Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuối Mùa Phật Đản

08 Tháng Tám 201716:34(Xem: 4520)
Cuối Mùa Phật Đản
Cuối Mùa Phật Đản
Trần Thị Nhật Hưng

 

   Đã tới giữa tháng 6, cộng đồng Phật tử Đức quốc cùng hai nước phụ cận giáp biên giới như Thụy Sĩ, Áo vẫn còn hân hoan tham dự lễ sinh nhật của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni do tu viện Viên Đức Đức quốc tổ chức.

   Đối với hải ngoại, để phù hợp với cuộc sống, Phật Đản không còn là “ngày„ nữa mà là “mùaPhật Đản. Cũng nhờ...mùa, nên từ tháng 4 kéo dài cho đến tháng 6, không những riêng tôi mà tất cả Phật tử nếu muốn, vẫn được Phật chiếu cố “mờitham dự sinh nhật của Ngài. Tôi được tham dự đến ba lần. Một, ngay nước sở tại Thụy Sĩ mà tôi định cư. Hai, tại nước Pháp. Và ba, là tại nước Đức do tu viện Viên Đức tổ chức.

   Có lẽ do cuối mùa, để vớt vát dư hương mùa Phật Đản, người chưa được tham dự cũng như người từng dự nỗ lực về chùa hân hoan đón mừng Đản Sanh.

   Tu viện Viên Đức vào tháng 6 dưới cái nắng nóng giao mùa của tiết xuân và hè, cây, cỏ xanh tươi, hoa trái nẫy mầm nhú ra những nụ non đầy hứa hẹn. Và trên cao, giữa bầu trời quang đãng, mây trắng từng cụm hực sáng, kết lại, trông như những núi tuyết. Lẫn trong nhiệt độ 30 độ C vẫn phảng phất hơi hướm của tiết xuân nên khí trời vô cùng dễ chịu.

   Phía sau sân chùa trong khuôn viên 9700 mét vuông, những chiếc lều vải trắng được dựng lên để đón gần 500 người về tham dự. Những món ăn, bánh trái được nấu từ cái bếp sát bên tỏa mùi thơm phưng phức.

  Đúng 10 giờ lễ Khánh Đản bắt đầu. Phật tử trong pháp phục màu lam tề tựu vào chánh điện.

   Phật Đản thì ở đâu cũng vậy. Sau hành lễ diễn văn khai mạc, tụng kinh Khánh Đản, đạo từ của quí Tăng nói lên công trạng và sự Đản sanh của Phật, rồi tắm Phật, rồi nghe thuyết pháp...là sinh hoạt của Phật tử. Có nơi được xem văn nghệ, không thì lang thang trong sân chùa, hoặc quây quần bên nhau “tám chuyện„ tìm không khí Việt Nam để quên đi nỗi nhớ quê hương...

    Cũng như chương trình mọi năm, tu viện Viên Đức lần nào lễ lớn, Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển cũng trở về chủ trì buổi lễ. Ngài đảm đương hầu hết các tự viện tại Đức quốc, chưa kể những Phật sự tại các nước Âu Châu, đôi khi cả Mỹ, Úc, Canada...Tận tụy với Phật giáo đã chiếm trọn mọi thời gian của Ngài, nên Viên Đức phải tổ chức “CUỐI MÙA PHẬT ĐẢN„. Nhưng mà, cuối hay đầu, nội dung cũng thế thôi.

   Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn để tu. Tu cách nào miễn phù hợp với căn cơ, trình độ, sở thích để đem an lạc cho mình, cho người, không phiền não cho bất cứ ai là được. Có người tu theo tịnh độ tụng kinh, niệm Phật, kẻ thích thiền, người theo mật tông đọc thần chú. Hoặc chẳng theo môn phái nào, chỉ sống tốt theo lời Phật dạy cũng xem như là tu.

  Về chùa cũng vậy, mỗi người có sở thích riêng. Nhiều người theo đạo “dòng„ (nói theo cách phát âm giọng miền Nam) tới chùa chỉ đi...vòng vòng tán chuyện, nhất là quí ông, hoặc quí bà cũng vậy. Hoặc đến để lễ lạy cầu an, cầu siêu...v.v.và v.v...Tựu trung, một công đôi việc, vừa lễ Phật, vừa là nơi gặp gỡ bạn đồng hương. Thấy được người Việt như tìm lại quê hương nơi xứ người. Như lời thơ của Huyền Không, tức Thiền Sư Thích Mãn Giác: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông.

   Tôi cũng vậy, nhưng thêm vào đó, đến chùa, tôi không bao giờ bỏ qua thời thuyết pháp của quí Thầy. Tôi nghĩ, lời giảng là lời Phật dạy, ý từ trong kinh mà ra. Tôi thì không hiểu kinh, nên cần nghe giáo lý. Mà giáo lý nhà Phật thì rất cao siêu nhưng lại rất gần gũi với đời sống thực tế thường ngày của con người, bỏ qua rất là uổng. Tôi luôn tiếc cho những ai, là Phật tử mà ngoài lễ lạy, tụng kinh không tìm hiểu giáo lý nhà Phật để, khi học, hiểu và hành xong tìm thấy sự an lạc trong lời Phật dạy thì tín tâm càng  tăng trưởng.

  Và hôm nay, tại tu viện Viên Đức trong mùa Phật Đản, tôi đã không bỏ qua thời giáo lý lúc 14 giờ do Đại Đức Thích Hạnh Hòa, đệ tử Thầy Thích Như Điển đảm nhiệm. Tôi góp nhặt được một vài ý chính xin mạn phép tóm tắt viết ra đây để “truyền đạt„ chút ít theo sự hiểu của tôi trong cái tư tưởng mênh mông vô cùng của Đức Phật.

   Thầy Hạnh Hòa giảng rằng, chúng ta ngồi đây may mắn được mang thân người, trong thân người có huệ mạng để nhận thức điều đúng, sai mà hành xử. Lại thêm có duyên với Phật pháp để tu tập điều đó quí giá vô cùng, là Phật tử, chúng ta nên biết mà trân trọng. Vì khi sống ác, làm ác bị đọa xuống hàng ngạ quỉ, súc sanh rất khó trở lại thân người.

  Con cọp, gấu, beo, heo, gà, mèo, chó...khác với chúng ta ở chỗ, cũng là chúng sinh đều có thân mạng nhưng không có huệ mạng. Chúng xâu xé làm ác nhưng không hề nhận biết, làm sao tu tập để có lại thân người. Trừ phi gặp nhân duyên đặc biệt nào đó như được chúng ta phóng sanh, tụng cho một thời kinh và qui y gieo duyên Tam Bảo cho chúng thì may ra, hoặc chúng phải đợi bao trăm kiếp hết nghiệp mới trở lại thân người.

   Do vậy, Đức Phật thị hiện Đản Sanh mục đích cứu nhân độ thế, hướng dẫn chúng sinh thoát vòng tục lụy. Ngài đã dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe„ nhưng nếu chúng ta rán nghe, và vâng lời Phật dạy thì ít ra kiếp sau, không lên được...cõi trên, về Niết Bàn thì cũng mang lại thân người mà là thân người đầy phước báu giàu sang phú quí, không đói khổ lầm than tật nguyền...v.v...Tất cả điều đó tùy thuộc vào sự tu tập của chúng ta hiện tại.

   Vậy thì, nào, tất cả chúng ta cùng vâng lời Phật nhé, coi như...quà sinh nhật, chúng ta dâng kính Ngài trong mùa Phật Đản!

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Trần Thị Nhật Hưng

2017

 Tu Vien Vien Duc 5Tu Vien Vien Duc 4Tu Vien Vien Duc 3Tu Vien Vien Duc 2Tu Vien Vien Duc 1

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8527)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 9606)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7506)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7775)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8684)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8267)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8305)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7682)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7602)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9101)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13429)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11045)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6586)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9026)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7606)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 8986)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11405)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9325)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8452)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7214)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7667)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8534)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 7998)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8150)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6257)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8026)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8142)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12925)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10193)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9706)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8797)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10162)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9044)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11184)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8916)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8886)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8350)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7843)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7798)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10282)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8754)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8884)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 8999)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7498)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7460)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8430)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7697)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
(Xem: 8380)
Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc nào mà nhu cầu làm sạch môi trường sống và thế giới lại khẩn thiết và cấp bách như hiện nay.
(Xem: 8520)
Giới luật là nền tảng của thanh tịnh; thanh tịnh là chất liệu cho hòa hợp. Không thanh tịnh thì khó lòng có hòa hợp trong...
(Xem: 8886)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant