Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tám Điều Chúng Ta Cần Ghi Nhớ (song ngữ)

12 Tháng Năm 201604:45(Xem: 9894)
Tám Điều Chúng Ta Cần Ghi Nhớ (song ngữ)

TÁM ĐIỀU CHÚNG TA CẦN GHI NHỚ

 Jetsun Milarepa - Translated by: Jim Scott

 Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.rinpoche.com
(The Eight Things To Remember - Jetsun Milarepa - Translated by: Jim Scott)

Tám Điều Chúng Ta Cần Ghi Nhớ (song ngữ)

 

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng,
Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích tiền tài và danh vọng,
Bạn thích tung hoành với quyền lực, cùng với vẻ hào nhoáng bao quanh,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Bạn sẽ nhờ cậy ai, bạn trốn chạy đi đâu, trong cuộc đời nhiều đau khổ.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích các sợi giây liên hệ gia đình,
Bạn thích vui đùa với người thân và bè bạn chung quanh,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Bạn phải đi thật xa, để vợ chồng, con cái và mọi người thân yêu ở lại.  
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích được người hâm mộ, và được người giúp đỡ,

Bạn thích vui đùa với trẻ em và chia sẻ với mọi người những điều tốt đẹp,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Bạn phải lên đường, trần truồng không hành lý, bạn đi một mình vì chẳng có ai theo.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích những tiện nghi vật chất,
Bạn đeo khắp người, các bảng hiệu to lớn của sự thành công,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Thân thể bạn sẽ bệnh hoạn, nằm suy tàn, chờ đợi ngày để đưa vào lòng đất.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu đời vì bạn còn sức khỏe,
Tâm trí bạn tinh tường, chân tay bạn linh động, cơ thể bạn điều hòa,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Tâm bạn còn không biết ở đâu, thân thể nói làm chi.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Vào lúc nầy đây, bạn yêu thương các món ăn khoái khẩu,
Bạn nhâm nhi hết món ngon nầy, rồi bạn lại nhấm nháp vật lạ kia,
Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi,
Thân thể bạn suy tàn, bạn nhấp nước còn không được, nhai nuốt nói làm chi.
Bạn không biết sao, bạn không nhớ sao, giây phút ra đi, không mong mà lại tới?
Bạn sẽ sống bình an, khi bạn nhớ rằng, giây phút chia lìa, không chờ mà sẽ tới.

Tôi thực hành Phật Pháp, bằng cách tâm tôi luôn ghi nhớ tám điều nầy,
Tôi hiểu rằng hạnh phúc thì không đo đếm bằng tài sản của thế gian.
Tâm chúng ta cần phải ghi nhớ giai điệu của tám điều nầy,
Mà đã được ca hát tại Khách Sạn Karakache, ở Tsang (Tây Tạng),
Tôi tên là Milarepa, là đạo sư Tây Tạng (yogi), là người soạn ra bản nhạc nầy,
Tôi mong bản nhạc nầy mang đến cho bạn lòng phấn khởi, để giúp bạn thực hành Phật Pháp tốt đẹp trong cuộc sống. (1)  

1) Trích từ "Những Bản Nhạc Được Chọn Lọc Về Giác Ngộ", được dịch thuật bởi Jim Scott, Ủy ban Dịch Thuật Marpa, AKTUELL-Copyshop in ấn, Hamburg, 1995, trang 12-14.

 

The Eight Things To Remember
Jetsun Milarepa - Translated by: Jim Scott
 Source-Nguồn: www.rinpoche.com

 

At the moment you are fond of large estate sites,
You surround yourself with a manor and its grounds,
But when your time to go has come,
You’ll have to leave it behind you like an empty shell.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you are fond of fame and fortune,
You surround yourself with power and pomp,
But when your time to go has come,
Who will you turn to, not a refuge in this sorry world for you.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you are fond of family relations,
You surround yourself with relatives and friends,
But when your time to go has come, you’ll have to leave them,
Kin and dear ones, every last one.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you like admirers and helpers,
You surround yourself with children and good things,
But when your time to go has come, you’ll leave without them,
Empty-handed and stark naked you’ll depart.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you are fond of material comforts,
You surround yourself with the status of success,
But when your time to go has come, your body will fail you,
Then it’s fit for nothing more than to be put in the ground.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you are fond of your good condition,
Your faculties work and your physical state is fine,
But when your time to go has come, it’s another story,
You no longer have any power over your mind.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

At the moment you are fond of palate’s pleasures,
You surround yourself with delicious food to eat,
But when your time to go has come, your appetite dwindles,
You won’t even manage to get a little water down.
Are you aware that this is what will happen?
You’d do well to remember and keep it well in mind.

By keeping these in mind I practise Dharma,
I know the bliss of having no worldly goods.
This melody on eight things to remember,
Sung at the Karakache Inn in Tsang,
Composed by I the yogi, Milarepa,

May it give you the boost you need to practise well. (1)

1) Selected Songs of Realization, translated by Jim Scott, Marpa Translation Committee, printed by AKTUELL-Copyshop, Hamburg, 1995, pages 12-14.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8483)
đệ tử Phật, được tu hành trong giáo pháp của Như Lai, đôi khi chúng ta nghĩ đó là bình thường nhưng kỳ thực,
(Xem: 9127)
Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức”
(Xem: 8181)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng...
(Xem: 7950)
Đức Phật đã dạy: “Gieo nhân nào gặt quả đó”. Ngày hôm nay quý vị được làm thân người, sáu căn đầy đủ thì phải biết rằng...
(Xem: 7256)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở ...
(Xem: 8961)
Một nhân duyên lớn nhân dịp chùa Điều Ngự tổ chức khánh thành chánh điện chùa, ban tổ chức HT.Thích Viên Lý đã mời...
(Xem: 8121)
Thiền quán ví như người cha. Tình yêu ví như bà mẹ. Trong mỗi người chúng ta đều có hai giòng máu của mẹ và của cha. Chúng ta có...
(Xem: 8693)
Thật vậy, ngay sau khi thành đạo, Đức PHẬT đã tuyên bố “LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN KHỔ” của thế gian một cách rất ngắn gọn, giản dị, và...
(Xem: 12005)
Vào một mùa Xuân với thời tiết mát mẻ rất đẹp. Trong một vườn hoa, có muôn loài hoa đang ...
(Xem: 12104)
Phóng dật là tâm buông lung, chạy theo dục vọng, không siêng năng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 13508)
Phật dạy: “Cũng vậy, hàng ngày ông thường tạo nghiệp lành, khi chết thì ông sẽ theo nghiệp lànhtái sinh vào cõi lành. Ngược lại, nếu ...
(Xem: 8971)
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới ...
(Xem: 8917)
Theo quan niệm chung của Phật tử xưa nay, khi nói đến trách nhiệm truyền bá Phật giáo, đều công nhận “do tăng già đảm nhiệm”, hoặc...
(Xem: 11294)
Khóa An Cư Kiết Hạ do GHPGVNTNHK tổ chức tại Niệm Phật Đường Fremont San Jose, miền Bắc California
(Xem: 7157)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và...
(Xem: 7754)
Chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì...
(Xem: 7875)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm.
(Xem: 8117)
Tsuglagkhang, chính điện với hơn 10 ngàn thính chúng tham dự buổi giảng pháp trong ba ngày của đức Đạt lai Lạt ma.
(Xem: 10702)
Riêng trong tận đáy lòng những Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại chúng ta, ông Tiến sĩ Neudeck có một chỗ đứng rất đặc biệt...
(Xem: 9719)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách...
(Xem: 9143)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ...
(Xem: 7890)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath...
(Xem: 9540)
Lạy Phật là một pháp tu rất tiện lợi, khỏi cần đến chùa, ở trong phòng tại nhà, nơi vắng vẻ vẫn thực hành được...
(Xem: 9372)
Nếu không thể để nỗi đau của riêng mình và oán giận ở lại đằng sau, thì tôi vẫn là còn.. ở trong tù. Tha thứ cho người khác, nhưng thực ragiải thoát chính mình.
(Xem: 8178)
Cầu nguyện với khát vọng. Chúng ta cầu nguyện với khát vọng cho tất cả chúng sinh. Điều này cũng nên bao gồm cả trái đất, nơi...
(Xem: 8269)
Luân hồi (Samsàra : Là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến ...
(Xem: 10869)
Muộn phiền từ tâm mà sinh ra. Nếu muốn một cuộc đời không phiền muộn, hãy học theo 7 bài học của ông bà xưa.
(Xem: 9416)
Thành kính dâng Giác Linh Bổn Sư Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Chơn hạ Phát
(Xem: 7571)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala...
(Xem: 8159)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác,,,
(Xem: 8288)
yêu thươnghết lòng bảo vệ con cái, cha mẹ đã dốc hết tất cả sức lực của mình, chăm chút từng li từng tí, thậm chí là sắp đặt an bài sẵn cho cuộc đời của con cái.
(Xem: 8134)
Thanh tịnh tâm ý hay làm trong sạch tâm ý là một điều hết sức căn bản trong việc tu tập cho nên
(Xem: 8878)
“Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành tâm từ bi.”
(Xem: 9854)
Thị phi là một yếu tố hiển nhiên trong cuộc sống nó giống như gió bụi giữa hư không .
(Xem: 18591)
Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon.
(Xem: 9751)
Hai vị cao tăng người Thái được mời đến nhà một vị cư sĩ để dùng điểm tâm sáng. Trong căn phòng khách nơi...
(Xem: 11214)
Một cử chỉ đẹp của Tổng Thống như vậy sẽ là một bài học bổ ích cho mọi người thực hành theo.
(Xem: 8907)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là...
(Xem: 7675)
Trải qua hàng nghìn năm con người đã được hướng dẫn để tin rằng chỉ có những phương pháp kỷ luật khắt khe tiến hành của...
(Xem: 8792)
Tôn giáo ở đâu trước tình trạng cuộc sống không định hướng?
(Xem: 8374)
Nếu một vị khất sĩ tu Từ Quán, dầu chỉ thực tập trong một chốc lát, thời gian bằng một cái búng tay thôi, thì vị khất sĩ đó đã xứng đáng là một vị khất sĩ rồi.
(Xem: 8097)
Người học Phật ai cũng biết, để thăng hoa tiến đạo thì phải thiểu dục, muốn ít. Vì ham muốn là cội nguồn của mọi khổ đau.
(Xem: 9106)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững...
(Xem: 8578)
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con ngườiđộng vật.
(Xem: 8954)
Đau khổ của con người đến từ nỗi sợ bị mất một thứ gì đó, mà sở dĩ người ta sợ là bởi vì họ đã quá quen thuộc đến nỗi trở thành thói quen hay
(Xem: 9299)
Tất cả các Pháp Hữu Vi là vô thường! Đó là một sự thật! Cũng là lời di huấn cuối cùng của Đức Bổn Sư dành cho chúng ta trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh.
(Xem: 9255)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9490)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9552)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10414)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant