Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Làm Mẹ Với Tấm Lòng Của Phật

20 Tháng Hai 201607:01(Xem: 9449)
Làm Mẹ Với Tấm Lòng Của Phật

LÀM MẸ VỚI TẤM LÒNG CỦA PHẬT
Buddha Mom / Être une "Maman Buddha"

Jacqueline Kramer - Sanitsuda Ekachai

Hoang Phong

Làm Mẹ Với Tấm Lòng Của Phật

Jacqueline Kramer (một người mẹ)

 

Lời giới thiệu của người dịch

Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.

Làm Mẹ Với Tấm Lòng Của Phật 1

Sanitsuda Ekachai
(Biên tập viên báo Bangkok Post)

 

Bài báo của nữ biên tập viên Bangkok Post với tựa Spiritual Mothering, chủ yếu được dựa vào một quyển sách nổi tiếngBuddha Mom của bà Jacqueline Kramer. Bài báo cũng đã được dịch sang tiếng Pháp với tựa Être une maman Bouddha và đã được đăng tải trên nhiều trang mạng. Bài chuyển ngữ dưới đây được dựa vào cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp và cũng là bài thứ 6 thuộc loạt bài "Phật giáo và người Phụ nữ":

Bài 1: Phật giáo và người phụ nữ: một sự nghịch lý hay mâu thuẫn (Philippe Cornu)
Bài 2: Phụ nữnữ tính trong Phật giáo (Dominique Trotignon)
Bài 3: Con đường của sự quyết tâm (Ilan Dubosc)
Bài 4: Tenzin Palmo: Một nữ du-già nơi xứ tuyết (Dominique Dutet) 
Bài 5: 
Phụ nữPhật giáo (Gabriela Frey) 
Bài 6: Làm mẹ với tấm lòng của Phật (Jaqueline Kramer- Sanitsuda Ekachai)

 

LÀM MẸ VỚI TẤM LÒNG CỦA PHẬT
Buddha Mom / Être une "Maman Buddha"
Jacqueline Kramer - Sanitsuda Ekachai
Hoang Phong chuyển ngữ

 

            Nuôi nấng một đứa con là cả một sự hy sinh thiêng liêng, một tấm gương phản ảnh lòng vị tha. "Hãy làm cho hạt giống nở hoa tại nơi mà mình gieo xuống", đấy là câu châm ngôn của bà Jacqueline Kramer. Bà luôn tin rằng bất cứ một người mẹ nào cũng có thể đạt được giác ngộ trong gian bếp của mình, dù phải nấu ăn hay rửa bát. 

            Bà là tác giả của quyển sách "Buddha Mom" (Người mẹ Phật) nêu lên việc tu tập tâm linh và nuôi nấng con cái. Bà đọc được câu châm ngôn trên đây từ một tấm bích chương trong khi tham dự một khóa ẩn cư cách nay đã nhiều năm.

            "Tôi nghĩ rằng chẳng cần đi đâu xa, cũng chẳng cần phải theo học các khóa luyện tập với các kỹ thuật kỳ quái và lạ lùng, tôi cũng có thể đạt được giác ngộ nơi mà tôi đang hiện hữu, ngay trong lúc này, bằng cách cứ đảm đang vai trò làm mẹ và quán xuyến công việc nội trợ trong gia đình" 

            Tình mẫu tử thường được mọi người đề cao chẳng qua cũng chỉ là để che đậy các ước vọng riêng tư của người phụ nữ mà thôi. Quán xuyến gia đình và dọn dẹp nhà cửa thường được xem là các công việc tầm thường, phản ảnh sự tùng phụcyếu kém của người phụ nữ. Thế nhưng đối với bà J. Kramer thì việc nuôi nấng con cái là cả một sự tu tập tâm linh thật tuyệt vời

            Bà cho biết: "Tình mẫu tử cũng có thể ví như một chiếc bình tuyệt đẹp chứa đựng đạo đức mà tất cả chúng ta đều cần đến trong việc tu tập tâm linh của mình. Nếu các nam và nữ tu sĩ thuộc các tín ngưỡng khác nhau dốc lòng phát huy tình thương yêu vô điều kiện, tham gia vào các công tác bất vụ lợi, khơi động lòng nhiệt huyết, niềm hân hoanhạnh phúc của kẻ khác, cũng như khả năng buông xả của mình, thì trên thực tế cũng chẳng khác gì như một người mẹ thực thi bổn phận mình trong cuộc sống thường nhật".

            Nếu một người mẹ, dù phải xả thân nuôi nấng con cái, nhưng đồng thời biết phát huy một tâm linh tỉnh thức (pleine conscience/mindfulness/chánh niệm) - có nghĩa là thường xuyên quán thấy được tất cả mọi sự vật đều hiện ra và biến đi một cách thật tự nhiên, và không để mình bị lôi cuốn bởi sự trồi sụp của xúc cảm - thì nhất định sẽ thực hiện được nhiều thăng tiến trên đường tu tập tâm linh của mình.

            Bà J. Kramer là một người mẹ độc thân, tác giả quyển sách "Buddha Mom: The path of Mindful Mothering" (Làm mẹ với tấm lòng của Phật: Nuôi con bằng Con đường Tâm linh tỉnh thức) dựa vào các kinh nghiệm của chính mình và đã giúp được nhiều người mẹ khác biết áp dụng việc tu tập tâm linh vào cuộc sống của họ.   

            Gần đây bà J. Kramer đã được trao tặng giải thưởng "Những người phụ nữ Phật giáo phi thường" (Oustanding Buddhist Women), và bà cũng đã thiết lập được trên mạng các chương trình giảng dạy miễn phí dành cho những người mẹ mong muốn được tu tập tâm linhtìm hiểu sâu xa hơn về Giáo Huấn Phật giáo, và cùng chia sẻ kinh nghiệm với nhau, tùy khả năngthời giờ của mình.

            Với mái tóc bạch kim và chiếc áo giản dị màu hồng nhạt trên người, bà J.Kramer qua đôi mắt lấp lánh phản ảnh một niềm hân hoan thật tươi mát, đã thuật lại trường hợp nào đã giúp bà đến với Phật giáoý thức được tầm quan của thể dạng tâm linh tỉnh thức đối với một người mẹ phải nuôi con.   

            Bà J. Kramer cho biết mình sinh ra trong một gia đình Do Thái giáo và được may mắn có một người mẹ thật hiểu biết, cho phép mình và cả anh trai mình được tự do tìm hiểu về các vấn đề tâm linh. Chính người anh của bà là người đầu tiên giúp bà quán thấy được sức mạnh mang lại từ phép luyện tập tâm linh tỉnh thức: "Tôi nhận thấy anh tôi sau một khóa ẩn cư, đã trở về nhà với một gương mặt rạng rỡthanh thản. Do đó tôi cũng muốn thử xem sao. Thế rồi một sự an bình đã hiện ra với tôi khiến tôi vô cùng kinh ngạc".

            Bà J. Kramer bắt đầu học hỏi giáo huấn Phật giáo, và nhờ đó bà ý thức được rằng thiền định không phải chỉ là một phép luyện tập nhằm mang lại sự thư giãn mà là cả một phương pháp tu tập tâm linh giúp quán triệt được quy luật vô thường của thiên nhiên hầu giúp mình vượt lên trên sự quán thấy sai lầm về ý nghĩa của cái tôi và cái của tôi. Sự quán thấy ấy mạnh đến độ khiến bà chỉ muốn xuất gia, thế nhưng vị thầy chỉ dạy bà về thiền định khuyên bà nên nêu cao tấm gương cho những người phụ nữ thế tục chủ gia đình khác trông vào, và lý tưởng đó cũng đã trở thành sứ mạng của cả đời bà.

            Bà lập gia đình rồi mang thai, và lúc đó thì bà cũng đã luyện tập phép thiền định về tâm linh tỉnh thức được ba năm. Giữ tâm mình luôn trong thể dạng tỉnh thức trong từng giây phút của hiện tại là một cách giúp người phụ nữ loại bỏ được mọi sự sợ hãilo âu trong khi thai nghén. Dịp quan trọng nhất cho thấy hiệu quả của phép luyện tập tâm linh tỉnh thức này là lúc bà được đưa vào phòng sinh, khi các cơn đau xảy ra dồn dập và tiếp nối nhau.

            Bà thuật lại rằng: "Tôi nhất thiết chỉ quan sát sự đau đớn, ý thức từng giây phút một nhưng không suy nghĩ gì cả. Tôi chỉ đơn giản cảm nhận sự đau đớn đó và chấp nhận nó. Đến lúc sinh thì một sự thư giãn và êm ái bỗng hiện ra với tôi và tôi cảm thấy rất hạnh phúc trong những giây phút của hiện tại đó". Bà cho biết thêm: "Điều này đã giúp tôi hiểu rằng không sao tránh khỏi được sự đau đớn, thế nhưng sự khổ đau thì lại khác là một thứ gì đó thuộc vào quyền lựa chọn của chính mình".

            Phép luyện tập tâm linh tỉnh thức đã giúp bà ý thức được rằng hạnh phúc hay không đều là do mình quyết định

            Bà cho biết thêm: "Mỗi khi rơi vào tình trạng hoang mang và bất an thì phải chấp nhận tình trạng đó. Nhìn thẳng vào nó, quan sát nó, nhưng không gây chiến với nó. Hãy chấp nhận nó, theo dõi nó, nhưng không lên án nó, thì các cảm tính (hoang mang và bất an) sẽ tự động lắng xuống và tan biến hết một cách kỳ diệu".

            Nếu giữ được sự an trú trong từng giây phút của hiện tại trong khi đang làm bất cứ việc gì, dù là đang lặt rau hay rửa bát, thì thể dạng tâm linh tỉnh thức đó sẽ tạo được một lớp không gian tách mình ra khỏi mọi sự khó khăn. Bà cho biết: "Lớp không gian đó sẽ giúp chúng ta nhìn vào mọi sự vật một cách thoải mái  hơn, và từ đó các giải pháp sẽ hiện ra với mình"

            Bà quả quyết rằng việc nuôi nấng con cái phản ảnh tất cả các khía cạnh của metta (lòng thương yêu, tình nhân ái), karuna (lòng từ bi, sự từ tâm), mudita (niềm hân hoan, phúc hạnh) và upekkha (sự thanh thản, buông xả). Bà cho biết: "Nuôi nấng con cái sẽ tạo ra trong lòng mình một thứ tình thương yêu bất vụ lợi. Và đấy cũng là một cách làm gia tăng khả năng yêu thương của chính mình, giúp mình biết mở rộng lòng thương cảm trước những kẻ đang gặp phải khó khăn.

            Ngoài ra, niềm hân hoan mang lại khi trông thấy một đứa bé học nói, tập đi hay dần dần lớn khôn theo từng lớp tuổi - là cả một cách giúp mình ý thức được mudita (tình thương yêu, lòng nhân áí) là gì - hầu giúp mình hiểu được những nỗi nhọc nhằn của người mẹ trong lúc phải nuôi con từng ngày là những gì có thể chấp nhận được.

            Upekkha (equanimity/thanh thản, buông xả) tức là cách nhìn mọi sự vật bằng sự thanh thản, sẽ mang lại cho mình khả năng đối phó với mọi sự tranh đấu, niềm hân hoan và tất cả các thể dạng tâm thần khác với sự buông xả rộng lớn và tình thương yêu". Bà nói rằng: "Upekkha (thanh thản, buông xả) sẽ phát sinh khi quán nhận được sự đau đớn cũng chỉ là thành phần bất khả phân của sự tăng trưởng (lớn khôn)thân phận con người (human condition). Đấy chính là sự can đảm dám nhìn vào những gì mà mình không thể thay đổi được với tất cả tình thương yêu của chính mình. Sự can đảm đó là cách cứ để cho con cái mình được là như thế đúng với chúng, và chấp nhận mình không thể làm gì khác hơn được. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một số ảnh hưởng nào đó mà thôi" (không thể thay đổi nghiệp của con cái mà chỉ có thể tạo ra điều kiện thuận lợi giúp cho chúng tự biến cải nghiệp của chúng. Chẳng hạn bậc cha mẹ phải làm gương cho con cái nhìn vào. Nếu chính chúng ta bất hiếu, rượu chè, cờ bạc, bàn thảo với nhau những chuyện gian trá và mưu mô, nhưng khi quay sang con cái thì lại dạy chúng phải có hiếu, lương thiện, yêu thương và giúp đỡ mọi người... thì đấy chỉ là cách tạo ra thêm hoang mang, khổ đau cho chúng mà thôi).  

            Quá trình buông xả đó là một khía cạnh tu tập thật quan trọng trong Phật giáo. Bà J.Kramer khẳng định rằng: "Chính vì thế nên việc sinh con đẻ cái là một cách trực tiếp bước vào con đường tâm linh". Sự thanh thản (Upekkha) cũng nói lên một sự can đảm dám chấp nhận một thứ "tình thương thật khó" (amour dur/tough love) (một thứ tình thuơng thật nặng nề, đòi hỏi phải có một sự cố gắng và quyết tâm) mỗi khi cần đến. 

            Bà cho biết rằng: "Thứ tình thương rất khó đó đòi hỏi chúng ta phải biết đứng ra ngoài và cứ để cho con cái phải chịu đựng các hậu quả mà chúng phải nhận lãnh, và mình thì không nên tham gia vào đấy, dù tận đáy tim mình vẫn xao xuyến một tình thương sâu xa". Dầu đấy có nghĩa là một sự hy sinh hay là thứ tình thương thật khó trên đây, thì đấy cũng là cách mà một người mẹ tu hành nói lên các kinh nghiệm từng trải của riêng mình qua cuộc sống đích thật của chính mình.

            Bà J. Kramer trở thành một người mẹ độc thân khi con gái bà là Nicole vừa được ba tuổi. Chỉ vì muốn có thêm thì giờ chăm sóc cho con mà bà đành phải chấp nhận thay đổi cả nghề ca sĩ chuyên nghiệp của mình, thường xuyên bắt mình phải xa nhà vì phải theo các đoàn trình diễn. Nay bà chỉ là ca sĩ nghiệp dư và làm công việc giữ trẻ để sinh sống. Thế nhưng đấy cũng là một cách cách giúp bà hiểu được thế nào là tình thương yêu vô điều kiện đối với con gái mình, và đồng thời cũng giúp bà, qua những nụ cười và những dòng nước mắt, hiểu được là mình cũng phải cần đến một chút tình thương yêu đối với bản thân mình, đấy là cách giúp mình biết tha thứ cho chính mình mỗi khi có những ý nghĩ tiêu cực và những xúc cảm tràn ngập con tim mình (giận con không nghe lời chẳng hạn).

            Những giây phút sai lầm đó rất thường xảy ra. Và nếu không biết tha thứ cho mình, thì rất có thể là mình sẽ không thể nào còn tiếp tục cố gắng gỡ bỏ các thói quen đã bắt rễ từ lâu, xui dục mình phát ra những ngôn từ và hành động thương tổn và đáng tiếc (chửi mắng và đánh đập con cái).   

            Vậy phải làm thế nào khi con cái bướng bỉnh? Bà J. Kramer khuyên chúng ta như sau: "Luôn phải ý thức, và hãy xử dụng sự giận dữ như là một đối tượng thiền định". Dựa vào giáo huấn của Thiền học Zen, bà giải thích thêm: "Bất cứ gì xảy ra với mình đều có thể xử dụng nó như một cánh cửa mở vào giác ngộ".

            Bà giải thích rằng: "Mỗi khi cơn giận bùng lên, thì cứ biến nó trở thành một cánh cửa. Không nên cưỡng lại sự giận dữ, không nên nghĩ rằng mình hay là các xúc cảm của mình là những gì không tốt đẹp, cứ để cho cơn giận diễn tiến đúng như thế, quan sát nó nhưng không phát lộ một cảm tính căng thẳng hay sợ hãi nào cả, chung quanh xúc cảm bao giờ cũng còn lại một khoảng không gian (giúp mình đứng ra ngoài). Và nhất là không nên phản ứng theo cách mà mình đã quen làm từ trước".

            "Không cưỡng lại nó, thì tất nó sẽ biến mất. Không đặt vào tay sự giận dữ bất cứ một quyền hạn nào cả thì tất nó sẽ giảm xuống ngay. Quả hết sức ngoạn mục. Gian nhà mình (có nghĩa là bên trong tâm thức mình) bỗng trở nên an bình một cách lạ thường". 

            Dầu sao thì sự giận dữ cũng không biến mất được sau một đêm ngồi thiền. Dù các thứ chuyện khiến mình phải khổ sở vẫn còn tiếp tục quấy rầy mình, thế nhưng không còn quá nặng nề như trước nữa, và cũng chính vì thế nên việc tu tập là cả một sự cần thiết. Bà J. Kramer luôn xem các công việc thường nhật như là một cách giúp mình luyện tập tâm linh tỉnh thức. Bà cho biết rằng: "Chẳng hạn như khi lặt rau thì tôi ý thức được là tôi đang chạm vào nó, khi cắt rau, thì tôi cảm thấy lưỡi dao đang cắt từng cọng một. Khi tôi quán nhìn vào tư duy, xúc cảm, ngôn từ của mình, thì cũng thế. Nếu bạn đang trong thể dạng tâm linh tỉnh thức, và dù cho cuộc sống của mình đang như thế nào đi nữa, thì những gì đang chờ đợi mình đều luôn tươi mát và mới mẻ".

            Ngoài việc luyện tập hằng ngày, bà J. Kramer còn tham dự thêm mỗi năm một khóa ẩn cư, nhằm giúp mình khơi động một thể dạng vắng lặng sâu xa hơn nữa trong tâm thức mình, hầu giúp mình sẵn sàng đối đầu với những thử thách và những sự bất định hàng ngày. Bà hiểu rằng mình hoàn toàn có quyền lựa chọn giữa hạnh phúc và khổ đau. Bà nói rằng: "Đối với bất cứ một sự vật nào cũng thế, luôn có một khía cạnh tốt và một khía cạnh xấu. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự do chọn cho mình một thứ gì đó để mà chú tâm vào đấy. Và chính đấy cũng là quyền hạn to lớn nhất mà chúng ta chưa bao giờ biết nắm lấy nó".

            Bà luôn an trú trong những phút giây hiện tại và cũng nhờ đó mà bà không còn trách cứ kẻ khác là đã gây ra khó khăn cho mình: "Tôi quán nhận được một điều quan trọng là hạnh phúc của tôi không hề lệ thuộc vào bối cảnh bên ngoài. Nó là một thứ gì đó mà tôi mang bên trong con người tôi, và đấy cũng có nghĩa là tôi phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của chính mình.   

            Đồng thời bà cũng khám phá ra rằng dù cuộc sống lúc nào cũng bận rộn, phải chăm lo công việc trong nhà và cả ở nhà giữ trẻ, thế nhưng điều đó không hề gây ra một trở ngại nào trong việc tu tập của mình: "Tôi hiểu được là luôn phải khắc phục cái tôi trước khi bắt tay vào một công việc bất vụ lợi". Thực hiện được điều đó sẽ giúp cho sự rộng lượng bùng lên: "Làm việc trong sự vui vẻ sẽ kết nối mình với mọi người chung quanh".

            Nếu biết quan tâm giúp đỡ kẻ khác thì cũng là một cách gỡ bỏ các khó khăn đè nặng trong nội tâm mình. "Mỗi khi cắt đứt được các tư duy tiêu cực trong tâm thức, thì tôi cũng chuyển hướng được dòng tư tưởng của tôi, từ thể dạng tàn phá sang những gì xây dựng hơn".

            Dù cho việc chăm sóc con cái là cả một niềm vui đi nữa thế nhưng đối với bà thì làm bậc cha mẹ không phải là một việc đơn giản. Bà nhắc lại: "Lúc con gái tôi là Nicole được 14 tuổi thì thật là khó bảo". Dù tình thương con không hề "lay chuyển", thế nhưng bà cũng đành phải gửi con theo một khóa học để sửa đổi tính tình. Bà khuyên rằng: "Vì tình thương, bạn phải làm những gì cần phải làm hầu áp đặt một kỷ luật cứng rắn, nhưng cũng nên kèm theo một sự khích lệ với thật nhiều tình thương. Nếu việc tu tập tâm linh có thể giúp một người mẹ hành động một cách trầm tĩnh trước những nỗi lo âu của những đứa trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, thì các môn thể thao, âm nhạc hoặc bất cứ một sự say mê nào khác cũng có thể mang lại một hình thức kỷ luật nào đó giúp cho đứa trẻ lớn lên và bước vào tuổi trưởng thành, mà không bị chi phối bởi các thái độ tiêu cực của bạn bè đồng lứa và các ảnh hưởng của giới truyền thông" (tạp chí, sách đọc và truyền hình dành cho lứa tuổi vị thành niên không phải lúc nào cũng là bổ ích).

            "Không nên quên rằng một đứa bé luôn nhìn vào mình và bắt chước mình. Thế nhưng tất cả sẽ đổi thay khi đứa bé bước vào tuổi vị thành niên. Tuy nhiên điều đó cũng không bắt buộc là lúc nào cũng rập khuôn như thế". Với vẻ mặt đầy hân hoancho biết thêm: "Ngay cả trường hợp đứa trẻ vị thành niên tỏ ra thật "khuấy động", thế nhưng những lúc khó khăn đó rồi cũng sẽ qua đi, đứa con sẽ quay về với mình". Con bà ngày nay đã  26 tuổi và đã làm mẹ, hai mẹ con khắng khít hơn bao giờ hết.

            Ngày nay đối với bà là lúc phải chia sẻ, là thời điểm phải hồi đáp lại tình mẫu tử bằng sự quý trọng của chính mình (tình mẫu tử đã từng giúp mình biết thương yêutu tập, thì nay mình phải hồi đáp lại món nợ đó). [Hơn nữa còn phải trả món nợ cho cả] xã hội đã cung phụng vật chất cho mình, và cho cả bầu không gian mênh mông của Đạo Pháp [đã ban cho mình sự hiểu biết]. Dù bị xã hội khinh thường, thế nhưng ngược lại thì người phụ nữ lại tìm thấy hạnh phúc khi chăm lo cho gia đình và tập thể xã hội. Họ không được mọi người kính trọng dúng với giá trị của mình, và thường là bị đánh giá thấp và tiền lương trả kém.

            Thật vậy bà J. Kramer cũng đã nhận thấy dễ dàng điểu đó. Mỗi khi bà cho biết mình là một người nội trợ thì mọi người đều nhìn bà với đôi mắt không mấy kính phục: "Thật thế khi biết tôi làm nghề giữ trẻ thì mọi người đối xử với tôi như hạng người kém cỏi". Thế nhưng theo bà J. Kramer thì việc chăm sóc cho kẻ khác lại là khía cạnh chủ yếu nhất của bản tính người phụ nữ và cũng là một phẩm tính tốt trong lãnh vực tâm linh (lòng từ bi). Điều đó đòi hỏi phải có một tấm lòng rộng lượng, sức chịu đựng và tình nhân ái - đấy là các phẩm tính quan trọng nhất mà tất cả các tín ngưỡng đều xem là tối cần giúp cho xã hội được hạnh phúc hơn. Bà nói thêm: "Chúng ta cần một sự thăng bằng giữa "âm" và "dương" (trong nguyên bản là tiếng Hán: Yin và Yang)  giữa nữ tính và nam tính hầu tạo ra một xã hội hạnh phúc".

            Các hình thức tranh đấuchinh phục - thường được xem là thuộc lãnh vực của nam giới - ngày nay đã trở thành cả một sự ám ảnh toàn cầu, sự mất thăng bằng [gây ra bởi tình trạng đó] đã đưa đến bạo lực trong gia đình và cả ngoài xã hội. Theo bà J. Kramer thì giai đoạn đầu tiên giúp tái lập sự thăng bằng cần thiết là phải nêu cao giá trị của sự phục vụ và cả người phục vụ.

            Với tư cách là một người nữ Phật tử tại gia, bà J. Kramer cho rằng mình phải có trọng trách làm gương cho mọi người trông thấy là một người phụ nữ chủ gia đình cũng có thể đạt được sự giác ngộ không khác gì như nam giới. Dù đến nay bà chưa tra tìm được các chứng tích trong kinh sách xưa, thế nhưng không phải vì thế mà trong quá khứ đã không từng có những người phụ nữ như thế.

            Bà thường thắc mắc: "Tại sao các câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ đó lại không được lưu truyền đến nay?". "Phải chăng là vì họ không được đi học, hoặc là quá sức bận rộn không còn thì giờ nào để viết, hoặc không được luyện tập gì về thiền định? (một người tu tập không thiền định thì không bao giờ quán thấy được bản chất của mình và thế giới tức là cách mang lại sự giác ngộ cho mình). Dù vì lý do nào đi nữa thì ngày nay cũng là lúc phải gom góp các câu chuyện giác ngộ của những người phụ nữ làm mẹ, hầu lưu lại cho những đứa con, cả gái lẫn trai, của chúng ta sau này" (trong hai bài thứ 2 và thứ 5 trong loạt bài "Phật giáo và người Phụ nữ", hai tác giả Dominique Trotignon và Gabriela Frey có nêu lên trường hợp của nhiều người mẹ đạt được giác ngộ trong tập kinh Therigatha).

            Đấy không phải là vì kiêu hãnh, mà là một sự cố gắng giúp cho người phụ nữ nhận thấy là họ có thể mang lại lợi ích khi ý thức được bản chấtthân phận mình, hầu giúp mình tu tập bằng các khả năng cảm nhận đặc thù của riêng mình.      

            Làm mẹ tức là phải ý thức được rằng việc chăm lo cho con cái là một bổn phận thiêng liêng, và việc sinh con đẻ cái cũng là cả một tấm gương phục vụđiều kiện. Người mẹ phải hiểu rằng mình đang bước vào con đường tâm linh một cách thật sự, mình phải biến ngôi nhà mình thành một cảnh chùa, biết lợi dụng các thử thách hằng ngày để phát huy một tâm linh tỉnh thức và tình nhân ái (metta), xem con cái mình như là những vị thầy giảng dạy mình về vô thường, sự chấp nhậnbuông xả

            Con cái lớn khôn. Chúng thay đổi từng phút một. Và rồi vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ bỏ mình đi xa. Con cái mình nào có phải là của mình mãi mãi đâu. Không có ai là của mình cả. Chúng chỉ nhờ vào sự che chở của mình một lúc nào đó trong cuộc đời chúng mà thôi.

            "Mọi sự vật biến đổi không ngừng. Một khi đã ý thức được là hoàn cảnh của chính tôi cũng sẽ đổi thay, thì tôi cũng sẽ hiểu được ý nghĩa của sự khôi hài là gì (bám víu một cách vô vọng vào vô thường chẳng phải là một chuyện ngu xuẩn và khôi hài hay sao?). Tôi sẽ hít một hơi thật dài và thầm đếm từ 1 đến 10 (để nhận thấy mình đang bước từng bước một theo dấu chân của vô thường. Hít một hơi thật dài để cùng vui thú với từng bước chân đó của đời mình).

            Nhờ đó tất cả những gì tỏ ra không sao chịu đựng nổi sẽ trở nên thật trong sáng. Sự giác ngộ phải trải qua thật nhiều kiếp sống còn xa tít trong tương lai, thế nhưng làm mẹ với tấm lòng của Phật - mà bà J. Kramer đã làm tròn bổn phận mình - sẽ mang lại sự hân hoan cho cuộc hành trình thật dài đó, ngay tại chính nơi này và trong những giây phút hiện tại này.  

Vài lời ghi chú của người dịch

            Bài viết với những lời văn thật giản dị và chân thật, nhưng không kém phần trong sáng và sâu sắc, đã giúp chúng ta cảm nhận được những xúc cảm thật sâu, chân thậtcảm động trong tâm hồn của một người phu nữ làm mẹ với tấm lòng của Phật. Người chuyển ngữ không còn một lời nào để thêm vào, nếu không thì đấy cũng chỉ là cách làm vỡ tan sự tinh khiết của xúc cảm trong tâm hồn bà, hoặc cũng có thể làm nhòe đi giọt nước mắt thật trong và thật mặn trong khoé mắt của bà mà thôi. Thật vậy chúng ta chỉ còn biết cầu mong tất cả những người phụ nữ làm mẹ cũng tự tin và bước theo con đường của bà, nhìn vào con cái mình với tấm lòng của Phật, giúp mình chẳng khác gì như bà, sẽ hoàn tất được cuộc hành trình thật dài đó của mình với sự hân hoan trong từng giây phút một của hiện tại này. Chẳng phải đấy là cách mang lại hạnh phúc cho gia đình, yên vui cho xã hộian bình trên hành tinh này hay sao?

                                                                                    Bures-sur-Yvette, 19.02.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

Nguồn: Báo Bangkok Post

Bản gốc tiếng Anh:

http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article2275

Bản dịch tiếng Pháp;

http://bouddhisme-au-feminin.blogspot.fr/2015/02/jacqueline-kramer-etre-une-maman-bouddha.html

http://www.buddhachannel.tv/portail/spip.php?article2277

Độc giả có thể xem quyển sách Buddha Mom của bà Jaqueline Kramer:

Nhà xuất bản: TarcherPerigee (ISBN-10: 1585422940 ; ISBN-13: 978-1585422944

(Được Amazon xếp vào danh sách 100 quyển sách bán chạy nhất)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12883)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12292)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11558)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13912)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15788)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14079)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16139)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12375)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13469)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11929)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11021)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11265)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11449)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12115)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12253)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11888)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11482)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11920)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12022)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13431)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12313)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11779)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11482)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10825)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10145)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10605)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10907)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10364)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11367)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9964)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10937)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11207)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12665)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13016)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11992)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11740)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11479)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10224)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11941)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10999)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10976)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12711)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16415)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12205)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11948)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10503)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10628)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10560)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11737)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12298)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant