Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Thiền

14 Tháng Giêng 201710:39(Xem: 10492)
Tâm Thiền

TÂM THIỀN

Ni sư
Ayya Khema

Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

Tâm Thiền

Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống. Nhưng thiền không thể hành ở nơi thị tứ. Không thể nào. Không có gì để mua, để bán hay trao đổi, dàn xếp trong thiền, nhưng thái độ của phần đông thiền sinh vẫn giữ nguyên như cũ và vậy là không thành công rồi.

Chúng ta cần kiên nhẫn với bản thân. Cần có thời gian trước khi chúng ta có thể biến thiền thành một trạng thái tâm, có mặt trong mọi lúc vì chuyện thời gian không còn quan trọng nữa. Thị tứ không chỉ dành cho buôn bán. Nó bao gồm tất cả mọi thứ có thể được làm trên đời này: Tất cả mọi liên kết, tư tưởng, hy vọng, ký ức, tất cả mọi phản kháng, chống đối, tất cả mọi phản ứng của chúng ta.

Trong thiền có thể có những giây phút thoáng qua mà ta thấy định dường như trong tầm tay, nhưng không thể với tới. Nó luôn vượt thoát và tâm lại trở về ngay nơi nó xuất phát. Để thay đổi điều đó, ta phải quyết tâm biến cuộc sống của mình thành cuộc sống thiền; điều đó không có nghĩa là ta phải hành thiền từ sáng đến tối. Tôi chắc rằng không ai có thể làm thế. Và nó cũng không có nghĩa là ta không thể hoàn thành các bổn phận, các trách nhiệm của mình, vì chúng cũng quan trọng và cần thiết cho ta. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta phải quan sát bản thân thật kỹ càng trong mọi hành động hay phản ứng để chắc chắn rằng mọi thứ đều diễn ra trong ánh sáng của Pháp – ánh sáng của chân lý. Điều này ứng dụng vào những thứ nhỏ nhặt nhất nhưthực phẩm ta dùng, những gì ta lắng nghe hay nói tới. Chỉ như thế thì tâm mới có thể ở trong tư thế sẵn sàng đầy chất lượng khi ngồi xuống gối thiền. Có nghĩa là dầu chúng ta đang trong trạng thái nào, ta cũng có thể soi rọi vào bên trong. Không có nghĩa là ta không thể tiếp xúc, chuyện trò với ai, nhưng ta phải xem xét mình đang nói điều gì.

Đó không phải là điều dễ làm vì tâm thường quên lãng. Nhưng ta phải nhận ra được sự chểnh mãng đó. Nếu không thì ta đang đi lệch ra khỏi chánh niệmsự quán sát nội tâm, ta chưa đặt chân được đến con đường thiền. Nếu tâm có được tánh Pháp ở bên trong, thì việc hành thiền mới mong có kết quả.

Càng biết Pháp, ta càng có thể gìn giữ xem mình có thể tuân theo các quy luật không. Nhưng nếu ta có thất bại thì không có sự khiển trách hay hình phạt nào đi kèm. Tuy nhiên, ít ra ta cũng phải biết các quy tắcbiết mình đã phạm sai lầm ở chỗ nào. Sau đó ta sẽ tu tập để tiến đến gần hơn với thực tại tuyệt đối, cho đến một ngày chúng ta thực sự là Pháp.

Có sự khác biệt giữa kẻ biết và người thực hành. Kẻ biết có thể hiểu ngữ văn và lý thuyết nhưng người thực hành biết được một điều, đó là biến lý thuyết thành chân lý. Ngôn ngữphương tiện tiện ích không chỉ cho việc trao đổi, giao tiếp, mà còn để củng cố tư tưởng. Đó là lý do tại sao ngôn từ không bao giờ hiển lộ chân lý, chỉ có sự trải nghiệm cá nhân mới có thể. Chúng ta đạt được kinh nghiệm qua việc nhận thức được điều gì đang xảy ra bên trong ta và tại sao nó lại như thế. Điều này có nghĩa là ta tổng hợp cái ta quan sát với sự tìm hiểu tại sao ta nghĩ tưởng, nói năng hay hành động như ta đang làm. Trừ khi chúng ta sử dụng tâm theo cách này, bằng không việc hành thiền của ta chỉ là chuyện làm lúc có, lúc không và sẽ vẫn luôn khó khăn, trở ngại. Khi việc hành thiền không mang lại niềm vui, đa số sẵn lòng bỏ nó sang một bên.

Không có tâm thiền và sự trải nghiệm, Pháp không thể phát khởi trong lòng ta, vì Pháp không nằm trong ngôn từ. Đức Phật có khả năng diễn đạt bằng ngôn từ những kinh nghiệm diễn ra bên trong Ngài vì lợi ích của chúng ta, để ban cho chúng ta những lời hướng dẫn. Có nghĩa là Phật chỉ cho ta phương hướng nhưng ta phải tự mình bước đi.

Để có được tâm thiền, ta cần phát triển một số đức tính nội tại quan trọng. Chúng ta đã có sẵn những hạt giống đó ở bên trong, nếu không, ta không thể vun trồng chúng. Ví như nếu muốn hoa mọc trong vườn, mà ta không có hạt giống, thì dù ta có tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân, cũng không có hoa mọc lên. Việc tưới tẩm và bón phân cho tâm được làm trong lúc hành thiền. Việc nhổ cỏ phải làm trong sinh hoạt hằng ngày. Trong bất cứ khu vườn nào, cỏ dường như luôn mọc nhanh hơn hoa. Để bứng tận gốc rễ cỏ, ta cần rất nhiều công sức, nhưng cắt ngắn cỏ thì không khó lắm. Khi cỏ bị cắt đi, cắt lại, dần dần chúng sẽ trở nên mềm yếu và lúc đó việc bứng rễchúng sẽ dễ dàng hơn. Khi cắt và bứng rễ cỏ, ta cần soi rọi lại bản thân cho kỹ, để biết đâu là cỏ, đâu là hoa. Chúng ta cần phải cẩn trọng, vì ta không muốn bứng nhầm hoa mà để lại toàn cỏ dại. Một khu vườn có quá nhiều cỏ dại không phải là thứ đáng ngắm nhìn chút nào.

Tâm trí con người thường chứa đựng cả hoa và cỏ. Ta sinh ra mang theo mình ba gốc rễ độc hại: Tham, sân, si, và ba gốc rễ thiện: Độ lượng, từ bitrí tuệ. Vậy thì không có lý lắm sao khi ta phải diệt trừ ba loại rễ độc là nguyên nhân của tất cả mọi vấn đề, mọi trải nghiệm và mọi hành động bất thiện của ta?

Nếu muốn diệt trừ ba loại rễ độc này, ta phải quán sát xem chúng từ đâu mọc ra. Chúng có gốc ẩn dưới lòng đất, nhưng chắc chắn là chúng cũng đâm chồi lên khỏi mặt đất. Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó ngay nơi ta. Thí dụ, do si mê, ta biểu lộ ra ngoài tánh tham, sân. Có nhiều mức độ của tham, sân, nhưng vi tế nhất và thường gặp nhất là các phản ứng: “Tôi thích”, “Tôi muốn”, “Tôi không thích”, và “Tôi không muốn”.

Phần đông nghĩ những phản ứng như thế là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên đó chính là tham và sân. Các gốc rễ độc hại này đã nảy mầm dưới nhiều hình thức đến nỗi ta có đủ loại cỏ dại mọc lên. Nếu quan sát một khu vườn có lẽ ta sẽ thấy ba mươi hay bốn mươi loại cỏ. Chúng ta cũng có thể có bấy nhiêu hay nhiều hơn thế nữa các tư tưởng hay xúc cảm bất thiện. Chúng có những hiện tướnguy lực khác nhau nhưng tất cả đều từ cùng các gốc rễ độc hại sinh ra. Vì chưa bứng tận được các gốc rễ này, chúng ta phải giải quyết những gì hiện lên trên bề mặt. Khi ta vun trồng được các gốc rễ thiện lành, chúng sẽ mạnh mẽ, cứng cáp nên cỏ không còn có đủ dưỡng chất để mọc thỏa thích. Ngược lại, nếu ta để cỏ mọc đầy vườn, là ta đã tước đi dưỡng chất của các loài hoa, thay vì vun trồng chúng nhiều thêm. Chính sự tu tập, tiến bộ trong đời sống hằng ngày, giúp ta có thể thiền định như là một trạng thái tự nhiên do tâm sinh.

Ở thời điểm khi ta cố gắng để chuyển từ tâm bình thường sang tâm thiền, là điều khó thực hiện nếu ta thực hành chưa được bao lâu. Chúng ta chỉ có một tâm duy nhất và ta mang nó theo trong mọi hoạt động cũng như khi hành thiền. Nếu ta mơ hồ biết rằng thiền có thể mang đến cho ta bình an, hạnh phúc, thì ta cần chắc chắn một điều là ta mang theo tâm thiền khi ngồi xuống chiếu thiền. Thay đổi tâm lăng xăng, bận rộn sang bình yên, lắng đọng lúc đó quả là quá khó.

Trạng thái tâm mà ta cần phát triển trong thiền đã được đức Phật mô tả rõ ràng. Hai đặc tính quan trọng đó là chánh niệm và các căn tĩnh lặng. Sự chánh niệm nội tâm đôi khi được hoán đổi với chánh niệm ở bên ngoài vì trong một số trường hợp đó là một phần quan trọng trong việc thực hành. Ta không thể chối bỏ việc thế giới quanh ta tác động đến ta như thế nào.

Chánh niệm bên ngoài có nghĩa là nhìn đối tưọng, thí dụ cái cây, trong cái nhìn hoàn toàn mới mẻ. Không phải với những ý nghĩ thông thường như, “Ồ, cây đẹp quá”, hay “Ước gì cây này ở trong vườn nhà tôi”, mà là ý thức rằng có những lá xanh, những lá vàng trên cây, rằng có những cây đang lớn, đang cỗi đi hay đang chết. Ta có thể minh chứng quá trình sinh, trưởng, rồi hoại diệt của tất cả mọi thứ quanh ta. Ta có thể hiểu được tánh tham rất rõ ràng khi quan sát loài kiến, muỗi, chó mèo. Ta không nên nhìn chúng như một thứ phiền não, mà như là những người thầy của ta. Kiến, muỗi và những con chó hay sủa là những người thầy không để cho chúng ta yên ổn cho đến khi nào ta đã học xong bài học. Khi chúng ta có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trong ánh sáng của sự sinh, hoại, chết, tham, sân và si, là chúng ta đang nhìn vào gương soi tất cả sự sống quanh ta, như thế là ta có được Pháp đang trình diễn trước mắt. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy chân lý trong Pháp, chỉ là chúng ta không quan tâm đủ mà thôi.

Chúng ta có thể sử dụng chánh niệm để thấy rằng mọi thứ hiện hữu đều bao gồm bốn yếu tố: Đất, nước, gió, lửa; để rồi sau đó xét xem điều gì là khác biệt giữa ta và tất cả mọi thứ khác. Khi ta xem việc thực hành là quan trọng và nhìn mọi thứ trong cuộc đời theo cách đó, thì ta sẽ tìm được chân lý quanh ta cũng như trong ta. Không có gì khác hiện hữu nữa.

Điều này giúp ta có thể rời bỏ chốn thị tứ lại phía sau, nơi tâm nhảy từ thứ này sang thứ khác, chẳng có phút giây yên tĩnh. Nó hoặc bất cần, ù lì hay ghét bỏ, tham lam. Nhưng khi chúng ta thực sự nhìn sự vật như chúng là, ta tiến gần hơn đến những điều Phật dạy, vì lòng từ bi đối với tất cả mọi chúng sanh đang luân chuyển trong luân hồi, đắm chìm trong khổ đau này đến khổ đau khác. Ngài dạy như thế, để các chúng sanh như chúng ta có thể thức tỉnh, trở về với chân lý.

Ta không nên tin hay không tin những gì ta được nghe, hay được đọc, mà phải tự mình trải nghiệm. Nếu ta dốc cả tấm lòng vào việc thực hành này, ta sẽ thấy là nó thay đổi cách ta nhìn sự sống, chết. Dầu làm bất cứ việc gì ta cũng phải hết lòng. Nếu ta lập gia đình mà không hết lòng vì nó, thì cuộc hôn nhân đó khó thể thành công. Sự tu tập, thực hành Pháp nửa vời cũng mang đến những hậu quả tai hại. Sự hết lòng cốt yếu là tận tụy với tâm vượt lên trên các suy tưởnghoạt động hằng ngày.

Một đặc tính nữa của chánh niệm, là sự hiểu biết rõ ràng. Chánh niệm là chỉ biết, mà không có sự phân biệt. Chánh niệm không phán đoánchỉ hoàn toàn chú tâm. Để có sự hiểu biết rõ ràng cần xem xét bốn khía cạnh. Đầu tiên là tự hỏi: “Mục đích của sự suy tư, nói năng hay hành động của tôi là gì?”. Ý nghĩ, lời nói và hành động là ba cánh cửa của ta. Thứ đến là: “Tôi có sử dụng phương tiện thiện xảo nhất cho mục đích của mình?”. Điều đó cần có trí tuệphán đoán. Thứ ba là: “Các phương tiện này có thuận theo Pháp?”. Đó là biết phân biệt giữa thiện, ác. Quá trình suy tư cần sự chú tâm của ta trước tiên, vì lời nói và hành động sẽ đi theo sau đó. Đôi khi người ta nghĩ rằng mục đích sẽ biện minh cho phương tiện. Không thể như thế được. Cả phương tiệnmục đích đều phải thuận theo Pháp. Bước thứ tư là xét xem mục đích của ta có được hoàn mãn, nếu không, tại sao không.

Nếu chúng ta sống với những câu hỏi này trong tâm, ta sẽ chậm lại, là điều rất hữu ích khi hành động, phản ứng. Không phải là nhờ không hành động, đó không phải là giải pháp, nhưng do nhờ chất lượng thiền trong tâm, đã quán sát xem ta đang làm gì. Khi sử dụng chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, chúng ta phải dành thời gian để quán xét. Sự kiểm tra đó giúp ta tránh lỗi lầm.

Suy nghĩ sai lầm tạo ra hiểm họa gây nghiệp xấu, đẩy ta xa rời chân lý để rơi vào trạng thái tâm mê mờ. Pháp ngắn gọn, đơn giản và trực chỉ. Tâm phải thuần khiết mới có thể trụ vào đó. Nếu không, ta sẽ thấy mình xa rời Pháp mãi.

Chánh niệm bên ngoài cũng có thể giúp ta vươn tới với người khác, nhưng ta cần phải rất thận trọng. Gặp gỡ và quen biết người khác đôi khi dẫn tới những phán đoán tiêu cực. Nếu ta thực hành chánh niệm bên ngoài đến với người khác, ta phải ý thức rằng phán đoán người khác là tạo ra nghiệp xấu. Ta có thể chú tâm với tâm từ. Quan sát người khác là một trong những thú tiêu khiển phổ biến nhất nhưng thường được thực hiện với mục đíchtìm lỗi người. Tất cả mọi chúng sanh chưa giác ngộ đều có lỗi lầm; ngay với những bậc cao đạo như các vị bất lai cũng còn phải diệt trừ năm kiết sử. Còn nói gì đến những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta? Sử dụng người khác như tấm gương soi cho chúng ta rất hữu ích vì chúng phản ảnh bản thân chúng ta. Ta chỉ có thể nhìn thấy ở kẻ khác những gì đã sẵn có trong ta. Ngoài ra ta không thể nhìn thấy gì khác.

Nếu ngoài chánh niệm, ta còn có sự hiểu biết rõ ràng và quán xét mục đích cũng như các phương tiện thiện xảo, thì ta sẽ loại bỏ được nhiều lo âu, sầu khổ. Ta sẽ phát triển một sự ý thức khiến mỗi phút giây, mỗi ngày của ta sẽ là một sự khám phá. Đa số cảm thấy ù lì hay nặng nề. Họ có quá nhiều hay quá ít chuyện để làm; không đủ tiền để làm chuyện họ thích hay lăng xăng chộn rộn tìm việc gì làm để được bận rộn. Ai cũng muốn trốn tránh những hoàn cảnh không thoải mái, nhưng phương cách trốn tránh mà họ chọn lựa không mang lại niềm vui nội tại. Tuy nhiên với chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, chỉ cần quan sát một cái cây cũng tràn đầy thú vị. Nó mang lại một cái nhìn mới cho cuộc sống của ta, một tâm phấn khích, giúp ta nắm bắt được cái đồng nhất, thay vì những giới hạn của gia đình, công việc, niềm hy vọng và những giấc mơ của riêng ta. Qua đó ta có thể phát triển, vì ta cảm thấy đầy hứng thú với những gì ta thấy quanh ta, trong ta, và muốn khám phá thêm nữa. Không còn tâm “của tôi”, thân “của tôi,” cây “của tôi”, mà chỉ là những biểu hiện quanh ta, để mang lại cho ta một học đường đầy thú vị, thách thức mà ai cũng có thể khám phá ra. Chánh niệm của ta càng phát triển, ta càng hứng thú với học đường này.

Để phát triển tâm thiền, ta cũng cần thanh tịnh các căn. Ta không cần phải chối bỏ các căn - một việc làm dại khờ, nhưng nhìn chúng như chúng là. Quỷ ma vương rù quến ta không phải là kẻ có đuôi dài, lưỡi đỏ, mà chính là các căn của ta. Ta ít để ý xem chúng đã làm gì khi chúng lôi ta đi từ cảnh đẹp đến âm thanh quyến rủ, rồi lại trở về với cảnh, với âm thanh, với suy tưởng. Không thể được yên! Nỗ lực không ngừng của ta là để nắm bắt được dù chỉ giây phút khoái lạc.

Sự xúc chạm của giác quan phải rất chóng váng, vì nếu không nó sẽ trở thành một nỗi khổ (dukkha) lớn. Giả dụ, chúng ta được mời một bữa ăn thật ngon miệng, nên ta nói với chủ nhà: “Thật là một bữa ăn ngon, tôi rất vừa miệng”. Chủ nhà trả lời: “Tôi còn nhiều món lắm, hãy nán lại ăn thêm hai hay ba tiếng nữa cũng được”. Nếu làm theo, thân ta không chỉ lâm bệnh mà tâm ta cũng chán ngán. Một bữa ăn có thể kéo dài khoảng hai mươi hay nhiều lắm là ba mươi phút. Mỗi vị xúc chỉ kéo dài khoảng một giây, sau đó ta phải nhai và nuốt. Nếu ngậm thức ăn trong miệng lâu hơn thế, nó sẽ không còn ngon.

Giả dụ, ta cảm thấy nóng, nên đi tắm. Ta nói với người bạn đợi bên ngoài: “Tôi thấy khỏe hơn rồi, nước mát lạnh dễ chịu quá”. Người bạn sẽ nói: “Nước lạnh thì thiếu gì, bạn tắm thêm năm, sáu tiếng nữa cũng được”. Nếu làm theo, ta sẽ không còn dễ chịu nữa mà trở thành khổ. Vì ta chỉ có thể chịu đựng tắm nước lạnh nhiều lắm là trong mười hay hai mươi phút.

Bất cứ điều gì mà kéo dài quá sức cũng tạo ra khổ. Mọi xúc cảm đều chóng qua, vì đó là bản chất của chúng. Đối với cảnh xúc cũng thế, mắt ta không ngừng nhấp nháy. Chúng ta còn không thể giữ yên mắt lâu một chỗ để tìm kiếm vật gì đó. Ta có thể ngắm nhìn một bức tranh đẹp một lúc nào đó và thực sự thích nó. Nếu ai đó nói: “Bạn cứ ở đây, ngắm bức tranh này trong bốn, năm tiếng nữa, bảo tàng viện chưa tới giờ đóng cửa đâu”. Không ai có thể làm điều đó. Ta không thể ngắm nhìn vật gì đó trong một thời gian lâu, mà không cảm thấy nản, đánh mất ý thức hay cảm thấy bù ngủ. Những xúc chạm của các giác quan không chỉ có giới hạn vì chúng thiếu khả năng mang lại sự thỏa mãn mà chúng thực ra chỉ là những gợn sóng đến, rồi đi. Nếu chăm chú lắng nghe âm nhạc, ta cũng chỉ thưởng thức được trong vài giờ, sau đó ta sẽ không chịu đựng nổi những âm thanh đó. Các xúc chạm giác quan phản chiếu chỉ giây phút thoải mái, chúng không có cản bản thực sự. Chính Ma vương đó không ngừng dẫn ta đi lạc lối.

Có một câu chuyện nổi tiếng về một vị sư trong thời đức Phật còn tại thế, liên quan đến sự tột cùng của việc rèn luyện các giác quan: Một cặp vợ chồng cãi nhau dữ dội, người vợ quyết định bỏ nhà đi. Bà ta mặc lên người mấy lớp áo sa-ri tốt nhất, cái này chồng lên cái kia, đeo tất cả đồ trang sức bằng vàng, rồi ra đi. Người chồng sau đó hối hận vì đã để vợ ra đi, nên chạy theo. Anh ta chạy nơi này, nơi kia, nhưng không tìm ra vợ. Cuối cùng anh ta gặp một vị sư đang đi trên đường, anh hỏi vị sư xem có thấy một phụ nữ mặc sa-ri đỏ, tóc đen dài, đeo nhiều trang sức ở cổ và tay. Vị sư trả lời: “Tôi thấy có một hàm răng đi ngang qua”.

Vị sư không hề chú ý tới người phụ nữ tóc đen, áo sari đỏ, đeo nhiều trang sức, mà chỉ biết rằng có một con người với một hàm răng đi ngang qua. Ông đã làm chủ các căn của mình đến độ đối tượng thị giác không còn khiến ông phản ứng. Người bình thường khi thấy một người phụ nữ đẹp, tóc đen dài, áo sa-ri đỏ, đeo nhiều nữ trang, đang chạy điên cuồng trên đường phố, có thể bị lôi cuốn để chạy theo cô ta. Một hàm răng đi ngang qua, thì khó tạo ra được ước muốn nào. Đó là thanh tịnh các căn.

Nếu gặp một con rắn, nó không phải là đối tưọng của 12 sự sân hận, hay hủy diệt, mà chỉ là một chúng sanh vô tình đến trước mặt ta. Chỉ có thế. Không cần làm gì hết, không cần phải phản ứng với nó.

Nếu ta nghĩ rằng con rắn đó có thể hại ta chết, thì dĩ nhiên là tâm ta chấn động, cũng như tâm nhà sư sẽ như thế, nếu ông nghĩ, “Ồ, đúng là một người đẹp”.

Nếu ta luôn canh giữ các giác quan của mình, thì điều này sẽ trở thành thói quen, không còn là việc khó khăn nữa. Cuộc sống sẽ an bình hơn. Thế giới quanh ta chứa đựng quá nhiều biến động. Ở đâu cũng có nhiều màu sắc, nhiều hình dạng, đủ loại người và thiên nhiên vạn vẻ. Mỗi giống cây có hàng trăm loại giống chiết. Thiên nhiên vạn vẻ. Hình dáng con người cũng khác biệt. Nếu ta không kiềm giữ các giác quan của mình, sự khác biệt này sẽ lôi kéo ta đi từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Có quá nhiều thứ để xem, để làm, để biết và để phản ứng theo. Vì không thể chấm dứt tất cả những thứ này, tốt hơn hết chúng ta dừng lại và quay vào bên trong.

Tâm thiền có thể đạt được qua chánh niệm, sự hiểu biết rõ ràngthanh tịnh các căn. Ba khía cạnh này của việc thực hành cần được huân tập mỗi ngày trong cuộc sống. Hòa bình và hòa hợp sẽ được thiết lập, và việc hành thiền của chúng ta cũng sẽ rộ nở. ***

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8814)
Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô thượng giác của chính Thế Tôn và tất cả chúng ta, những người con Phật.
(Xem: 9770)
Chúng ta nên nhớ rằng, sự giàu sang ấy là dư báo những việc làm tốt của họ trong nhiều kiếp về trước, chứ không phải do làm ăn bất chính trong đời này mà có được.
(Xem: 8086)
Sáng ra Tưới nước vườn chùa Cho hoa lá cỏ nở đùa sắc hương Giữa trưa Thả giấc vô thường Bên thềm mây trắng mười phương tụ về.
(Xem: 9343)
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Hạnh Nguyện, có nêu lên 10 đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, mà điều nguyện thứ tám là nguyện “Thường tùy Phật học,
(Xem: 10502)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau.
(Xem: 7711)
Ngài Dalai Lama dạy rằng, “khi có kẻ gây ra tổn thương cho mình thì không nên do dự một chút nào cả, hãy tha thứ cho họ”.
(Xem: 6150)
Đó có thể là vận nghiệp của đất nước, là hệ lụy của dân tộc mà cho đến nay, sau 42 năm, chừng như vẫn chưa giải thoát được...
(Xem: 10297)
Chúng tôi cho phổ biến bài báo này, không ngoài mục đích chỉ muốn cung cấp thêm một sử liệu hiếm quý về một Thích Trí Quang...
(Xem: 7529)
Lời dẫn, Đạo Ca không phải là Chứng Đạo Ca, được wikipedia định nghĩa như sau: Chứng Đạo Ca, (zh. 證道歌, ja. shōdōka) nghĩa là "bài ca về sự trực nhận chân lý".
(Xem: 8283)
Sáng nay, mặt trời chưa ló dạng và những tiếng chim vẫn ríu rít ngoài sân. Như thường lệ tôi ra bàn thờ Mẹ nhìn hình người...
(Xem: 6852)
Nhớ con đường mẹ dẫn con đi đến trường mẫu giáo ê a học vần. Nhớ con đường mẹ đưa con lên ngôi chùa trên đồi cao có quả chuông thật lớn...
(Xem: 6657)
Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỳ-khưu, đi đến Kesaputta, thị trấn của người Kalama.
(Xem: 7059)
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật giáo không chỉ dừng lại là một nền tảng của văn hóa văn minh nhân loại mà còn phát triển song hành cùng lịch sử.
(Xem: 10359)
Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt...
(Xem: 7969)
Theo đạo Phật, không có sự may mắn ngẫu nhiên, vì nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn đến với người này mà không đến với
(Xem: 8458)
Theo quan điểm của Thế Tôn, bậc thiện tri thức đúng nghĩa, ngoài phạm hạnh trọn vẹn, phải có khả năng dẫn dắt người đi theo con đường lành.
(Xem: 9603)
Một thiền sư trứ danh người Thái Lan là ngài Achahn Chah từng nói rằng hành giả đừng quá tin tưởng vào cảm giác bản thân.
(Xem: 7752)
Trong Phật Giáo, có những truyền thống tu tập khác nhau, những pháp môn hành trì khác nhau. Nhưng tựu chung thì ..
(Xem: 7292)
Làm người ai cũng muốn được yêu thương và quý kính, nên ai cũng đều có một ước mơ đáng quý cho tương lai ngày mai thật tươi sáng và tốt đẹp.
(Xem: 9937)
Con người ta khi phải buông bỏ thứ gì đó thì luôn cảm thấy phiền não, cũng day dứt không yên. Có người dù muốn buông tay nhưng lại không thể hạ quyết tâm mạnh mẽ.
(Xem: 8790)
Nhìn về quá khứ, phần đông chúng ta thấy đời mình có nhiều nỗi khổ hơn niềm vui; bởi vì nỗi khổ thì in sâu dấu vết hơn niềm vui.
(Xem: 11825)
“Tâm” là một trong những từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh...
(Xem: 5562)
Con chim sâu hăm hở tìm mồi khi trời tạnh. Thẹn thùng khép cánh những nàng hoa...
(Xem: 9527)
Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật Thích Ca đã từng tuyên bố : « Ví như này các tỳ kheo, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn.
(Xem: 10833)
Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm muôn mầu thật thú vị.
(Xem: 8616)
Trong nhà đạo quý ở pháp hành. Hành đúng và thâm sâu thì chấp ngã mới giảm xuống, trí tuệ mới sáng lên, phiền não mới diệt trừ.
(Xem: 8208)
Mỗi xã hội đều có xung đột vì những lợi íchquan điểm cả bên trong và bên ngoài. Giáo lý Phật giáo dạy về những cách để ngăn chặn ...
(Xem: 9419)
Hạnh, từ chữ Hán, có nghĩa là may mắn. Phúc hay Phước đều đồng một nghĩa, cũng là điều may mắn, việc tốt lành. Như thế, hai chữ Hạnh Phúc chỉ có ...
(Xem: 9733)
Theo Đại Tự điển Phật Quang thì:" Trong hệ thống giáo nghĩa của Phật giáo, luật nhân quả sử dụng như là lý luận cơ bản để thuyết minh tất cả sự quan hệ của thế giới.
(Xem: 9300)
Cuộc đờiTrí Hải không chỉ là người bạn thân thiết của sách vở, Cô còn là nguời chị cả đáng yêu trong gia đình An Sinh Xã Hội Vạn Hạnh.
(Xem: 10004)
Chúng taPhật tử, đôi khi có rất nhiều người chưa hiểu rõ “đạo Phật” và “Phật giáo” khác nhau thế nào. Đạo Phậtcon đường giác ngộ. Phật giáo là những ngôn giáo của đức Phật.
(Xem: 9171)
Trong nhà chùa mỗi khi tụng kinh, mọi Phật sự đều có cầu nguyện. Sự cầu nguyện này là chánh tín hay mê tín?
(Xem: 7916)
Thêm một mùa Xuân nữa trôi qua trên xứ người, 42 mùa xuân viễn xứ. Chúng ta tự hỏi, mỗi một người đã góp công góp sức cho đời, cho đạo được bao nhiêu lợi tha.
(Xem: 8647)
Chúng ta phải tin sâu nhân quả, cố gắng làm lành, lánh dữ, tu nhân, tích đức thì quả tốt sẽ đến với mình, không nên tin vào một ông sao nào chiếu vào khiến mình may mắn hay bất hạnh.
(Xem: 9394)
Người hơn thì thêm oán, Kẻ thua ngủ không yên. Hơn, thua hai đều xả, Ấy được yên ổn ngủ.
(Xem: 7646)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ...
(Xem: 8058)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một số lời khuyên giúp mỗi người dễ dàng có được hạnh phúc dù cho thế giới xung quanh có diễn ra như thế nào.
(Xem: 5533)
Đêm giao thừa. Khu xóm tĩnh lặng. Gió lùa qua vườn sau làm lay động những giò phong lan đã mãn khai hoặc còn chớm nụ...
(Xem: 12198)
Xuân đã qua mà cành mai vẫn còn nở rộ. Gió lay núi lớn mà gió vẫn lặng. Nước dồn sóng cả mà nước không trôi. Bản chất đến và đi...
(Xem: 7739)
Dâng hoa cúng Phật, cung kính lễ bái Như Laipháp hành cao quý thể hiện tấm lòng biết ơn của hành giả đối với công ơn lớn lao không thể nghĩ bàn...
(Xem: 8289)
Kinh Kim Cang ghi: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh).
(Xem: 7202)
Ngày nào còn một chúng sanh…, thì tôi nguyện không thành Phật”.
(Xem: 9432)
Lại thêm một mùa xuân về trên xứ người, nếu đếm trên đầu ngón tay sợ rằng phải cần thêm một bàn tay nữa mới đủ số.
(Xem: 7934)
Với đà vận tốc phát triển mọi mặt của xã hội hôm nay, con người luôn lao vào bao ước muốn, tìm cầu những nhu cầu phục vụ để thoã mãn bao ước vọng.v.v...
(Xem: 7517)
Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 29 năm nay cũng sẽ được Giáo Hội tổ chức tại chùa Khánh Anh từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 7 năm 2017
(Xem: 5909)
Đốt trầm hương, cung kính đảnh lễ chư tôn đức, và thành kính tri ân công đức đóng góp của chư thiện hữu bốn phương.
(Xem: 8832)
Phật giáo Tây Tạng hay Kim Cương Thừa nói chung rất thực tếcụ thể, giúp người tu tập trực tiếp biến cải tâm thức mình và đạt được giác ngộ.
(Xem: 8550)
Dòng đời lênh đênh muôn nẻo nghĩ lại cũng thật lạ kỳ. Càng lớn tôi lại càng điềm tĩnhhiểu rõ chính mình hơn xưa.
(Xem: 7975)
Sau mùa tuyết rơi, không gian trong sạch, môi trường trong sạch, những chiếc lá tàn thu đã làm nên phân chất cho các loại cây, các loại cây cỏ nhú lại mầm xanh...
(Xem: 11676)
Vào đêm cúng Giao Thừa tại các Chùa Việt Nam cũng đồng lúc cử hành Lễ Khánh Đản của đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant