Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõi Phật Đâu Xa !

04 Tháng Ba 201612:41(Xem: 10115)
Cõi Phật Đâu Xa !
CÕI PHẬT ĐÂU XA ! 

(thấp thoáng lời Kinh Duy-ma-cật) 

Bs. Đỗ Hồng Ngọc


Cõi Phật Đâu Xa !

Đôi dòng ghi lại…
Nói ra là bị kẹt
Không nói cũng không xong…
(Thiền sư Chân Nguyên, TK XVII)

Có người hỏi tôi rằng học được gì từ “Duy-ma-cật sở thuyết”?

Học được nhiều lắm chứ!

Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh. Tâm ta chưa thanh tịnh thì thấy đâu cũng là gò nỗng, hầm hố, gai góc, thanh tịnh rồi thì cõi đất bỗng nhiên trở nên rộng lớn, nghiêm đẹp, ánh vàng ròng khắp nơi nơi…

Học rằng trước hết phải tùy lòng ngay thẳng (trực tâm) mà khởi. Có trực tâm thì mới có chánh đẳng. Có « Chánh đẳng » rồi mới có « Chánh giác ». Chia chẽ thì so sánh, hơn thiệt, ganh đua, đấu đá. Bình đẳng, không phải là kéo chân rùa dài ra, thúc giò hạc ngắn lại.

Thấy cái Một thì thấy tất cả. Tất cả là Một. Một là tất cả.

Học rằng phương tiện mà không trí huệ không xong. Khoa học mà không có lương tâm là sự tàn lụi của tâm hồn.

Trí độ là mẹ Bồ Tát,
Tùy nghi phương tiện là cha.

Phải có Trí độ (Bát Nhã) trước đã. Rồi, phương tiện mới tùy nghi. Pháp sư phải « vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai » (Pháp Hoa). Vào tòa Như Laitừ bi, mặc áo Như Lai là nhu hòa, nhẫn nhục, ngồi tòa Như Lai là thấy biết « chư pháp không tướng». Phương tiện tùy nghi mà chưa có Trí độ thì nguy.

Học rằng “Tại các cảnh thiền định, tưởng đó như các tầng địa ngục”. Không đắm  mê các tầng thiền để bỏ quên đời, mà tưởng cảnh thiền như các tầng địa ngục, thấu cảm cùng nỗi khổ đau vô tận của chúng sanh. Đối với cuộc sinh tử luân hồi, tưởng đó như vườn cảnh điện đài để thênh thang “một cõi đi về”.

Học rằng bệnh thường gặp là “chấp Không”! Thấy không rồi mê không, gì cũng không, chẳng thấy được chân khôngdiệu hữu, diệu hữu mà chân không! Cho nên “tu học lẽ không mà chẳng lấy lẽ không làm chứng đắc. Tu học vô tướng, vô tác, mà chẳng lấy vô tướng, vô tác làm chứng đắc”.

Học rằng tâm khó mà nhận thấy! Tìm hoài tâm không ra. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai không thấy đâu cả. Làm sao để tâm an ? Còn lâu! Chỉ có cách tiếp cận qua thân. Thân tâm nhất như.  Cho nên « giả bệnh » là cách tốt nhất. Mà bệnh thì rất bình đẳng. Mọi người đều bình đẳng trước… bệnh ! Thân này không thể tin cậy được. Nó không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. Phải thấy thân Phật, tức thấy pháp thân. Muốn thấy pháp thân thì phải “quán”. Phải nhìn sâu vào bên trong, nhìn xuyên qua cái giả tướng bên ngoài, phải “kiến tướng phi tướng” . Khi ấy nhận ra:

Vô lượng ức đấng Như Lai,
Chư Phật với thân mình đây, 
Không khác chi đừng phân biệt

Học rằng hé cửa vào Bất Nhị thì thấy Như Lai ngồi cười tủm tỉm, mở toang bảo tháp, tay bắt mặt mừng chào đón Phật, chào đón chúng sanh… Thấy biết Như Lai rồi thì chỉ còn ú ớ, há hốc hoặc lặng thinh. Ủa, vậy đó hả ? Bởi với Như Lai thì “chẳng thể dùng trí mà hiểu, chẳng thể dùng thức mà biết, không thể dùng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt, tất cả ngôn ngữ đàm luận đều dứt tuyệt ».

Học rằng chúng sanh là những ảo vật do nhà ảo thuật là chính ta tạo ra. Mà nhà ảo thuật cũng là một chúng sanh. Tạo ra rồi hồng hộc chạy theo, bám lấy, giành giật, khổ đau, hạnh phúc… Rồi ráng giải thích những hình bóng ảo, rời rạc, lắp ráp tạm bợ đó mà tưởng thiệt ; rồi ráng gân cổ cãi nhau chí chóe với bao nhiêu khái niệm danh từ… mà tưởng hay! Chẳng qua là những bóng hình trong gương, mặt trăng đáy nước, dấu chân chim giữa hư không…

Học rằng “ Tất cả phiền não đều là hạt giống Như Lai” ! Rằng Thân này là hạt giống Như Lai. Vô minh với ái là hạt giống Như Lai. Tham, sân, si là hạt giống Như Lai…”

Thì ra vậy ! Thì ra tứ đại ngũ uẩn, vô minh, ái thủ hữu, tham sân si… đều là hạt giống của Như Lai. Cho nên không lạ, từ những hạt giống đó mà sinh sôi nẩy nở đủ thứ chuyện trên đời, rồi quấn quít nhau mà trùng trùng duyên khởi… Nhưng Như Lai chẳng xấu ác, chẳng thánh thiện. Như LaiNhư Lai. Tathagata. Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu. Nó vậy là nó vậy.

Cho nên phiền não cũng chính là Bồ-đề, khổ đau là hạt giống của an lạc !
Trong lửa sinh hoa sen, 
Tại năm dục hành thiền…

Học rằng sân hận đưa ta vào địa ngục không lối thoát nên cần biết sống trong cõi Diệu Hỷ của Phật Asuc (Aksobhya), vị Phật có tên là Vô Sân, Vô Nộ, Bất Động. Ngoài không dính mắc là thiền, trong không lay động là định (Huệ Năng). Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền (Trần Nhân Tông).
Duy-ma-cật bảo: Pháp hỷ là vợ nhà/ Từ bi là con gái/ Tâm thiện là con trai/ Không tịch là nhà/ Trần lao là đệ tử/ Tùy ý mình mà chuyển biến…
Tùy ý mình mà chuyển biến. Muốn thấy « con là nợ/ vợ là oan gia/ cửa nhà là nghiệp báo… » cũng tùy hỷ!

Học rằng thực tướngvô tướng, nên hòa nhập nhau có chi ngăn ngại vì cùng bản chất, pháp tánh. Núi Tu di to lớn kia mà đem đặt vừa vào đầu hạt cải, nước bốn biển mênh mông nọ mà rót đầy lỗ chân lông có chi là lạ ? Núi Tu di cũng không mà đầu hạt cải cũng không. Nước bốn biển cũng… không mà lỗ chân lông cũng không. Nhưng chân khôngdiệu hữu, diệu hữuchân không. Lý mà vô ngại thì Sự Sự vô ngại vậy!
Học rằng có thứ hương thơm nuôi cả thân và tâm bất tận đó chính là Giới đức. Thứ hương thơm đó mới có thể bay cao, bay xa, bay ngược chiều gió… Tiếng lành đồn xa. Nhưng giới không chỉ là giới. Giới còn là Định là Huệ. Giới định huệ không chia cắt.

Học rằng không có gì để « đắc » vì « vô sở đắc » : Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Anậuđala Tam-miệu Tam-Bồ-dề) sẵn có đó rồi trong mỗi chúng sanh. Chỉ cần thắp sáng lên. Con đường đó là con đường quay lại chính mình.
Rồi một hôm, chỉ còn biết tủm tỉm cười một mình. Nụ cười đến từ bên trong, từ những tế bào, từ đất nước gió lửa. Con đường đã vạch ra, đã bày sẵn : Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ…Thất giác chi, Bát chánh đạo… vốn là 37 món trợ đạo không quên.
Đạo phẩm là bạn hiền 
Nhất tâmđiều ngự, 
Bát chánh đạo dạo chơi.

Học rằng bốn Ma là « thị giả », luôn ở cạnh ta, giúp ta từng li từng tí. Ma phiền não bủa vây và nhắc nhở sẵn có bốn vạn tám ngàn cách thoát ra sao chẳng thử một vài; Ma ngũ uẩn thì càng thân thiết, nhắc rằng mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta chỉ là những kết hợp tạm bợ, lắp ghép lai rai; Ma trời (thiên ma) là lời cảnh giác, đừng tưởng bỡ, tưởng làm trời thì muốn gì cũng được. Còn lâu ! Rớt vào địa ngục như chơi. Lên voi xuống chó mấy hồi. Còn Ma chết (tử ma) lại là bạn thiết gắn bó từ thuở còn bụng mẹ trong từng tế bào. « Bốn thứ ma, tám muôn bốn ngàn thứ phiền não làm cho chúng sinh phải nhọc nhằn mệt mỏi đều có thể làm Phật sự »…

Học rằng « Phật sự » là món cơm Hương Tích, là món trà Tào Khê, là tiếng gió thổi, là tiếng lá rơi, là dáng đi dáng đứng dáng ngồi… Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Tất cả pháp đều là pháp Phật. Không phải do Phật làm ra đâu. Chỉ vì tất cả đều vô thường, khổ, không, vô ngã, duyên sinh, thực tướng vô tướng… Phật sớm thấy biết và từ bi « khai thị » cho chúng sanh « ngộ nhập », để cùng mà giải thoát!
“Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu. Pháp không có thêm và bớt. Pháp không có sinh và diệt…Tướng pháp là như vậy, há thuyết diễn được sao?”.

Học rằng « Cư trần mà lạc đạo » : “… ở tại nơi sanh tử mà chẳng làm việc ô trược, trụ nơi Niết-bàn mà chẳng diệt độ mãi… ; kính giữ luật hạnh thanh tịnh của bậc sa-môn, tuy ở tại nhà, mà chẳng vướng vào ba cõi, thị hiệnvợ con, mà tu hạnh thanh tịnh… »;
Từ đó mà « thõng tay vào chợ »: Hoặc làm chúa thành ấp/ Hoặc làm chủ đoàn buôn/ Làm quốc sư, đại thần, Để lợi ích chúng sanh…
Trong kiếp có bệnh dịch/ Hiện làm các dược thảo/ Trong kiếp có đói kém, Hiện thân làm món ăn/ Trong kiếp có đao binh/ Khiến trụ cảnh không tranh/ Những nơi có địa ngục/ Cứu khỏi mọi khổ não/…

* * *

“…Thưa, Thánh trí vốn vô tri, mà muôn vàn phẩm loại đều được soi tỏ. Pháp thân vốn vô tướng, nhưng lại ứng hiện theo từng hình tướng đặc thù. Vần điệu chí cao thì vẫn không lời, mà thư tịch huyền vi khắp nơi quảng bá. 
… Vả, chúng sinh mãi ngủ vùi, phi ngôn thì lấy gì để đánh thức? Đạo không vận chuyển đơn côi. Đạo hoằng do người. 
Cho nên, Như Lai sai Văn Thù nơi phương khác; triệu Duy-ma từ quốc độ kia; cùng tụ hội Tỳ-da-ly để chung truyền đạo ấy”.
(Tăng Triệu, tựa Duy-ma-cật sở thuyết, thế kỷ thứ V.
Tuệ Sỹ dịch Việt, mùa Thu, PL. 2548)
Lúc ấy, Phật bảo Di-lặc: “Nay ta đem pháp A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề này mà phó chúc cho ông…”
Rồi quay sang A-nan ân cần dặn : “Hãy thọ trì kinh này và lưu hành giảng thuyết rộng rãi nhé !”.
Đâu có chi phân biệt!
Đỗ Hồng Ngọc (dohongngoc.com)
(Saigon, 12.2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8976)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15830)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9521)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 8996)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9118)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9489)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9265)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8907)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10035)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9155)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10913)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9625)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9314)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10049)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11805)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12186)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9403)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11918)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9760)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9717)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11677)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17933)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8725)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9316)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 8992)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9445)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9936)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9246)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9081)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9015)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10930)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7925)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10245)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8811)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8895)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17871)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8152)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8639)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10802)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10129)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8490)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10645)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9013)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8193)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9269)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
(Xem: 9147)
Cầu nguyện, phát nguyệnhồi hướng công đức, là việc làm thiết thực mang tích cách nhân bản, nhằm giúp người con Phật vững niềm tin hơn trên con đường Bồ Tát đạo.
(Xem: 9394)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
(Xem: 9656)
Nếu một người có ý nghĩ xấu rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu thì đau khổ sẽ theo sau người nầy
(Xem: 7819)
Khi còn là một cậu bé con, lúc tôi đang học hỏi Đạo Phật, tôi được dạy để chăm sóc thiên nhiên...
(Xem: 9453)
Trước hết chúng ta phải hiểu rằng bệnh hoạn là điều không tránh được. Tất cả chúng ta đều phải bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant