Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thân Và Tâm Cái Nào Quan Trọng

11 Tháng Mười Hai 201518:02(Xem: 8603)
Thân Và Tâm Cái Nào Quan Trọng

                                            Thân Và Tâm Cái Nào Quan Trọng

                                                                        Thích Đạt Ma Phổ Giác

Thân Và Tâm Cái Nào Quan Trọng

Rất tiếc, dù ta lo cho nó cách mấy thì thân này cũng phải già-bệnh-chết. Ta lo cho thân đầy đủ để rồi ngày mai nó sẽ mất. Vậy lo cho thân như thế là mình khôn hay dại? Ấy vậy mà ai cũng lo, lo giữ cái không thể bền bỉ, lâu dàivô tâm, không để ý đến phần chủ động để mặc tình nó ra sao thì ra. Chúng ta như vậy là sáng suốt hay si mê? Ta nào là lo nhà cửa, lo cơm ăn áo mặc, lo tiền bạc của cải làm sao cho có thật nhiều; nhưng khi nhắm mắt ta chỉ mang theo nghiệp tốt hoặc xấu, tất cả những thứ đó ta đều phải bỏ lại hết, mà nghiệp tốt hay xấu là do tâm tạo tác mà ra. Khi muốn làm gì thì ý phải nghĩ trước rồi thân này mới hành động. Tinh thần là cái chỉ huy, sắp đặt mọi việc trong cuộc sống nên chúng ta phải làm sao lo cho nó được thánh thiện, tốt đẹp, cao quý mới phải. Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.

Lâu nay chúng ta cho thân người là thật, tâm suy tư nghĩ tưởng cũng là thật. Do mê lầm, chấp chặt như vậy nên chúng ta cứ lo tìm cách gom góp tài sản, của cải cho mình và con cháu mai sau. Đầu tiên ta chấp cảnh, sau mình chấp thân và tâm là thường, là ngã. Vì chấp như thế nên Phật dạy thân người do bốn chất đất-nước-gió-lửa giả hợp mà có, song bốn chất này thường xung khắc nhau; đất ngăn ngại nước, nước xói mòn đất, nước làm tắt lửa, gió thổi thì đất rung rinh. Chúng xung khắc mà phải hợp lại nên thường sanh ra những hiện tượng bất hòa như đau yếu, bệnh hoạn. Khi chúng không dung hợp nhau được nữa thì tan rã, tứ đại phân ly; nên mới nói “có thân là có khổ”. Ai cũng có thể biết vậy nhưng làm việc gì cũng lo cho thân, ăn uống bồi bổ cũng vì thân.

Thân chúng ta những chất cứng như da, thịt, gân, xương, tóc, răng thuộc về đất. Những chất lỏng như máu, mủ, mồ hôi, nước mắt thuộc về nước. Những vật có tính động như hơi thở vô, hơi thở ra thuộc về gió. Nhiệt độ trong thân như hơi ấm thuộc về lửa. Khoa học hiện đại ngày nay phân tích thân người có hằng hà vô số tế bào, song cũng từ bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp thành. Từ lâu chúng ta lầm tưởng thân này là thật tôi, là của tôi, rồi cứ chấp chặt vào đó. Nếu ai đụng chạm đến “cái tôi” này thì ta liền phản ứng chống trả lại hoặc tìm đủ mọi cách để bảo vệ, vun bồi cho nó được đầy đủ, thỏa mãn.


Nhưng với tuệ giác của Phật thì Ngài thấy rõ thân do đất-nước-gió-lửa hợp lại mà thành, nếu thiếu một trong bốn chất ấy thì thân này tan rã. Song, mỗi ngày chúng ta muốn duy trì thân để được tồn tại phải ăn cơm, uống nước, hít thở không khí. Cứ thế ta vay mượn đất-nước-gió-lửa bên ngoài để bồi bổ, thay thế cho đất-nước-gió-lửa bên trong. Suốt cả cuộc đời chúng ta sống bằng sự vay mượn liên tục, khi hết vay mượn thì mạng sống dừng. Hơi thở trả về với gió. Hơi ấm trả về với lửa. Máu, nước miếng, nước mắt trả về với nước. Da, thịt, gân xương trả về với đất. Tất cả đều rã tan, trở thành một cái xác thúi chẳng còn gì gọi là thân mạng nữa. Vậy mà ai cũng cố tâm lo cho chúng mà quên hẳn phần tinh thần.

Trong Kinh Bách Dụ có kể một câu chuyện như sau: Thuở xưa có một ngôi nhà cũ bỏ hoang, mọi người đồn có quỷ dữ trong ấy nên ai cũng kinh sợ, không dám ghé vào đó ngủ. Bấy giờ có một chàng trai tự cho mình đủ bản lĩnh bèn tuyên bố với mọi người: “Tôi không sợ gì cả, ma quỷ là cái quái gì, tối nay tôi sẽ vào đó ngủ.” Quả thật, tối đến anh ta vào nhà ngủ. Đồng thời lúc ấy cũng có một người tự cho mình can đảm hơn người nên cũng hiên ngang vào nhà đó ngủ. Người đến sau tới nơi xô cửa vào, người đến trước tưởng quỷ về xô cửa bèn rinh tấm phên ngăn ngang cửa không cho vào. Người phía ngoài tưởng có quỷ bên trong nên ráng sức xô cánh cửa bật ngã để vào chiến đấu với quỷ. Hai người gặp nhau trong đêm tối và đánh nhau dữ dội nhưng bất phân thắng bại. Trời vừa sáng ra hai người thấy nhau rõ ràng mới vỡ lẽ con quỷ mà mình đánh suốt đêm qua là người chớ không phải quỷ. Phật nói bài Kinh này để dụ sự lầm mê, chấp trước của con người là trời tối. Vì tối tăm mê mờ nên không thấy đúng lẽ thật, thân này giả có mà chúng ta lầm tưởng là thật nên làm cái gì cũng lo cho thân hết.

Trong Kinh A-hàm, Phật dạy người chấp thân tứ đại là ta còn dễ phá trừ hơn những người chấp linh hồn là thật ta. Họ nghĩ cái hồn sáng này vẫn trước sau như một, không biến đổi. Họ tin đời này mình giàu thì đời sau cũng giàu, mang thân người thì trở lại thân người; đời nay ra sao, thế nào thì khi chết đời sau như thế đó. Chấp trong thân này có linh hồn còn hoài là quan niệm thần ngã, thần ngã là chủ của thân này nên không bao giờ thay đổi. Những người mê chấp như vậy rất có hại vì họ cho rằng thần ngã là cố định, họ không chịu tu tâm sửa tánh mà mặc tình ăn chơi, tạo các nghiệp xấu ác, đến khi phước hết họa đến phải chịu quả báo khổ đau không có ngày cùng.

Phật dạy tâm người là cội nguồn của thiện-ác, thân người là rừng tội lỗi hay là rừng công đức. Khi tâm chúng ta khởi nghĩ một điều gì thì ta cho đó là chân lý, nếu có ai không chấp nhận và chống đối lại ta sẽ tức giận, mắng chửi, la hét um sùm… Từ đó, tất cả mọi mầm mống đấu tranh đều từ tâm mà ra, tâm bảo vệ, tâm chấp ngã và tâm si mê quyết ăn thua đủ. Như vậy, tâm rõ ràng là cội nguồn của tội ác. Tuy nhiên, đến khi tâm có ý thức thấy được mầm đấu tranh sẽ dẫn đến sự chống đối và tìm cách sát phạt nhau, thấy được sự tác hại của nó thì tâm sẽ quay lại chính mình. Thân này khi muốn ăn một bữa ngon miệng thì phải mua tôm, cua, gà vịt về cắt cổ nhổ lông, chiên xào luộc nướng để bồi bổ thân này. Có người vì nuôi thân mà phải làm những nghề đồ tể như giết heo, bò, trâu, dê. Vì tham vọng cho bản ngã mà thân tạo vô số việc ác, nên nói thân là rừng tội lỗi.

Nhưng thân này gây tội lỗi là do đâu? Do tâm điều khiển, tức tâm là ông chủ chỉ huy. Người Phật tử thấy rõ tâm là chủ nhân ông của bao điều họa phúc thì mỗi khi tâm khởi nghĩ những điều bất thiện hại mình, hại người ta liền dừng ngay. Không phát ra lời nói hay hành động thì làm gì phát sinh tội lỗi. Chúng ta theo lời Phật dạy biết quán xét và thấy rõ tâm là người điều khiển nên thân mới hành động. Tâm hiểu đúng, phát ra lời nói chân chính sẽ dẫn đến hành động thiện ích. Thông thường, chúng ta thấy người nghèo đói thì cho cơm gạo để họ được no lòng; thấy người lạnh rách ta cho áo chăn để họ được lành ấm; thấy người đau bệnh ta cho thuốc men để họ được khỏe mạnh; đó là cứu khổ, cứu người. Nhưng nếu tâm tham lam, ích kỷ, keo kiết thì làm sao mở lòng giúp đỡ cho người được?

Đức Phật trước kia ở trong hoàn cảnh cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh. Vật chất quá đầy đủ nhưng tại sao Ngài từ bỏ tất cả để vượt thành xuất gia? Vì Ngài thấy rõ ngôi vua, quyền thế, của cải là những hạnh phúc tạm bợ. Có khi vì thế mà con người giết hại lẫn nhau nhưng cuối cùng ai cũng phải chết với hai bàn tay trắng. Con ngườimê lầm nên làm cái gì cũng để hưởng thụ, bồi bổ thân này mà không biết tu tâm dưỡng tánh. Thành ra đại đa số con người thế gian chỉ lo cho phần vật chất mà lãng quên phần tinh thần. Phật có đầy đủ tất cả nhưng tại sao Ngài không hưởng, ngay khi đã thành tựu đạo pháp ngài cũng chỉ tuỳ duyên khất thực xin ăn để gieo phước điền cho nhân loại? Có được tinh thần sáng suốt, minh mẫn, định tĩnh nên Phật không thấy ai là kẻ thù, chỉ có người chưa thông cảm với nhau mà thôi. Cái thân vật chất này lúc nào cũng làm chúng ta lo lắng, tìm cách vun bồi, xây đắp, thỏa mãn nó; nhưng nó lại do tứ đại hòa hợp giả có nên rồi cũng phải chịu già-bệnh-chết. Phật dạy chúng ta phải luôn thấy rõ thân này giả hợp, thân chỉ là phương tiện còn tâm mới là cứu cánh để chuyển ba nghiệp thân-khẩu-ý cho thanh tịnhđược giải thoát luân hồi-sinh tử. Thấy biết đúng như vậy là người giác, thấy ngược lại là người mê. Từ trước chúng ta mê lầm không nghe, không thấy, không biết nên làm cái gì cũng lo cho thân bất chấp có tội hay không có tội. Thân này tạo tác, làm việc là do ai điều khiển? Do tâm điều khiền chứ còn ai? Tâm biết phục thiện, tin sâu nhân quả thì chỉ huy, điều hành thân này làm nhiều việc thiện ích giúp người, cứu vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2428)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3017)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2072)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1956)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2270)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2084)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2075)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2384)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2236)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2295)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2379)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2079)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2216)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2343)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2250)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1852)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2345)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2236)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2409)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2424)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2558)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2262)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2056)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2128)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2278)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2097)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2177)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3675)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2152)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2253)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2712)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2330)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2137)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2276)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2617)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2256)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3124)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2274)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2030)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2222)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2514)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2384)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2133)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2029)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1746)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2611)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2257)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2724)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2500)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2209)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant