Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về Nguồn Rực Rỡ Sắc Thu Phong

06 Tháng Mười Một 201607:02(Xem: 11713)
Về Nguồn Rực Rỡ Sắc Thu Phong

Về Nguồn Rực Rỡ Sắc Thu Phong

Hồi Ức Về Ngày Về Nguồn 10 Tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada 2016

 

Huỳnh Kim Quang

 

Tu Viện Phổ Đà Sơn đối với người viết không phải là nơi xa lạ. Đã nhiều lần người viết đến đây tham dự các Khóa Tu Học Phật Pháp hằng năm của Hội Thân Hữu Già Lam do Hòa Thượng Viện Chủ Thích Bổn Đạt bảo trợ tổ chức từ nhiều năm nay.

Tu Viện nằm trong vùng rừng núi bạt ngàn nơi có mật độ cư dân rất thưa thớt nên vắng vẻ và yên tĩnh. Tu Viện tọa lạc ở một địa thế rất hạp phong thủy, lưng dựa vào núi, mặt trông ra hồ nước rộng lớn. Người viết thích nhất là phong cảnh mùa thu ở đây, cũng vào những ngày đầu tháng mười này. Cả rừng phong nhuốm màu vàng uá và đỏ thắm, trông đẹp tựa một bức tranh. Nhắc đến phong cảnh đẹp ở Phổ Đà Sơn, người viết sực nhớ mấy năm trước, trong một Khóa Tu Học Phật Pháp, đã có dịp đắm mình dưới ánh trăng rằm vằng vặc treo giữa bầu trời bao la đầy thơ mộng và huyền ảo vào đêm khuya thanh vắng nơi núi rừng tịch mịch Phổ Đà Sơn này.

Năm nay người viết đến để tham dự Đại Hội Giáo DụcHoằng Pháp do các Tổng Vụ Giáo DụcHoằng Pháp thuộc 4 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, GHPGVNTNHN/Canada, GHPGVNTN Hoa Kỳ và GHPGVNTN Âu Châu trong Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu tổ chức, và Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10.

Xuống phi trường Ottawa vào trưa Thứ Sáu, ngày 7 tháng 10, cùng chuyến bay với Đại Đức Thích Hạnh Tuệ ở Chùa Phật Đà, San Diego, Hoa Kỳ, và được quý Phật tử đón chở về Tu Viện. Thầy Hạnh Tuệ là MC chính trong chương trình Ngày Về Nguồn năm nay. Từ phi trường Ottawa về Tu Viện mất khoảng hơn 40 phút lái xe. Xe chạy xuyên qua các đường phố của Thủ Đô Ottawa, với nhiều kiến trúc cổ kính theo kiểu Âu Châu thời xưa, như Nhà Quốc Hội Canada. Khi về tới Tu Viện thì gặp ngay Hòa Thượng Viện Chủ Thích Bổn Đạt, cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN/Canada, Chánh Văn Phòng Điều Hợp Liên Châu, kiêm Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội và Ngày Về Nguồn lần thứ 10, đang bận rộn dặn dò công việc cho quý Phật tử ở ngoài sân. Đảnh lễ Hòa Thượng và được Ban Tổ Chức sắp xếp cho chỗ ở xong người viết vội vàng ra Hội Trường để dự Đại Hội.

Bên trong Hội Trường lúc đó đang diễn ra phiên khoáng đại thứ nhất của Đại Hội Giáo Dục & Hoằng Pháp. Trên bàn chủ tọaHòa Thượng Thích Tín Nghĩa, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, và Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Phó Hội Chủ GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Thư ký đoàn có Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn HóaNghi Lễ GHPGVNTN Âu Châu, TT Thích Giác Tín, Phó Tổng Thư Ký HĐĐH GHPGVNTNHK tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, và Cư Sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Truyền Thông kiêm Phụ Tá Tổng Thư Ký HĐĐH GHPGVNTNHK, Chủ Bút Nguyệt San Chánh Pháp.  Phần thuyết trình và hội thảo Do HT Thích Nguyên Hạnh, Viện Chủ Chùa Việt Nam tại Houston, Texas và HT Thích Thái Siêu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục GHPGVNTNHK làm diễn giả. Buổi thuyết trình và hội thảo về Giáo Dục diễn ra trọn buổi sáng. Đến trưa thì nghỉ để thọ trai và chỉ tịnh.

Buổi chiều, lúc 2 giờ, bắt đầu vô khoáng đại thứ 2, thuyết trình và hội thảo về Hoằng Pháp. Chủ tọa gồm HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, và HT Thích Tánh Thiệt, Chủ Tịch GHPGVNTN Âu Châu. Thư ký đoàn gồm TT Thích Nguyên Tạng, Phó Tổng Thư Ký HĐĐH/GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, TT Thích Tâm Minh, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN tại Canada, và Cư Sĩ Tâm Quang Vĩnh Hảo. Phần thuyết trình do HT Thích Minh Hiếu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, TT Thích Đồng Trí, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHK, và TT Thích Tâm Hòa, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTNHN tại Canada phụ trách.  

Dù chỉ diễn ra trong một ngày, Đại Hội Giáo DụcHoằng Pháp kỳ này cũng là cơ hội hiếm quý để chư tôn đức Tăng, Ni khắp các châu lục ngồi lại và thảo luận một số vấn đề quan trọng và cần thiết đối với công cuộc giáo dụchoằng pháp của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Nội dung các buổi thuyết trình và các phát biểu của cử tọa trong hai thời khoáng đại đã nói lên được nhiều ưu tư và nêu ra được một số đề nghị cụ thể cho công tác giáo dụchoằng pháp. Vấn đề khuyến khích và hỗ trợ cho chư Tăng, Ni trẻ trau dồi Anh ngữ chuyên môn để có thể tiếp cận và đem Phật Pháp đến giới trẻ Việt-Mỹ và người bản xứ đã được Đại Hội quan tâmthảo luận nhiều. Vấn đề mở các trường trung tiểu học dạy văn hóa cho thế hệ trẻ chính thức được chính quyền công nhận cũng đã được trình bày. Buổi chiều, kết thúc hai phiên khoáng đại là bản Quyết Nghị với tám điểm có nội dung như sau:

“1/Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của nền Phật Việt, đồng thời tiếp thu và chắt lọc tinh hoa của các nền văn hóa để áp dụng vào sinh hoạt thường nhật, sao cho giáo lý Phật được thấm nhuầnphổ cập nơi người bản xứ và lớp trẻ Việt Nam sinh trưởng tại hải ngoại;

2/Nghiên cứu việc mở các trường học Phật giáo nhằm ươm mầm mến đạo, học đạo cho tương lai tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam;

3/Kêu gọi chư tôn đức tiền bối hết lòng nâng đỡ, quan tâm bảo bọc thành phần Tăng Ni trẻ và Tăng Ni mới xuất gia về nơi cư trú và tu học ổn định để chuẩn bị cho các thế hệ kế thừa gánh vác trọng nhiệm hoằng pháp của hàng Sứ giả Như Lai nơi xứ người;

4/Mỗi người con Phật phải tự tô bồi năng lực của chính mình bằng sự tu trì và phát huy Giới, Định, Huệ để có thể đảm nhận việc hoằng pháp một cách hiệu quả, mang lại lợi lạc an vui cho người trong đạo, lẫn người ngoài đạo;

5/Khuyến khích chư vị Tăng Ni trẻ giỏi ngoại ngữ dấn thân vào việc hoằng pháp để giới thiệu và hướng dẫn tuổi trẻ Việt Nam cùng dân bản xứ học hỏithực hành giáo lý Phật-đà;

6/Xúc tiến việc thành lập Ban Giáo DụcHoằng Pháp của 4 GHPGVNTN nhằm phối hợp phật-sự hoằng pháp tại các châu lục và quốc gia;

7/Đề nghị Ban Giáo Dục & Hoằng Pháp của 4 GHPGVNTN cùng soạn thảo tài liệu và cẩm nang Hoằng Pháp để sử dụng trong việc giảng dạy, truyền bá Chánh Pháp;

 8/Tổng vụ Hoằng Pháp của mỗi giáo hội tiến hành thành lập Ban Giảng Sư nhằm cung ứng giảng sư đến từng đơn vị cơ sở khi có nhu cầu.”

Năm giờ sáng Thứ Bảy, ngày 8 tháng 10, chuông báo thức. Năm giờ rưỡi vân tập lên Chánh Điện làm lễ công phu và sau đó chư tôn đức Tăng, Ni bố tát.

Sáng Thứ Bảy, trời âm u rồi đổ mưa nên nhiệt độ xuống thấp, khí trời trở lạnh hơn nhiều so với hôm trước. Lá phong rơi lả tả khắp nơi theo từng cơn gió thu se sắt! Ai nấy đều choàng thêm áo khoác dày và quấn khăn cổ.

Sau thời điểm tâm sáng là vào chương trình khai mạc Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ  Sư Lần Thứ 10. Đoàn cung nghinh chư tôn đức Giáo Phẩm các châu lục từ Đài Địa Tạng vào Hội Trường trong cơn mưa lất phất nhẹ như sương, với những chiếc y vàng rực rỡ trong bước đi nhàn tịnh khoan thai của chư Tăng Ni. Chẳng thế mà lúc đại diện chư tôn đức Giáo Phẩm lãnh đạo các châu lục ban đạo từ trong lễ khai mạc, Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, nói rằng ngài cảm nhận cơn mưa đó như là chư thiên rải hoa cúng dường chư Phật và Đại Tăng trong Ngày Về Nguồn. Có lẽ Tu Viện Phổ Đà Sơn chưa bao giờ chứng kiến hình ảnh rực rỡ tuyệt đẹp như thế này, khi màu Tăng bào hòa quyện với màu lá rừng thu phong.

Trong lời chào mừng chư tôn đức Tăng, Ni và quý thiện nam tín nữ Phật tử, Hòa Thượng Trưởng Ban Tổ Chức Thích Bổn Đạt nói rằng, “Cách nay tròn 9 năm, cũng trên đất nước Canda thân yêu này, Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ nhất đã được tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Pháp Vân.

“Nhìn lại chín năm trôi qua, với bao nhiêu biến động đảo điên của thời cuộcthăng trầm vinh nhục của vận mệnh Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại, nhưng cộng đồng Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại vẫn kiên trì gìn giữ và phát huy ngời sáng bản thể thanh tịnhhòa hợp của Tăng Già qua tinh thần Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư. Nhờ vậy mà, sóng gió thị phi đã lắng xuống, phong ba cuồng vọng tham sân si cũng qua đi, ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam vẫn sừng sững uy nghiêm giữa phương trời hải ngoại.”

Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, vì niên cao lạp trưởng không thể thân lâm đến dự nhưng đã có gửi Diễn Văn Khai Mạc do HT Thích Nhựt Huệ, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTNHK, tuyên đọc. Trong đó có đoạn Ngài bộc bạch tâm niệm thiết tha chân thành:

“Còn gì hạnh phúc bằng, Tăng GiàThiện Tín hằng năm hội tụ nhớ về hạnh nguyện Bồ tát của chư lịch đại Tổ sư trải qua bao nhiêu thế kỷ quên mình để hoằng truyền Phật đạo. Nhớ về quá khứ cũng có nghĩa là khẳng định cho hiện tại. Gần năm mươi năm có mặt của Tăng Già Việt nam nơi các Châu lục, chúng ta không ngừng nghỉ theo tiếng gọi của lịch đại tổ sư, trong ấy có các vị đạo sư rực sáng vừa từ giã hội chúng như Hòa Thượng Minh Tâm, Hòa Thượng Như Huệ cùng chư tôn đức khác. Những gì Phật giáo Việt nam thành tựu nơi các Châu lục, dù trong giới hạn hay khiêm tốn, nó vẫn xác lập  hạnh nguyện hoằng truyền giáo pháp của Tăng gìa.”

Sau lễ khai mạc, vào lúc 2 giờ chiều là phần thuyết trình và hội thảo đầu tiên với chủ đề “Cuộc Đời Và Sự Cống Hiến Cho Phật Giáo Của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN,” do Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt phụ tránh. Chủ tọa đoàn gồm HT Thích Nguyên An, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGVNTNHK, và HT Thích Quảng Ba, Phó Hội Chủ GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Thư ký đoàn do TT Thích Hải Thông, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTNHK, và TT Thích Nhật Châu, Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTNHK phụ trách. Nhị vị Hòa Thượng diễn giả đã lược qua tiểu sử, những đóng góp lớn lao của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cho PGVN nói chung và GHPGVNTN nói riêng. Diễn giả cũng đã nêu bật phong cách xuất trầnlập trường kiên định đối với Đạo Pháp và Dân Tộc của Đức Đệ Tam Tăng Thống trước và sau năm 1975. Các diễn giả cũng đã trích dẫn nhiều tài liệu khả tín nhằm soi sáng một số ngộ nhận về cá nhân của Đức Đệ Tam Tăng Thống. Trong phần phát biểu dành cho cử tọa, Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Thành Viên Hội Đồng Tăng Gia Chứng Minh Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế Giới, đã kể lại lời dạy của Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu khi nói về việc nhà nước vận động Ngài tham gia vào Phật Giáo Yêu Nước thì Ngài đã từ chối và nói rằng không lẽ xưa nay Phật Giáo mình không yêu nước hay sao mà bây giờ phải theo người ta để yêu nước.

Sau khi giải lao 15 phút, khoảng 4 giờ là phần thuyết trình về Sự Hành Hoạt của GHPGVNTN. Chủ tọa cho buổi thuyết trình này gồm HT Thích Phước Thuận, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, và HT Thích Thông Hải, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHK. Thư ký đoàn gồm Ni Sư Thích Nữ Tĩến Liên, Tổng Vụ Phó kiêm Thư Ký Tổng Vụ Ni Bộ GHPGVNTNHK, và Ni Sư Thích Nữ Giới Định, Thành Viên Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTNHK. Phần thuyết trình do HT Thích Tín Nghĩa, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, và HT Thích Nguyên Siêu, Tổng Thư Ký HĐĐH/GHPGVNTNHK phụ trách. Nhị vị Hòa Thượng diễn giả đã lược qua quá trình lịch sử của cuộc vận động cho quyền bình đẳng tôn giáo năm 1963, sự hình thành và hành hoạt của GHPGVNTN trong suốt trên 50 năm qua, với bao nhiêu thành quả to lớn từ văn hóa, giáo dục, tôn giáo, xã hội đến công cuộc dẫn đạo ý thức dân tộc về tự do, dân chủnhân quyền trải qua mấy chế độ tự do và cộng sản.

Trong phần phát biểu của cử tọa, Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Đức Chơn, Thượng Thủ Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Trên Thế Giới, lần đầu tiên từ 38 năm đã kể lại sự kiện Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, đã bị bức báchsát hại như thế nào vào năm 1978. Hòa Thượng kể rằng trước lúc bị sát hại, HT Thích Thiện Minh về ở tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam tại Quận Gò Vấp, Sài Gòn. Lúc HT Thiện Minh ở Già Lam, mỗi đêm công an đều đến chùa vào nửa đêm tập trung tất cả tăng chúng xuống phòng khách để lục soát kiểm tra hộ khẩu. Chuyện như vậy diễn ra hàng mấy tháng. HT Thiện Minh vì thấy tăng chúng bị sách nhiễu nên không đành lòng, Ngài mới xin rời khỏi Chùa Già Lam qua ở bên Chùa Pháp Vân. Sau khi qua ở Chùa Pháp Vân được một thời gian thì hôm đó HT Thiện Minh vì bệnh nên phải đi Bình Dương để đến thầy thuốc bắt mạch cho thuốc uống. Trên đường đi Bình Dương thì HT Thiện Minh bị công an bắt và đem về giam tại nhà tù Phan Đăng Lưu. Nhưng một thời gian sau, vào một ngày trong tháng 10 năm 1978, chính quyền cộng sản Việt Nam thông báo cho Hòa Thượng Thích Trí Thủ là HT Thiện Minh đã chết tại nhà tù Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận. HT Thích Trí Thủ và HT Thích Đức Chơn đích thân ra Hàm Tân để xin đưa nhục thân HT Thiện Minh về làm tang lễ. HT Đức Chơn kể rằng khi đến nơi thì họ cho vào xem. Nhục thân HT Thiện Minh đã quàn trong quan tài, phần dước thân thì quấn kín, phần đầu thì để trống, thấy mặt bị bầm. HT Trí Thủ xin đem về làm tang lễ thì bị từ chối, kể cả xin tụng một thời kinh cũng không cho. Chính quyền đem chôn HT Thiện Minh tại mảnh đất gần nhà tù, mộ thì đắp đất và cắm lên đó một tấm ván có ghi tên Đỗ Xuân Hàn, là thế danh của HT Thiện Minh. Mấy năm sau, HT Đức Chơn và 3 vị khác đích thân ra tận nơi để bốc mộ HT Thiện Minh đem về thờ ở Chùa. Khi đến nơi, ngay tại mộ, còn tấm ván ghi tên HT Thiện Minh. Quý Thầy đào xuống khoảng 2 thước đất mà không thấy quan tài ở đâu. Rồi qúy Thầy đào ra xung quanh hơn một thước nữa mới gặp quan tài. Qúy Thầy tin đó là quan tài chôn HT Thiện Minh, nên bốc lên và thiêu tại chỗ, chỉ đem tro cốt về chùa thờ. HT Thích Thiện Minh sinh năm 1922 tại Quảng Trị là đệ tử của Đức Đệ Nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên. Ngài là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ kỳ thị Phật Giáo của nhà Ngô và sáng lập GHPGVNTN. HT Đức Chơn nói chính quyền cộng sản phải giết HT Thiện Minh để thực hiện công cuộc thống nhất Phật Giáo nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, vì nếu còn HT Thiện Minh thì việc này không làm được.

Buổi tối Thứ Bảy, chư tôn đức lãnh đạo 4 Giáo Hội họp để bàn và quyết định về việc tổ chức Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 11. Kết quả cuộc họp đã được cho biết là từ nay cách 2 năm một lần tổ chức Ngày Về Nguồn, và Ngày Về Nguồn lần thứ 11 kế tiếp sẽ diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2018 tại Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc do TT Thích Quảng Đạo làm trú trì và do GHPTGNTN Âu Châu bảo trợ tổ chức.

5 giờ sáng Chủ Nhật thức chúng và 6 giờ là Lễ Thù Ân. Sau thời điểm tâm là phần đúc kết các buổi thuyết trình do HT Thích Nguyên Siêu phụ trách.

10 giờ là chính thức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Lần Thứ 10, Lễ Bế Mạc và tiếp theo là Lễ Động Thổ xây Chánh Điện Tu Viện Phổ Đà Sơn.

Chủ Nhật trời không mưa, thỉnh thoảng có chút ánh sáng mặt trời le lói, nhưng cái lạnh thì dường như không chịu bay xa theo những đám mây. Không khí tại Tu Viện sáng Chủ Nhật thật khác xa những ngày trước. Rất nhiều người, hàng trăm người, cùng về dự lễ. Người viết chưa bao giờ thấy Tu Viện có đông người như thế. Quý Phật tử này thật là có lòng với Tu Viện, vì muốn đến đây thì ít nhất họ phải mất hơn 40 phút lái xe bởi vì người Việt hầu hết đều ở dưới vùng Thủ Đô Ottawa. Có nhiều Phật tử Chùa Pháp Vân ở Toronto và các Phật tử ở những chùa khác từ Montreal đến nữa, nghĩa là họ phải mất mấy giờ đồng hồ lái xe mới tới, hay đã tới đây mấy ngày ở ngoài các khách sạn để tiện việc tham dự các khóa lễ và hội thảo.

Đi dự Ngày Về Nguồn lần này người viết có cơ duyên gặp lại một số Thầy đã lâu lắm chưa gặp, như HT Thích Thái Hòa là người mà người viết gặp lại lần đầu sau hơn 30 năm xa xứ. Còn có TT Thích Nguyên Tạng, TT Thích Giác Tín từ Úc qua cũng đã lâu lắm, năm bảy năm rồi bây giờ người viết mới gặp lại. Thời gian qua mau, cuộc đời vô thường, một lần gặp là một lần mừng vui vô hạn vì không biết mình còn có cơ duyên để gặp lại chăng.

Mấy ngày ở Tu Viện thật vui và ấm áp tình pháp hữu, tình đạo bạn, tình thân. Chắc chắn không phải chỉ riêng người viết mới có cảm nghĩ đó mà tất cả chư vị tôn túc Giáo Phẩm, chư Tăng, Ni và Phật tử về đây đều có cùng một tâm trạng như thế. Đó cũng là một trong những động cơ và mục đích ra đời của Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày Về Nguồn.

Bởi thế, lợi lạc lớn lao khi đi dự Ngày Về Nguồn không chỉ là được trực tiếp tham dự để lắng nghe, tiếp nhậnhọc hỏi những vấn đề cần thiết và quan trọng của Phật Pháp, của lịch sử, của Phật Giáo qua các buổi thuyết trình và hội thảo, mà còn là cơ duyên quý báu để xông ướp đạo tình làm chất liệu nuôi dưỡng đạo tâm trên suốt cuộc hành trình dài sau đó.

 

Xem thêm thông tin về Ngày Về Nguồn Hiệp Kỵ Lịch Đại Chư Vị Tổ Sư lần 10

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8918)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9379)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9465)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8613)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8331)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9528)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10272)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9107)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9202)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11278)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10014)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17475)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8117)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8328)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8530)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8184)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10058)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 8197)
Trong mùa đông của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
(Xem: 9649)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8479)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8305)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8598)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9822)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11185)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10198)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9367)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9503)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11786)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8593)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9175)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8874)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9279)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10848)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9964)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8544)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9925)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10019)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8886)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13365)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10087)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9201)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26835)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9929)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12774)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10795)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9900)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10194)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11093)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9826)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10132)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant