Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Phúc Ở Quanh Đây

17 Tháng Mười 201608:01(Xem: 9568)
Hạnh Phúc Ở Quanh Đây
HẠNH PHÚC Ở QUANH ĐÂY
 
Như Hùng

Hạnh Phúc Ở Quanh Đây

 

Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.

 

Có phải hạnh phúc đang chơi trò cút bắt, ló bên nầy chạy qua bên kia, khiến ta điên đảo thần hồn, rượt đuổi biết bao lần nhưng chỉ ôm được cái bóng? Mới chỉ là chiếc bóng, mà ta đã tốn bao công sức khổ cực kiếm tìm đêm trông ngày đợi, huống hồ để có được hạnh phúc thật sự, thì càng khó khăn gian nan vất vả bội phần. Hạnh phúc nếu có là do ta nỗ lực nuôi dưỡng gìn giữ trân trọng, chứ không một ai dọn sẵn trên bàn để ta tùy nghi chộp lấy.

 

Thông thường, hạnh phúc đến từ hai lối, ngoại cảnh hay nội tâm, vật chất hay tinh thần, đến từ sự trải nghiệm của những cảm thọ hay sự an lạc do giác ngộ mang lại. Nếu đến, do vì trao đổi, kẻ khác phong tặng tán dương, dư thừa vật chất, giàu sang quyền qúi, trai tài gái sắc xứng đôi vừa lứa. Những yếu tố cấu thành từ bên ngoài đem đến, thì hạnh phúc đó sẽ bị lệ thuộc nhầm lẫn, mong manh sương khói và dễ dàng bị tước đoạt. Nếu như điểm khởi từ nội tâm, nhưng ở bên trong đó không yên ổn, thường xuyên chạy theo sự hào nhoáng ồn ào ở bên ngoài gây rối tác động. Hoặc trông chờ kẻ khác ban bố, tin tưởng vào quyền năng của đấng tối cao nào đó ban phước giáng họa, không khéo ta lại rơi vào những mê lộ, cạm bẩy trá hình, bị ru ngủ đầu độc.

 

Hạnh phúc không có tiêu chuẩn, chuẩn mực rõ ràng, tất cả chỉ là sự diễn tả, mô phỏng trình bày, phản ảnh sự đi lại của cảm xúc, ý thức.  Chỉ là những tín hiệu, biểu cảm, tỏ bày trạng thái hỷ lạc của tâm sinh lý, quá trình vận hành chuyên chở của những biến động đổi thay, những đến đi bất chợt, nương theo cảnh duyên phát khởi. Một dạng tâm lý thường tình, nỗi niềm riêng chung tao ngộ, chỉ có người trong cuộc mới nếm trải được hương vị. Từ đó người ta tạm đặt ra một vài tiêu chuẩn, tìm vài nguyên cớ lý do, để nhằm thỏa mãn bản năng, ru ngủ chính mình.

 

Những gì ta cho là chuẩn mực thước đo, thì lại thường xuyên bị chính cái tâm thức của ta lừa dối lung lạc. Khi căn, trần, thức, kết hợp nhập vai điều khiển, khởi lên muôn ngàn phân biệt lôi kéo đẩy đưa, khiến cho mọi thứ biến dạng rối mù. Có lẽ, do khó nắm bắt và nhận chân ra được hạnh phúc, nên người ta thường gán hạnh phúc mang tính trừu tượng. Hơn nữa nó vốn không sắc vô hình, chợt đến chợt đi, rất khó để nhận định phán đoán, nên những gì ta suy nghĩ tưởng chừng dựng lên, đều mang tính áp đặt méo mó lệch lạc.  

Thông thường hạnh phúc mà ta nhắm đến hết lòng hướng vọng, tốn công sức đợi chờ, truy đuổi gọi mời, không khéo lại là một thứ hạnh phúc dễ tan dễ vỡ, có đó rồi không. Bởi lẽ, ngay từ đầu ta đã xây đắp trên sự mơ tưởng, không vững bền đầy biến động, dẫn đưa ta đến những bến bờ hy vọng hão huyền. Do ta chủ quan bị động, đặt hết niềm tin vào những điều không thật không tồn tại. Điều quan trọng, ta chưa nhận rõ bản chất vô thường của các pháp, chưa tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cõi nhân gian biến đổi, ta chỉ biết dựa dẫm bám theo trông chờ may rủi, van xin kẻ khác ban bố. Do bởi, trong ta lúc nào cũng đong đầy toan tính, lo lắng sợ hãi, tranh giành tước đoạt, nhọc nhằn hệ lụy, khổ đau vây kín tứ bề, vô minh che mờ ngập lối. Đêm ngày chìm đắm trong sự sai sử của bản ngã, tham sân si chỉ lối đưa đường nên hai chữ hạnh phúc vẫn mãi vụt bay ngoài tầm tay với.

 

Có phải, từ trong bản chất cố hữu nơi ta vốn dĩ như thế, ôm vào lòng đặt để trong tâm những phiền muộn rối ren, muôn điều vướng bận, nổi trôi rộn ràng, sống với niềm đau nỗi khổ, hạnh phúc xót xa, đam mê lấp lánh sắc màu? Đêm ngày đổ vào tâm thức, tập khí nhiễm ô, đầu độc thân tâm, đàn áp chính mình, làm khô héo hao mòn hủy hoại mọi mầm sống thánh thiện. Đã thế, khi có dịp đối diện với phiền muộn khổ đau, hoặc khi không vừa lòng bất như ý, thay vì đương đầu trực diện tìm phương thoát ly, thì ta lại chọn giải pháp đầu hàng, phó mặc buông xuôi, đổ thừa nghiệp quả số phận. Kiếm cớ tìm đường chạy quanh trút gánh, lỗi tại bởi vì nếu như, không cần biết lý do, không tìm hiểu nguyên nhân. Chấp lầm hoang tưởng, lo sợ bất an, biện minh trốn tránh, không chịu hối cải sửa sai, trở thành căn bệnh trầm kha, nỗi ám ảnh đơn độc, phương pháp giải quyết vấn đề sẵn có trong ta. Lỗi tại ta biến mình thành kẻ chỉ biết vâng theo phục tùng bản năng bất thiện, sống với những tín điều và lý lẽ sai trái, tìm cách để bản ngã mỗi ngày thêm to thêm lớn, tạo cơ hội cho vô minh tham sân si trổi dậy ngập tràn, thiếu vắng sự tỉnh thức, nên hạnh phúc không chịu đến gần mãi còn bay xa.

 

Trong ý nghĩa thông thường, thì hạnh phúc là niềm vui, sự thỏa mãn của bản ngã, những thành tựu niềm tự hào, bình bình yên yên, không bị làm phiền quấy rầy, tự do không bị tước đoạt. Cuộc sống yên ổn không  xáo trộn, gia đình sum họp đủ đầy, sức khỏe còn tốt, bịnh tật chưa có dịp thăm viếng, nội tâm thư thả trôi theo tháng ngày. Nhìn đơn giản mới thấy thoáng qua thì là như vậy, nhưng điều rõ ràng trong cuộc đời nầy, ta khổ nhiều hơn sướng, buồn nhiều hơn vui, ta hụt hẫng cùng đường bí lối, đau khổ triền miên, mãi mê lặn hụp trong tăm tối. Thật ra, nếu ta biết sống chừng mực không tham cầu, biết đủ biết vừa, buông bỏ để thảnh thơi, làm mới và thay đổi chính mình, mang niềm vui đến cho tha nhân, cõi lòng an nhiên tự tại, thường xuyên như thế, thì ta mới có được niềm an vui hạnh phúc đúng nghĩa.

 

Hạnh phúc chưa dừng chân, mà vô thường đã luôn phiên dạo bước, truy đuổi đến tận cùng, chi phối từng phút giây, đẩy đưa ta đến những chia lìa đớn đau. Từng nỗi nhọc nhằn đắng cay quyện chặt vào hồn, thấm vào tấc dạ, ta mãi còn lận đận hết xuống lại lên, chưa chịu buông. Chìm ở đầu sông đến cuối sông, lầm lũi đi trong bóng tối, chưa chịu dừng. Đêm ngày khắc khoải lo sợ, canh cánh bên lòng niềm đau chưa có lối thoát. Ta sống hối hả lo toan trong sự phong tỏa tác động của vô thường, nhưng lại ra công xây đắp vun bồi, gắng sức tiếp hơi giành giật, đòi nó phải trả phải đưa trao lại những gì bị nó lấy mất, cuối cùng trắng tay lại hoàn tay trắng. Có phải, tại ta khuấy động chen vào, làm cho rối mù rối tung, tạo thêm bế tắc, đi nghịch lại qui luật tự nhiên. Đã vậy, tự mình đánh đấm túi bụi vào đó, tô son trét phấn cho đẹp cho sang, hoảng sợ tìm phương trốn chạy, xô đẩy khước từ. Những điều đó việc đó, góp phần cản trở sự trổi dậy của hạnh phúc.

 

Rốt cuộc, nếu muốn có được hạnh phúc thật sự, có được sự vững chãi an lành trong tâm thức, vô thường không làm cho ta run rẫy lo sợ. Ta phải nổ lực tu tập, ngồi yên lắng đọng soi tỏ chính mình, nhận diện và nhìn thẳng vào tận cùng hiện tượng, vào chính nổi đau sự khổ của mình. Cứ thế, ta mặc nhiên đối diện, bằng lòng thuận theo, duyên theo, vững bước trên mọi hành trình. Bởi những trải nghiệm, những cọ xát, tương tác, đều góp phần làm cho nội tâm của ta ngày thêm lớn mạnh, giúp ta nỗ lực thăng hoa tâm thức của mình, một lòng hướng về phía trước, tìm thấy giá trị cao siêu đích thực, chân lý nhiệm mầu hiện hữu quanh đây.

 

Chính nhờ sống chung với đau khổ mà ta học hỏi được nhiều thứ nhiều điều, cũng nhờ những nhắc nhở răn dạy đó khiến ta lớn lên trưởng thành, chính chắn trong suy nghĩ tác tạo, thông suốt được giá trị của cuộc đời, thấy rõ được ý nghĩa của đời sống, trân quý mọi thứ ở chung quanh trong từng phút giây. Dù ta có được những thứ hạnh phúc như tên gọi, nhưng nếu không giải quyết được khổ đau vô thường, không sáng suốt trong mọi hành xử, không tạo nhân tốt quả thiện, thì ta vẫn phải sống trong sự khổ đau vây kín tứ bề. Nếu không tự mình tìm phương giải quyết, tự mình đổi thay hoán chuyển, giải thoát chính mình, thì còn có ai ngoài ta? Chỉ khi nào cõi lòng nhẹ gánh, bỏ buông vướng bận não phiền, san sẽ sớt chia, tỉnh thức trong từng phút giây, vựt dậy mọi giá trị của đời sống, yêu thương dâng đầy ngập lối. Có còn gì để ta phải lo, hạnh phúc là đây, vây quanh lối về, đến cùng trú ngụ.

 

Cho cùng, cuộc đời vốn có muôn mặt muôn lối, nếu nhìn với con mắt tự nhiên, không bày trò lôi cuốn áp đặt, không tạo hệ lụy cho mình và tha nhân, không bị tâm ý sai sử dẫn đưa, cọng với sự tu tập chuyên cần, thì ta vẫn mang lại niềm vui, hương lạ gió thơm đến cho mình và tha nhân. Bởi lẽ, cuộc sống đâu phải chỉ có khổ đau ngang trái, buồn vui được mất, mà còn có những ân tình ước nguyện, nụ cười hạnh phúc tỏa sáng, lý tưởng cao đẹp hiến dâng, những trao ra không cần đáp trả, thênh thang rộng mở. Ta phải tạ ơn đời sống nầy, thế giới nầy, con người tâm cảnh nầy, đã ban cho ta tất cả mọi thứ, mà trên con đường đi đến giác ngộ đó là những hành trang, những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và quan trọng.

 

Trong bất cứ tâm cảnh, mảnh đời nghiệp quả, ở đâu và lúc nào, nếu muốn ta vẫn có thể tìm thấy được hạnh phúc.  Chỉ cần ánh mắt nụ cười là ta có thể làm ấm lòng kẻ khác, là khi ta biết thắp sáng hiện hữu, thăng hoa tâm thức, lòng từ bi trong ta luôn rộng mở, trí tuệ sáng soi trùm khắp, trân trọng những gì đang có trong tầm tay, những gì của hiện tại và bây giờ. Ta phải hy sinh nhiều thứ, giảm bớt nhiều điều, giới hạn nhiều việc, sống hết lòngtrọn vẹn mới là điều tối cần. Dù cho cái hiện tại nầy có khổ đau vây kín, vất vả lo toan trăm đường, nhưng nếu không hoán chuyển đổi thay, vươn lên từ nơi đây, thì biết đến lúc nào và bao giờ mới có được hạnh phúc thật sự?

Có phải, hạnh phúc là những gì mình có mà kẻ khác không có, những gì mình làm được mà người khác thì không, những gì mình dư thừa mà kẻ khác kiếm không ra tìm không thấy, những gì được bù đắp, hay chỉ là niềm vui nụ cười, những điều hết sức giản đơn? Hạnh phúc chưa chịu đến, là vì tại ta còn ganh tị, đố kỵ bực mình, ích kỷ nhỏ nhen, với tiền tài địa vị danh vọng sự thành công của kẻ khác, những thứ những việc mà người khác hơn ta, ta xát muối đổ dầu vào nổi đau của kẻ khác để mình được tỏa sáng, dửng dưng và vô tình.

 

Ta tìm hạnh phúc nhưng với một tâm thức so đo tính toán, ganh đua, bằng mọi cách vượt lên bằng hoặc hơn, để đạt danh hiệu đệ nhất đệ nhị. Ta càng tìm thì hạnh phúc càng vụt bay, ta càng kiếm thì nó càng chạy trốn. Ta cô độc trên mọi lộ trình, ta bước đi trong đơn côi, ta đớn đau trên muôn lối. Nếu ta biết dừng lại, nhìn thật kỷ thật sâu thật lâu vào cõi lòng mình, để thấy mọi sắc màu hiện tượng chỉ là huyễn mộng, nổ lực khai thông mọi bế tắc, an lành trong suy tư tác tạo.

 

Thật ra, hạnh phúc ở quanh đây, cận kề bên ta không ở đâu xa, trong tâm của mỗi người, từ ngay nơi cuộc sống tương quan tương hợp nầy. Ở khía cạnh tích cựcđơn giản, thì hạnh phúc là khi ta vô tư không lo lắng, khi ta quên đi tất cả chẳng bận lòng, khi ta không đòi hỏi điều gì, khi ta chẳng còn gì để níu kéo, khi ta thảnh thơi không vướng bận. Ta sống giản đơn với mọi thứ mọi việc mọi điều, ta càng đơn giản càng tốt, không đắn đo do dự, cõi lòng rộng mở như hư không lồng lộng, dung chứa và đón nhận tất cả, lập tức hạnh phúc có mặt.

 

Suy cho cùng nếu ta không có được hạnh phúc trong hiện tại, không có ý thức minh mẫn về vô thường, không có được niềm vui trong cuộc sống, dù cho có nhỏ nhoi, có mong manh xót xa, tái tê trong chốc lát. Hạnh phúc, nếu không khởi đi từ nơi đây chốn nầy, từ môi trường ta đang cư ngụ, gia đình bạn bè người thân, từ nơi chính ta quanh ta, thì ta kiếm tìm ở đâu? Nếu ta không vượt thoát từ đây, con người tâm thức nầy, nơi thế gian muôn vẻ nầy, ta không có được hạnh phúc an lạc thật sự, thì đừng nói đến chuyện xa vời, ở nơi khác cõi khác, ta mới có.

 

Hạnh phúc không phải là một thứ sản phẩm, món hàng để ta trao đổi, và càng không phải là thứ để ta kêu gào mời gọi lập tức nó đến. Có sự nghịch lý, kẻ khác thấy ta có hạnh phúc hơn là chính mình cảm nhận, người khác khen tặng ta có hạnh phúc hơn là chính ta phát hiện. Có lẽ, cái thấy của đối phương bị lung lay, bị ta đánh lừa chăng, hay đó là sự phô trương biểu diễn bản ngã do ta chủ động, hoặc ta cố tình đánh lừa bằng những chiêu trò để kẻ khác nhầm lẫn?  Khi nào thì ta mới thật sự chấm dứt cái vòng lẫn quẩn nhiêu khê, làm cho ta càng lúc càng rời xa chính mình, đánh mất đi niềm tincon người thật của mình. Khi nào ta biết dừng lại đúng lúc kịp thời, thấu rõ chân tướng, thì ta sẽ bớt khổ đau não phiền, an bình sẽ ló dạng, chỉ có vậy và luôn là như vậy.

 

Hạnh phúc gần kề trong tầm tay nhưng đôi tay ta quá nhỏ bé không giữ nổi hạnh phúc, cõi lòng ta không đủ lớn để dung chứa hạnh phúc, tâm ta chất đầy bận rộn lo toan, không còn chổ trống để hạnh phúc chen vào ngự trị. Ta trông chờ ngóng đợi kiếm tìm loanh quanh, nhưng nó vẫn lạc loài mênh mông trong cõi huyễn hoặc, bặt tăm mất dấu. Có phải, ta kiếm tìm nó trong sự lo lắng bất an nên càng ngày nó càng xa, ta chưa thành tâm trọn ý nên hạnh phúc mãi còn rong chơi chưa chịu dừng, hay tại ta mãi đi tìm nên hạnh phúc vẫn mãi vụt bay? Có muôn ngàn lý do để hạnh phúc không chịu đến, có vô số căn nguyên để hạnh phúc lãng tránh thật xa, là ở nơi ta do ta và vì ta.

 

Nhiều khi, bên ngoài ta nói cười vui vẻ, nhưng bên trong lại khô héo rã rời, bên ngoài xứng đôi vừa cặp nhưng bên trong lại là bãi chiến trường, khóc cười một mình đơn côi trên mọi nẽo. Có phải, ta sống với niềm tin nhưng không chịu biến niềm tin ấy thành hiện thực, đêm ngày ước mơ có được hạnh phúc nhưng không chịu chắp cánh cho nó tung bay, sống trong niềm mơ nỗi nhớ da diết, sống trong hoang tưởng hơn là sống với hiện thực bây giờ?

 

Hạnh phúc đâu rồi, khiến cho ta tìm trăm phương nghìn cách để được  ôm giữ? Hạnh phúc có là dịu dàng, có sướng mê tơi, tràn ngập niềm vui chứa chan hy vọng, có là nỗi nhớ niềm đau không tên gọi, nước mắt nụ cười thức trọn đêm thâu, có là anh với em bên nhau trọn đời, có là ước vọng muôn thuở? Tất cả như một bản hòa tấu trên cung bậc tử sinh, chạm vào nơi thâm sâu lắng đọng, hạnh phúc miên man, là đây ở đây quanh đây, dậy đi.  

 

Hạnh phúc đến từ cá nhân gia đình bạn bè người thân có trăm ngã muôn hướng, từ bản thân là do mình tìm cách nổ lực để có được. Đến từ gia đình, lứa đôi thì phải có sự hợp tác của đối tượng, cho dù mình mong muốn nhưng người khác không chịu thì cũng không mang lại kết quả như ý. Hạnh phúc đến từ xã hội là do mình thỏa mãn nhu cầu, làm vừa lòng đối tượng, đây cũng không phải là điều dễ dàng. Đến từ những việc làmý nghĩa, giúp người là một niềm vui, thấy người khác vui ta vui theo, ta ăn ké niềm vui của kẻ khác, ta được hạnh phúc lây vậy. Một khi ta có được niềm vui hạnh phúc từ nơi cõi riêng hay chung ấy, ta phải biết trân quý giữ gìn phát huy mỗi ngày mỗi thêm lớn mạnh.

 

hạnh phúc nào mà không phải trả giá, tốn công sức mồ hôi, lòng can đảm sự quyết tâm hy sinh cao độ? Có con đường yên ấm nào cho ta đi mà không đầy chông gai, chướng duyên thử thách? Không ai ban phát miễn phí cho ta sự bình an hạnh phúc cả. Nó đòi hỏi ta phải nổ lực lên đường, tìm thấy những giá trị cao cả từ ngay nơi cuộc sống nầy, từ những tương quan trong mọi cấp độ, biện độ, từ bên trong đến bên ngoài, một sự bình an êm ả đích thực trên mọi lối đi về.

 

Từ nơi đây, tràn ngập khổ đau ta mới cần đến hạnh phúc, từ chốn nầy, vô thường bách hại ta mới cần đến sự an lạc, nhưng hạnh phúc mà ta đang theo đuổi, nhắm đến, có là chân hạnh phúc, có là viên mãn? Hay đó cũng chỉ là chiếc bóng lơ lững, khiến ta đêm ngày tìm cách chạy theo níu lại? Ta phải biết rằng hạnh phúc nào còn ẩn dấu lòng tham, ích kỷ thì sẽ gây thêm đau khổ, những gì đến từ sự mê muội sẽ làm cho ta càng thêm khổ, hạnh phúc nào đến từ bên ngoài và do kẻ khác trao tặng, thì sẽ hụt hẫng tiếc nuối và dễ dàng bị tước đoạt. Vô thường, khổ đau vừa là ý niệm để ta chiêm nghiệm tư duy và cũng là thực thể hiện hữu chung quanh, ta có nhận chân ra được hay không, có bằng lòng sống chung hay không, đó mới là điều quan trọng. Ôi! hạnh phúc, những lặng trôi bên bờ hiu quạnh, khi ta trãi lòng trên từng tâm cảnh, lúc ta quán chiếu tinh tường thông suốt, nó sẽ cận kề.  

Hạnh phúc là do ta biết nâng niu một lòng trân quý bảo vệ, ta hoan hỷ với những gì đang có, an lòng với những hiện hữu chung quanh. Ta cảm nhận và sống trọn vẹn những gì mà thiên nhiêncon người ban tặng, biết lắng nghe cảm thông chia xẽ, nuôi dưỡng lòng từ bi trí tuệ luôn lớn mạnh. Thường xuyên giữ gìn thân tâm thảnh thơi tươi mát, tỉnh thức trên từng hiện thực, quăng bỏ những vướng bận phiền muộn, liệng xuống những lo sợ khổ đau, vứt đi cái bản ngã to đùng. Ta phải gieo thật nhiều nhân tốt để được quả tròn đầy, tạo mầm mống cho hạnh phúc đâm chồi trổ bông đơm hoa kết trái, có được như vậy thì hạnh phúc mới dài lâu viên mãn.

 

Hạnh phúc đích thực là trạng thái an lạc thường tại của từng tâm thức, sự trải nghiệm của mỗi cá thể trên từng tương tác, cảm thọ của riêng mỗi người, nó hiện hữu từ trong nội tâm của chính ta. Khi ta quật dậy được bản thể của giác ngộ, tìm thấy được giá trị như thật, làm sáng tỏ mọi dấu chôn, thay đổi rốt ráo cục diện. Ta thể nhập vào giai tầng rộng lớn, tâm thức vươn cao, thường sống trong sự tĩnh thức vi diệu, lòng từ bi lớn mạnh soi tỏ muôn lối, an lạc thường hằng phủ vây.

 

Cho cùng, chỉ có chính ta chứ không ai khác mới chận đứng được khổ đau, ngăn dòng lệ, để cho giọt buồn rụng xuống. Chỉ có chính ta, mới đủ thẩm quyền chuyển hóa mọi niềm đau nổi khổ trở thành niềm hoan lạc vô biên. Chỉ có chính ta chứ không ai khác, mới đủ năng lực vươn lên từ đây từ nơi tăm tối tìm về ánh sáng của chân lý nhiệm mầu. Chỉ có chính ta chứ không ai khác, mới làm cho hạnh phúc nở hoa, cõi lòng bình yên trên từng muôn nẻo.  

Hạnh phúc trọn vẹn nhất cao cả nhất tuyệt vời nhất, là hạnh phúc được sống trong chánh pháp.

 

Như Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9421)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16115)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7939)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10870)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9304)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11049)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16259)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11798)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9656)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9798)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14167)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9734)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11108)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19673)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8761)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8111)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9218)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9190)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9227)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8050)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8518)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10698)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14717)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9220)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12315)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13088)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10094)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9626)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11821)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10661)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8335)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9938)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 10006)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8627)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10242)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18506)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8621)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13850)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9233)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9935)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10832)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8251)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 10014)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14254)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8701)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8680)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8426)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8998)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8780)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11479)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant