Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nói Xấu Người Khác

24 Tháng Mười Một 201509:13(Xem: 16269)
Nói Xấu Người Khác

NÓI XẤU NGƯỜI KHÁC

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Nói Xấu Người Khác

Con người là một loài vật cao cấp hơn hẳn các loài khác nhờ biết suy nghĩ, nói năng, rồi mới hành động. Nói là một khả năng đặc biệt của con người. Mọi việc vui buồn, sướng khổ đều phát xuất từ lời nói. Con người ta thương nhau, yêu nhau cũng từ lời nói và ghét nhau, hận thù nhau cũng từ lời nói. Cho nên có câu:

Lời nói không mất tiền mua, 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Tôi có khiếm khuyết là hay nói xấu người khác, hễ không vừa lòng chuyện gì là nói mạnh bạo chẳng biết nể sợ một ai dù đó là người ơn. Chính vì vậy, cuộc đời của tôi cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ba chìm bảy nổi chín cái lênh đênh. Ai cũng sĩ diện bản ngã của mình nên nói lỗi người khác dễ dẫn đến bất hòa, chia rẽ; nhưng không nói thì trở thành tín đồ cuồng si chỉ biết vâng theo mệnh lệnh của người có quyền lực; như thế vô tình đưa đẩy các sếp của mình trở thành những con người phong kiến cấp tiến. Ngày xưa, trong các thể chế phong kiến vua là con trời, mà trời là đấng tối cao có quyền ban phước, giáng họa, bề trên là tôn quý, bề dưới là phục tùng. Ngày nay, các tập tục đó đã từ từ được thay thế bởi chế độ chuyên chính dân chủ, chính con người làm chủ vận mệnh và cùng nhau kết hợp với nhiều người. Chế độ quân chủ phong kiến trên nền tảng cá nhân quyết định mọi quyền lực bằng sự độc đoán, độc tài khi con người còn mờ mịt trong hiểu biết. Người sau này khôn ngoan hơn, cũng chính sách phong kiến độc tôn nhưng được triển khai thành phong kiến cấp tiến để củng cố, duy trì địa vị của mình và được xây dựng trên nền tảng bản ngã nhiều người có quyền lực.

Ta hãy nói lỗi lầm của người khác trên tinh thần góp ý, xây dựng để cùng nhau dấn thân và phục vụ đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp; không nên nói lỗi lầm ai đó để triệt buộc hoặc hạ bệ người nhằm trả thù cá nhân. Thông thường thì chúng ta hay ngồi lại với nhau để nói lỗi lầm của người khác, vì chúng ta nghĩ mình là người tốt còn người kia là người xấu. Có khi chúng ta nói xấu người khác vì ganh ghét họ, thấy họ hơn mình về địa vịquyền lực. Khi chúng ta không làm chủ bản thân trong cơn tức giận, ta có thể nói xấu người khác. Đôi khi, chúng ta nói xấu người khác để lôi kéo mọi người về phe của mình.

Nói xấu người khác sẽ dẫn đến tai hại như thế nào? Chính khi đang nói, ta cảm thấy bực bội, tức tối và dường như chúng ta cũng bất an khi phanh phui lỗi của người. Khi chúng ta thấy lỗi lầm của người khác là chúng ta có thể bỏ mất cơ hội hiểu biếtthương yêu hơn. Một lời nói tốt đẹp có thể đem lại hòa bình cho nhân loại. Một lời nói thách thức có thể gây ra chiến tranh. Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp. Khi nói xấu người thì bị người nói xấu lại, cũng có khi dẫn đến gây gổ, xích mích, hiềm thù nhau. Cho nên, chúng ta nguyện không nói lỗi lầm của người khác để khẩu nghiệp của ta được thanh tịnh, do đó ta có thời gian quán chiếu, soi sáng sự vật một cách tốt đẹp. Khi chúng ta tức giận ai, chúng ta dễ dàng nói xấu người đó để thuyết phục mọi người đứng về phía mình. Có khi, chúng ta nói xấu người vì ganh ghét, nói xấu người vì họ hơn mình, nói xấu người để hả cơn giận. Vậy ta nói xấu người khác để được lợi ích gì? Chắc chắn chúng ta sẽ mang lấy khổ đau; cũng giống như người đốt đuốc đi ngược chiều gió, người thì chưa nghe chưa biết nhưng ta đã bốc lửa sân si. Khi nói xấu người khác chính bản thân ta đã phải chịu bất an, vì khi nói xấu ai tức có sự nóng giận nên ta cảm thấy mình là kẻ khổ trước tiên.

Để đối trị bệnh nói xấu người khác, ta hãy nhìn thấy cái hay của họ. Nếu ta để ý điều tốt của họ thì ta sẽ không thấy lỗi lầm, vì ta thấy việc tốt nên sinh tâm hoan hỷ. Có nhiều người chỉ thích nói sự thật chứ không thích nói để được lòng thiên hạ, họ tôn trọng cái thực nên lúc nào cũng thẳng ruột nói đúng mục đích; do đó bị nhiều người tỵ hiềm, ganh ghét, chờ thời cơ trả thù. Ai cũng biết rằng, nói sự thật là quý giá nhất trên đời, nhưng “thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Khó có ai đủ can đảm nhìn nhận sự thật, vì sự thật lúc nào cũng phũ phàng. Nhất là nói sự thật với những người có quyền thế thì dễ bị mang họa vào thân, vì người có quyền thì sĩ diện bản ngã lớn hơn ông trời con. Nói sự thật là một điều tốt nhưng vẫn còn tùy thuận vào môi trường sống của chúng ta. Nếu chúng ta cứ một bề chấp chặt vào sự thật, e có ngày ta sẽ gặp hiểm nguy vì kẻ tiểu nhân sẵn sàng chống trả quyết liệt bằng mọi cách. Như thế, dù nói sự thật cũng chưa hẳn là giải pháp tốt để giúp mọi người thăng hoa trong cuộc sống; nhưng nếu nói sự thật để bảo vệ chân lý vì sự sống còn của nhân loại, vì lợi ích cho nhiều người thì dù có chết ta vẫn phải nói. Nói để làm gì? Nói để đem lại công bằng cho nhân loại; nhưng nếu nói sự thật làm cho đối phương không còn cơ hội để được sống yêu thươngtác hại lớn đến cộng đồng, xã hội thì ta phải khéo léo che giấu bớt.

Tóm lại, nói xấu người khác là căn bệnh trầm kha của đa số con người, là thói quen thâm căn cố đế do chấp ngã gây ra. Trong lúc nóng giận dễ phát sinh những lời nói xấu người khác, hoặc thấy ta đúng người sai nên hay nói xấu người khác, hoặc ta muốn hạ bệ người để tranh giành quyền lực nên nói xấu kẻ khác để kéo họ về phe ta. Trong sự tương quan giao tiếp hằng ngày, mọi sự xích mích, bất hòa đều bắt nguồn từ việc nghĩ xấu và nói xấu người khác. Khi nói xấu người khác, tức tâm ta có sân hận, bực tức, khó chịu. Ta đang làm tổn thương mình và người. Vì sao? Vì mình đang đưa khối u ung nhọt vào trong lòng mình nên lúc nào nghĩ tới người đó là ta khổ não. Ta tự giết chết chính mình trong lần mòn đau khổ, bởi khi nghĩ xấu và nói xấu người khác tâm ta bị vẩn đục và gây thêm nghiệp ân oán, thù hằn. Muốn không nói xấu người khác ta phải tập đừng nhìn thấy lỗi người, vì khi thấy lỗi người ta dễ dàng bị kích thích tác động bởi thói quen nhiều đời tranh hơn, tranh thua; nếu hơn thì sinh ngã mạn, còn thua thì sinh oán hờn, tìm cách nói lỗi của nhau. Không nghĩ xấu và nói xấu người là một hạnh tu rất khó làm, không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể thành tựu.

Nói là một khả năng đặc biệt của con người, là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất để chúng ta tiếp nhận những giá trị sống bằng sự yêu thương hay ghét bỏ. Lời nói rất lợi hại trong khi giao tiếp với mọi người, một lời nói tốt có thể đem lại thiện cảm cho nhau và ngược lại sinh ra hận thù. Nghĩ xấu người khác chỉ làm cho tâm ta tổn thương, còn nói xấu người khác làm cho hai người đều tổn thương. Nhưng ngược đời thay, có những kẻ phải nói mạnh như thế họ mới chịu sửa sai, còn dùng lời nói ái ngữ đối với họ chẳng hiệu quả gì. Quả thật, tâm tính chúng sinh do tạo nghiệp bất đồng nên chẳng ai giống ai, cũng lời nói đó đem áp dụng với người này thì có hiệu quả tốt, nhưng đem áp dụng với người kia thì đổ vỡ. Chúng ta có tật hay nói, thích nói, hễ ngồi lại cùng nhau là nói chuyện phải quấy, tốt xấu, hơn thua, chê bai người này, chỉ trích người kia. Để chuyển hóa nghiệp nói xấu người khác, đầu tiên chúng ta tập ý không nghĩ xấu người khác, ý đã không nghĩ xấu thì miệng không bao giờ nói xấu. Muốn vậy, ta phải học hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, luôn lắng nghe tiếng nói của tha nhân, lắng nghe tâm tư của mọi người để trải lòng bao dung đến thiên hạ; hoặc ta học hạnh lễ xá của Bồ tát Thường Bất Khinh, luôn thấp mình khiêm cung lễ xá mọi người và thấy ai cũng là Phật hết. Ngoài việc thực tập các công hạnh của Bồ tát, chúng ta còn học hạnh tùy hỷ khen tặng người khác. Đa số chúng sinh thích chê hơn thích khen. Khi thấy ai làm một điều xấu gì đó thì ta phải quán tha thứ, vì họ bị vô minh che lấp, họ đáng thương hơn đang ghét, nên ta không nói xấu họ. Khi thấy ai làm một điều tốt, ta nên khen ngợi để khích lệ họ, ta và người cùng vui vẻ với nhau để được sống có hiểu biếtyêu thương.

GIÁ TRỊ CỦA THÀNH THẬT

Thuở xưa, có một vị vua sống rất nhân từđức độ, giúp dân chúng an cư, lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống; nhưng ông không có con trai mà chỉ có đứa con gái duy nhất. Vua và hoàng hậu cùng bàn nhau để kén chọn hoàng tử kế thừa ngôi vị mai sau. Để kén chọn được một vị hoàng tử tài đức vẹn toàn, nhà vua cho truyền lệnh khắp tất cả đất nước ai là con trai hãy đến cung điện để chuẩn bị cuộc thi có một không hai từ trước tới nay. Cuộc thi này rất khác lạ và có vẻ đòi hỏi một nhân cách siêu việt của con người tâm linh. Mỗi chàng trai đều được nhận một gói hạt giống hoa như nhau đem về ươm mầm, người trồng cây hoa đẹp nhất sẽ được chọn làm hoàng tử và được kết hôn cùng công chúa với thời hạn ba tháng. Các chàng trai ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi vì việc kén chọn hoàng tử quá đơn giản, chỉ chịu khó chăm sóc một chậu hoa thật đẹp sẽ được cưới nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễmsở hữu cả giang sơn gấm vóc.

Đến kỳ hạn, mỗi chàng trai đều đem đến những chậu hoa thật xinh đẹp, không thể chê vào đâu được. Người đến xem ai cũng trầm trồ khen ngợi những chậu hoa đẹp tuyệt vời ít thấy xưa nay. Vậy mà nhà vua và hoàng hậu vẫn không hài lòng và như còn đang chờ đợi một điều gì khác. Các chàng trai đều rất hồi hộp và nao nức chờ đợi kết quả, ai cũng có vẻ mặt hết sức hân hoan. Bỗng có một chú bé vừa khóc, vừa mếu rất thảm thương ôm chậu đất không chạy vào. Vua mới hỏi, “vì sao con lại khóc?” Chú bé thật thà thưa, “tháng trước con nhận được gói hạt giống hoa, con đem về và mua chậu đẹp, đất tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc hết sức kỹ lưỡng và chu đáo, vậy mà không có một cây hoa nào mọc lên. Hu! Hu!” Vua và hoàng hậu bấy giờ mới cảm thấy hài lòng vì đã tìm ra vị hoàng tử tương lai. Vua dẫn chú bé ra trước mặt mọi người tuyên bố “đây mới chính là hoàng tử của ta”, làm cho tất cả mọi người cảm thấy khó chịu, bức xúc trước lời tuyên bố đó. Trước những lời xôn xao bàn tán, nhà vua từ tốn nói, “chú bé này xứng đáng là hoàng tử của ta. Vì sao? Vì chú bé này rất thành thật, ta đang cần một con người như thế. Hạt giống mà ta trao cho các ngươi đã bị luộc chín nên không thể nào lên được”. Các chàng trai nghe nhà vua nói như thế thì tự nhìn lại nhau và đồng nói lên, “quả thật, tất cả chúng con đều gian dối; vì sợ không có chậu hoa đẹp nên chúng con đã mua cây hoa khác thế vào”. Cuộc thi đã chấm dứt, chú bé được chọn làm hoàng tử.

Thành thật có nghĩa là không dối gian. Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác. Tại sao mọi người hay gian dối? Khi gian dối như thế chúng ta sẽ được gì! Tuy có thể ta được lợi trước mắt, nhưng lại gây hại lâu dài cho mình và người mai sau. Câu chuyện trên đã cho ta một bài học đạohết sức đơn giản nhưng giá trị của nó không thể nghĩ bàn. Ở đời, ít ai can đảm dám nhận chịu sự thật và nói lên sự thật. Do đó, ta chỉ sống với nhau toàn bằng những hình thức giả dối bên ngoài để được lòng nhau. Sự tiến bộ của tiện nghi, văn minh vật chất làm cho con người càng ngày càng nghiêng về hưởng thụ nhiều hơn. Vì muốn mọi người chung quanh cung kính và ngưỡng mộ mình, ít ai ý thức giữ được lòng thành thật. Đó là một sự thật quá đau buồn của thế nhân trong cuộc sống hiện tại, mặc dù ai cũng biết  thành thật là một đức tính tốt. Từ người thân trong gia đình cho đến mọi người trong xã hội, ai cũng muốn người khác thành thật với mình, nhưng thực tế đã cho chúng ta thấy, hầu như mọi người đều sống giả dối với nhau nhiều hơn. Do đó, dân gian có câu châm biếm, mỉa mai:

Lèo lách, lừa lọc lẹ lên lương,
Thật thà, thành thật thường thua thiệt.

Người sống thành thật rất bị nhiều người ghét bỏ và kẻ xấu có thể lợi dụng để hãm hại. Tuy nhiên, người có tấm lòng từ bi rộng lớn và vị tha thì lúc nào cũng thành thật. Chúng ta không vì thế mà trở nên điêu ngoa, xảo trá vì sợ những tổn thất nho nhỏ vì quyền lợi mà bỏ đi tấm lòng thành thật của mình. Tiền bạc, lợi dưỡng mất đi chúng ta có thể làm kiếm lại, một khi lòng thành thật mất đi chúng ta sẽ trở thành một con người không có nhân cách đạo đức tốt. Người có nhân cách đạo đức thì luôn được hưởng những đặc ân tốt đẹp dù kẻ xấu có muốn hãm hại cũng không làm gì được. Chúng ta có thể qua mắt được pháp luật, dối gạt mọi người, nhưng không thể dối gạt chính mình; và luật nhân quả rất công bằng, sòng phẳng khi hội đủ nhân duyên. Ngày nay, trong xu hướng thời đại phát triển, con người mỗi lúc mỗi đông nên nhu cầu sự sống càng nhiều. Các nhà kinh doanh dựa theo lòng tham của con người để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm của mình nhằm lừa bịp khách hàng. Cho nên, dân gian có câu “mua lầm chớ không bán lầm”.

Một số người tu vì muốn người khác cung kính mình để được nhiều lợi dưỡng, tiếng tăm nên chưa chứng đạo lại dối xưng mình đắc đạo. Vì lợi dưỡng cho chính mình mà chúng ta lạm dụng nói dối, trong nhà Phật gọi là đại vọng ngữ. Ai phạm vào tội này quả báo về sau rất nặng nề vì đã lạm dụng sự cung kính, lợi dưỡng của nhiều người. Chúng ta có thể lừa dối một người hoặc nhiều người trong một thời gian nào đó chứ không thể lừa dối mọi người mãi mãi. Sự thật vẫn là sự thật, một lúc nào đó sức mạnh của chân lý sẽ được phơi bày.

Vậy vì sao con người ta hay gian dối; nói dối như vậy có mục đích gì? Phần lớn con người ta nói dối có hai mục đích: nói dối để đem lại lợi ích cho mình, nói dối để vu khống hại người. Thông thường, người tu nói dối để được sự cung kínhlợi dưỡng, hoặc nói dối để che đậy lỗi lầm của mình. Có năm vị Tỳ kheo vì muốn mọi người cúng dường nhiều nên đã nói dối mình đắc đạo, do đó sau khi chết bị đọa vào ác đạo vô số kiếp để trả quả. Đến khi được làm người thì làm người hèn hạ, thấp kém. Hoàng hậu Mạc Lợi sau khi đảnh lễ đức Thế tôncung kính cúng dường xong mới ngồi sang một bên hỏi rằng, “thưa Thế tôn, con nhiều đời do gieo nhân gì mà hiện tại được làm hoàng hậu?” Phật mới nói, “ở nhiều kiếp lâu xa, do hoàng hậu là một Phật tử thuần thành đã cung kính cúng dường năm vị Tỳ kheo, năm người này đã nói dối mình đắc đạo nhưng lại không tu hành gì hết, chỉ thọ hưởng cúng dường cho qua ngày tháng; đến khi chết vô số kiếp bị đọa vào ba đường ác để chịu quả khổ đau. Trong đời hiện tại được sinh trở lại làm người nô lệ hạ tiện và trở lại phục dịch cho hoàng hậu”. Nghe đến đây, hoàng hậu hoảng hốt mới hỏi đức Phật, “vậy năm thầy đó đang làm gì cho con thưa Thế tôn?” Đức Phật mới từ tốn trả lời, “bốn người khiêng kiệu và một người dọn dẹp, chà rửa nhà vệ sinh”. Hoàng hậu sau khi biết được nguyên nhân đã tuyên bố phóng thích năm người đó, nhưng năm người này vì duyên nợ năm xưa chưa hết nên xin bà tiếp tục làm công việc đó vô điều kiện. Câu chuyện này là một bằng chứng thiết thực để cảnh tỉnh những người tu hành như chúng ta hiện nay. Chúng ta là người đang hướng dẫn sự thật của chân lý cuộc đời, kêu gọi và khuyên nhủ mọi người hay nên sống thành thật, tức không dối gạt người khác. Một sự bất tín, vạn sự bất tin. Một lần nói dối đã làm cho mình mất uy tín thì một vạn lần sau dù chúng tanói đúng, làm đúng nhưng khó có ai tin.

Tuy nhiên, có những chuyện ta cần phải nói dối để cứu người tai qua nạn khỏi, vì nói sự thật có thể làm hại cho kẻ khác. Ngày nay, vì nhu cầu sự sống, các dịch dụ quảng cáo thường nói sai sự thật để kích thích lòng tham của nhân loại. Con người ta vì tham tốt, tham rẻ nên bị sụp bẫy các nhà kinh doanh. Tán tận lương tâm hơn, vì lợi dưỡng mà một số người đã dùng hóa chất độc hại để đưa vào thức ăn, thực phẩm cho con người bất chấp hậu quả bệnh hoạn, chết chóc về sau. Nhan nhãn mỗi ngày, báo chí thường đăng tin ngộ độc thức ăn tập thể do lòng tham con người quá đáng, chỉ biết lợi nhuận trước mắt mà không biết hậu quả về sau. Vậy mỗi người chúng ta hãy nên thành thật như chú bé ôm chậu đất không mà được làm hoàng tử. Sau đây là bốn trường hợp nói thậtnói dối, chúng ta phải xem xét từng nguyên nhân để không làm tổn hại cho tha nhân.

Nói sự thật đem lại lợi ích cho người nghe: Trường hợp này ta nói sự thật để đem lại lợi ích cho người nghe, như chúng ta nói về sự công bằng của luật nhân quả và lý duyên sinh, nói cho đủ là nhân-duyên-quả; ai gieo nhân gì sẽ gặt quả đó, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo hoàn tự hiện. Chỉ có người làm việc đại thiện hoặc đại ác thì quả báo mới có thể thay đổi theo chiều hướng khác. Người hay giết hại thì chịu quả báo bị giết hại trở lại, bị chết yểu hoặc bị bệnh tật triền miên. Người hay bố thí thì được quả báo giàu sang, có nhiều của cải. Người hay khiêm hạ thì sẽ được địa vị cao, quyền chức lớn. Người hay siêng năng học hỏi sẽ được thông minh, sáng suốt. Người sống vô ngã, vị tha, sống vì mọi người thì sẽ được đạo đức chói sáng như hương thơm bay ngược chiều gió vậy.

Nói sự thật đem đến tác hại cho người nghe: Trường hợp này là ta nói sự thật có thể đem đến tác hại cho người nghe, nhiều khi còn gây ra hậu quả không thể lường. Trong nhà Phật có một câu chuyện về vị Tỳ kheo nguyện chịu đánh đập tàn nhẫn để giữ tính mạng cho con ngỗng đã lỡ nuốt mất viên kim cương của vị gia chủ nơi ông đến khất thực mỗi ngày. Vì bị nghi ngờ là kẻ cắp chiếc nhẫn kim cương, ông bị chủ nhà đánh đập rất tàn nhẫn. Trên đời này có rất nhiều người khi đã ý thức được lợi ích của lời nói chân thật sẽ dứt khoát không bao giờ nói dối và cũng không bao giờ nói lên sự thật để hại người, hại vật. Đó là hạnh chân thật của những vị Bồ tát phát tâm đi vào đời vì lợi ích chúng sinh. Vị tỳ kheo vì thương chúng sinh nên không dám nói sự thật, chấp nhận bị gia chủ đánh đập thê thảm, thân đầy thương tích. Đến khi con ngỗng vô tình bị con trâu điên đạp lên mình chết liền tại chỗ, vị tỳ kheo mới nói ra sự thật. Gia đình liền cho người mổ con ngỗng và lấy lại được viên kim cương. Sau đó, cả gia đình đều quỳ xuống lễ lạy để tạ lỗi sám hối, mong vị tỳ kheo tha thứ. Câu chuyện này nếu nói về lý rốt ráo thì vị tỳ kheo đã tu theo hạnh nhẫn nhục Ba la mật, nên chấp nhận chịu đau thương về phần mình, thà mình chịu hy sinh thiệt thòi chớ không để kẻ khác đau khổ; nếu nói về tình người, vị tỳ kheo khi thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn và báo với chủ nhà biết thì mọi việc sẽ êm đẹp, vì phước của loài vật kém hơn con người. Viên kim cương lại là của nhà vua gửi để làm nhẫn, nếu thật sự bị kẻ gian lấy đi thì gia đình nọ sẽ chịu họa thê thảm biết chừng nào. Trong cơn khủng hoảng, lo sợ, thử hỏi làm sao họ không tàn nhẫn với vị tỳ kheo vì trong nhà lúc đó chỉ có vị tỳ kheo nên ngài không lấy thì ai lấy. May mà sự việc đã được sáng tỏ, con ngỗng bị trâu dẫm chết, nếu không thì hậu quả sẽ ra sao?

Chúng ta giả sử, nếu con ngỗng không bị chết đột ngột như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra. Vị tỳ kheo sẽ bị bắt đưa lên vua xét xử, nếu đặt ta vào trường hợp đó thì mình sẽ chỉ ngay con ngỗng là thủ phạm, coi như mọi việc sẽ êm xuôi. Đằng này, vị tỳ kheo biết con ngỗng như vậy nhưng tại sao ngài vẫn lặng thinh để bị đánh đập không một lời than oán. Đây là công hạnh cuối cùng của Bồ tát. Các vị an nhẫn, chấp nhận mọi thống khổ thế cho chúng sinh; nếu nói sự thật con ngỗng sẽ bị giết và ngài sẽ không thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba la mật. Câu chuyện trên dường như thấy hoang đường khiến người đọc khó chấp nhận vì nó ngoài sự hiểu biết của mình; chỉ có các bậc đại Bồ tát với Bồ tát mới thông hiểu được chỗ này. Đa số người thế gian cho đó là phi lý. Con ngỗng nuốt chiếc nhẫn thì cứ nói nó nuốt chiếc nhẫn, có làm sao đâu? Thôi thì chỗ này mỗi người tự quán chiếu, suy tư thì sẽ thấy được giá trị thiết thực của nó.

Nói dối đem lại lợi ích cho người nghe - Nói dối đem đến tai hại cho người nghe (hoặc hại mình):Hai trường hợp nói dối để đem lại lợi ích cho người nghe và ngược lại nói dối sẽ đem lại tai hại cho người nghe cũng như việc chúng ta thấy một người cầm dao đang tìm người để giết. Nếu ta nói sự thật thì việc gì sẽ xảy ra? Tất nhiên, án mạng sẽ xảy ra, nhẹ lắm cũng có kẻ tù, người tội. Cho nên, nói đúng sự thật cũng chưa hẳn là tốt. Chúng ta phải biết tùy thời, tùy duyên, nói làm sao để đem lại lợi ích cho nhiều người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12888)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12305)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11562)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13927)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15798)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14087)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16145)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12384)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13479)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11939)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11024)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11270)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11464)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12124)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12264)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11897)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11490)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11928)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12032)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13436)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12321)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11781)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11486)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10835)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10146)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10607)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10912)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10372)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11380)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9967)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10948)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11214)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12666)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13020)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 12000)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11747)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11483)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10233)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11945)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 11002)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10977)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12717)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16421)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12218)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11956)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10511)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10641)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10573)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11770)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12326)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant