mọi thứ, nó vẫn còn nguyên vẹn, vẫn trôi chảy nhưng trở nên trong suốt và tĩnh lặng, tương tự như một dòng sông phẳng lì, nước vẫn luân lưu nhưng không một gợn sóng li ti nào giúp nhận biết được là nó đang chảy. Tâm thức vẫn duy trì được dòng chảy, sự trong sáng của nó, nhưng trên dòng chảy đó không có một tư duy hay xúc cảm bấn loạn nào dấy lên dù thật nhỏ để làm mốc hầu có thể giúp mình nhận biết được sự luân lưu của nó. Dòng tâm thức đó luân lưu xuyên qua không gianthời gian trong một thể dạng tĩnh lặng tuyết đối). Tâm thức trở thành Dhamma (Đạo Pháp). Mọi sự tham lam, hận thùảo giác đều giảm xuống và dần dần tan biến hết, cuối cùng chỉ còn lại tâm thức mà thôi. Đấy là những gì gọi là "luyện tập thiền định".

            Vậy tôi xin hai vị hãy cứ tiếp nhận món quà Dhamma (Đạo Pháp) này, một món quà mà hai vị có thể mang ra nghiên cứu và suy tư trong cuộc sống thường nhật của mình. Vậy hai vị hãy cứ đón nhận những lời giảng huấn Dhamma phát xuất từ hai ngôi chùa Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat này, và hãy xem đó là một thứ gia tài mà hai vị được thừa hưởng. Tất cả các nhà sư hiện diện nơi này, trong số đó có cả con trai hai vị, và tất cả các vị thầy trong cả hai ngôi chùa cùng chung nhau xin tặng Dhamma này cho hai vị, hầu hai vị có thể mang theo với mình về Pháp. Nó sẽ mở ra cho hai vị một con đường đưa đến sự an bình, mang lại sự thanh thảntrong sáng cho tâm thức hai vị. Dù thân xác của hai vị có thể sẽ còn phải chịu đựng khổ đau, thế nhưng tâm thức thì không. Những kẻ khác trong thế giới này có thể sẽ còn gặp phải tình trạng hoang mang, nhưng hai vị thì không. Dù sự hoang mang có thể vẫn còn ngự trị trên quê hương của hai vị, thế nhưng hai vị thì sẽ không còn hoang mang nữa, bởi vì tâm thức sẽ được hai vị nhìn thấy nó, và tâm thức thì cũng chính là Dhamma.  

            Trên đây là con đường đúng đắn, Con Đường đích thật.

            Cầu xin hai vị sẽ luôn nhớ đến những lời giáo huấn này trong tương lai.

            Cầu xin hai vị được an bìnhhạnh phúc.

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 12.11.15                                                                                                   Hoang Phong chuyển ngữ

Độc giả có thể tìm xem bản tiếng Anh của bài giảng này trên trang mạng:

https://www.ajahnchah.org/book/Gift_Dhamma1.php  

 

hoặc bản dịch tiếng Pháp trên trang mạng:

http://www.dhammadelaforet.org/sommaire/ac/AC%20-%20un%20don%20du%20dhamma%20par%20ajahn%20chah.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9999)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10306)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11214)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9941)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10199)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9641)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10024)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8785)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8516)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10047)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 10000)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9429)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10574)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9118)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10500)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11276)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8491)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12618)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10136)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8437)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9655)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9509)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8110)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9977)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9219)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13350)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9550)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8667)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10313)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8636)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8613)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14195)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10203)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8592)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11491)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11845)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8780)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8114)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9362)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10396)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8700)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8797)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16060)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9880)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11380)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10183)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8349)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9273)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 10012)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8592)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant