Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tập và Chiến Binh

03 Tháng Sáu 201722:05(Xem: 5459)
Thiền Tập và Chiến Binh

Thiền Tập và Chiến Binh

 

Nguyên Giác

 

Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.

Tuần báo Fort Hood Sentinel của Lục quân Hoa Kỳ trên ấn bản ngày 2 tháng 3/2017 có bản tin nhan đề “Buddhist retreat provides relief” (Khóa tu Phật pháp giúp an vui). Bản tin kể về khóa tu ngày 23/2/2017, các chiến binh và thân nhân trong căn cứ Fort Hood hướng dẫn bởi hai vị tuyên úy – đại úy Somya Malasri và đại úy Dung Nguyen – thiền tập và nghe  pháp từ 2 vị sư Phrakrusiriatthavides và Phrakrusoponsasanavitede. 

Đây là khóa tu thứ nhì theo phương pháp MBSR (Mindfulness-based Stress-Reducing), hệ thống hóa bởi giáo sư Jon Kabat-Zinn, giữ tâm tỉnh thức mọi thời để giảm căng thẳng. Khóa tu đầu tiên là năm 2014.

Trong khi đó, một bản tin của ABCNews, hôm 15/3/2017, nhan đề “Military college professors teach cadets meditation to help them be effective warriors” (Các giáo sư đại học quân sự dạy các khóa sinh thiền tập để giúp trở thành các chiến binh hiệu quả) kể rằng trường võ bị Virginia Military Institute tại thành phố Lexington, tiểu bang Virginia, đã chính thức dạy thiền tập để các khóa sinh có tinh thần vững vàng.

Bản tin phỏng vấn hai giáo sư – Tiến sĩ Matt Jarman, và Tiến sĩ Holly Richardson – đang dạy các lớp thiền tập ở trường võ bị VMI.

Jarman nói, “Thiền tập không phải chuyện nhẹ nhàng để cho qua. Bạn đối diện với sợ hãi, bạn đối diện với căng thẳng trực diện hay đang rơi vào nó, và thiền tập cho bạn công cụ để không bị chúng cuốn trôi đi, và sẽ đối diện mọit hứ hiệu quả hơn.”

Jarman dạy thiền tỉnh thức (nơi đây, chúng ta tránh dịch chữ “mindfulness” là “chánh niệm” vì mục tiêu có thể dùng cho nghiệp sát) làm trọng tâm trong lớp ông gọi là “Modern Warriorship” (Kỹ Năng Chiến Binh Hiện Đại), với nhiều kỹ thuật thiền tập nhằm làm chậm các niệm trong tâm, tập trung vào hơi thở, và giữ không phân tâm.

Jarman nói, ông buộc các học trò của ông tập thiền 15 phút mỗi buổi sáng, và rồi 5 phút trước khi làm bài ở nhà, như một cách để thiền tập trở thành thói quen

Trong khi đó, bà giáo Richardson dạy lớp thiền tỉnh thức tập trung vào giảm căng thẳng. Bà dạy theo chương trình soạn ra bởi viện Center for Mindfulness của đại học University of Massachusetts. Bà muốn các khóa sinh sĩ quan phải đối phó căng thẳng tốt hơn, dù là khi học thi, khi sửa soạn tập trận lớn, hay khi phải gặp sĩ quan tư lệnh trường võ bị.

Richardson nói, “Chúng tôi nói về… khi họ phải trình diện tư lệnh trường để bị kỷ luật, một lần nữa họ phải thở, chú tâm vào hơi thở ba tới năm lần trước khi bước vào và [rồi] có một cuộc đối thoại tốt đẹp hơn.”

Richardson thêm rằng khoa học chứng minh rằng thiền tập có thể giúp các chiến binh chữa trị hội chứng tâm thần căng thẳng hậu chấn thương, vì sẽ giúp họ chú tâm vào hiện tại  và điều chỉnh các băng tần ám ảnh trong trí nhớ khi về lại quê nhà, thay vì cứ thấy và nghe mãi cuộn băng chiến trường.

Trong khi đó, bài viết tựa đề “Improving Military Resilience through Mindfulness Training” (Huấn Luyện Thiền Tỉnh Thức Để Tăng Sức Chiến Đấu) trên báo của Bộ Binh Hoa Kỳ ngày 1 tháng 6/2015 ghi nhận rằng thiền tỉnh thức (Mindfulness) là một trạng thái của tâm, khi người tập chú tâm vào giây phút hiện tại mà không phán đoán (to be attentive of the present moment without judgement) để giúp các chiến binh đối phó với các áp lực tâm lý khi rời nhà để theo đơn vị ra các chiến trường hải ngoại. Bài viết phân tích rằng huấn luyện thể lực cho chiến binh chưa thể gọi là đủ, vì cũng cần thiết phải có một lực vững vàng và sẵn sàng, trang bị một “áo giáp tinh thần” (mental armor).

Bài phân tích dẫn ra một cuộc nghiên cứu do đại học University of Miami thực hiện, được tài trợ bởi Bộ Binh Hoa Kỳ, cho thấy tập thiền tỉnh thức giúp hỗ trợt ích cực các chiến binh trong việc họ tự bảo vệ  và huấn luyện tinh thần, và do vậy chuẩn bị tốt hơn cho chiến binh trong các tình huống tác chiến căng thẳng cao, trong khi cũng tăng toàn bộ sức bền tâm ý và thành quả nhận thức.

Những cuộc thử nghiệm trên máy điện toán và đo não điện đồ qua dự án này, có tên là STRONG Project, cho thấy cải thiện được não bộ chú ý hơn, tỉnh thức trong các tình huống và có thể tốt hơn để ứng phó với và hồi phục từ căng thẳng.

Bản phúc trình đầy đủ về cuộc nghiên cứu này đăng trên tạp chí PLOS ONE ở: 

http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0116889 .

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến cũng có cuộc nghiên cứu riêng, và có lớp huấn luyện thiền tỉnh thức cho chiến binh, theo báo The Washington Times ngày 5 tháng 12/2012.

Báo này cho biết Trung sĩ Nathan Hampton đã trải qua lớp huấn luyện ở trại Camp Pendleton, Calif., về thể lực, về sử dụng vũ khí, về chống du kích, về tác chiến trong một ngôi làng dựng theo mô hình một ngôi làng trên vùng đồi núi hẻo lánh ở Afghanistan.

Và các lớp thiền tập hàng tuần, trong đó có một buổi Trung sĩ Hampton và các bạn cùng đơn vị được yêu cầu ngồi bất động trong một chiếc ghế, và chú tâm vào điểm tiếp giáp giữa bàn chân của họ và sàn nhà.

Anh nói, “Nhiều người nghĩ là phí thì giờ. Tại sao chúng ta phải ngồi trong lớp học, làm kiểu thiền dị kỳ như thế. Nhưng với thời gian, tôi thấy thư giãn hơn. Tôi ngủ ngon hơn.  Tôi nhận rathể không căng thẳng mọi thời nữa. Nó giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn, quyết định hơn trong các tình huống căng thẳng. Có lợi như thế.”

Kỹ thuật thiền này có tên là Mindfulness-based Mind Fitness Training (viết tắt: M-Fit), có thể dịch là Tỉnh Thức Luyện Tâm. Chương trình soạn ra bởi cựu đại úy bộ binh và hiện nay là giáo sư đại học Elizabeth Stanley của Georgetown University, tổng hợp nhiều cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy thiền tập thường xuyên chống được trầm cảm, tăng lực trí nhớhệ thống miễn nhiễm, làm co lại phần của não bộ về sợ hãi, và làm rộng phần não bộ về trí nhớ và điều hợp cảm xúc

Tương tự, nhiều nghiên cứu và nhiều khóa thiền tập đang biến đổi quân đội Hoa Kỳ. Các thử nghiệm không chỉ là vài tuần lễ trong quân trường hay trại lính, có khi kéo dài huấn luyện nhiều tháng, như cuộc nghiên cứu có tên là Trojan Warrior Project, trong đó 25 chiến binh Lực Lượng Đặc Biệtbí danh là “Jedi Knights” (Các Hiệp Sĩ Jedi) – Jedi là các hiệp sĩ trong phim Star Wars được huấn luyện để bảo vệ vũ trụ -- trải qua 6 tháng tập thiền và tập võ thuật.

Một điểm để suy nghĩ: phương pháp dùng trong quân đội cốt tủy là “giữ tâm tỉnh thức không phán đoán.” 

Như thế chỉ là một phần trong các thiền tập về chánh niệm của Phật giáo, vì đúng rằng Đức Phật có dạy khi đi thì biêt là đi, khi ngồi thì biết là ngồi, khi niệm khởi thì biết là niệm khởi, khi niệm diệt thì biết là niệm diệt… chỉ quan sát chuyển biến ở thân thọ tâm pháp, mà không cần phán đoán đúng hay sai. Duy Thức Học gọi đó là “cái biết hiện lượng.”

Nhưng Đức Phật nơi khác cũng dạy cần phán đoán, rằng chánh niệmnhận ra tâm tham khi tâm tham khởi, nhận ra tâm sân khi tâm sân khởi… Duy Thức Học gọi đây là “cái biết tỷ lượng.” Từ đó phải biết cách xa lìa tâm bất thiện, biết cách trưởng dưỡng tâm thiện… Thí dụ, “biết cách xa lìa tâm sân” là cả một chương trình mênh mông. Khi nhận thức sai trận sau khi qua một lăng kinh, Duy Thức Học gọi là “cái biết phi lượng.”

Thiền tập, dù là đốn hay tiệm, có vô lượïng pháp môn, tất cả đều dựa trên cái biết. Nhưng tận cùng là giải thoát, là qua bờ kia, như Kinh Tập Snp 3.6 gọi là cái biết xa lìa cả Có và Không, xa lìa cả Thiện và Ác (Existence and non-existence have been abandoned/ Complete, having ended rebirth: they are a “bhikkhu”... Settled, with good and bad abandoned/Dustless, knowing this world and the next -- https://suttacentral.net/en/snp3.6). Thiền Việt Nam gọi đó là “hữu, vô câu bất lập.”

Lời của Huệ Năng   diễn lại ý Phật trong Tạng Pali, ở Jak. 134 ghi là hãy xa lìa Niệm/Vô Niệm, hãy xa lìa Thức/Vô Thức, hãy xa lìa Tưởng/Vô Tưởng (With conscious, with unconscious, too, Dwells sorrow. Either ill eschew -- http://www.sacred-texts.com/bud/j1/j1137.htm). Các chỗ cao tột của Huệ Năng, không mấy ai dò tới nổi.

Nói như thế để biết rằng thiền tỉnh thức dùng trong quân đội Hoa Kỳ chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng thiền tập của nhà Phật. Chỉ mới một phần nhỏ đã có lợi ích lớn như thế -- khi giúp các chiến binh tỉnh thức ngay cả khi tác chiến trong rừng ban đêm -- huống gì là trọn một lòng tu học Phật pháp không ngơi nghỉ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8774)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10312)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10827)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 11961)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8608)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9275)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10007)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11295)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9803)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9343)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10051)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10104)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9273)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13275)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10164)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10464)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10914)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9081)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10272)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10222)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9319)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11021)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15046)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11784)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10110)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12653)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10880)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10397)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10748)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10668)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10541)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 9984)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9297)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9345)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11348)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9674)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13059)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12614)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9166)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9547)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9586)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9622)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9172)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 8971)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10367)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8590)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8271)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
(Xem: 15549)
Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại.
(Xem: 10790)
Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau noi gương ...
(Xem: 10777)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant