Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Xuân Thiền

27 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 14333)
Xuân Thiền

XUÂN THIỀN

Thích Thông Huệ

Đề tài này có vẻ lạ lẫm đối với người đời, nhưng quen thuộc với những người con Phật, và đặc biệt thân thiết với các Thiền Sinh, vì liên quan đến công phu tu tập hàng ngày.

Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước. Thời gian qua không bao giờ trở lại, như tuổi già không thể quay về thời trai trẻ, con người mỗi ngày một tiến gần đến cái chết. Hiểu rõ điều này không phải để chúng ta có cái nhìn yếm thế bi quan về cuộc đời, mà để nhận ra sự bình đẳng tuyệt đối của lý vô thường chi phối mọi loài vật. Từ đó ta có cách sống phù hợp với đạo lý, chuẩn bị chu đáo cho ngày từ giã cõi đời.
 
 Thiền sư Thiên Tùng có bài kệ :
 
Sáng nay đều nói thêm một tuổi

Tôi bảo ngày này bớt một năm

Thêm bớt lại qua số khôn tính

Chỉ cần dứt sạch duyên thế gian

Cốt là biết được trong duyên chủ

Trăm ngàn ức kiếp thường an nhiên

 Các Thiền sư cũng thường làm thơ, nhưng thơ của các Ngài không chứa đựng những tình cảm thông tục mà trái lại, tràn trề đạo vị. Mượn cảnh bên ngoài, các Ngài diễn tả nội dung tâm chứng của mình, đồng thời nhắc nhở cảnh tỉnh cho người. Sáng ngày mùng một Tết, ai nấy đều mừng nhau thêm một tuổi, chúc nhau tấn tài tấn lợi, hạnh phúc tràn đầy. Chỉ riêng Thiền sư lại thấy mọi người bớt đi một năm trong quỹ thời gian hạn hẹp. Tuy vậy, " Nói thêm nói bớt nói lại nói qua" chỉ là những con số tương đối theo quy ước của người đời. Thật sự, thời gian vốn vô cùng, không gian vốn vô biên, làm sao cân đo đong đếm? " Dứt sạch duyên thế gian" không phải trốn vào rừng xanh tránh duyên, mà vẫn tiếp duyên nhưng không dính mắc với trần cảnh. Chủ yếu là làm sao trong muôn duyên nhận ra " duyên chủ", thì dù trải qua trăm ngàn ức kiếp cũng đều an nhiên tự tại.
 
Người chủ trong muôn duyên ấy là ai? Làm sao có thể tự tại giữa hai bờ sinh - tử, làm sao vĩnh viễn trong Xuân thiền khi bốn mùa đất trời vẫn mãi luân lưu bất tận?.
 
Nhiều tiền thân của Đức Thích Ca là bậc Đại thí chủ. Ngài đã bố thí cúng dường những vật phẩm mà người đời không sao bắt chước được : Tài sản, vợ con, thậm chí móc mắt, chặt tay, chẻ xương, lóc thịt ... để cầu Đạo Vô Thựơng. Nếu hiểu theo nghĩa thông thường, ta khó thể tin được điều phi thực tế ấy. Bởi vì, trừ tiền bạc tài sản, chẳng ai cần đến các bộ phận trong cơ thể ta, trừ những người bệnh phải ghép cơ quan tạng phủ, mà cũng phải trải qua rất nhiều thủ tục xét nghiệm và phẫu thuật phức tạp mới có thể sử dụng được. Thật ra đây chỉ là ẩn dụ. mượn hình ảnh diễn tả công phu tu hành : "Bố thí" là buông xả, không đắm nhiễm, không dính mắc. Người đời khi mắt vừa thấy sắc liền khởi niệm phân biệt đẹp xấu, đẹp khen xấu chê, khen rồi muốn chiếm hữu, xấu lại mong xa lánh. Tương tự khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi ... Từ đó tạo nghiệp, nghiệp thiện dẫn đến ba đường lành (Trời - Người - A tu la), nghiệp ác đưa vào ba đường dữ ( Địa ngục - Ngạ quỷ - Súc sanh). Riêng những bậc đạt đạo, dù đang ở trong trần thế, sáu căn vẫn tiếp xúc với sáu trần, vẫn rõ ràng thấy nghe hay biết, nhưng tâm các Ngài không vướng bận, không dao động, ấy là thực hiện hạnh bố thí tích cực và đầy đủ ý nghĩa nhất.

 Luật sư Nguyên đến hỏi Thiền sư Huệ Hải :

- Hòa thượngdụng công tu tập chăng

Thiền sư đáp :

- Có dụng công

Luật sư hỏi tiếp :

- Hòa thượng dụng công thế nào

- Đói đến thì ăn, mệt đến thì ngủ.

- Mọi người ai cũng như vậy, có thể cho là dụng công giống Hòa thượng chăng?

- Chẳng giống. Khi đói họ chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ. Khi mệt chẳng chịu ngủ, tính toán đủ điều.

Phật Hoàng Trần Nhân Tôn trong bài Phú cư trần lạc đạobài kệ :

 Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
 Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.

 Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,

 Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Nghĩa :

ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
 Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
 Trong nhà có báo thôi tìm kiếm,
 Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền

Là người, ai cũng có những nhu cầu thiết yếu, trong đó ăn và ngủ là đòi hỏi tự nhiên theo quy luật sinh tồn. Nhưng do sử dụng ý thức phân biệt, nên ăn thì đòi món ngon vật lạ, ngủ còn suy nghĩ tính toán được mất hơn thua. "Đói ăn mệt ngủ" của các Thiền sư, mới nghe tưởng đơn giản nhưng thật sự, đó là cơ phong cao vút của các bậc ngộ đạo hồn nhiên xứng tánh. Các Ngài vẫn ăn vẫn ngủ, nhưng với tinh thần tuỳ duyên, không chọn món ăn ngon, nơi ngủ tốt, cũng không bắt cơ thể chịu đói khát mệt nhọc. Khổ hạnh ức chếtrái với tự nhiên, buông lung hưởng thụ lại sa vào tội lỗi, cả hai cực đoan đều không phù hợp với lý Trung đạo của nhà Phật. Các Ngài đã nhận ra và hằng sống với "Của báu trong nhà", nên ở giữa chợ đời mà vẫn vui với Đạo. Hàng ngày vẫn đối diện với cảnh mà không sinh tâm phân biệt thị phi tốt xấu, vẫn giữa muôn duyên mà tuỳ duyên tiêu nghiệp cũ, thì ngay đó là sống Thiền, đâu cần hỏi Thiền làm chi nữa?
Nhưng làm sao nhận ra "Của báu trong nhà" ?

Chúng sanh vô minh chấp thân tứ đại là thật, chấp tâm sinh diệt là thật mình, từ đó tạo nghiệp thiện ác rồi quẩn quanh trong lục đạo. Những bậc Giác ngộ nhận ra thân tâm cảnh đều do duyên hợp huyễn có, như điện chớp như sương mai. Ánh sáng giác ngộ bừng lên, bóng tối vô minh tự dưng không còn; như căn nhà muôn đời tối tăm, khi đèn bật lên tự nhiên sáng rực.Bóng tối lúc ấy trú ẩn nơi nào? Bóng tối không chạy đi đâu khác, ánh sáng cũng không có chổ cư ngụ. Chúng chỉ là hai mặt của thực thể, tạm thời đối đãi qua lại. Tâm người cũng thế khi còn vọng tưởng phiền não tức còn trong bóng tối, khi dứt bặt vọng niệm mà vẫn thấy biết rõ ràng là lúc ánh sáng bừng lên. Như vậy, chúng sanhBồ tát đều cùng một bản thể là Tánh giác thường trụ, sẵn đủ ở mọi loài, nếu quên (mê) là phàm phu, nhớ lại (ngộ) là Hiền Thánh.

Mặt khác, những đợt sóng tâm thức chợt có chợt không, mang hình tướng của pháp trần nên có sinh có diệt, còn tánh giác không hình tướng nên không hề có đến đi sinh diệt bao giờ. Phần hữu hình là Sắc, bị hạn cuộc về thời gian và không gian, thuộc Tích môn. Phần ẩn tàng là Không, là thể tánh nguyên vẹn của vũ trụ vạn loại, thuộc về Bản môn. Đời là mặt hình tướng biêủ hiện, Đạo là phần ẩn tàng không hình tướng. Nhưng người tu không phải bỏ đời cầu đạo, mà từ thế giới hữu vi của Đời mà nhận ra lý Đạo vô vi. Thiền sư Linh Vân trãi qua ba mươi năm đi tìm lẻ thật, chỉ thấy có lá cành rụng khô. Không ngờ của báu sẵn đủ trong nhà, vì mãi phóng tâm đuổi theo cảnh mà cô phụ chính mình. Khi đủ thời tiết nhân duyên, nhìn hoa đào nở, Thiền sư hoát nhiên đại ngộ. Chân lý nào ở nơi hoa đào nở? - Hoa tàn hay nở là sự biến đổi tất nhiên của các pháp. Thiền sư đứng trước Hoa, không khởi niệm dính mắc trên hoa cũng không nhắm mắt chẳng nhìn, mà ngay nơi hoa trực nhận tánh thấy, trở về con người chân thật ban sơ, chưa bao giờ vắng thiếu.

Một vị Tăng hỏi Thiền sư Huệ ở Hoa Nghiêm :

- Người xưa nói: "Vọng tâm không chổ nơi tức Bồ đề". Vậy ngay khi đang vọng có Bồ đề không ?

Thiền sư trả lời :

- Lời đáp đã rõ.

Tăng thưa :

- Con không hội.

- Vọng tâm không chổ nơi tức Bồ đề.

Câu đáp của Thiền sư thật không có chổ cho đương cơ bám víu. Nếu Ngài bảo "có" hay " không có Bồ đề". Ngay khi niệm khởi, biết niệm chỉ là hư dối (vọng), tức không chổ nơi sinh ra. biết rõ như thế là Giác (Bồ đề), ngay đó tức là vô sanh (Niết bàn). cảnh giới Niết bàn không ở đâu xa mà ngay đương xứ, khi tâm Đốn ngộ lập cước trên cái thấy như thị, quán triệt thực tướng các pháp đang là trong sát na hiện tiền bất động. Nhận ra sát na vĩnh cữu ấy, Ngài Ca Diếp mỉm cười trong hội Linh Sơn, Lục tổ Huệ Năng thốt lên : "Đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh ...". đời tu của các Ngài vượt qua một bước trọng đại, nhà Thiền gọi là chuyển Y, rắn hóa rồng không đổi vảy.

Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều bất hủ, trong giây phút chợt tỉnh trước tảng đá phân kinh của Thái Tử Lương Chiêu Minh, đã có những câu thơ xuất thần.

 Nhân liễu thử tâm nhân tự độ
 Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu

Và : 

 Ngã độc Kim Cương thiên biến linh
 Kỳ trung áo chỉ đa bất minh

 Cập đáo phân kinh thạch đài hạ 

 Tái tri vô tự thị chân kinh.

Thái Kim Lan dịch :

 Người tu được tâm độ ấy rồi
 Linh Sơn chỉ ở long người thôi

Và :

 Ta đọc Kim Cương trên nghìn lượt
 Lắm điều sâu kín hiểu không rành
 Đài đá phân kinh nay được đến
 Mới hay “không chữ” ấy chân kinh.

Một bậc trí đức tài hoa siêu tuyệt như thế, nghiên cứu kinh Kim Cương công phu khó ai sánh nổi như thế, vẫn phải than rằng, còn lắm điều sâu kính diệu mầu chưa hiểu thấu 

 Bởi vì, hiểu kinh bằng ý thức phân biệt, bằng tư duy của chất xám thì chỉ hiểu trên mặt văn tự ngôn ngữ, chưa phải là kinh thật. Khi mọi vọng niệm bặt dứt, xoay lại chính mình bắt gặp con người chân thật hằng hữu, mới hay hội Linh Sơn chỉ tại “tâm đầu”, mới hay chân kinh chính là “Kinh vô tự”.

Kinh vô tự mới là kinh chân thật. Vì cớ sao? Vì ở nơi ấy không thể dùng lời diễn tả, không thể dùng ý nghĩ suy. Bặt đường ngôn ngữ, dứt tuyệt tâm hành mà vẫn tường tận rõ biết. Như Lão tử đã nói : “Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh phi thường danh”. Đạo mà còn nói được chưa phải là Đạo thường, Danh mà còn gọi tên được chưa phải là Danh thường. Đạo và Danh chân thường không hình tướng nên không đến đi, không tư lường được nên không có tên gọi. Và cũng vì không tên nên được đặt rất nhiều tên, tùy cảm nhận của đương cơ khi sáng Đạo ( Phật tánh, Pháp thân, Chân tâm, Bản lai diện mục, Ông chủ …) hoặc khi muốn khai thị cho người (Cây Bách trước sân, ba cân gai …). Liên hệ đến cảnh Xuân, các Ngài cũng đã thi vị hóa con người chân thật ấy bằng nhiều tên : Nhất Chi Mai của thiền sư Mãn Giác, Chúa Xuân của sơ tổ Trúc Lâm, Tâm xuân của thiền sư Tuyết Đậu

Thiền sư Thanh Viễn Phật Nhãn đời Tống diễn tả mùa xuân của Ngài như sau :

 Ngày xuân xuân trong núi
 Việc xuân thảy đều xuân

 Hồ xuân ánh xuân chiếu

 Khí xuân hết mây xuân

 Khách xuân lòng xuân động

 Thi xuân xuân càng tươi

 Chỉ có xuân biết xuân

 Muôn kiếp một mùa xuân.

Quả là một mùa xuân sung mãn, hiện diện khắp mọi nơi, từ cảnh vật bên ngòai đến tận đáy sâu tâm thức. Thiền sư tu trên núi, thấy ánh nắng ấm áp chiếu trên mặt hồ xanh biếc, không khí trong lành thoang thoảng hương hoa, vài cụm mây trắng bồng bềnh trôi trên bầu trời thênh thang … Ngài biết mùa xuân đất trời đang đến. Người đời trước cảnh xuân, ai cũng thấy lòng rộn rã theo sự đổi mới của thiên nhiên, tươi trẻ theo sắc màu lộng lẫy của ngàn hoa, tưng bừng theo tiếng chim líu lo trên cành. Tâm hồn người biết Đạo cũng chan hòa với vạn vật, nhưng các Ngài thật sự sống với chúa Xuân, thưởng thức Xuân đời bằng Tâm Xuân, nên muôn kiếp vẫn chỉ một mùa Xuân ấy. Khi ngắm cảnh mà có ý thức phân biệt ta là người ngắm, cảnh là đối tượng được ngắm, thì người thưởng xuân chỉ là khách. Nhưng khi Tâm Xuân thưởng ngoạn Xuân đời, thì tất cả đã hòa quyện thành một thể nhất như. Chúa Xuân hiển hiện rõ ràng, luôn luôn có mặt.

Khi vua Lý Thái Tông vào núi thăm Thiền sư Thiền Lão, vua hỏi :

- Hòa thượng ở núi này bao lâu?

Thiền sư trả lời bằng hai câu kệ :

 Đản tri kim nhật nguyệt
 Thùy thức cựu xuân thu

Dịch :

 Sống hôm nay biết hôm nay
 Còn xuân thu trước ai hay làm gì
 
Người đời luôn bận rộn với biết bao nhiêu ý nghĩ, hết suy tính chuyện tương lai đến hoài niệm về quá khứ. Thiền sư thì không thế, các Ngài luôn an trú vững chãi trong giây phút hiện tại, chánh niệm tỉnh giác trên từng biến dđộng của thân, từng thay đổi của tâm và chuyển dời của cảnh. Thân tâm cảnh vô thường chi phối, song các Ngài vẫn viên mãn trong sát na hiện tiền bất động. Vì sao được như thế?. Bởi vì :
 
 Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
 Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân

 Dịch :

 Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
 Trăng trong mây bạc hiện tòan chân

Trực nhận và hằng sống với chánh giác chân thường, thì mọi vật hữu hình hay vô hình đều nằm trong ánh giác, đều hiển hiện pháp thân thường trụ. Có phải đây là khoảnh khắc thiên thu mà “Tình dữ vô tình tề thành Phật Đạo”?. Chạm mắt tức Bồ đề, Ta Bà thành tịnh độ, tất cả pháp thế gian chẳng phải là pháp Phật đó sao?
Đối với những bậc đạt đạo, tất cả pháp đều là pháp Phật vì các Ngài đã thẩm thấu tinh thần bất nhị, tư tưởng vút cao của Phật môn. Trong thường tục mà siêu tục, trong khổ đau có hạnh phúc, trong ràng buộc có giải thóat. Không thể tìm hạnh phúc chân chính, tìm giải thoát tuyệt đối ở ngoài chốn đau khổ ràng buộc, cũng như tìm Chúa Xuân không phải chờ mùa đông đi qua. Bởi vì chúa Xuân luôn có mặt, sự an lạc xuất thế gian vẫn được hiện hữu ngay trong cuộc sống đời thường, khi vẫn hay biết rõ ràng mà không còn khởi niệm phân biệt hai bên. Đến đây thì “Thênh thang bầu trời rộng, đứng riêng trong mù tột”. Như Thiền sư Tuyết Đậu ngắm cảnh xuân về trên núi, thấy cành xanh trùng điệp, nước hồ long lánh, trời xanh bát ngát.Tâm Ngài chan hòa cùng muôn tượng mà vẫn đứng riêng trong mù tột, ngay trong cảnh thế gian mà vẫn an vị nơi xuất thế. Từ đó, chúng ta thấm thía hai câu kệ thường được nhắc đến trong nhà Thiền :

 Bóng trúc quét sân trần chẳng động,
 Vầng trăng xuyên biển nước không chao.

Trong thế giới hữu vi, các Thiền sư vẫn sinh hoạt, vẫn thi thiết nhiều phương tiện độ sanh. Nhưng dù việc gì, ở đâu, các Ngài vẫn luôn an trúvô vi, như bóng trúc quét sân không làm bụi bay, vầng trăng chiếu bóng xuống biển không làm nước chao động. Như thế, xuất trần là ở trong trần mà không vướng nhiễm bụi trần, xuất thế gian là vẫn ở trong thế gian mà không bị phiền lụy bởi cuộc sống thế gian. Hình ảnh ông già tay cầm bình rượu tay xách cá chép, bức tranh cuối cùng trong mười bức tranh chăn trâu Thiền tông, là hình ảnh đẹp tuyệt của những bậc giác ngộ đi vào cuộc đời, tùy duyên hóa độ muôn loài mà không thấy có chúng sanh nào được độ.

Áp dụng vào công phu tu tập, trước hết chúng ta cần dọn dẹp rác rưởi trong kho tâm thức, tức những nghiệp ác của thân miệng ý tích chứa bao đời nay. Dùng nghiệp lành thay thế nghiệp ác, dần dần ta trở nên người hiền thiện, ý luôn nghĩ điều lành, miệng luôn nói lời lành và thân luôn làm việc lành. Ta tưới tẩm tâm mình bằng những ý nghĩ lạc quan tích cực, yêu đời yêu người, mong muốn mọi người đều được hạnh phúc. Tâm ta dần trải rộng, ta thương yêu đồng loại bằng tình thương bình đẳng vô vị lợi, vì biết ai cũng có những nỗi khổ niềm đau cần chia sẻ.

Tích cực làm lợi ích cho người, theo luật nhân quả, tự thân tâm ta thấy an lạc, hòa đồng với tất cả, phiền não tham sân si dần dần giảm thiểu. Theo tinh thần Phước – Huệ song tu, một mặt ta tinh tấn tu hành, một mặt nổ lực giúp đỡ người khác tùy hoàn cảnh và khả năng của mình. Quán chiếu Bát Nhã sâu sắc, thiền sinh thấy rõ thân tâm đều do duyên hợp, chỉ giả lậpkhông thật có, thì bao nhiêu phiền não nhiễm nhơ chỉ là hoa đốm giữa hư không. Khi đủ thời tiết nhân duyên, nhận ra con người thật của chính mình, đời tu ta đã có sự chuyển hóa tận gốc rễ. Ta đã có nơi chắc chắn để an thân lập mệnh, đường ta đi không còn lầm lạc, niềm tin ta không cách gì làm lung lay được nữa.

Biết rõ thân tâm cảnh đều không thật, thiền sinh có thể chịu đựngbình tĩnh ứng phó trước sự thuận nghịch của hoàn cảnh và sự đổi thay của lòng người. Tám gió là thước đo định lực của người tu : lợi lộc, tổn hao, phỉ báng, khen ngợi, ca tụng, nói xấu, cảnh khổ, niềm vui. Đối với người này, tám hòan cảnh trên như những trận bão, với người khác như ngọn gió mạnh, với người tu khá hơn thì chỉ như cơn gió hiu hiu. Đến lúc nào đó, trước tám gió mà ta vẫn bất động an nhiên, tự biết công phu tu tập của ta đã tiến một bước dài.

Ngạn ngữ Anh có câu :

 Tự xét mình miễn là không thẹn
 Thị phi miệng thế có ngại gì

Cái chấp hai bên là tập khí cố hữu của con người : ưa thiện ghét ác, khen tốt chê xấu … đưa đến thị phi nhân ngã, đầu mối của sự tranh chấp bất hòa làm tổn thương cho mình cho người. Đời sống Thiền tập giúp người tu luôn xoay lại chính mình, sống với những thời khắc hồn nhiên của tự tánh, siêu vượt thế giới của phân biệt nhị biên. Sự hồn nhiên biểu hiện qua phong cách hàng ngày, tiếp cảnh mà không duyên theo cảnh, sống giữa các pháp mà không làm bạn với pháp nào.

Mặt khác, chúng ta cần cảnh giác với những thuận duyên, vì lửa nóng dễ tránh mà nước mát lại thường làm chết chìm. Hòan cảnh luôn xuôi thuận, làm việc gì cũng thành công, được nhiều người ca tụng, khen ngợi … thường làm con người sinh tâm kiêu mạn, từ đó đường tu đi xuống mà không biết. Ngược lại, nghịch cảnh giúp ta thức tỉnh, cảm nhận sự bất toàn của cuộc sống nên bớt đắm luyến dục lạc thế gian. Gặp nhiều gian nan trở ngại, ta có cơ hội nuôi dưỡng ý chí kiên cường, cố gắng vượt qua sóng to gió lớn. Ví như cái cây mọc trên đất mầu mỡ, thường mau lớn và mau ra hoa kết trái, nhưng lại dễ đổ ngã khi gặp trận cuồng phong. Còn một cây mọc nơi đất đá cằn cỗi, tuy chậm phát triển nhưng khi đã đủ mạnh, lõi cây thường cứng và vững chãi hơn rất nhiều. cho nên, người tu chúng ta không sợ thất bại mà nên tỉnh giác trước thành công; và khi định lực tăng tiến, ta siêu vượt những niềm đau nỗi khổ cùng những niềm vui mừng của thế tục.Tuy tập khí vẫn còn và đôi lúc vẫn bùng lên mãnh liệt, nhưng nhờ công phu thiền tập, ta có sức kham nhẫn tự chủ, không để lạc vào lối rẽ đường mê.

Thiền sư Vạn Hạnh từng bảo :

 Sá chi suy thịnh việc đời
 Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành

Nếu chúng ta dính mắc vào đời suy thịnh, ta cứ mãi làm khách phong trần, lang thang vĩnh kiếp trong lộ trình sinh tử. Nếu biết thịnh suy, vinh nhục chỉ như giọt sương trên cành cây ngọn cỏ, hư dối không thật, ta có thể an nhiên tự tại trước mọi hòan cảnh. Tự thân công phu theo chánh pháp, nếm mùi pháp hỉ thiền duyệt, ngay nơi bất an mà biểu hiện tự do, ngay chổ ồn ào xáo động mà sống trong sát-na bất động. Khi biết được mình là ai, đời tu của ta tăng tiến rất nhanh mà không sợ lạc lầm. tất cả các pháp luôn chuyển biến theo tiến trình nhân quả, bốn mùa đắp đổi theo nhau, nhưng ngay trong lòng sự biến chuyển đó, vẫn có một cành hoa xuân mãi không bao giờ tàn rụng.

Thiền sinh chúng ta là những người diễm phúc, hưởng được Xuân đời và cả Xuân đạo. trời đất như quán trọ, chúng sanh lên xuống ba cõi như khách qua đường, có khi tạm nghĩ chân giây lát rồi lại tiếp tục cuộc hành trình thiên lý. Nguyên nhân chỉ do điên đảo chấp thân tâm mình là thật, chấp cảnh bên ngòai là thật nên quay cuồng theo chúng mà tạo nghiệp sinh tử. Nếu biết tất cả những biến đổi của thân tâm cảnh đều là khách, con người chứng kiến mọi biến đổi ấy, người không hình tướng luôn hiện diện vượt thời gian, không gian mới là con người chân thật, chúng ta đã có nơi nương tựa vững chắc đời đời. Khi ấy, ta mới thật sự hưởng một mùa xuân bất diệt, mới sống trọn vẹn trong Xuân thiền.

Cầu chúc tất cả chúng ta đều biết cách quay gót trở về quê nhà muôn thuở, vĩnh viễn an vui trong xuân thiền – bây giờ và mãi mãi.

Người gửi bài: Toàn Trung

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12849)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12262)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11520)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13905)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15785)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14075)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16137)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12372)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13468)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11928)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 11019)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 11258)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11448)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 12111)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12246)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11878)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11467)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11914)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 12015)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
(Xem: 13424)
Từ cuối tháng 7 âm lịch, hoa ngô đồng bắt đầu rộ đỏ trên toàn đảo, làm cho Cù Lao Chàm thêm một vẻ đẹp vừa sinh động lại vườn huyền hoặc.
(Xem: 12308)
Biết cảm thông và chia sẻ niềm an vui với huynh đệ, lắng nghe và chấp nhận yếu kém của người khác để cùng nhau tinh tiến tu học, đó là những hạt giống thiện lành.
(Xem: 11778)
Đầu đuôi câu chuyện xảy ra tại Ấn độ, và đúng thật là như thế! Vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, người ta mới thấy bắt đầu xuất hiện các kinh sách Phật giáo...
(Xem: 11480)
Theo các các ấn bản lưu truyền tại Âu châu vào thời Trung cổ thì tại Ấn độ có một vị vua tên là Abener sinh được một hoàng tử kế nghiệp và đặt tên là Joasaph.
(Xem: 10815)
Mỗi chuyến đi là mỗi tầm nhìn được mở rộng. Mỗi chuyến đi giúp chị nhận thức rõ hơn bức tranh muôn màu của kiếp sống nhân sinh.. Chị có được những giây phút tĩnh lặng...
(Xem: 10141)
Bờ biển buổi sáng thật yên tĩnh. Tôi đi lần ra cồn cát ngay phía trước cổng chùa. Nước rút làm cho bờ cát thoai thoải trải dài một màu trắng bạc lấp lánh.
(Xem: 10601)
Dù gì thì đời sống tu hành của thầy cũng thật giản dị. Nơi thầy ở vẫn là mái am tranh đơn sơ, ăn uống thì đạm bạc, áo vải sờn vai mà vẫn thong dong tự tại với tháng ngày.
(Xem: 10901)
Quanh bờ suối, rải rác nhiều tảng đá lớn nhỏ với đủ hình thù tạo dáng lạ mắt gợi lên một phong cảnh trầm mặc u nhàn. Tuấn nhìn thấy màu y vàng của một vị sư...
(Xem: 10360)
Thời gian thấm thoắt qua nhanh, cuối cùng Ông tìm đến khu rừng Tuyết này để tịnh tu. Đạo mầu chưa chứng, nhưng Ông cũng tự tìm thấy niềm vui trong pháp thiền định.
(Xem: 11359)
Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh...
(Xem: 9960)
Ánh nắng chiều xuyên qua cửa sổ làm thầy thức giấc. Bước ra sân, thầy ngạc nhiên nhận ra cây cỏ trong vườn dịu dàng lan tỏa một sắc xuân.
(Xem: 10931)
Tâm tư cảm kích, nguồn cảm hứng dâng trào, nhà văn yên lặng suy nghĩ ra chiều tâm đắc. Ờ! Ta cũng là kẻ ăn mày nương nhờ cửa Phật.
(Xem: 11192)
Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô...
(Xem: 12654)
Thầy luôn ở bên cạnh, đôi mắt hiền từ nhìn con đầy tình thương ấm áp của người cha, miệng mỉm cười trao truyền sự an lạc từ tâm hồn tới tâm hồn.
(Xem: 13012)
Kính bạch thầy Quan Thế Âm. Thầy là vị Bồ tát có lòng đại từ, đại bi nên thầy có thể nghe mọi nỗi khổ đau của không chỉ nhân thế mà cả vạn loại chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11989)
Kính bạch thầy Di Lặc. Thầy có biết không, con đã ứng dụng thực hành giáo lý mà thầy Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã truyền dạy. Mỗi ngày con phải biết mỉm cười...
(Xem: 11731)
Nếu hành Bồ tát đạo thì bạn sẽ kiến tạo được bằng an cho mình - một trong vô vàn chúng sinh trong lục đạo. Khi ấy bạn sẽ có vốn liếng bằng an để hiến tặng cho người.
(Xem: 11475)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ biểu hiện khi tâm ta bị màn vô minh che lấp, bị chi phối bởi sự điều động của bản ngã tham sân si.
(Xem: 10223)
Sanh tử khứ lai chỉ là mộng huyễn. Làm thế nào khi rời trần thế mà lên được đài sen mới là thượng sách, mới là Phật tử chân chính...
(Xem: 11939)
Hãy im lặng để nhìn thì tôi tin bạn sẽ “ngộ” ra nhiều thông điệp sống mà cuộc đời trao ban cho mình.
(Xem: 10995)
Trời ở đây đã bắt đầu vào thu. Mỗi sớm mai khi mở cửa tôi vẫn được nhìn thấy mặt trời dần lên sau những cụm mây hồng.
(Xem: 10962)
Từ khi, tôi biết chú ý đến hơi thở và biết lắng nghe tiếng nói của con tim mình, tôi biết buông xả hơn, cười tươi hơn và biết thở đúng hơn.
(Xem: 12706)
Tôi chưa bao giờ thấy thầy tôi nổi giận, cho dù anh em chúng tôi có làm điều sai lầm. Thầy thường nhỏ nhẹ, nhắc nhở và dạy thật cặn kẽ mỗi khi chúng tôi phạm lỗi.
(Xem: 16409)
Chùa Thiện Minh, nơi tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Ngày Về Nguồn lần thứ 5, do Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt là trưởng ban... Thích Nguyên Siêu
(Xem: 12195)
Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh...
(Xem: 11940)
Nắng trong vườn thơm hương hoa bưởi, nắng gió ngạt ngào quyện bát ngát cõi tâm hương. Giới, Định, Tuệ là đây; Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến cũng là đây.
(Xem: 10493)
Sư vốn con nhà trưởng giả ở Kinh Thành. Xuất gia từ nhỏ. Cốt cách tài hoa, nên càng lớn càng tự thị. Sở học rộng rãi.
(Xem: 10613)
Theo luật nhân quả, tất cả mọi sự, mọi vật, không chừa một việc gì, đều xảy ra từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó. Như người trồng cam thì sẽ được cam.
(Xem: 10551)
Ông là một “người lính già” đặc biệt, một “người lính già” bất tử, vì ông cũng đồng thời là một thiền sư, vì ông đã ngộ đạo với Thượng sĩ Huệ Trung trước đó.
(Xem: 11734)
Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên.
(Xem: 12288)
Không biết tự bao giờ những câu nói dân dã quen thuộc của ba, của mẹ, của bà con hàng xóm vất vả tảo tần với cây lúa của khoai đã in sâu trong suy nghĩtâm thức của tôi
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant