Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chào Em, Con Chim Nhỏ

06 Tháng Bảy 201722:07(Xem: 7442)
Chào Em, Con Chim Nhỏ
CHÀO EM, CON CHIM NHỎ

Huệ Trân

 

          Có lẽ tôi được sanh ra ở cung di, nên từ bé đã phải thay đổi chỗ ở luôn. Mới mười tuổi, chúng tôi đã được cha mẹ dắt díu dời nơi chôn nhau cắt rốn là đất Thăng Long, xa quê nội Hà Đông, quê ngoại Hà Nam thuộc miền Bắc để vào Nam.

          Vào tới trong Nam thì ôi thôi, chẳng thể kể hết đã lang thang những đâu vì cha tôi phục vụ nơi nào thì gia đình tạm cư những trại gia binh nơi đó. Mỗi lần dời đổi, chỉ người lớn là bận rộn, mệt nhọc chứ mấy chị em tôi còn bé, càng được tới nhiều chỗ lạ, càng náo nức, vui vẻ!

          Hạt lúa miền Nam nuôi chúng tôi lớn khôn dần và cái “cung di” vẫn theo tôi như bóng với hình, mà thành tích hãi hùng nhất là nó đã bứng tôi ra khỏi Quê Hương từ hơn bốn thập niên nay! Nơi xứ người, tôi tiếp tục xê dịch từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc!

 

          - Lại dọn nhà nữa hả?

          Có lần, sư-tỷ tôi la lên như vậy khi biết tôi lại vừa dời nơi cư ngụ.       Nghe vậy mà không phải vậy, vì có nhà đâu mà dọn! Chỉ là ôm một thùng kinh sách, gom dăm bộ áo nâu, áo lam tới một nơi tạm trú khác, nơi mà tôi gọi là “những điểm-tạm li ti trong cõi-tạm Ta Bà!”

 

          Lần đó tôi dọn vào căn phòng nhỏ nhất trong tòa nhà hai tầng của một người bạn đạo. Phòng nhỏ nhất, nhưng vẫn là khá rộng với tôi, một kẻ hành trang đã nhẹ tênh, nhẹ hẫng.

          Đêm đầu tiên nơi ở mới, tôi ngồi thiền rất khuya nên sau khi xả thiền là đi thẳng vào giấc ngủ; mà hình như đã từ lâu lắm tôi mới có thể không trằn trọc trước khi ngủ như thế!

          Tôi bị đánh thức bởi tiếng chim lảnh lót, ngay trước cửa sổ. Căn phòng chỉ có một cửa sổ duy nhất nên nương theo âm thanh, tôi biết chắc con chim nào đó đang đậu ngay trên bờ tường hông nhà. Trời mới tờ mờ sáng, ẩm hơi sương và tĩnh lặng hương nguyệt cầm của vầng trăng non còn lửng lơ trên mây bạc. Trong không gian của đêm chưa qua, ngày chưa tới đó, chỉ có một con chim nhỏ đậu trên bờ tường dài, đang hướng mỏ vào khung cửa nhỏ của người khách trọ xa lạ. Phải, tôi mới dọn tới chiều qua nên còn hoàn toàn xa lạ với nơi này. Vậy mà con chim nhỏ đã đến thăm. Cửa sổ chưa có màn nên cả hai thấy rõ nhau. Tôi ghé sát vào khung lưới, cảm độngthân ái nói:

          - Chào em, con chim nhỏ.

          Bất ngờ thấy tôi, con chim không sợ hãi bay đi như lẽ thường; trái lại, nó nhẩy nhót như vui mừng rồi lại cất tiếng hót.

 

          Cám ơn em, tình bạn đầu tiên nơi xóm lạ. Này con chim nhỏ, em tên gì? Em không phải Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, nhưng tiếng hót của em sáng nay như dư âm tiếng khánh sau thời công phu khuya, trầm hùng lời tụng Thủ Lăng Nghiêm:

          “… Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bán ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha.”

 

          Xem nào, em có cái đuôi dài hơn Sẻ, mình thon gọn như Sáo nhưng bộ lông điểm xanh biếc lẫn với mầu xám tro, hài hòa như cát và biển. Em có phải là Yến không?

          Mà thôi, tên em là gì cũng đâu có làm thay đổi quà tặng đẹp đẽ em vừa mang đến cho tôi. Đó là tiếng hót đầu ngày, tinh khôi và thơm ngát. Em đâu có cần hỏi tôi là ai? từ đâu đến? mà em hoan hỷ tới thăm, có lẽ vì hương trầm tỏa nhẹ từ trang kinh Bát Nhã tôi tụng đêm qua còn thoảng bên song cửa. Nếu đúng thế, em quả là một hành giả tín tâm và nhạy bén.

          Em đó, con chim nhỏ giữa bao la trời đất mà thể hiện biết bao an nhiên, tự tại, như những loài chim ở cõi Tịnh Độ do thần lực của Đức Phật A Di Đà muốn cho tiếng pháp luân lưu khắp chỗ mà biến hóa làm ra như thế.

 

Em nói gì? À, em nhắc tôi cõi Tịnh Độ đâu xa, cõi Tịnh Độ ngay nơi tâm mình.

Vâng, đúng thế đó em. Trên đường kinh hành, phút giây nào tâm người an trú được trong chánh niệm, gạn lọc mọi phiền não khổ đau thì phút giây ấy hành giả đang bước những bước chân trên Tịnh Độ. Tôi cũng từng được hưởng những phút giây mầu nhiệm đó nhưng thú thực với em, có lẽ vì định lực còn yếu, chánh niệm chẳng giữ được lâu nên vọng tưởng lại dắt tôi từ cõi-tịnh xuống cõi-động!

Chẳng phải riêng tôi đâu, mà bao hành giả đang miệt mài trên đường thiên lý kia cũng như vậy, nên chúng tôi mới phải tu. Tu là cải, là sửa. Tiếp tục cải sửa, miễn đừng thối tâm thì cũng có ngày tâm-phàm-phu cảm động tới Chư Phật.

Điều gì làm tôi tin chắc thế ư? Nhiều điều đơn giản lắm! chẳng hạn như sự hiện hữu của em sáng nay. Có tình cờ không, khi em đến bên khung cửa của căn phòng bỏ trống đã lâucất tiếng hót lảnh lót?

Không đâu em! Không tình cờ đâu. Trong thầm lặng kỳ diệu, em đã biết tôi và tôi đã biết em. Đừng cần chi lời giải thích của hý luận thế gian, mà chính em và tôi đang cảm nhận được nhau. Em ơi, đó là tương quan của lý duyên khởi, cái này có vì cái kia có, tôi hiện hiện cho em hiện diện. Chắc em cũng thuộc những câu này trong kinh Tạp-A-Hàm:

“Nhược thử hữu tức bỉ hữu

Nhược thử vô tức bỉ vô

Nhược thử sinh tức bỉ sinh

Nhược thử diệt tức bỉ diệt”

Khi ý niệm về sinh diệt đạt tới không sinh không diệt thì ta sẽ vượt khỏi khái niệm của không gianthời gian. Vì sao hả? Vì không hẳn Nhân có trước mới sanh Quả.

Em có nghe sự tranh luận về con gà có trước quả trứng hay quả trứng có trước con gà không? Theo em thì sao, với trường hợp Mẹ và Con?

Làm sao được là Mẹ nếu không có sự xuất hiện của Con? bởi vì, phút Con chào đời mới có người được gọi là Mẹ; cho nên Mẹ và Con là chung-sinh, là co-arising, là nương vào nhau mà có mặt.

 

Tôi cũng đang nương vào em mà có mặt, như những cọng lau mềm, nương nhau mà đứng vững trước gió. Rồi chúng ta cũng chuyển hóa, gió cũng chuyển hóa, vạn hữu đều thầm lặng chuyển hóa; nhưng em ơi, chỉ những ai nhận diện được sự kỳ diệu của phút giây hiện tại mới hưởng được niềm an lạc, hạnh phúc.

Em nhìn kìa, trên bầu trời cao, mây đang bay la đà từng cụm, trắng có, hồng có, xanh có … nhưng này, mây đang xuống thấp, không còn trắng, hồng hay xanh nữa mà mây đang chuyển mầu xám. Cả bầu trời chỉ còn là mây xám; rồi mây xám nhẹ nhàng trôi và lặng lẽ biến mất, nhường không gian ẩm đục cho mưa!

Em ơi, hãy đến sát khung cửa này mà núp dưới mái hiên kẻo ướt! Em thấy gì không, mưa đang rơi từng hạt, mưa không kết thành cụm và bay la đà như mây, dù mưa này chính là từ mây chuyển hóa. Những gì chuyển hóa sẽ không còn hình dạng cũ, nghĩa là không còn Tướng nữa mà đã thành Vô Tướng.

 

Cũng quán sát như vậy về những người thân mà thế nhân thường sai lầm, quen nhận là “người thân của ta” nên khi những người thân đó mất đi, hay xa ta, hay phụ bạc ta, thì ta đau buồn vì ta kẹt vào tướng Mất. Sở dĩ ta kẹt vào tướng Mất vì trước đó ta đã để ta kẹt vào tướng Còn; trong khi bản chất của ta và người thân, chẳng khác chi mây, cùng là vô tướng, vô sinh, bất diệt mà thôi.  

Nếu hiểu được như thế, ta sẽ an nhiên tự tại vì ta không kẹt vào Còn hay Mất nữa.

 

Mưa tạnh rồi đó. Em lại bay lên bờ tường, líu lo cám ơn tôi. Không, tôi phải cám ơn em mới đúng chứ vì em vừa cho tôi cảm giác ấm áp ở nơi chốn còn nhiều xa lạ này. Nhưng xa rồi sẽ gần, lạnh rồi sẽ ấm, như tinh thần cuộc nói chuyện ngắn ngủi chúng ta vừa trao đổi với nhau.

Vạn hữu quanh ta không ngừng chuyển hóa từng sát na. Và chỉ sát na hiện tại ta mới có thể thực sự nắm bắt. Hạnh phúc hay khổ đau do ta tự nhận diệnsát na này mà thôi. Rồi hiện tại sẽ thành quá khứ; Và quá khứchấm dứt hay khởi đầu của vị lai???

Em ơi, hỡi con chim nhỏ trong buổi sáng mưa bay, đừng băn khoăn những điều mà khi xưa Đức Phật từng im lặng. Hãy cất tiếng hót đi em, vì tình yêu đích thực phải là hạnh phúc. Tình yêu phải là tiếng cười, tiếng hát. Tình yêu không thể là giọt lệ. Nếu người nói thương ta mà người làm ta khóc thì có thể chính người cũng đang khóc cùng ta. Sự đau khổ đó không phải là Tình Yêu mà là niềm bi thiết từ lòng vị kỷ, biến đối tượng thành điều “mình muốn” mà cứ ngỡ là điều “chúng ta muốn”. Những bước chân đi tìm hạnh phúc trong đời-thường của nhân gian thường là gốc rễ của khổ đau khi  cất bước như thế.

Em không chờ tôi biết vỗ cánh tung bay giữa không gian lồng lộng; tôi cũng không chờ em biết “ngồi yên” trong ánh nến lung linh, nhưng phút giây hiện tại này, em và tôi đang cùng rất hạnh phúc, hạnh phúc hơn bất cứ ai đang ngụp lặn trong tiền rừng bạc bể vì hạnh phúc của tôi và em là hạnh phúc của quảng-hiệp-tự-tại-vô-ngại, tức là sự an bình của lớn, nhỏ, dung nhiếp nhau mà không đòi hỏi hoặc làm trở ngại nhau. Em và tôi vẫn an trú trong môi trường và vị trí của riêng mình, đồng thời vẫn hòa nhập vào nhau để cho nhau niềm vui, như cả đại dương nằm trong vỏ ốc, như hạt cải ôm trọn mặt trời.

Đó là tinh thầnnhất đa vô ngại” mà chúng ta vừa vô tình đồng cảm nhận, là cánh cửa thứ ba trong mười cánh cửa mầu nhiệm của kinh Kim Sư Tử Chương. Đây là một kinh thâm diệu mà sa-môn Pháp Tạng đời nhà Đường đã giảng giảikhai ngộ cho Hoàng hậu Võ tắc Thiên. Kinh Kim Sư Tử Chương gồm mười phần mà Thập Huyền Môn (Mười cánh cửa mầu nhiệm) nằm ở phần thứ bẩy.

Nếu còn đủ duyên với nhau, biết đâu chúng ta chẳng có dịp cùng dọ dẫm đi tìm chìa khóa những cánh cửa còn lại.

 

Này em, khoan đã, đừng vội bay, chờ tôi thả qua khung cửa tặng em mấy câu thơ này nhé!

“Rừng xưa lá trúc nhẹ lay

Về trong hơi thở hôm nay nhiệm mầu

Tâm an, ý lạc là đâu?

Ngay trong hơi thở lắng sâu hiển bày” (***)

 

Giữa bầu trời bát ngát sương mai, con chim nhỏ nhập đàn với bầy chim vừa vỗ cánh ở phương Đông. Phút chốc, không gian bao la rộn ràng âm thanh hợp tấu của bầy di điểu:

          “Thanh thanh túy trúc

          Tận thị pháp thân

          Uất uất hoàng hoa

          Vô phi Bát-nhã” (*)

 

          Trúc biếc xanh xanh

          Đâu cũng là pháp thân

          Hoa vàng rậm rạp

          Đâu cũng là Bát-nhã …  (**)

     

Huệ Trân

                                      (Độc-Cư-Am,đêm trăng muộn)                             

 

(*) Các Thiền-sư

(**)TT Tuệ Sỹ dịch

(***) Thơ ht  

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Bảy 201715:40
Khách
THÂM THÚY
BÀI HỌC ĐÁNG ĐỂ HỌC
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10702)
Những khám phá độc đáo và những lời dạy về sự giác ngộ đã trở nên gần gũi hơn qua việc thực hành tôn giáo, với khái niệm lúc ban đầu về Phật giáo đang tiến triển dần...
(Xem: 11243)
Con đường mà mỗi người phải trải qua quả thật đầy rẫy những chướng ngại, hoang mang và lầm lẫn. Vì thế phải cần có một vị thầy đích thật...
(Xem: 12214)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10363)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11517)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10899)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10665)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10105)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11454)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10232)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11134)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12705)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 11001)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11936)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11986)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10486)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10923)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10549)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13519)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11225)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10577)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10445)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12706)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11664)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15062)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16317)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11781)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11627)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 14012)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12135)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13663)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12084)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11550)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13136)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14252)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11786)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12466)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12104)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11990)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11560)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11411)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11456)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11321)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13235)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11593)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13344)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11833)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13646)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12383)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11131)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant