Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

40 Năm Tuổi Đạo Hương Thiền

19 Tháng Sáu 201717:09(Xem: 5639)
40 Năm Tuổi Đạo Hương Thiền

Trần Kiêm Đoàn

 40 NĂM TUỔI ĐẠO HƯƠNG THIỀN

Cảm niệm 40 năm xuất gia của thầy Thích Từ Lực tại Hoa Kỳ.

 

Xuất gia là một đại nguyện.

Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên.
 

Tại Việt Nam hôm nay, nếu lấy tròn số sẽ có 45.000 tu sĩ Phật giáo với dân số 100.000.000 người thì trung bình cứ 2.200 người mới có một người đi tu theo đạo Phật.

Tại Hoa Kỳ hôm nay, ước lượng có 1.200 tu sĩ Phật giáo trên tổng số 2.000.000 người Việt thì trung bình cứ 1.600 người có một tu sĩ Phật giáo.

Con số tự nó không đánh giá chân xác được tình trạng tôn giáo và chiều sâu hành đạo của các tu sĩ thuộc tôn giáo đó. Nhưng ít nhiều phản ánh được những nét tổng thể của mối quan hệ giữa quần chúng và tổ chức tôn giáo.

Mặc dầu theo truyền thống đạo giác ngộgiải thoát, phương tiện hành đạo thiện xảo của Phật giáohành giả chứ không phải là học giả; tuy nhiên trong quan hệ đời sống hiện thực, những bậc tăng tài tạo được ảnh hưởng tốt nhất cho đạo Phậtnhân sinh thường hành hoạt cả hai. Những thiền sư, tu sĩ tôn túc xưa nay thường là những bậc học giả, những nhà văn, nhà thơ có chân tài. Cũng thế, các vị Lạt ma Tây Tạng phải trải nghiệm và hoàn thành những chương trình Phật học tương đương với học vị tiến sĩ.

Với Phật giáo Việt Nam, một thuở vàng son thời Lý Trần chỉ còn là vang bóng, dư âm. Nhìn lại thời cận đại trong bối cảnh chiến tranh và phân hóa, hình ảnh đình chùa, miếu vũ và các nhà sư lặng lẽ gõ mõ tụng kinh; các ông sải bà vải lo hoa đèn, nhang khói hay quét lá sân chùa trong sinh hoạt Phật giáo suốt thời Pháp đô hộ không đại diện cho hình ảnh tu sĩ xuất gia, thiện giả làm công quả mà chỉ là những bóng mờ cúng bái, tán tụng lễ nghi. Trong khung cảnh đó, đạo Phật chỉ còn là một dòng tín ngưỡng hơn là tôn giáo vì thiếu vắng những sinh hoạt căn bản nhất để duy trì mạng mạch Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Mãi đến thập niên 1950, khi phong trào chấn hưng Phật giáo khởi phát và lan rộng trong cả nước, đạo Phật Việt Nam mới từng bước hồi sinh và công cuộc vận động Phật pháp, khuynh hướng đào tạo tăng tài trong nước và du học mới được thực hiện cụ thể.

Thập niên 1950 mới có tăng sĩ Việt Nam đầu tiên sang Mỹ du học là thầy Thích Quảng Liên, học ngành kinh tế tại Yale. Rồi tới 1962 mới có thầy Thích Nhất Hạnh học ở Princeton ngành Comparative Religion sau đó dạy ở Cornell. Cũng trong thời điểm nầy có thầy Thích Trí Siêu Thích Thuyền Ấn học ở Wisconsin, thầy Thích Thiên Ân từ Nhật được mời dạy ở đại học UCLA và lập Trung tâm Thiền viện Quốc tế (International Buddhist Meditation Center) ở Los Angeles. Rất nhiều tên tuổi của quý Thầy nổi bật với những luận án tiến sĩ có tầm cỡ khiến giới học thuật thế giới khen tặng và ngưỡng mộ.

Năm 1975 là một khúc quanh chuyển mình không chỉ đối với đất nước, dân tộc mà còn có tác dụng trực tiếp và sâu sắc đến tôn giáo. Đạo pháp và dân tộc không tách rời. Khi nói đến đạo Phật, đặc biệtđạo Phật Việt Nam hải ngoại, thì hai quốc gia nổi bật nhất là Pháp và Hoa Kỳ. Riêng tại Hoa Kỳ thì Phật giáo Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Tạng… đã có mặt từ trước theo người di dân vào Hoa Kỳ. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tính từ năm 1975, khi cuộc chiến chấm dứt, đạo Phật vào xứ này cùng với làn sóng người tỵ nạn di dân. Đâu có người Việt, ở đó có đời sống tâm linh thì ở đấy có tín ngưỡng thờ phụng tổ tiênđạo Phật.

Năm 2012 theo lịch Âm Dương Đối Chiếu của Minh Đăng Quang thì có 337 ngôi chùa Việt tại Mỹ. Gần nửa thế kỷ sau, tính đến năm 2017 thì tại Hoa Kỳ đã có trên 450 ngôi chùa, thiền viện, tự viện, niệm Phật đường và khỏang 1.500 tu sĩ Phật giáo Việt Nam thường cư hay thỉnh giảng.

Theo sự suy nghĩ bình thường và khái niệm thông thường nhất thì người Việt đi vào các nước phương Tây là để mưu tìm một cuộc sống mới, sung sướngthoải mái hơn ở quê nhà. Hiếm hoi lắm mới có người tìm ra nước ngoài để vào chùa hay nhà dòng mới đi tu theo lý tưởng tôn giáo của đời mình.

Cho đến nay, theo tài liệu tham khảotìm hiểu mà kẻ viết những dòng này có được trong tay thì người Việt Nam ở lứa tuổi thanh niên trong làn sóng người di dân tỵ nạn đầu tiên phát nguyện thành tu sĩ Phật giáo là một thanh niên 24 tuổi, xuất gia vào năm 1977 với bổn sư Thích Tịnh Từ tại niệm Phật đường Từ Quang, San Francisco. Đó là tu sĩ Thích Từ Lực.

Trong bài bút ký tự thuật 40 Năm Xuất Gia Học Đạo, thầy Thích Từ Lực ghi lại cảm xúc của mình: “Xuất gia, với tôi, là sự lựa chọn không băn khoăn. Tôi nhớ, khi đó, tâm trạng mình thật nhẹ nhàng. Hạnh nguyện vỏn vẹn chỉ là chọn con đường Đạo để tu thân, hành thiện, mục đích trước mắtbáo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ…” Và, nhớ lại động cơ gieo duyên xuất gia buổi ban đầu, thầy Từ Lực chia sẻ: “Nhiều người thường hỏi lý do thúc đẩy tôi chọn con đường xuất gia nơi xứ người.Tìm kiếm câu trả lời trong chân thành, tôi chỉ có thể nhắc đến cảm giác bỗng nảy nở trong tâm hồn mình sau khi nghe lời kinh Phật giữa lúc nỗi lòng chưa hết bàng hoàng của kẻ bỗng thành người phiêu bạt nơi xứ lạ… Đó là khi ở trại tỵ nạn Fort Chaffee, tình cờ, tôi nghe giọng tụng kinh của Ôn Trí Quang trong một băng kinh ngắn. Ôn tụng bài tựa Lăng Nghiêm, nghi thức thời kinh sáng và một đoạn của phẩm Phổ Môn. Giọng Ôn trầm, ấm, đầy thiền vị, có một hấp lực lạ lùng làm tôi đắm mình, ngưỡng vọng.

Nói đến “Duyên” hay “Nghiệp”, cảm tính tự nhiênliên tưởng ngay đến một sự kiện vừa xảy ra hay vừa biến mất nhưng thực sự đó là cả một tập đại thành, là kết quả của một chuỗi dài hành trạng chi li nhiều đời, nhiều kiếp góp lại mà thành. Người xưa cho rằng: “Nhất ẩm,nhất trác giai do tiền định” (một hớp uống, một miếng ăn, hết thảy đều đã do định sẵn từ trước). Duyên tu hôm nay của Thầy Từ Lực cũng là do sự tổng hợp hạnh lành từ nhiều đời, nhiều kiếp mà thành. Tiếng kinh Ôn Trí Quang là một giọt nước sau cùng của ly nước tâm linh đã huân tập, tích tụ nhiều đời, nhiều kiếp suốt dòng sinh diệt của Thầy Từ Lực.

Trong suốt 40 năm qua, song hành với công hạnh tu học, Thầy Từ Lực đã đóng góp nhiều cho cho sự xây dựng chiều sâu và chiều cao của hình ảnh Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại qua nhiều sinh hoạt tu học, hành thiện với Phật tử đồng hương và bản xứ. Đặc biệtnỗ lực xây dựng “chiều dài” của đạo Phật qua những hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dụctâm linh của tuổi trẻ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Những tu sĩ Phật giáo “trẻ” góp phần nâng cao tổ chức và tô bồi niềm tin, phẩm chất cho tuổi trẻ, đặc biệt là thanh niên Phật tử gốc Việt tại Hoa Kỳ có thể đếm trên đầu ngón tay trong suốt vài thập niên qua như: Quý Thầy Thích Hạnh Tuấn (viên tịch), Thích Đạo Quảng, Thích Từ Lực, Thích Viên Lý, Thích Huyền Việt, Thích Tịnh Mãn… với mối quan tâm chung là làm sao giải quyết tình trạng phân hóa hiện nay để xây dựng đạo Phật Việt Nam ở các nước ngoài thành một mối.

Trong khóa huấn luyện huynh trưởng cấp 3 – Huyền Trang – trong 5 ngày từ 13 đến 17- 4 - 2016 tại trung tâm Quảng Đức, thành phố San Bernadio, California, tiếng nói tha thiết nhất của mỗi thành viên và tất cả đại chúng vẫn là viễn ảnhmục tiêu của sự thống nhất đạo Phật Việt Nam tại hải ngoại. Kẻ đang viết những dòng này được duyên lành là một trong số năm thuyết trình viên toàn khóa (gồm quý thầy Nguyên Hạnh chùa Việt Nam, thầy Viên Lý chùa Điều Ngự, thầy Từ Lực chùa Phổ Từ và hai cựu liên đoàn trưởng GĐPT là Tâm Thường Định BXK và Nguyên Thọ TKĐ.)

Trong các cuộc pháp thoại và hội thảo, Thầy Từ Lực đã đưa ra quan điểm nghị luận mang tính khả thi và ứng dụng thực tiễn cùng những viễn kiến đầy thuyết phục liên quan tới khả năng giáo dục, đào tạo tuổi trẻ trong thực trạng còn nhiều khó khăn và giới hạn như hiện nay.

Kỷ niệm 40 năm một quá trình cảm Đạo, tìm Đạo, gặp Đạo, hiểu Đạo, tu Đạohọc Đạo của Thầy Từ Lực là nhìn lại và trân trọng một chặng đường dài hai phần đời không thối chuyển của một người có nhân cách lớn vì nghiêm cẩn với chính mình, giữ hạnh bồ đề trong sáng, phát tâm từ ái với người và thường hằng lấy chánh niệm làm trái tim của sự sống.

Xin trân quý chúc mừng 40 năm tuổi Đạo của Thượng tọa Thích Từ Lực với đôi dòng thơ tâm bút cảm niệm:
 

40 NĂM TUỔI ĐẠO HƯƠNG THIỀN
 

Ra đi tìm một chân trời mới

Mấy nẻo quê người mây cố hương

Vang vọng hồn xưa tình lữ thứ

Giọt suy tư nhỏ xuống canh trường
 

Ngày tháng phù du trôi qua mau

Thời gian như nước chảy qua cầu

Một đi bến cũ không về lại

Xuôi dòng viễn xứ biết về đâu
 

Hoa sen vẫn nở trong hương lửa

Nhân thế phù vân mãi đắm chìm

Về đâu ai biết về đâu nữa

Cuối bãi đầu non đã kiếm tìm
 

Duyên lành như đóa ưu đàm nở

Từ độ Lăng Nghiêm vẳng tiếng kinh

Vọng âm che mái đời phiêu bạt

Đêm tối vườn tâm tỏa ánh trăng
 

Quay về nương tựa ân vi diệu

Khai thị thiền sư mở cửa không

Đời bỗng vui lên từ vạn nẻo

Nghìn năm phước hạnh tự trong lòng
 

Hoa linh thoại mùa xuân có nở

Giữa trần gian rũ hết ưu phiền

Ơn tri ngộ đếm trong từng hơi thở

Bốn mươi năm tuổi đạo hương thiền
 

Kính chúc Thầy thân tâm an lạc, công hạnh tròn đầy.
 

Sacramento, trọng xuân 2017

Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Sáu 201703:04
Khách
Mong sao cho đạo Phật ngày càng phát triển mạnh mẽ ở cả trong nước và nước ngoài. Ánh sáng chánh pháp đi tới đâu thì bóng tối vô minh mất đi tới đó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17038)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17617)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13388)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18325)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16136)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14874)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15925)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16150)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16174)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15325)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14928)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15372)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15557)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17216)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25794)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13922)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17409)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17552)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 17004)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14348)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13471)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15636)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36520)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16321)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17017)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15396)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15956)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14026)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16378)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15906)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17867)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16013)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19795)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20924)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13613)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13809)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14688)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14042)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15142)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14869)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13869)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13701)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15382)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28200)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22398)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17251)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17163)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15178)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16229)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14921)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant