Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Chăm Sóc Người Bệnh Lúc Cuối Đời

07 Tháng Tư 201610:15(Xem: 8826)
Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Chăm Sóc Người Bệnh Lúc Cuối Đời
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ
SỰ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LÚC CUỐI ĐỜI

Qua Cuộc Nói Chuyện Với Nhà Sư Phra Paisal Visalo - Bác Sĩ Suresh Kumar  
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.visalo.org
(Buddhist Perspectives On End Of Life Care, 
A Conversation With Phra Paisal Visalo - Dr. Suresh Kumar)

Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Chăm Sóc Người Bệnh Lúc Cuối Đời

 

Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice).

ĐẠO PHẬT NÓI GÌ VỀ ĐAU KHỔ (NÓI CHUNG), VÀ ĐAU KHỔ VÀO LÚC CUỐI ĐỜI (NÓI RIÊNG)?

Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm, sự chia lìa và sự mất mát, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lý do chúng ta có các nỗi đau khổ nầy là bởi vì cuộc đời thì không có gì chắc chắn. Tất cả mọi thứ trên thế gian nầy chỉ là tạm thời. Cho nên, sự thay đổi là điều chắc chắn. Đấy chính là: Sự Vô Thường. Cuộc sống của chúng ta bị áp lực bởi các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài dẫn đến sự thay đổi liên tục. Tất cả mọi vật cuối cùng rồi thối nát, và tan rã, đấy là: sự đau khổ. Không có 'cái-tôi" nào độc lập, hoặc là vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn, hoặc là trốn tránh đau khổ trong chốc lát mà thôi, tuy nhiên, đau khổ là chuyện tất nhiên, và không thể nào chạy trốn được. Điều chúng ta có thể làm là giảm bớt đi nỗi đau, cũng như làm giảm bớt đi ảnh hưởng của sự đau đớn khi xảy ra.

Các tình trạng của sự đau khổ có thể ảnh hưởng chúng ta về mặt thể xác, tuy nhiên, các tình trạng nầy không nhất thiết ảnh hưởng chúng ta về mặt tinh thần. Đạo Phật tin tưởng rằng mọi người đều có thể trau giồi tâm của họ để thoát ra khỏi sự đau khổ. Mặc dù mọi người đều phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, và cái chết, tâm chúng ta không cần thiết phải đau đớn vì các điều nầy, nếu chúng ta biết chấp nhận sự thật, không chối từ, và không chống cự. Chấp nhậnyếu tố quan trọng nhất để chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ.

Chúng ta thay vì bị ảnh hưởng bởi nỗi đau về thể xác, chúng ta có thể nhờ nỗi đau nầy giúp ích cho chúng ta; giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng không-có-gì là chắc chắn cả, đây là một sự thật. Trí tuệ cũng là một chìa khóa quan trọng để soi sáng tâm chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ. Có nhiều nhà sưPhật Tử đã giác ngộ, trong lúc họ đang đối mặt với sự đau khổ vì bệnh tật, và cái chết. Nói khác đi, bệnh tật và cái chết có thể phát triển trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra sự-thật tột cùng, và đạt tới sự giác ngộ.

SỰ CHĂM SÓC LÚC CUỐI ĐỜI CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG-PHẢI LÀ PHẬT-TỬ, CÁC Ý TƯỞNG NÓI TRÊN CÓ THÍCH HỢP HAY KHÔNG?

Đạo Phật tin tưởng rằng, người bệnh vào lúc cuối đời vẫn có thể sống hạnh phúc. Chẳng có gì phải sợ hãi khi cái chết đến gần. Mọi người đều có khả năng sống hạnh phúc, bất kể họ theo tôn giáo nào, ngay cả người không có tôn giáo nào cả. Mọi người đều có thể có một cái chết bình an

THEO THẦY NGHĨ, MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN LÀ MỘT CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?

Theo quan điểm Phật Giáo, một cái chết bình an được xác định bằng cách thức người nầy chết, hoặc là lý do người nầy chết. Điều nầy mô tả tình trạng tâm của người nầy lúc chết; họ chết trong bình an, tâm không sợ hãi, hoặc là không đau khổ về tinh thần. Điều nầy có thể xảy ra khi chúng ta chấp nhận cái chết, và buông xả mọi thứ - không còn dính mắc với người nào, hoặc vật nào. Một cái chết bình an cũng được xem là người nầy sẽ được tái sinh vào cõi tốt đẹp. Cái chết tốt đẹp nhất là khi người nầy có tâm giác-ngộ, đạt tới sự hiểu-biết tột-cùng về bản-chất thật-sự của mọi vật. Điều nầy cho phép tâm giải thoát ra khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết Bàn, không còn sinh tử nữa.

CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?

Cuộc sống tốt đẹp là cuộc sống có hạnh phúc, không bệnh tật, nghèo đói, hoặc bị lạm dụng. Cuộc sống tốt đẹp cũng có nghĩa là cuộc sống có đạo-đức; không lợi dụng người khác, và người nầy còn làm việc thiện để giúp đỡ người khác, và xã hội. Cuộc sống tốt đẹp liên quan đến tâm bình an, người nầy có lòng từ bi, và họ không bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si). Đấy là cuộc sống của người không tạo ra khổ đau, kết quả từ sự hiểu biết của họ về bản-chất thật-sự của cuộc đời, và họ có khả năng giải-quyết các trở ngại khi xảy ra.

THẦY CÓ NGHĨ RẰNG CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP SẼ LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN MỘT CÁI CHẾT NHẸ NHÀNG, VÀ BÌNH AN?

Một cuộc sống tốt đẹp có thể dẫn đến một cái chết bình an, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như thế. Khi một người sắp chết, nếu tâm họ đau khổ, hoặc còn lo lắng về con cái, về bố mẹ, về những người thân yêu, hoặc là họ không buông xả được tài sản của họ, hoặc là người nầy cảm thấy tội lỗi, hoặc là họ còn có các công việc chưa làm xong, thì họ sẽ từ chối cái chết, và họ chiến đấu bằng mọi giá với các chết. Điều nầy sẽ dẫn người nầy đến đau khổ, đến lo âu, và bồn chồn, nên sau khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi đau khổ. Bên cạnh đó, nỗi đau đớn về thể xác do bệnh tật có thể làm cho bệnh nhân giận dữ, lo âu, nên họ không có bình an vào lúc cuối đời.

NÓI MỘT CÁCH KHÁC, THẦY CÓ NGHĨ RẰNG MỘT NGƯỜI SỐNG KHÔNG ĐẠO-ĐỨC, VẪN CÓ THỂ CÓ MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN? `    

Một cái chết bình an có thể xảy ra với người có cuộc sống không đạo-đức, tuy nhiên, điều nầy rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì những người sống không đạo-đức thường sợ hãi rằng, họ sẽ bị đọa vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy, ho rất sợ hãi cái chết. Nhiều người đau khổcảm thấy có tội, hoặc là họ bị ám ảnh bởi các hành vi xấu xa của họ trong quá khứ. Còn những người bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si), họ luôn luôn cảm thấy khó khăn trong việc buông xả tài sản, và lòng thù hận. Điều nầy chắc chắn sẽ dẫn họ đến cái chết trong đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ may mắn có những người bạn giúp họ nhớ lại các việc làm tốt trong quá khứ, và nhắc họ buông xả mọi vật, tâm họ sẽ trở nên trong sáng hơn, và một cái chết bình an có thể xảy ra cho họ.

TRONG CUỘC SỐNG, CÁI CHẾT LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN XẢY RA, NHƯ THẾ CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO? 

Chuẩn bị cho cái chết là một điều cần thiết cho tất cả mọi người, bởi vì mọi người sẽ phải đối mặt với cái chết, không cần biết chúng ta là ai, cũng như tình trạng cuộc sống chúng ta như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết, bằng cách thực tập 'Suy Ngẫm Về Cái Chết'. Điều nầy có nghĩa là chúng ta nên tự nhắc nhở liên tục chúng ta rằng chính chúng ta sẽ chết. Chúng ta chỉ chưa biết là sớm hay muộn, khi nào, ở đâu và như thế nào. Rồi, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Nếu chúng ta chết sớm, chúng ta có sẵn sàng chưa? Chúng ta đã làm các việc tốt lành cho các người thân yêu và các người khác chưa? Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận chưa? Chúng ta có làm đầy đủ trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà chúng ta đang có chưa? Chúng ta có sẵn sàng để buông xả mọi thứ chưa? Nếu câu trả lời là: 'chưa', thì chúng ta phải làm nhiều việc-thiện kể từ bây giờ, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ, và trách nhiệm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta phải học hỏi để buông xả mọi vật. Làm việc thiện để chúng ta chẳng còn gì phải hối tiếc. Chúng ta tập buông xả để cho phép chúng ta đối mặt với cái chết, rồi chúng ta sẵn sàng cho cái chết ngay lúc nầy, hoặc là bất cứ lúc nào trong tương lai.

SỰ SỢ HÃI CÁI CHẾT LÀ MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ GÂY PHIỀN MUỘN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT. BẤT KỂ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI BỆNH, CHÚNG TA CÓ CÁCH NÀO GIẢI QUYẾT KHÔNG?

Sự sợ hãi cái chết xảy ra khi chúng ta có khuynh hướng quên đi mất rằng ai rồi cũng phải chết. Chúng ta có thể có các công việc đang dở dang, và chúng ta lo lắng về các người thân yêu, hoặc là tài sản. Chúng ta cũng có thể sợ hãi cái chết bởi vì chúng ta không chắc chắn là điều gì sẽ xảy ra sau khi chết. Sự sợ hãi cái chết có thể giảm bớt đi, nếu chúng ta thường-xuyên thực-tập suy ngẫm về cái chết, nếu chúng ta cố gắng hết sức giúp đỡ người thân, và nếu chúng ta cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, và các trách nhiệm của chúng ta. Thiền định là một phương cách tốt để trau giồi tâm chúng ta, để chúng ta chấp nhận cái chết: xem cái chết là một phần của cuộc sống, mà không sợ hãi gì cả. 

THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ GIÚP CHO NGƯỜI-BỆNH GIẢM BỚT ĐAU KHỔ LÚC CUỐI ĐỜI KHÔNG? NẾU CÓ, THÌ NHƯ THẾ NÀO? ĐỐI VỚI NGƯỜI-BỆNH TRƯỚC KIA CHƯA BAO-GIỜ THIỀN ĐỊNH, CÓ GIÚP ÍCH GÌ CHO HỌ KHÔNG?

Thiền định giúp cho chúng ta bớt đau khổ. Lúc cuối đời, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể tập trung vào hơi-thở - hơi-thở vào, và hơi-thở ra. Một khi tâm và hơi thở người bệnh hài-hòa, sự tập trung và sự bình tĩnh sẽ xảy ra. Tâm bình yên sẽ tạo ra một số chất hóa-học trong cơ thể người bệnh, làm cho họ dần dần giảm bớt nỗi đau đớn. Sự bình an của thiền định cũng chuyển hướng tâm của người bệnh ra khỏi nỗi đau đớn của thể xác, và cho phép người bệnh quên đi sự đau đớn, hoặc là làm người bệnh cảm thấy đau ít hơn.

Thiền chánh niệm cũng có thể giúp chúng ta bớt đau khổ. Thiền chánh niệm giúp tâm chúng ta buông bỏ, không còn nắm-giữ sự đau đớn. Thay vì "tâm hồn tôi đau khổ", chánh niệm cho phép chúng ta nhận biết sự đau đớn. Điều nầy giúp chúng ta giảm bớt nỗi đau đớn về tinh thần. Do đó, chỉ còn nỗi đau đớn về thể-xác là tồn tại.

Các vị thầy có kinh nghiệm về thiền định có thể chỉ bày cho chúng ta phương cách để làm giảm bớt đi cường độ của sự đau đớn. Một môi-trường bình-an và thích-hợp cũng có thể giúp cho người bệnh giảm bớt đi sự đau đớn. Những lời nhắc-nhở người bệnh về các việc-làm tốt của họ trong quá khứ, hoặc là tập trung tâm trí họ vào những hình tượng thiêng liêng về tôn giáo của họ, các điều nầy cũng sẽ hỗ trợ cho thiền chánh niệm.

Source-Nguồn: http://www.visalo.org/columnInterview/5708echospice.html

 

Buddhist Perspectives On End Of Life Care,
A Conversation With Phra Paisal Visalo - Dr. Suresh Kumar
Source-Nguồn: www.visalo.org

 

Alongside a busy schedule of training in Thailand, Dr Suresh Kumar spoke to Phra Paisal Visalo, abbot of the Buddhist Monastery, Wat Pasukato, and founder of the Buddhist Network for a Good Death.

WHAT DOES BUDDHISM SAY ABOUT SUFFERING IN GENERAL AND SUFFERING AT THE END OF LIFE IN PARTICULAR?

In the Buddhist perspective, suffering is the reality that no one can escape from. We are all facing ageing, sickness, separation and loss, either sooner or later. The reason for this is that life is uncertainty. Everything in this world is only temporary. But change is certainty. That is: Impermanence. Our life is pressurised by internal and external factors which lead to constant changes. Everything ultimately is rotten and disintegrated, that is: suffering. There is no 'self' which is independent or permanent. We can only delay or escape suffering for a while but it is inevitable. What we can do is to alleviate suffering and lessen its effects when it occurs.

However, it is possible that those conditions of suffering can only affect us physically but not necessarily affect our mental conditions. Buddhism believes that every human can cultivate their mind to be free from suffering. Even though we all face ageing, sickness and death, our minds need not to be painful from these, if only we accept the reality with no refusal and no resistance. Acceptance is the most important factor for us to be free from suffering.

Instead of being affected by physical suffering, we can use it to our benefit; open our eyes to the fact that nothing is certainty. Wisdom is also the key success to enlighten our minds to be free from suffering. There have been numerous monks and laypeople who received enlightenment while they were facing suffering due to sickness and the death. In other words, sickness and death can develop our wisdom to realize the ultimate truth and achieve enlightenment.

HOW RELEVANT IS LEARNING FROM THESE IDEAS TO THE END OF LIFE CARE OF NON-BUDDHISTS?

Buddhism believes the happiness is possible at the end of life. There should be no fear when the time has come. Every human has it in his own capacity to be happy, regardless of which religion he professes, or even if he has no religion at all. Peaceful death is possible for all human beings.

WHAT DO YOU CONSIDER AS A GOOD DEATH?

Good death, from Buddhist perspective, is not determined by the way one dies, or the reason for death. It is rather characterized by the condition of mind at the time of death; dying in peace, without fear or mental suffering. This is possible when one accept one’s own death and lets go of everything – no attachment to anything or any person. Good death is also characterized by the blissful states of existence where one is reborn. Best of all is death with an enlightened mind, achieving the ultimate wisdom concerning the true essence of nature. This enables the mind to be free from suffering and realize nirvana, with no rebirth.

WHAT IS GOOD LIFE?

Good life means life with well-being, free from sickness, poverty or exploitation. Good life also means living a life with morality; not taking advantage of others but also doing good deeds for others and society. It involves peaceful mind, having compassion and not being dominated by greed, anger and delusion. It is life not inflicted by suffering, resulting from understanding the reality of life and being capable of solving the problems that arise.

DO YOU THINK THAT GOOD LIVING ALWAYS LEADS TO A GOOD OR COMFORTABLE DEATH?

Good life could lead to a peaceful death, but not always. When a person is dying, if his mind is in sorrow, or worried about his children, parents, the loved ones or could not let go of his properties, if he is guilty, or has unfinished business, he would refuse and fight with death at any cost. This will lead to torment, agitation and restlessness, with woeful existence after death. Besides, physical pain from sickness may cause patients to be angry and agitated and find no peace at the end of life.

ON THE OTHER HAND, DO YOU THINK THAT A GOOD DEATH IS POSSIBLE WITHOUT A GOOD LIFE?

Good death could happen to those who have unwholesome life, though it is very rare. This is because those who have unwholesome life are afraid that they will go to evil states after death. So they are fearful of death. Many suffer from guilt or are haunted by their bad conduct in the past. As for those who are dominated by greed, anger or delusion, they always find difficulty in letting go of their property or ill will. This will inevitably lead to death in torment. However, if they are lucky enough to have friends who can help them to recall good deeds and let go of everything, their mind will become wholesome and a good death will be possible for them.

DEATH BEING CERTAINTY IN LIFE, HOW CAN ONE PREPARE FOR IT?

Preparing for death is a necessity for all human beings, because we all will face it no matter how we are or who we are. We should prepare for death by exercising ‘the Contemplation of Death’. This means we should remind ourselves constantly that we will die sooner or later. We do not know when, where and how. Then we ask ourselves: If we were to die soon, are we ready for that? Have we done any good deeds to our loved ones and others? Is it enough? Are we sufficiently responsible for everything that we have? Are we ready to let things go yet? If the answer is: ‘not ready yet’, we must do good deeds from now on and try to complete those tasks and responsibilities. Finally, we have to learn how to let things go. Doing good deeds means we have nothing to be sorry for. Then letting things go will enable us to face the death and ready for it now and in the future.

FEAR OF DEATH IS ONE OF THE MAJOR FACTORS CAUSING DISTRESS IN THE DYING. ARE THERE WAYS OF ADDRESSING THIS, IRRESPECTIVE OF ONE’S FAITH?

The fear of death occurs when we tend to forget we all die sooner or later. We may have unfinished business and worry about beloved ones or belongings. One may be fearful of death because one is uncertain about what will happen after death. The fear of death can be relieved if we regularly practice the contemplation of death, try to do our best to our beloved ones and try to complete our important tasks and responsibilities. Meditation is a good way to cultivate our minds to accept death: seeing death as a part of life with no fear at all.

CAN INTERVENTIONS LIKE MEDITATION ASSIST IN ALLEVIATING SUFFERING TOWARDS THE END OF LIFE? HOW? EVEN IN A PERSON WHO HAS NOT PRACTISED MEDIATION TILL THE FINAL DAYS OF HIS OR HER LIFE?

Meditation helps lessen suffering. At the end of life, when pain occurs, one can focus on one’s breath – in-breath and out-breath. Once mind and breath are in harmony, concentration and calmness will take place. Calmness of mind will produce some chemistry in one’s body that can gradually lessen the pain. Calmness meditation also diverts the mind from physical pain, and can enable one to be unaware of the pain or feel less pain.

Mindfulness meditation can also relieve suffering. Mindfulness meditation helps the mind to let go of the pain. Instead of 'being pain', mindfulness enables one to be aware of the pain. This will reduce mental pain. Only physical pain will exist.

Experienced meditators can give advice to anyone to eliminate the degrees of suffering. An appropriate and peaceful environment can also help relieve pain. Reminding oneself of good deeds in the past, or concentrating on sacred things in which one has faith can support mindfulness meditation as well.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3267)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2522)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2473)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2394)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3155)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3925)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2882)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3010)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2579)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2621)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2625)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2295)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2606)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2971)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3911)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2925)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3579)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2785)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2380)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3289)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2840)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2556)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2836)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3483)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3787)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3922)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2513)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2498)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2233)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3765)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2853)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4054)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3249)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3695)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2901)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3786)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3262)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3336)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2917)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2686)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3673)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2628)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3142)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3547)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3725)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2858)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2620)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3112)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3614)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant