Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trúc Lâm một chiều mưa nặng hạt tại Houston, Texas

21 Tháng Tư 201620:48(Xem: 17437)
Trúc Lâm một chiều mưa nặng hạt tại Houston, Texas

Trúc Lâm một chiều mưa nặng hạt tại Houston, Texas

Thích Như Điển

Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn. Khi đêm đến chim chóc tứ phương bay tụ về đây để trú ngụ qua đêm và tiếng kêu của chúng giống như một bầy chim vỡ tổ. Đó là ngày 17 tháng 4 năm 2016, nhằm ngày Chủ nhật như mọi ngày Chủ nhật khác ở xứ nầy, nhưng khác xa những ngày lễ Phật hằng tuần khác mà tôi đã tham dự. Có nhiều người Phật Tử Việt Nam, Mỹ, Hoa, Mễ… lẫn Thiên Chúa Giáo và những người không thuộc tôn giáo nào đã ngồi thật yên lặng dưới những cơn mưa nặng hạt của chiều hôm ấy, vì lẽ trong Chánh điện không còn sức dung chứa nữa.

 

Nói đến nước Mỹ thì không ai là không trầm trồ khen ngợi về mọi phương diện, và mùa Hè năm 2016 nầy, trong lúc An Cư Kiết Hạ, tôi sẽ viết chi tiết về nước Hoa Kỳ như đã viết về nước Nhật và nước Úc trong hai năm qua. Lần viết tùy bút nầy, chỉ xin ghi lại những cảm nhận nhiệm mầu của một chuyến Hoằng Pháp của Phái đoàn Âu Mỹ năm nay, nhằm ghi lại những sự kiện mà chính bản thân chúng tôi và nhiều Thầy Cô trong Phái đoàn đã trải nghiệm. Vì lẽ những chuyện xảy ra nó không phải chỉ cho một vài người, mà cho cả hằng trăm, hằng ngàn người đã chứng kiến sự kiện lụt lớn bất thường vào đêm 17 tháng 4 đến rạng sáng ngày thứ Hai 18 tháng 4 năm 2016 tại Houston, Texas. Khi nói đến tiểu bang nầy, ai trong chúng ta cũng liên tưởng đến cao bồi  Texas, đến giá dầu xăng rẻ khủng khiếp so với Âu Châu, cùng đồng ruộng bạt ngàn, với diện tích rộng gấp ba lần nước Việt Nam và ngang tầm với tiểu bang New South Wales của Úc… Có rất nhiều chuyện để nói, để viết và để kể ra. Vì đi lần nầy đến Hoa Kỳ của tôi là lần thứ 49, kể từ năm 1978 đến nay, đã  có không biết bao nhiêu lần đi và lần đến, nhưng lần nầy đã để lại trong lòng tôi thật nhiều sự linh thiêng cảm ứng nhiệm mầu.

 

Sáng ngày 17.4.2016 cũng là một buổi sáng đặc biệt, vì lẽ chưa bao giờ chúng tôi giảng pháp từ sáng sớm vào lúc 6 giờ, sau khi trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm như vậy. Thượng Tọa Thích Chúc Thiện Trụ Trì chùa Liên Hoa tại San Antonio đã dành cho chúng tôi hơn một tiếng rưỡi đồng hồ để nói  về lịch sử truyền thừa của Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh. Thế nhưng hôm đó tôi lại tán thán về công đức trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm của Khóa Tu Bát Quan Trai của hơn 50 Phật Tử tại chùa Liên Hoa và nói về hình ảnh của những chiếc dép, đôi giày ngay ngắn được sắp thẳng hàng như người Nhật, chỉ có khác một điều là những đôi giày của người Nhật khi bước vào nhà hay điện Phật thì họ tự để quay ra cửa, còn người Việt Nam của chúng ta thì để hướng vào bên trong nhà hay bên trong chùa. Lâu nay báo chí Việt cũng như các nước trên thế giới đều viết và nói về sự ngăn nắp của người Nhật, sự đúng giờ giống như người Đức. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, sạch sẽ, ngăn nắp, không đổ lỗi cho người khác v.v… Đó cũng lại là hai nước mà chính bản thân tôi đã sống, đã tu, đã hành Phật sự từ năm 1972 đến nay, kể ra cũng gần nửa thế kỷ rồi. Do vậy niềm hãnh diện về hai quốc gia nầy, tôi cũng đã có nhiều lần bày tỏ bằng cách nầy hay cách khác, qua lối diễn tả của mình khi giảng pháp hay lúc viết bài v.v… Đây là một niềm vui và cũng là một niềm hãnh diện.

 

Từ San Antonio, Thầy trò chúng tôi được một người Phật tử Ấn Độ gốc Iran chở cho đi trên chiếc xe 5 chỗ ngồi, hướng về ngôi chùa Từ Bi Quan Âm Đạo Tràng tại Cypress, Houston, Texas do Thượng Tọa Thích Phước Tâm Trụ Trì. Đúng 11 giờ trưa chúng tôi phải bắt đầu giảng pháp, nhưng hôm đó trời mưa nặng hạt quá, nên chiếc xe của Bình và của Phật Tử gốc Ấn nầy không thể đi nhanh hơn được nữa, vì lẽ ở phía trước chúng tôi những lùm mây như chụp phủ chúng tôi, như nghiến răng chờ đợi một giây phút hãi hùng nào đó. Bầu trời đen nghịt và mưa vẫn rơi liên hồi. Lúc đến chùa, mọi người đã đứng sắp hàng chờ cung nghinh Phái đoàn từ lâu. Chúng tôi cảm thấy thẹn lòng, vì nhìn đồng hồ, thấy đã đến trễ 3 phút. So với chặng đường dài gần 200 Miles mà chúng tôi phải vượt qua trên 3 tiếng đồng hồ, nếu là ở Đức, chúng tôi chỉ cần một nửa hay hơn một nửa của khoảng thời gian này.

 

Từ 11 giờ đến 13:30 trưa ngày 17.4.2016 là giờ giảng của chúng tôi, Thầy Viên Giác, Thầy Thánh Trí, Ni Sư Minh HuệNi Sư Tịnh Vân. Hôm đó tôi nói về “Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam”; Thầy Thánh Trí chia sẻ một số kinh nghiệm tu tập của mình; Thầy Viên Giác hát hai bài ca do Thầy ấy sáng tác; Ni Sư Tịnh Vân nói tiếng Anh cho những giới trẻ tham gia trong buổi giảng nầy. Không khí thật trẻ trung, vui vẻ dường như chẳng có gì xảy ra ở bên ngoài cả. Trời vẫn sáng, người vẫn qua lại nhộn nhịp ở sân chùa. Sau đó thì Phái đoàn chúng tôi trở về lại chùa Trúc Lâm để bắt đầu cho buổi giảng vào chiều cùng ngày. Nhưng sáng hôm sau ngày 18.4.2016 thì nước đã ngập lên khắp sân chùa, tràn vào Chánh Điện như hình ảnh bên dưới. Ai biết được ngày mai là gì? Do vậy mà Đức Phật đã nói “Vô Thường” là như thế.

ChuaTuBiQuanAm (5)ChuaTuBiQuanAm (6)ChuaTuBiQuanAm (4)(Hình ngày hôm sau Từ Bi Quan Âm Đạo Tràng bị ngập lụt)
ChuaTuBiQuanAm (1) ChuaTuBiQuanAm (2) ChuaTuBiQuanAm (3)
Chùa Trúc Lâm tại Houston do Cậu Chín, thường gọi là Uncle Nine sáng lập. Cách đây chừng gần 10 năm Cậu Chín đã quy y Tam Bảo với tôi và Tăng Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ, một năm sau, Cậu Chín xin xuất gia. Việc nầy tôi có thỉnh ý với Trưởng Lão Thích Chơn Điền, Ngài Trụ Trì chùa Quan Âm tại Houston; Ngài vốn là Sư Thúc của tôi, về việc xuất gia của Cậu Chín thì Ngài bảo rằng: “Hãy dùng phương tiệnđộ sanh. Mình không độ cho người Mỹ, người Hoa và đặc biệt là người Mễ được, trong khi ấy Cậu ấy độ được những người nầy tin theo Phật Giáo, thì mình cũng nên hỷ xã, cho Chú ấy chỉ thọ Sa Di Bồ Tát Giới mà thôi”. Tôi vâng lệnh Trưởng Lão Thích Chơn Điền và cách đây 6 năm đã cho Cậu Chín thọ Sa Di Bồ Tát GiớiTam Sư Thất Chứng và Sư Ông Thích Chơn Điền làm Chứng Minh Đạo Sư trong giới đàn nầy. Pháp Danh của Thầy ấy là Thiện Phẩm, Pháp Tự là Hạnh Hoa và Pháp Hiệu là Giác Liên. Nguyên Thầy Thiện Phẩm là một người xem bói rất tài tình, có thể nói thông thạo  trên 10 ngôn ngữ. Đó là: tiếng Anh, tiếng Việt, Quang Thoại, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam, Lào, Thái, Miên, Tây Ban Nha… Mỗi ngày như vậy có cả hằng trăm người đứng sắp hàng rút thẻ tại văn phòng để được xem quẻ và chữa bịnh. Sáng từ sớm tinh sương Thầy ấy đã sang chùa Trúc Lâm lễ Phật. Đúng 6 giờ sáng thì ra văn phòng làm việc. Hai giờ chiều về chùa chữa bịnh. Đến tối thì làm lễ và giảng pháp cho Phật Tử bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngày lại tháng qua, năm nầy qua năm nọ đều như thế cả. Đặc biệt là ngày thứ Hai từ lúc 4 giờ chiều có cả hàng ngàn người Mỹ, Mễ, Hoa, Việt đến chùa Trúc Lâm để nghe Thầy ấy giảng pháp.

Năm nay Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ của chúng tôi đến đây từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 4 năm 2016 và sự kiện đặc biệt bị lụt lội tại Houston rơi vào khoảng trong thời gian nầy và những phép nhiệm mầu đã xảy ra, ít ai trong đoàn có thể hình dung ra được, chỉ biết cảm nhận mà thôi!

 

Từ tối thứ Sáu ngày 15 đến Chủ nhật ngày 17 tháng 4 năm 2016, trong ba đêm nầy có tổng cộng độ 2.000 người đến tham dự lễ Phật, nghe pháp thoại bằng tiếng Anh, Hoa và Việt ngữ  cũng như làm lễ chú nguyệnphóng sanh. Suốt trong 3 đến 4 tiếng đồng hồ như vậy mọi người đã lắng nghe chúng tôi, Thượng Tọa Thông Triết, Thượng Tọa Hạnh Bảo, Thầy Pháp Trú, Thầy Thiện Đạo, Thầy Thánh Trí, Thầy Hạnh Tuệ, Thầy Viên Giác, Ni Sư Minh HuệNi Sư Tịnh Vân giảng. Sau khi giảng xong mọi người được dùng cơm chay thân mật do chính các Phật tử người Mễ và người Hoa mang đến cúng dường. Một số người không vào Chánh Điện được thì họ ngồi ngoài trời mưa như vậy để thể hiện lòng kiên trì cầu pháp và sự chú nguyện của chư Tăng. Thật là hiếm thấy trên chặng đường đi hoằng pháp khắp đó đây của tôi lâu nay, mà nay mới được gặp. Họ không phải là người Việt Nam mà là người Mỹ, người Mễ và người Hoa. Thật là vi diệu vô cùng.

 

Tối ngày 17.4.2016 trời mưa tầm tã suốt đêm, dông tố phũ phàng, sấm sét thắp sáng cả một bầu trời Houston như chưa bao giờ từng xảy ra như vậy. Ai ai cũng lo, cũng ngại, không biết rồi ngày mai sẽ ra sao đây, khi mà buổi lễ đặc biệt vào chiều mai ngày 18.4 (thứ Hai) chưa xảy ra. Nằm trong phòng, vạch cửa sổ nhìn ra ngoài vườn trúc, thấy nước chảy lênh láng như có sóng tràn dâng, cộng thêm với bão và tiếng gầm của trời đất, ai trong chúng tôi cũng lo ngại. Sau buổi thiền tọacông phu khuya, trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm hôm ấy, những giọt mưa lại càng nặng hạt hơn nữa, khiến cho chư Tăng khó mà rời khỏi Chánh Điện để trở về lại nơi ngơi nghỉ của mình, nên sáng hôm đó phải dùng toàn mì gói. Đột nhiên Thầy Thiện Phẩm xuất hiện và báo tin việc cúng dường trai Tăng trưa ngày 18.4. Tiện đó một trong Quý Thầy mới hỏi Thầy Thiện Phẩm rằng: “Nếu chiều nầy mưa thì sao?” Thầy ấy bảo rằng: “Bạch Quý Thầy, sau khi cúng dường trai Tăng, thì trời sẽ nắng cho đến tối”. Một Thầy khác bảo rằng: “Đài và báo cho biết là trời sẽ mưa suốt cho đến hết ngày mai. Nếu Thầy Thiện Phẩm dự đoán đúng như vậy thì tôi sẽ đi lễ bái Đức Quan Âm liền.”

 

Đúng như vậy, sau ngọ trai hôm ngày 18.4.2016 trời Houston và hình như chỉ riêng vùng chùa Trúc Lâm, đã bắt đầu hừng sáng, tạnh mưa, trong khi những nơi khác vẫn còn cấm xe chạy ra vào thành phố và cũng có những buổi phóng sự trực tiếp truyền hình thật là đặc biệt về sự kiện nầy như sau: Có một người lớn tuổi cố lái chiếc xe vào vùng nước ngập, bị lạc tay lái và xe bắt đầu chìm dần xuống hố sâu bên cạnh đường đi. Một phóng viên trẻ bảo ông ta hãy ra khỏi xe lập tức. Người ấy mở cửa trước của xe bước ra, nước ùa vào bên trong xe, tiếng ông ta vọng hỏi lại phóng viên đài truyền hình CNN là: “Tôi phải làm gì đây?”, trong khi tay vẫn cố bám lấy cánh cửa của xe hơi. Phóng viên bảo rằng: “Ông hãy buông tay ra và bơi về phía tôi”. Ông ta vẫn chần chờ… cuối cùng Ông ta bơi theo hướng của phóng viên và đã được phóng viên truyền hình trẻ dìu ông lên chỗ khô ráo, trong khi chiếc xe chìm dần vào dòng nước chảy. Đây là một phóng sự trực tiếp truyền hình, giống như là phóng sự chiến trường của một thuở xa xưa nào đó tại quê mẹ của chúng ta. Thế là một mạng người được cứu sống và chiếc xe bị chìm sâu theo dòng nước, thuận với lẽ vô thường như Đức Phật vẫn thường hay dạy cho chúng ta.

Chua_Truc_Lam_TX (31)
HT Thích Chơn Điền

Bốn giờ chiều bắt đầu buổi lễ, có sự chứng minh của Trưởng Lão Thích Chơn Điền (năm nay Ngài 91 tuổi) thì trời đã hoàn toàn hết mưa, hết gió, bầu trời Houston dường như chưa bao giờsự kiện lụt lội, sấm sét đã xảy ra trước đó mấy tiếng đồng hồ. Sau khi niêm hương bạch Phật, chúng tôi tụng Kinh Khánh Đản, mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Kế tiếp tôi đã giảng bằng tiếng Việt về ý nghĩa Đản Sanh của Đức Phật, được Thầy Pháp Trú dịch ra tiếng Anh rất lưu loát, tiếp đó được dịch ra tiếng Tây Ban Nha bởi một nữ Phật tử người Mễ. Mọi người làm lễ tắm Phật và tất cả ra bên ngoài sân để tiếp tục nghe Pháp của Thầy Thiện Phẩm giảng. Sau khi dùng chiều, chư Tăng Ni cũng ra bên ngoài sân và bắt đầu tụng một bài Tâm Kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt, sau đó là phần thuyết giảng chính của Thầy Pháp Trú cũng như Thầy Thiện Đạo bằng tiếng Anh, có phiên dịch ra tiếng Tây Ban Nha và xen vào đó là những lời bình luận bằng nhiều ngôn ngữ của Thầy Thiện Phẩm. Buổi lễ chấm dứt sau phần chú nguyện rảy nước của chư Tăng đến những người hiện diện. Ngày hôm ấy đã có độ 2.500 Phật tử về chùa Trúc Lâm tham dự. Nếu khôngsự kiện bão lụt tại Houston thì số người tham dự chắc rằng không dừng lại ở đó, mà con số bình thường của mỗi thứ Hai theo như Thầy Thiện Phẩm cho biết là 5 đến 6.000 người. Chua_Truc_Lam_TX (107)

Sự nhiệm mầu nầy, ai có thể nghiệm mới biết, còn những người ở xa hay nghe, đọc qua tường thuật như thế nầy, chắc rằng sẽ không cảm nhận sâu xa được. Tôi cố viết lại một vài sự kiện để giới thiệu cho mọi người biết rằng, đã có những điều linh nghiệm như vậy. Còn tin hay không, đúng hay sai…tự mỗi người hãy tự thể nghiệm đối với chính bản thân mình thì sẽ rõ.

 

Sáng sớm ngày hôm sau Bình và một Phật tử người Ấn Độ đưa chúng tôi lên phi trường Houston để bay đi Oklahoma, nơi có ngôi Thiền Viện Chánh Pháp, do Thượng Tọa Thích Thông Triết Trụ Trì, để tiếp tục chuyến hoằng pháp của Phái đoàn kỳ nầy. Tại phi trường tôi bắt chuyện với mấy khách hành hương người Mỹ, phải ở lại tại phi trường suốt hai ngày đêm vừa qua để chờ chuyến bay vào chiều nay. Vì tất cả những chuyến bay từ tối ngày 17 và suốt ngày 18 đều bị hủy bỏ, sáng ngày 19.4.2016 mới bắt đầu bay lại. Quả thật Phái đoàn chúng tôi đã gặp nhiều phước báu vô ngần, vì những chuyện gì đã xảy ra trong hai ngày qua, quả thật như một giấc mộng, ai trong chúng tôi cũng chỉ biết cảm nhận, chứ không thể luận bàntiếp tục nữa.

 

Ngồi trên chuyến bay nhỏ của United Airline hướng về Oklahoma, khởi đi từ Houston, tôi thấy trên trời có ánh thái dương dọi chiếu vào khung cửa sổ của máy bay thật ấm áp; những đóa bạch vân đang bay lờ lửng giữa không trung, như đón chào khách bồng lai từ tiên giới trở về nơi trần thế. Gió vẫn yên, mây vẫn bay, sấm sét đã ngưng từ lâu rồi, nên máy bay hạ cánh tại phi trường Oklahoma một cách an toàn vào buổi sớm mai ngày 19.4.2016 sớm hơn dự định của những người đi đón cả 30 phút.

 

Lần nầy tôi ghi lại những trải nghiệm của mình nhân một chuyến Hoằng Pháp đầy ý nghĩagián tiếp giới thiệu một vài sự kiện cũng như hình ảnh mà nhiều người ở xa muốn tìm hiểu đến. Như là một món quà lưu niệm để gửi đến mọi người khắp nơi trên thế giới đã theo dõi cũng như ủng hộ việc Hoằng Pháp của Phái đoàn từ xưa cho đến nay.

 

Viết xong bài nầy vào sáng ngày 21 tháng 4 năm 2016 tại Thiền Viện Chánh Pháp Oklahoma, Hoa Kỳ.

 




(Xem thêm chuyến hoằng pháp 2016)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9879)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9377)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10803)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10298)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9847)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11322)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18914)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9698)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8987)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9544)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9012)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9332)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9009)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9737)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10496)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9393)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9953)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10375)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9556)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10903)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10290)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9466)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10671)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12744)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10390)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10273)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13490)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10842)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10130)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9127)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10274)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10681)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18057)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10981)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10869)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10941)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11876)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12400)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17943)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11963)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10031)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9584)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14762)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9686)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8815)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9021)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8974)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8091)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11922)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10286)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant