Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy

16 Tháng Mười Một 201511:38(Xem: 8009)
Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy
Lòng Vị Tha Của Một Vị Thầy

Thích Đạt Ma Phổ Giác
Long Vi Tha



Hai người đã gặp nhau khi cùng đi chung một con đường, vị tu sĩ già trong dáng vẻ gầy guộc, ốm yếu nhưng đôi mắt sáng tròn luôn nở trên môi nụ cười.

    Còn chàng kiếm sĩ nghèo, tạng người khô đét, nét mặt khắc khổ, nước da sạm nắng và dóc dáng bơ phờ.

    Hai người đồng vào một quán dọc theo lề đường và vô tình cùng ngồi chung một bàn. Thức ăn được dọn ra rất đạm bạcđơn sơ, chỉ với rau muống luộc và tàu hủ kho. Trong lúc ăn cơm hai người cùng trò chuyện thăm hỏi nhau, mới biết cùng đi chung một đường. Sau đó hai người kết bạn đường với nhau, họ vừa đi vừa trò chuyện rất là tâm đắc, tưởng chừng như đôi bạn đã thân quen nhau từ lâu rồi.

  Chàng kiếm sĩ nghèo vừa đi vừa than phân trách phận, đổ thừa cho trời đất chẳng linh hiển và công bằng, vì đã tạo ra sự sai biệt trong cuộc đời. Kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, kẻ tốt người xấu, có kẻ ăn trên ngồi trước muốn gì được nấy, có kẻ khốn cùng thiếu thốn khó khăn. Chàng kiếm sĩ ấy luôn than phiền trách móc đủ điều, rồi uyên thuyên kể về cuộc đời kiếm sĩ của mình, phải đụng độ biết bao nhiêu trận và giết được bao nhiêu người với vị sư già, suốt trên đường đi. Là một kiếm sĩ muốn có tiền để sống bắt buộc phải thi đấu để tranh tài hơn thua, cao thấp, vì vậy mà phải đánh, phải giết. Kẻ thắng thì được danh tiếng lẫy lừng, tiền bạc dồi dào, nhưng mấy khi cuộc đời kiếm sĩ hoàn toàn được thắng có những lúc cũng bại trận nơi đấu trường. Cuộc đời kiếm sĩ hết sức thăng trầm, thắng thì sống trên xương máu và sự đau khổ của kẻ bại trận. Còn thua thì phải chịu thân tàn ma dại, vậy có gì là hay ho mà nhiều người vẫn ngưỡng mộ.

     Ngược lại, vị sư già là người tu hành hành chân chánh, chỉ biết làm sao điều phục thân mình để chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc. Suốt đời không hề gây tổn thương cho ai và không làm đau khổ cho người và vật. Hai người sau mấy ngày làm bạn đồng hành, họ trở nên thân thiết hơn nhưng cuộc sống của họ khác biệt nhau. Nhà sư với dáng vẻ trang nghiêm điềm đạm, chỉ lo tu hành trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh giúp mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau. Còn chàng kiếm sĩ suốt đời chỉ biết thách đấu và sống nhờ vào sự chết chóc và thất bại của kẻ khác. Mỗi người có một tâm tư sở nguyện khác nhau, nếu ai biết nhận thức đúng đắn tin sâu nhân quả, thì sẽ chọn  việc làm thánh thiện không làm tổn hại cho người và vật.

   Hành lý của hai người rất đơn giản và gọn gàng, nhà sư mang trên vai chiếc bị vải trong thật cũ kỷ và nghèo nàn. Còn chàng kiếm sĩ ngoài túi hành lý mang theo cùng với hai thanh kiếm. Nhà sư vừa đi vừa kể lại cuộc đời hành đạo của mình, có những bước thăng trầm lên xuống phải trải qua nhiều gian nan thử thách, mới giữ vững được chí xuất trần thượng sĩ. Còn chàng kiếm sĩ lúc nào cũng khoe khoang về sự chiến thắng và luôn hãnh diện, vì đã từng hạ gục nhiều đối thủ tiếng tăm, trên bước đường phiêu bạc giang hồ của mình.

   Hai người tuy đi chung đường cùng một chỗ đến, nhưng mỗi người có một chí hướngquan niệm sống khác nhau. Vị sư già suốt cả cuộc đời chẳng màng đến danh lợi, chỉ biết ngày ngày rày đây mai đó sống cuộc đời tha phương cầu thực, luôn khuyên nhũ mọi người biết thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, không hại người, hại vật. Sau mấy ngày làm bạn đồng hành với nhau họ trở nên thân thiết hơn, vị sư già có điều gì tâm đắc điều nói hết cho gã kiếm sĩ nghe. Một hôm, hai người đang ngồi nghỉ bên vệ đường, nhà sư mới thật thà nói với chàng kiếm sĩ, nhà ngươi có biết cái gì trong túi vải của ta không?


Gã kiếm sĩ nói: Có lẽ là một pho tượng Phật?
Không phải đâu!

Hay là một bộ kinh quý giá, mang lời dạy vàng ngọc của Như lai thế tôn?

Ngươi đã đoán sai hết rồi
À! Tôi đã biết rồi, chắc chắn là đôi hàm răng xá lợi của đức Phật.
Thú thật với ngươi, trong bị vải này đựng hơn 200 nén bạc.

Chàng kiếm sĩ nghèo nghe nói vậy quá đổi ngạc nhiên, chẳng lẽ nhà sư nói đùa với tôi sao?

Nhà sư nói, bần đạo là người tu hành đâu biết nói dối. Nếu ngươi không tin thì hãy xem nè, vị sư già mở banh túi ra quả thật không sai.

Chàng kiếm sĩ chắc lưỡi ra chiều thèm thuồng, không ngờ nhà sư già có số bạc quá lớn như vậy.

Nhà ngươi biết không, bao nhiêu năm xuất gia học đạo ta chỉ ước mơ một điều duy nhất là làm sao đúc được một tượng Phật bằng đồng để mọi người được chiêm ngưỡngtu tập.

     Từ nhiều năm nay ta rày đây mai đó, để xin mọi người hãy mở rộng tấm lòng bố thí và hỷ cúng, đến bây giờ đã được trên hai trăm nén bạc đựng cả trong túi vải này. Giấc mơ của ta sắp biến thành sự thật, ngươi là kẻ đầu tiên được ta tin tưởng nói cho biết đó.

     Chàng kiếm sĩ nghèo bị hoa mắt lên, bởi một sự thật không thể ngờ. Cuộc đời kiếm sĩ của mình tung hoành ngang dọc vào sống ra chết, vậy mà chưa khi nào có được một số tiền chỉ bằng một phần mười thôi. Ta hiện giờ đang thiếu thốn khó khăn, trong khi vị sư già đầy ấp bạc trong túi chỉ để đúc tượng Phật. Chàng kiếm sĩ tự than phân trách phận, sao cuộc sống mình quá hẩm hiu tuổi đời bắt đầu vào hàng bốn mươi rồi mà chưa có sự nghiệp trong tay. Nhà sư già kia chẳng cần phải nhọc nhằn gì cả, mà lại có hơn hai trăm nén bạc, thật ra ông trời sao quá bất công chẳng ưu đãi cho ta chút nào. Chàng kiếm sĩ tự nghĩ thầm, giá mà ta có trong tay số bạc đó thì … ?

    Từ khi chàng kiếm sĩ biết được vị sư già mang túi bạc trong mình, làm gã toan tính đủ thứ. Chàng kiếm sĩ cố suy nghĩ để tìm cách nào lấy được túi bạc mà không bị ai nghi ngờ, phát giác. Cứ thế trong suốt đoạn đường trở về quê hương anh ta bị túi bạc làm mờ mắt và trong tâm anh ta chỉ có bạc và tiền.

    Rồi cái gì đến sẽ đến, hai người phải đi bằng thuyền để qua một eo biển, thế là anh ta dìu nhà sư ra ngồi phía sau thuyền chỗ vắng người nhất, anh ta tự cười thầm vì đã có cách để chiếm đoạt túi bạc. Trong lúc thuyền đang chạy nhân dịp sóng đánh lắc lư anh ta vờ ngã người vào nhà sư và sau đó đẩy luôn vị sư già xuống biển. Một hồi sau khi con thuyền đi quá xa, anh ta mới la toán lên rằng nhà sư vừa bị rớt xuống biển. Chủ thuyền cũng tìm cách để cứu nhà sư nhưng mọi người đều thất vọng, vì không tìm ra tung tích. Nhiều người trên thuyền, đồng chia buồn cho nhà sư xấu số kia không được may mắn. Khi tàu vừa cặp bến, chàng kiếm sĩ vội vàng ôm túi bạc chuồn một cách lẹ làng, không ai còn thấy bóng dáng của anh ta đâu nữa.

    Đêm hôm đó, trong phòng riêng tại một nhà trọ chàng kiếm sĩ ung dung mở túi bạc ra xem, một sự thật không thể ngờ số bạc làm anh ta hoa mắt lên. Anh ta tự nhủ thầm, từ nay ta sẽ thoát kiếp nghèo khó. Bắt đầu anh ta đến một thành phố lớn thay tên đổi họ, rồi kinh doanh nghề bất động sản. Anh ta tự nhiên phất lên như diều gặp gió, rồi anh ta cưới vợ, có con. Việc làm ăn của anh ta ngày càng phát đạt tiến triển một cách nhanh chóng. Giờ đây, anh ta có trong tay tất cả quyền lực, tiền bạc, sống hạnh phúc bên vợ con, nhưng một nỗi ám ảnh lớn luôn dằn dặt anh ta, cái mà anh ta có được ngày hôm nay là do tội lỗi quá khứ của mình làm nên.

     Anh ta cứ ray rức, ân hận mãi không thôi. Chính sự thiếu thốn nghèo khổ khiến anh ta tạo nên tội ác tày trời, anh ta chợt nghĩ đến nhà sưrùng mình kinh sợ. Nhà sư từ bi nhân từ đạo đức bao nhiêu, thì anh ta xấu xa độc ác bẩn thỉu bấy nhiêu. Nỗi ám ảnh cứ dày dò làm anh ta đột nhiên phát bệnh, bao nhiêu thầy thuốc đến đều bó tay xin chào thua, bệnh tình của anh ta ngày càng thêm trầm trọng.

    Một hôm có vị sư già trên đường đi hóa duyên, vô tình đi ngang chỗ anh ta đang ở, thấy nhiều người dụm năm dụm bảy, bàn tán xôn xao, rằng anh ta bị quỷ ám ma nhập, nên suốt ngày cứ chùm chăn nói nhảm chẳng còn thiết ăn uống gì cả. Vợ anh ta, trong cơn túng quẩn gặp được nhà sư liền thỉnh ngài quang lâm chửa trị dùm. Động lòng thương xót nhà sư hứa khả. Vừa gặp nhà sư anh ta hoảng loạn la toán lên, đó, đó, ma quỷ kìa! Ma sư trở về trả thù ta kìa. Lúc này nhà sư mới từ tốn nói, phải tôi là bạn đồng hành của ông mấy năm về trước. Tôi hiện giờ vẫn còn sống, nhờ một tàu đánh cá vớt lên. 

    Hơn bốn năm nay, tôi phải tiếp tục cuộc hành trình quyên góp và tôi cũng đã mãn nguyện khi hoàn thành sứ mệnh đúc tượng Phật. Ngày nay tôi đã biết vì sao ông mất chứng bệnh kỳ lạ kia, tôi lúc nào cũng thương tưởng nhớ nghĩ tới ông, vì quá tham lam mê muội mà ông đã gây ra lỗi lầm năm xưa. Nhưng tôi là người tu hành, nên sẵn sàng độ lượng, bao dungtha thứ cho ông. Tôi chỉ khuyên một điều duy nhất ông hãy nên chính chắn suy nghĩ, khi muốn làm việc gì phải nên xét kỹ đến hậu quả của nó. Ngày xưa ông nghèo khổ nên bất đắc dĩ phải làm như thế, tôi rất cảm thông cho ông. Giờ này, ông đã có sự nghiệp trong tay rồi, vậy từ nay trở đi hãy nên ăn năn sám hối và luôn làm những điều thiện ích, để chuộc lại lỗi lầm xưa.

    Dạ thưa thầy, con ăn năn hối hận vô cùng, xin thầy mở rộng lòng từ độ con và gia đình quy y cửa Phật để con có cơ hội làm mới lại chính mình, làm mới lại cuộc đời dấn thân phục vụcộng đồng xã hội. Xin thầy hoan hỷ cho con được trả lại hơn bốn trăm nén bạc, tức gấp đôi số bạc con đã cướp của thầy.

    Thầy nói, bây giờ thì ta không cần số bạc đó nữa, vì ta đã đúc xong tượng Phật. Dạ thưa thầy bây giờ con đã thật sự ăn năn hối lỗi, kính mong thầy hãy vì đệ tử, mà lấy số bạc đó để giúp cho những người nghèo khổ, thiếu thốn.

    Nhà sư nói, nếu vậy thì được! Ta suốt đời tu hành rày đây mai đó trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sanh, không bám víu vào tài sản sở hữu chỉ tùy theo nhân duyên mà đàm đạo. Ngươi cùng ta có duyên nên mới gặp nhau như thế này. Ta luôn từ, bi, hỷ, xả, lấy ân nghĩa làm đầu mà sẵn sàng tha thứ cho ông không một lời oán trách. Chỉ mong từ nay về sau ngươi phải thật sự là một con người sống có nhân cách đạo đức, luôn cố gắng dọn mình cho trong sạch sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, đừng để làm tổn hại cho ai cả. Nói xong nhà sư liền ra đi, từ đó chàng thương gia bệnh tình ngày càng thêm giảm.

    Con người do lòng tham lam sai khiến, nên sẵn sàng làm những điều xằng bậy dù biết đó là bất nhân, bất nghĩa. May mà chàng kiếm sĩ đó, gặp phải nhà sư tu hành chân chánh, nên chỉ đem tình thương để chuyển hóa hận thù và còn hướng dẫn chỉ dạy tận tình, để anh ta có cơ hội tốt làm lại cuộc đời hoàn thiện chính mình. Trong kinh Phật dạy:

           Ai lấy hận thù diệt hận thù

           Thì hận thù càng thêm chồng chất

           Lấy tình thương xóa hận thù

           Bao nhiêu oan nghiệt nhiều đời tiêu tan.

    Tấm lòng từ bi cao cả của nhà sư đã chuyển hóa được một con người lầm lỗi, giúp cho vị thương gia thay đổi nhận thứccách sống như thế nào để trở thành một con người có ích cho mình và có lợi cho người. Từ đó vị thương gia này hết lòng tôn kính Tam bảo, luôn thành tâm hộ trì cúng dường những vị tu hành chân chánh và hết lòng giúp đỡ người bất hạnh, người già cả, người tàn tật, người cô độc, người nghèo khổ. Thế gian là một trường đời phức tạp lúc nào cũng song hành hai mặt, thiện ác, tốt xấu, đúng sai, phải quấy, hơn thua, được mất, nhưng người hướng thiện thì quá ít chỉ điếm trên đầu ngón tay, người làm ác thì quá nhiều không sao kể siết. Nhà sư luôn sống nhân từđạo đức, tâm hồn lúc nào cũng rộng mở, sẵn sàng tha thứkhoan dung cho những ai còn đang lầm đường lạc lối vì bị bóng tối vô minh che phủ.

      Hình ảnh hai nhân vật nhà sư và chàng kiếm sĩ, nói lên tấm lòng vị tha của người tu hành chân chánh, đã vượt qua rào cản của luân hồi sinh tử nên không buồn phiền trách móc người cố ý hại mình. Ngược lại còn tìm cách giúp đỡ để người đó biết ăn năn sám hối lỗi lầm, vươn lên làm mới lại cuộc đời, nhờ vậy chàng thương gia sau này trở thành một Phật tử thuần thành luôn sống vì lợi ích tha nhân.

    Cũng như trường hợp của lục tổ Huệ Năng một kẻ giết người mướn tên là Hành Xương tìm đến ngài để thủ tiêu. Tổ biết trước sự việc nên chuẩn bị sẵn mười lượng vàng, sau khi tên thích khách hành hung không được và quá hoảng sợ nên té xỉu tại chỗ. Tổ cứu tỉnh dậy và đưa vàng, rồi nói rằng ta chỉ nợ vàng chớ không nợ mạng, nhà ngươi hãy mau rời khỏi nơi đây kẻo tăng chúng hay thì nguy đến tính mạng. Khi nào ông trở lại ta sẽ độ cho ngươi làm đệ tử. Thật là Tổ hết sức từ bi rộng lượng, kẻ đến giết mình mà Ngài vẫn không hề trách móc oán giận, lại còn tạo điều kiện để độ người đó nữa. Đến đây chúng ta mới thấy khi người đạt đạo, không còn thấy kẻ thân hay người thù đều đối xử bình đẳng như nhau.

      Nhưng trong cuộc đời này mấy người được như vậy, nhiều chuyện xảy ra làm đau lòng thiên hạ cảnh người thân giết hại lẫn nhau chỉ vì chút vật chất cỏn con. Con giết cha vì chia gia tài không đồng đều, mẹ giết con vì tình nhân trẻ, chồng giết vợ vì ghen tuông vô cớ. Muốn chuyển hóa được lòng tham lam ích kỷ, mở rộng lòng nhân ái đối với tha nhân, chúng ta phải biết nhận diện được lỗi lầm. Thấy rõ được bản chất tạm bợ hư dối của nó, do đó người con Phật hãy nên thường xuyên tinh cần quán chiếu một cách sâu sắc, nhờ vậy tâm tham lam ích kỷ hẹp hòi, hại người, hại vật, từ từ thuyên giảm, thay vào đó là tâm từ bi ngày càng rộng mở. Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì dễ trở thành những con người thù địch với nhau. Nhờ tu tâm từ con người dễ dàng cảm thông, bao dungtha thứ, thích sống gần gũi với nhau hơn trong tình thương yêu và hiểu biết, dấn thân và phục vụ, trên tinh thần vô ngã vị tha, tốt đạo đẹp đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12962)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8918)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9379)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9465)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8613)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8332)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9528)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10272)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9110)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9203)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11279)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10016)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17476)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8118)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8328)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8531)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8185)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10059)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8197)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9649)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8479)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8308)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8598)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9822)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11187)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10198)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9368)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9504)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11786)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8594)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9175)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8875)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9279)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10848)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9964)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8547)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9925)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10019)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8886)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13365)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10087)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9201)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26835)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9930)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12774)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10795)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9901)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10194)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11094)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9826)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant