Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xuân Trong Ánh Đạo

27 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 12882)
Xuân Trong Ánh Đạo

XUÂN TRONG ÁNH ĐẠO

Thích Thông Huệ

blankChúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại đầy sự hướng ngoại, vong bản, bị cuốn hút theo cuộc sống vật chất với xu hướng hưởng thụ ngày càng cao, đầy những cám dỗ nên sự đau khổ về tinh thần ngày càng sâu sắc. Hiện nay, ở các nước văn minh, tình trạng căng thẳng (stress) do áp lực công việc ngày càng phổ biến. Ảnh hưởng của nền văn minh đó tác động đến các nước Á Đông, vốn là các nước của những nền văn minh lúa nước cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng bôn ba, tất bật chạy đua với thời gian trong cuộc sống mưu sinh. Vì vậy, đề cao và phát huy những nét văn hóa tâm linh truyền thống của gia đình, của dân tộc là một khuynh hướng “về nguồn”, sự sum họp tinh thần trong năng lượng của tình thương để giảm tải những bế tắc trong cuộc sống vật chất là điều rất cấp thiết. Chính những ngày Tết cổ truyền này là dịp để chúng ta vun bồi, giữ gìn nét truyền thống tâm linh và thăng hoa hơn trong cuộc sống hiện đại này.

Thế giới vật chất càng phát triển mạnh, con người càng hướng ngoại, quay cuồng trong khổ não. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Tam Tổ Huyền Quang…, rất nhiều vị ở tuyệt đỉnh danh lợi nhưng các ngài không tìm thấy niềm vui chân thật trong đời sống vương giả mà dám từ bỏ địa vị để ra đi tìm đạo, học đạotu đạo. Rõ ràng, đạo lý là cái có thể đem đến hạnh phúc chân thật, an vui, tự tại hơn những vinh hoa phù phiếm bên ngoài. Hiểu được vậy, chúng ta không đắm nhiễm vào những trụy lạc của đời sống hưởng thụ mà biết hướng đến đạo lý để gìn giữ bản chất tinh khôi trong chính mình.

Năm cũ qua đi, chào đón một năm mới với biết bao mơ ước, hy vọng về một chân trời mới, một cuộc sống an vui hạnh phúc. Ai cũng cố công đi tìm hạnh phúc cho mình, nhưng mấy ai biết được hạnh phúc chân thật là gì, đôi khi lại tự mình chuốc lấy đau khổ. Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời. Hạnh phúc đó, chính là mùa xuân vĩnh cửu, mùa xuân trong ánh đạo huy hoàng, mùa xuân của người giác ngộ mãi mãi không phôi phai và không có bóng dáng khổ đau.

Tất cả chúng ta đang trưởng thành trong gia tài văn hóa tâm linh của dân tộc, cũng chính là gia tài văn hóa tâm linh của Đạo Phật, được tô đậm từ hơn hai ngàn năm lịch sử. Gia tài đó sẵn có trong mỗi chúng ta, chỉ cần nhìn kỹ để thấy rõ rồi đem ra dùng, như vua Trần Nhân Tông đã nói:

 “Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

 Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”.

Tu là con đường để trở về “làm giàu” bằng chính gia tài có sẵn trong mình, hướng đến mục đích duy nhấtviễn ly sinh tử. Cái giàu không phải nơi đầy đủ tiện nghi vật chất, mà giàu sự an tịnh trong tâm hồn, hoàn toàn không còn bóng dáng khổ đau. Chư Phật đã nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tri kiến, có bản tâm thanh tịnh thường nhiên, nhưng vì mê chấplăn lóc trong ba cõi sáu đường, trầm luân sinh tử. Chỉ khi nhận được mình có viên ngọc trong chéo áo, đem ra dùng thì liền giàu có. Cái giàu này không thể đem cái giàu của thế gianso sánh. Bởi vật chất thế gianvô thường huyễn hóa, của cải đó là nước trôi, lửa cháy, vua quan cướp giựt, có đó liền mất, không gì bền chắc, chỉ có “hòn ngọc như ý” trong chúng tathường hằng bất biến.

Thiền sư Mãn Giác đã nói:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.”

Bên cạnh cái tàn phai vô thường của thân-tâm-cảnh, vẫn có một đóa hoa tâm luôn nở mãi theo thời gian. Hiểu được vậy, chúng ta phải nỗ lực tinh tấn tu hành để hòa mình trong ánh sáng giác ngộ của chư Phật, chư Bồ tát.

Mùa xuân là mùa của một sức sống mới. Cây cỏ hoa lá khoác lên mình chiếc áo màu xanh mơn mởn, căng tràn nhựa sống. Đây là sự thay đổi tất nhiên của trời đất vạn vật. Hoa nở hoa tàn là sự chuyển biến xoay vần theo định luật vô thường của vũ trụ. Theo nhãn quan thông thường, chúng ta thường ưa thích cái đẹp của hoa lúc nở rộ nhưng lại nhàm chán khi hoa đã tàn phai. Dưới cái nhìn của người học Phật, phải thấy rằng, nếu chúng ta ưa thích cái nở đẹp của hoa, thì cũng phải trân trọng sự úa tàn của nó, bởi lẽ nếu không có tàn thì cũng chẳng có nở. Cái gì có đến thì sẽ có đi, có thành ắt có hoại, có sống tức là có chết.

“Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi

Vô sanh vô diệt vô khứ lai”.

Chết để chuẩn bị bắt đầu cho một cuộc sống mới với hoàn cảnh y báo, chánh báo trang nghiêm hơn (nếu chúng ta tạo nhiều phước nghiệp), như mùa đông lá rụng để chuẩn bị chào đón một mùa xuân với sự sống mới, màu áo mới. Đây chính là thuyết “tái sinh” của Đạo Phật. Sự thay đổi đó, là sự thay đổi rất vi diệu. Cho nên, vô thường là một thực tại nhiệm mầu, đem lại nguồn sinh khí, sức sống hồi sinh cho cuộc đời. Không nhờ vô thường thì hoa chẳng nở, cây cỏ không đâm chồi nẩy lộc, trái đất cũng ngừng quay và trái tim này cũng ngừng đập. Hiểu theo nghĩa tích cực, vô thường là sự biến chuyển, vận hành của vạn vật, để tạo nên sự sống. Cho nên, vô thường tức là sự sống. Vì thế, ở trong sinh tử mà ngộ ra lý vô sinh bất tử, ngay nơi biến dịch của các pháp mà nhận ra chơn tâm tịch chiếu thường hằng, không động chuyển phan duyên theo trần cảnh bên ngoài. Đó là chỗ sống của người tu Phật.

Sự sống và chết cứ diễn tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cái thế giới mê vọngđau khổ. Từ cõi vĩnh hằng vô tận, do đam mê chấp trướcchúng ta có mặt trên cuộc đời này, nếm trải muôn vàn hệ lụy, khổ đau, buồn vui, sướng khổ, thịnh suy, đắc thất nơi thân và tâm. Từ đó, chúng ta mới thấm thía về bài học của cuộc đời vô thường biến đổi đầy nhiễu nhương.

Một đời người (đầy đủ trọn vẹn) phải trải qua các giai đoạn ấu niên, thiếu niên, thanh niên, trung niên, lão niên, rồi cuối cùng là chết để chuyển qua một kiếp sống khác. Tuổi trẻ thì hồn nhiên trong sáng, tràn trề sức sống với nhiều mơ ước hoài bão, kèm theo sự háo thắng, đua vui và bồng bột. Tuổi càng về già, con người ta trầm tĩnh, tinh tế, nhẹ nhàng hơn lúc nhỏ. Trải qua bao buồn vui, thương ghét, đắc thất, vinh nhục, hạnh phúc, khổ đau, tự cọ xát, chứng nghiệm vào cuộc đời, chúng ta gom góp cho mình những kinh nghiệm về cuộc sống nhân sinh, hiểu sâu sắc hơn về giá trị tinh thần trong đời sống tâm linh. Từ đó truyền lại cho con cháu, khuyến khích giới trẻ đến chùa học hiểu đạo lý, áp dụng tu hành để chuyển hóa bản thân, Phật hóa gia đình, xây dựng đất nước, xã hội giàu mạnh theo tinh thần từ bi, trí tuệ của Đạo Phật.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.

(Huyền Không)

Vị trí ngôi chùa trong đời sống cộng đồng làng xã, đất nước, dân tộc, quê hương, là giá trị của đạo đức tinh thần, nếp sống luân lý, là chỗ dựa tinh thần đạo lý vững chắc cho người dân, mang đậm tính nhân văn cao cả.

Trong một năm, thời khắc thiêng liêng, xúc cảm mạnh mẽ nhất là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc về tâm linh, đạo lý giữa cái cũ và cái mới. Đối với chư Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, đối với ông bà, tổ tiên, các bậc tiền hiền, hậu hiền, anh linh chiến sĩ quên mình vì đất nước để bảo vệ non sông gấm vóc và mình dường như có sự giao cảm với nhau vào thời khắc đó. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa tâm linh của người Đông phương. Đó cũng là lúc gia đình sum vầy, đoàn tụ đầm ấm bên nhau, chào đón một năm mới đã đến.

Dân gian thường nói:

“Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

Nền kinh tế đất nước ta tuy không giàu bằng các nước văn minh tiên tiến trên thế giới, nhưng có một truyền thống bản sắc văn hóa đạo đức dân tộc nghìn năm văn hiến, với quốc hồn quốc túy thiêng liêng của quê hương đất Tổ, con Hồng cháu Lạc, là tình thương nhân ái giữa bản thân mình với gia đình, làng xóm, tình yêu quê hương đất nước đậm đà, da diết. Dẫu cho bôn ba xuôi ngược với dòng đời nơi phương trời nào, giờ phút đó, chúng ta đều muốn được trở về bên ông bà cha mẹ, thắp lên bàn thờ Tổ tiên một nén hương lòng tưởng nhớ tri ân, trao tặng nhau những câu chúc tốt lành đầu xuân, trở về nguồn cội tìm lại chút hơi ấm năng lượng của tình thương gia đình đằm thắm, mà đôi khi chúng ta bỏ quên vì mãi chạy theo đồng tiền bát gạo trong cuộc sống mưu sinh nơi viễn xứ.

Khi đã học hiểu đạo lý, chúng ta cảm nhận sâu sắc về bản chất của cuộc đời, từ đó mới biết cách đối nhân xử thế, đắc nhân tâm. Tình thương nhân ái giữa người và người quan trọng hơn tiền bạc, của cải vật chất. Khi chúng ta làm được điều gì mang lại lợi ích cho ai, trong lòng mình cảm thấy hoan hỷ, thanh lương, mát mẻ. Chúng ta xây đắp hạnh phúc của mình bằng những việc làm lợi ích cho mọi người, lấy cái vui của người khác làm cái vui của mình, không chà đạp lên hạnh phúc của người khác để mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Đó là đạo lý, là đạo đức căn bản làm người.

Cuộc sống an vui đích thực không phải là sự tìm cầu, đuổi bắt mà biết dừng lại tâm dong ruổi, dành thời gian quay về tìm lại sự bình yên nơi tâm thức để biết được chân nghĩa của cuộc sống, ta là ai, là gì trong cuộc đời này? Hiểu được điều đó, chúng ta biết được cái nào là giả để không còn đam mê chấp trước, cái gì là thật phải cố công nhìn nhận cho tận mặt. Khi cái giả được phanh phui, đồng thời cái thật cũng sẽ thấu triệt. Như vậy, giữa cái thật và cái giả, cái chân và cái ngụy, giữa cõi bờ hư thực mà chúng ta khéo nhận ra, khéo sống lấy. Chính khi ấy, chân trời hạnh phúc vĩnh hằng được mở ra, mùa xuân vĩnh cửu miên trường hòa trong ánh đạo nhiệm mầu được hiển bày ngay thực tại. Hạnh phúc chân thật không thuộc về cảm giác, cảm thọ. Niềm vui đạo lý là cái mênh mông phi thời gian, vượt ngoài suy luận hiểu biết, là trạng thái bình an lành lặn của tâm hồn, không bị trói buộc bởi tập nhân phiền não, đó là Niết bàn (Nirvãna). Cái đó, tự mỗi chúng ta phải chiêm nghiệm, thực chứng bằng chính công phu tu tập nơi tự thân.

Một mùa xuân nữa lại về, mọi người trao tặng nhau những lời chúc tốt đẹp, may mắn, bình an phúc lạc hơn trong năm mới. Người học Phật chúng ta cũng chúc nhau bằng những lời đạo lý để nương đó tu tập trong năm mới được tinh tấn, dõng mãnh hơn, bớt những mê mờ tăm tối, không tạo nghiệp dữ, sống có lợi cho mình, cho người, xây dựng xã hội hướng về chân-thiện-mỹ. Kính chúc tất cả chúng ta an trú vững vàng trong đại dương chánh pháp, trưởng thành trong đạo lý, ngay nơi thường tục mà khuếch đại tự do, ở trong thói thường mà tìm ra lẽ sống đích thực, “hòa quang đồng trần” trong ánh sáng giác ngộ của mười phương chư Phật.

Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ
Phan Rang - Ninh Thuận.
Xuân Tân Mão - 2011

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9659)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9508)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10445)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9917)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9408)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10851)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10330)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9896)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11338)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18948)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9735)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 9014)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9582)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9044)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9357)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 9047)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9760)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10592)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9486)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 10038)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10463)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9646)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10997)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10375)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9548)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10718)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12789)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10448)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10303)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13533)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10861)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10166)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9187)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10368)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10768)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18174)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 11071)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10959)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10997)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11947)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12477)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 18036)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 12057)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10121)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9674)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14849)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9774)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8844)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9111)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 9014)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant