Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gõ Cửa Vô Thường

29 Tháng Tám 201622:22(Xem: 7219)
Gõ Cửa Vô Thường

GÕ CỬA VÔ THƯỜNG

 

Như Hùng

 

Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng. Chiều xuống, nỗi buồn miên man gởi bay theo gió, trên kia cơn nắng chói chang của mùa hạ còn vương lại đâu đây, lặng nhìn núi đồi hoa lá, từng ấy trong lòng, một cõi mù khơi. Những giọt mồ hôi uể oải, từng nỗi đớn đau lũ lượt đọng lại, từng cơn hiu hắt thấm vào hồn, bây giờ trở thành những đơm bông kết nụ, những đắng cay ngọt bùi. Đâu đó, một chút hương lạ, làn gió bất chợt nhẹ lay, điểm tô không gian lắng đọng phiêu bồng, những thinh âm cao vút tận trời không, những hằng sa bất tuyệt chốn không cùng.

 

Buổi chiều, cổ xe già nua lầm lũi leo lên con dốc, thân phận dòng đời, kéo theo vạt nắng úa vàng còn sót lại, chiếc xe ì ạch cứ thế mà leo, lầm lũi mà trèo, chông chênh mà theo. Người cầm lái, lo sợ hụt hẫng đớn đau, cứ mãi miết bám chặt, nối đuôi đi theo, hối hả cố sức để chạy, không còn cách nào, biết vậy cứ vẫn làm theo, có còn chi nữa cũng phải leo. Con dốc cao, đang còn cao, vẫn cứ cao, không có gì cao hơn, biết vậy nhất định phải cao. Ở phía sau, đàng sau, nơi đó, có vô số không biết bao nhiêu là xe, cuộc lữ thứ gian truân, đếm không biết bao nhiêu cuộc đời thân phận, có không biết bao nhiêu bến đỗ ngập tràn. Cứ thế, vun vút lầm lũi vượt qua, sợ thời gian không cho phép, sợ đi trể về khuya, sợ bị đuổi việc, sợ thời gian nghiệt ngã, không kịp chuyến đò, sợ phải leo dốc một mình, sợ không còn cơ hội, sợ người trông kẻ ngóng, kẻ thương người ghét, sợ phải đối diện với mọi thứ. Từng chiếc, lại từng chiếc lao tới, từng thân phận từng hồi từng chặp, dọ bước run rẫy khó khăn, mất hút khỏi tầm nhìn, vụt khỏi tầm tay, về với hư vô lữ thứ.

 

Ừ! thật may, còn có kẻ đồng hành tương ngộ, cùng chung lối mộng, lận đận cứ mãi miết bám theo. Có những nhân ảnh đôi bờ hai ngã, lạc bước truân chuyên hoang dại. Rồi lại, cứ để mặc cho đợi chờ im lìm, hoàng hôn tắt lịm, ầm ĩ với gió mưa cuồng nộ, chút gởi trao âm thầm lặng lẽ.

 

Đường về, từng bước nhọc nhằn, thẫn thờ tiếc nuối, hiên ngang tiến bước, chờ trăng lên đợi gió đến, tháng ngày cuộc mưu sinh. Đường xưa lối cũ, con đường mộng mơ, con đường rợp bóng, ngõ hoa xanh giờ phủ lá vàng, thời gian mãi miết trôi, hàng cây bên vệ đường trở nên xám xịt, trơ cành trụi lá, núi đồi lặng câm, khúc ly biệt não lòng. Lá và cây hoa và nụ, con ngườithiên nhiên, một dạo là những đâm chồi khoe sắc toả hương, bây chừ là những héo hon buồn bã, tiễn bước thời gian. Con đường ta đi, chỉ mình ta dạo bước, không một ai bước hộ thế ta, một mình một bóng, riêng ta một cõi.

 

Có dạo, là những phong sương bụi đường, những tàn phai nhạt nhòa rơi rụng. Bây giờ, nỗi buồn miên man, niềm đau rên xiết. Không lẽ, một đời một kiếp chỉ vậy thôi sao, đành lòng vậy sao? Giật mình, sực tĩnh, chợt nhớ ra, cánh cửa vô thường lạnh lùng khép lại, người còn hững hờ dạo quanh, hết ngóng lại trông. Lời kinh cầu đưa người sang sông, khúc thinh âm cuốn tận phương nào, chút hương lạ trôi miền lữ thứ.

 

Ôi! con dốc thời gian, ôi! cơn lốc vô thường, ôi! cái vòng sinh diệt tới lui lẩn quẩn. Một cuộc đời, một kiếp sống, một thân phận bồng bềnh trôi, chuỗi thời gian con nước vô thường, mới đó giờ đã đi rồi, mở ra khép lại muộn màng. Vòng quay tới lui, nhiêu khê nghiệt ngã, bản năng còn sót lại, sản phẩm của tâm thức, những tác tạo rủ rê không ngừng. Ở đó, còn là một định luật không hề thay đổi. Lắng lòng, nhìn cho thật thấu đáo, mê muội chóng quên, nghiệp quả không cùng, bến mê bờ ngộ, thong dong tất dạ, tất cả trỗi dậy quấn chặt, cuốn hút lấy ta không một phút giây xa rời.

 

Niềm lo nỗi sợ, dâng cao choáng ngợp, tử sinh huyễn mộng, mở ra kéo lại nhận vào, đơm hoa kết trái, đắng cay ngọt bùi. Trong lòng canh cánh một mối, lo đủ thứ sợ đủ điều, có quá nhiều thứ, nhiều điều để lo để sợ. Nhưng có một thứ ít người biết sợ, mà đây lại là điều đáng lo đáng sợ nhứt, vô thường.

 

Thay vì, để cho vô thường gõ cửa, thì ta mạnh dạn gõ cửa vô thường.

 

Khi ta để cho vô thường gõ cửa, là lúc ta còn mãi mê, chạy theo cảnh theo người, cuộc sống của ta bế tắc mất phương lạc hướng, không rõ đường đi lối về, ta lạc bước ngẫn ngơ. Khi mọi thứ chung quanh ta biến dạng đổi thay, lũ lượt hành hạ, âm thầm ra đi, ta cuồng cuồng lo sợ, nỗi trôi đau khổ. Khi thân thể ta, đột nhiên bệnh tật tới thăm, tâm ta xáo trộn bất an, đời sống luôn phiên bị tước đoạt, vô thường réo gọi, ta bất lực không làm gì được, bó tay cột chặt nhốt kín. Khi ta chìm đắm chạy theo đủ thứ làm đủ điều, nhắm mắt bịt tai, trôi lăn cùng huyễn mộng ba sinh, không biết quay về, tìm nơi nương tựa. Khi ta mãi miết sống gửi bám theo, những dong ruổi gọi mời, những chực chờ cạm bẩy tai hại, không nhận ra nguồn cội của từng vấn đề. Khi ta cứ để cho vô thường sát hại truy bức, chủ động dẫn đưa, không một lời tra hỏi. Có những niềm đau giá buốc đè nặng, có những dòng đời nghiệt ngã ngộp thở, có những thân phận lững lờ trôi muôn hướng, dù vậy ta cứ cam chịu là tại làm sao, vì sao?

 

Cho cùng, chỉ có ta mới hùng dũng mạnh dạn hiên ngang gõ cửa vô thường. Chỉ có chính ta mới đủ năng lực làm cho nội tâm càng thêm vững chãi. Chỉ có chính ta mới đủ bình tâm đối diện với vô vàn biến động vây quanh. Chỉ có chính ta mới ý thức trọn vẹn được giá trị của vô thường, hiểu thấu vô thường. Nhờ sự nhắc nhở răn dạy thường xuyên đó, nhờ những truy bức cùng cực, đẩy ta đến chỗ cùng đường bí lối đó, nhờ những biểu hiện tác yêu tác quái liên tục đó. Ta mới thấy được ý nghĩa vi diệu của đời sống, sự mong manh của kiếp người, khiến ta tìm phương thoát ly, trân quý gìn giữ mọi giá trị chung quanh, trân trọng từng phút giây an lành sống thở. Ta biết, nhờ đó nương theo sống cùng, ta an nhiên đối mặt, giải thoát chính mình, vượt ra ngoài hệ lụy thống khổ phủ vây.

 

Ý nghĩagiá trị đích thật của vô thường, là khi ta nhận chân ra được bản thể thường tại như thật của các pháp. Là lúc ta biết rõ ràng, mọi sự đổi thay biến hiện là điều tất nhiên như vậy. Là khi ta chiêm nghiệm sáng soi, có không đến đi được mất, đều là lẽ thường tự nhiên vốn dĩ như thế. Là lúc ta hiên ngang đối diện, cõi lòng hoan hỷ bình thãn chấp nhận. Bởi, có không đến đi được mất, sinh lão bệnh tử, đây là qui luật tự nhiên rõ ràng như thế, bất di bật dịch như vậy.

 

 

Dù đứng ở đâu từ đâu góc cạnh tầm nhìn nào, khi ta có được sự minh mẫn tĩnh thức, thì không còn gì có gì, để lo để sợ. Ta phải biết rõ ràng, chưa một ai sẽ không có một ai ngoài ta, có thể thay đổi và làm khác đi được. Chỉ có chính ta chứ không ai khác mới đủ thẩm quyền, bằng lòng sống chung với vô thường, hết lòng trọn dạ đón nhận. Chỉ có ta chứ không một ai, dù thường xuyên bị vô thường bức hại, nhưng nhờ vậy ta mới có những trãi nghiệm tuyệt vời, những kinh nghiệm quý báu. Chỉ có chính ta chứ không một ai, đấng quyền năng tối cao, thiên thần nào, có thể làm khác đi nghiệp quả do ta tác tạo. Để ta có đủ bình tâm chỉ danh điểm mặt nhận diện, dốc lòng ra sức vươn lên vượt thoát

Rốt cuộc, chính ta mới đủ năng lực, thẩm quyền hoán chuyển mọi thứ, bằng lòng mĩm cười, hoan hỷ đón nhận, thanh thản đối diện. Sống với vô thường mà không hề hấn, an nhiên tự tại giữa chốn phong ba biến động, vì ta chính là chủ nhân của hạnh phúc, khổ đau, sanh tử, niết bàn.

 

Như Hùng

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9044)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9066)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22039)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8856)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8773)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8502)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8575)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8749)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7789)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11820)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21951)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8010)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9523)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14277)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9281)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9021)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8397)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8732)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9907)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9622)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9511)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8835)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9618)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8307)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9227)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9570)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9041)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9375)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21485)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8994)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9496)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8838)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9226)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10698)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9114)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10285)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9654)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8846)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8781)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9270)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8498)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9900)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10232)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17155)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10650)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9823)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11168)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22314)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8761)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8219)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant